Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

32 người tị nạn đã cập cảng ở Âu châu sau 19 ngày lênh đênh trên biển

32 người tị nạn đã cập cảng ở Âu châu sau 19 ngày lênh đênh trên biển

 Phản hồi của 32 người tị nạn trên tàu Sea-Watch 3 khi họ nghe nói họ có thể cập cảng an toàn, sau 19 ngày lênh đênh trên biển.

 “Chúng tôi có một cảng an toàn, chúng tôi sẽ đến.”

 32 người tị nạn cuối cùng trên Sea-Watch 3 đến từ 10 quốc gia khác nhau. Một số người trong số họ đã bị lạm dụng và sử dụng làm nô lệ ở Libya, hoặc đã trải qua chiến tranh ở Syria hoặc Nam Sudan.

 Ashweelabdallah, người tị nạn 15 tuổi từ Nam Sudan:

“Tôi đã rời khỏi đất nước của mình, Nam Sudan, để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Tôi đã đến Libya để cố gắng tìm một cái gì đó tốt hơn. Có hai điểm và lý do tại sao tôi rời Libya và muốn thử vận ​​may ở Địa Trung Hải. Đầu tiên, cuộc sống ở Libya rất khó khăn. Thứ hai, có những người chết hàng ngày và điều đó có thể xảy ra với bất cứ ai. Bạn được đưa đi, bạn được đặt trong một căn phòng. Bạn bị ngược đãi hoặc bị tra tấn và bạn có thể chết.”

 Ibrahim Malick, người tị nạn 19 tuổi từ Sudan:

“Tôi đã rời Sudan và đến Ai Cập và sau đó tới Libya. Ở đó, hộ chiếu của tôi đã bị lấy đi và tôi bị tống vào tù một năm vì tôi không có tiền. Sau đó tôi được đưa đến Tripoli, Libya, bị lao động cưỡng bức mất bốn tháng. Tôi đã trốn thoát, nhưng đã bị bắt trở lại. Tôi đã trải qua bảy tháng ở Misurata, nơi họ đánh vào lòng bàn chân tôi bằng gậy cho đến khi thâm tím. Ba người khác cùng tôi đã chết và tôi phải chôn cất họ, dưới sự giám sát của cảnh sát. Tôi rất mừng khi được ở đây.”

 Tuy nhiên, có những thiện nguyện viên và công nhân đang cố gắng phục hồi phẩm giá con người và cung cấp cho người tị nạn viện trợ tinh thần và thể chất. Ngoài ra, họ bảo đảm cho người tị nạn cập bến an toàn ở Âu châu.

 Tuy nhiên, các nhân viên của Sea Watch lo ngại rằng sự đảm bảo cuối cùng này có thể không được đáp ứng trong tương lai nếu các chính trị gia tiếp tục đóng cổng, họ nói.

 Kim Heaton-Hehaer, quản lý neo buồm tàu SW3:

“Họ đang thực sự ngăn chặn các cuộc giải cứu, thực sự hạn chế tính hiệu quả của các tàu tìm kiếm và cứu hộ ở Địa Trung Hải.

 Rob Jenkin, tài công RHIB:

“Những người này là những người tuyệt vọng về an ninh và an toàn.”

 Ý và Malta, rất gần, đã hoàn toàn từ chối chấp nhận người di cư. Một số trên tàu thậm chí đã cố gắng bơi vào bờ.

 Brendan, Thiện nguyện viên:

“Sau lưng tôi, bạn có thể nhìn thấy Malta. Nơi rất gần chùng tôi.”

 Cuối cùng, chính Malta đã cho phép tầu cập bến, mặc dù đã gần ba tuần từ chối.

 Một số quốc gia EU khác đã giễu cợt với ý tưởng chào đón một số người di cư, nếu những quốc gia khác bắt đầu làm điều tương tự. Tuy nhiên, đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi chiếc tầu tiếp theo đầy người di cư đến Địa Trung Hải. Sau đó, thế giới sẽ thấy ai thực hiện tốt lời nói của mình và thực hiện bước đầu tiên để chào đón họ. Nguyễn Minh Sơn

 

4077    12-01-2019