Sidebar

Thứ Tư
24.04.2024

Chia Sẻ Trách Nhiệm Dạy Giáo Lý - Tháng 11 năm 2010

CHỦ ĐỀ: CHIA XẺ TRACH NHIỆM DẠY GIÁO LÝ

Toà Giám Mục Vĩnh Long
103 đường 3/2Vĩnh Long

28.10.2010

V/v Chia Sẻ Trách Nhiệm Dạy Giáo Lý

"Việc dạy giáo lý vẫn là và sẽ còn là một công cuộc mà toàn thể Hội Thánh phải cảm thấy và muốn gánh lấy trách nhiệm" (Gioan Phaolô II, CT 16).

1.  Chia sẻ hay Tham gia

Ngày nay, người ta hay nói đến  chia sẻ. Chia sẻ với nhau  những cảm nghĩ của mình về một vấn đề. Giữa các Bạn Trẻ có những buổi cầu nguyện và  chia sẻ Lời Chúa. Rồi có thể chúng ta cũng nghe nói về tham gia. Tham gia một cuộc lễ :  góp phần vào việc tổ chức buổi lễ. Tham gia theo một nghĩa hơi lạ tai như tham gia giao thông, không cùng một mục tiêu. Khi nói  chia sẻ hay tham gia trách nhiệm Dạy Giáo Lý chúng ta hiểu như thế nào ?

Chia sẻ hay Tham gia là phương cách diễn tả và thể hiện sự hiệp thông  trong Hội Thánh.

"Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập Hội Thánh như Thân Thể Người cách mầu nhiệm, khi qui tụ các tín hữu từ muôn nước,

thông ban Thánh Thần cho họ. Trong Thân Thể mầu nhiệm nầy sự sống Chúa Kitô tràn lan trên các tín hữu" (1 Cor 12,12).

Ai trong chúng ta không biết tín điều "Các Thánh Thông Công" là gì. Sự kết hợp của Chúa Kitô với các tín hữu như Đầu với thân mình, và nhờ Chúa Kitô mà các tín hữu kết hợp với nhau như những chi thể của nhau. Sự kết hợp nầy bắt nguồn từ việc xức dầu thánh hiến của Bí Tích Rửa Tội, được phát triển trong Bí Tích Thêm Sức, được thể hiện và nâng đỡ trong Bí Tích Thánh Thể. Đó là Đó là  Hội Thánh Thông Công hay  Giáo Hội Hiệp Thông.

"Sự hiệp thông trong Hội Thánh là một ân điểnä, ân điển lớn lao do Thánh Thần ban tặng; các tín hữu được mời gọi lãnh nhận với lòng tri ân đồng thời sống ân điển nầy với tinh thần trách nhiệm. Điều đó được thể hiện cụ thể qua sự tham gia của họ vào đời sống và sứ mạng của Hội Thánh" (Gioan Phaolô II, Kitô hữu giáo dân, 20).

Mỗi tín hữu là thành phần Thân Thể của Chúa Kitô, tham dự vào ba chức vụ của Chúa Kitô : "Anh em là dòng dõi dược tuyển chọn, hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Thiên Chúa" (1 P 2,9). Do đó mọi Kitô hữu, dầu là giáo dân,  không có quyền tự khép kín hoặc dửng dưng với cộng đoàn, nhưng phải thể hiện ơn gọi sống hiệp thông bằng cách tham gia vào đời sống và sứ mạng của Hội Thánh. Mỗi người phải không ngừng theo ân điển Chúa Thánh Thần ban cho để phục vụ (x. KTH Giáo dân 20). 

2. Thành viên và trách nhiệm

Để chia sẻ hay tham gia vào đời sống và sinh hoạt của Hội Thánh,  các tín hữu phải ý thức  họ là thành phần  của  Thân Thể Chúa Kitô, và trách nhiệm chia sẻ hay tham gia sinh hoạt của Cộng Đoàn. Họ đón nhận ân sủng của Chúa Thánh Thần để sống hiệp nhất với Đức Kitô và trong Đức Kitô, hiệp nhất  với  anh chị em tín hữu (x. KTHGD 19).

3. Mỗi người theo cách thế của mình

Mỗi người theo ân điển Chúa Thánh Thần ban cho để phục vụ, dưới sự hướng dẫn khôn ngoan của các chủ chăn  (x. 1 Cor 12,28; Eph 4,7.11-13; KTH GD 20). Mỗi người theo cách thế của mình tích cực cộng tác, với tinh thần trách nhiệm (x.KTH GD 21).

Sứ mạng cứu chuộc của Hội Thánh được thực hiện không những nhờ các thừa tác viên đã lãnh Bí Tích Truyền Chức Thánh, nhưng còn nhờ tất cả mọi giáo dân do ơn Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức, và những ơn gọi  riêng biệt của mình (x.KTH GD 23).

Đức Gioan Phaolô II đã dạy cách  rất minh bạch: Do chức vụ của mình và ở cấp bậc khác nhau, các vị chủ chăn (Giám mục, Linh mục) có trách nhiệm trên hết trong việc nâng cao, hướng dẫn và phối trí việc dạy Giáo lý. Ở một cấp bậc khác, các phụ huynh có trách nhiệm riêng biệt. Thầy dạy, các thừa tác viên khác nhau, các giáo lý viên... đều có trách nhiệm rõ rệt trong việc giáo dục lương tâm tín hữu, rất quan trọng cho đời sống Hội Thánh (x. CT 16).

Bởi vậy, việc chia sẻ hay tham gia giáo dục đức tin  nhằm vào mục tiêu chung vừa để phát huy đời sống các tín hữu, vừa  rao giảng Chúa Giêsu Kitô Đường hạnh phúc cho mọi người. Chia sẻ trách nhiệm không phải là việc tùy nghi, nhưng là một đòi buộc tất yếu của Hội Thánh Thông Công.  Không ai có thể thay thế cho người khác, và mỗi người phải theo chức phận của mình cộng tác vào  việc xây dựng Hội Thánh Hiệp Thông như lòng mong ước của Chúa Kitô.

+ Tôma Nguyễn Văn Tân
              Giám Mục Vĩnh Long

THƯ MỤC VỤ

Vai trò của Hội Dòng: các Hội Dòng tham gia vào việc huấn luyện, đào tạo và biên soạn tài liệu cho việc dạy Giáo Lý. Suốt mấy trăm năm, các tu sĩ nam nữ đã đóng góp ấy càng cần thiết hơn nhất là đối với những vùng thiếu giáo lý viên. Sự quảng đại của các Dòng luôn được Thiên Chúa bù đắp xứng đáng, cụ thể là các Hội Dòng vẫn đã, đang và tiếp nhận các ơn gọi tốt xuất thân từ các lớp giáo lý ở các giáo xứ. (DGL 65; HDTQ 228-229).

DIỄN GIẢI THƯ MỤC VỤ

Trong quyển "Nhật ký Truyền Giáo", Cha Piô Ngô Phúc Hậu có ghi lại một câu chuyện như sau:

Hôm nay có một gia đình xin theo đạo. Đó là niềm vui lớn của đời truyền giáo, nhưng vẫn phải tìm hiểu.

- Tại sao gia đình bà theo đạo?

- Tôi thích đạo này từ lâu lắm rồi, từ hồi còn nhỏ tôi đi nuôi mẹ ở nhà thương Cần Thơ. Các bà phước ở đó chăm sóc cho mẹ tôi kỹ lắm. Mấy bả thiệt là tốt.

Bằng việc Rao Giảng và Sống Lời Chúa, sống bác ái, mỗi người tín hữu chúng và các tu sĩ nói riêng từng bước  thuyết phục người khác đến với Chúa.

Thật vậy, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI,  trong Bài nói chuyện dịp khai mạc hội nghị của giáo phận Rô-ma, ngày 26.05.2009, đã nói: "Về việc truyền giáo thuở ban đầu tại Rô-ma, các sử gia đều đồng ý rằng chính nhờ kinh nghiệm đời sống bác ái mà các ki-tô hữu đã thuyết phục được thế giới. Sống bác ái là hình thức tiên khởi trên bình diện truyền giáo. Mục vụ rao giảng và sống Lời Chúa trở nên dễ thuyết phục nếu được cụ thể hóa trong sự đoàn kết, chia sẻ bằng những cử chỉ nói lên khuôn mặt Chúa Ki-tô như là người bạn của con người. Chớ gì chứng từ hằng ngày và thầm lặng về đức ái từ các giáo xứ, nhờ sự dấn thân của một số lớn giáo dân, luôn tiếp tục lan rộng hơn, để những người sống trong đau khổ cảm nhận được sự gần gủi của Giáo Hội và trải qua kinh nghiệm tình yêu Chúa Cha giàu lòng thương xót. Hãy trở thành những người samaritano tốt bụng sẵn sàng săn sóc các vết thương vật chất và tinh thần cho những người anh em của anh chị em..."

Trước khi diễn giải Thư mục Vụ, chúng ta tóm lược một vài ý về chủ đề: Chia xẻ trách nhiệm trong  việc dạy Giáo Lý hôm nay.

1.         Thư Mục Vụ nhắc nhở Dòng Tu chia xẻ trách nhiệm dạy giáo lý.  

2.         Tín hữu phần nào có trách nhiệm dạy giáo lý, huống chi đời tu.

3.         Đã đành có dòng chuyên dạy giáo lý như Dòng Lasan, cũng có thể nói Dòng Mến Thánh Giá vì mục đích của Dòng là truyền giáo, trợ tá truyền giáo.

4.         Vài Dòng khác, ngay Dòng Kín, mục đích sau cùng cũng đưa con người biết Chúa, thân với Chúa và kết hợp với Chúa.

5.         Có thể dạy, và cũng có thể nên chuyên viên giúp soạn thảo những bài giáo lý.

6.         Cũng có thể, nhờ đời sống dạy giáo lý thu hút được nhiều ơn gọi theo Chúa.

Dạy Giáo Lý là nhiệm vụ chính thức, quan trọng và siêu nhiên, được Chúa Giêsu ủy thác cho Hội Thánh; vì vậy các Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân đều là những giáo lý viên có trách nhiệm thi hành sứ vụ này.

Việc Dạy Giáo lý không chỉ là truyền đạt những kiến thức về Thiên Chúa, nhưng trước hết phải là truyền thông một kinh ngiệm gặp gỡ với Thiên Chúa. Do đó, Giáo Lý Viên phải là một chứng nhân, một chứng nhân tình yêu: chia xẻ những cảm nhận yêu thương trong cuộc sống với Chúa, để người khác tìm gặp và yêu mến Chúa.

Ý thức nầy đòi hỏi các vị có trách nhiệm coi sóc Họ đạo -   các cha sở - phảùi quan tâm  sao cho có nhiều người được đào tạo bài bản và vững chắc về đức tin - trong đó đặc biệt có các tu sĩ - tiếp tay cộng tác  đào luyện đức tin cho  Dân Chúa tại địa phương mình. "Cha sở, do nhiệm vụ mình, buộc phải huấn giáo các người thành niên, thanh  thiếu niên và trẻ em; để đạt được mục đích nầy, ngài phải nhờ đến sự cộng tác của các giáo sĩ thuộc giáo xứ, của các thành viên các tu hội thánh hiến và các thành viên các tu đoàn tông đồ, nhưng phải lưu ý đến đặc tính của mỗi hội dòng, cũng như phải nhờ đến sự cộng tác của giáo dân, nhất là của các giáo lý viên..." (GL  số 776).

Đàng khác, các tu sĩ nam nữ nói riêng, bằng đời sống thánh hiến, sống theo sát  mẫu gương là Chúa Giêsu, càng phải chú  tâm đến việc giúp người tín hữu đào sâu đức tin. "Vì các thành viên của các tu hội thánh hiến dấn thân phục vụ Giáo Hội do chính sự thánh hiến của mình, cho nên họ buộc phải hoạt động cách đặc biệt cho công cuộc truyền giáo, theo thể thức riêng của hội dòng" (GL 783).

Đây cũng chính là trách nhiệm mà Hội Thánh giao cho các Hội Dòng: "Các Bề Trên của các hội dòng và của các tu đoàn tông đồ phải liệu sao để ân cần thực hiện việc giảng dạy giáo lý trong các nhà thờ, các trường học và các cơ sở khác đã được uỷ thác cho mình các nào đó"  (GL 778).

Với Các Hội Dòng Mến Thánh, Đức Cha Lambert De La Motte, Vị Sáng Lập Dòng (1670), trong Bản Luật Tiên Khởi đã đề cập đến năm nhiệm vụ chính yếu của các Nữ Tu là:

1.         Luôn luôn kết hợp nước mắt thống hối, lời cầu nguyện và việc hãm mình, hoà với công nghiệp Chúa Cứu Thế để cầu xin cho kẻ ngoại trở lại, trong ba địa phận Trung Hoa, Đàng Trong và Đàng Ngoài.

2.         Dạy dỗ các trẻ nữ và thiếu nữ, không phân biệt tôn giáo.

3.         Săn sóc các nữ bệnh nhân, công giáo hay ngoại giáo.

4.         Rửa tội cho các trẻ nhỏ trong lúc cấp bách.

5.         Cố gắng đưa những phụ nữ, thiếu nữ hoang đàng, trở về đường lương hảo.

Dù phương thế có khác nhau, tùy theo linh đạo của mỗi Hội Dòng, nhưng mục đích chung vẫn là mỗi tín hữu phải thiết tha làm sao cho mọi người được nhận biết và sống gắn bó với Chúa, nhờ đó mà được rỗi. Chính vì thế khi cộng tác vào việc Dạy Giáo Lý trong Họ đạo, người tu sĩ  đã chia xẻ lấy trách nhiệm hay nói theo ngôn từ của ĐTC Bênêđcitô XVI (dịp  khai mạc hội nghị của giáo phận Rô-ma) "đồng trách nhiệm với các cha xứ"  trong công việc quan trọng nầy.

Việc gì và ở đâu cũng có những khó khăn, nhưng với cái nhìn đức tin, việc dạy giáo lý mang đến một niềm vui lớn lao: đó là niềm vui được cộng tác với Giáo Hội trong việc đem Chúa đến với các tâm hồn; niềm vui được góp phần nhỏ bé của mình trong việc đổi mới lòng con người và niềm vui được đổi mới chính bản thân mình trong đức tin.

Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, Trong Tông Huấùn Dạy Giáo Lý (Catechesi Tradendae,  số 65) đã khuyên bảo các tu sĩ nam nữ tận tâm dấn thân tham gia vào công tác Dạy Giáo Lý trong Hội Thánh một cách thích đáng và hiệu  quả:  "Cha hết lòng khuyên nhủ các con, là những người mà sự thánh hiến tu trì phải làm cho các con sẵn sàng hơn để phục vụ Hội Thánh, phải sửa soạn càng kỹ lưỡng càng tốt cho công tác dạy Giáo Lý tùy theo ơn gọi khác nhau của dòng các con và sứ vụ được trao phó cho các con, và phải mang sự quan tâm này đi khắp nơi. Các cộng đoàn hãy dành hết khả năng và phương tiện của mình cho công tác đặc biệt dạy Giáo Lý này."

Từ những nhận định trên, chúng ta thử kiểm điểm cách nhìn nhận và thực hiện việc chia xẻ trách nhiệm trong dạy Giáo lý tại mỗi Họ đạo như thế nào?

1.         Có nhớ mình có trách nhiệm dạy giáo lý không?

2.         Trách nhiệm kể như thường xuyên hơn giáo hữu. Giáo hữu dạy giáo lý tuỳ trường hợp, tuỳ hoàn cảnh,  còn  người tu thì sống động, tất cả cho truyền giáo.

3.         Tu là hiến toàn thân cho Chúa, cho nhân loại. Chúa muốn dùng người tu để đưa nhân loại đến biết Chúa, thân với Chúa và kết hợp với Chúa (đó là truyền giáo, là dạy giáo lý).

4.         Các Dòng, ngoại trừ dòng chuyên dạy giáo lý thì đều lãnh sứ mạng dạy giáo lý, thông qua đời sống bác ái, giáo dục. Ngay Dòng Kín,  sống đời kinh nguyện cầu cho nhân loại biết và kết hợp với Chúa, đó cũng chính là truyền giáo.

5.         Nếu là chuyên viên, có thể cộng tác vào việc soạn thảo những bài học giáo lý.

6.         Nhiệt thành dạy giáo lý cũng có thể là tác động gợi ý cho những giáo lý viên hiến mình cho Chúa.

 LỜI NGUYỆN CHUNG

Kêu mời: Anh chị em thân mến,

Khi ban bí tích Rửa Tội, Hội Thánh cũng đồng thời thông chia trách nhiệm dạy giáo lý cho người gia nhập Hội Thánh. Với việc thông phần chức linh mục của Chúa Kitô, người tín hữu có trách nhiệm dạy giáo lý. Chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện:

1.         Chúa phán: "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Chúng ta cầu nguyện cho mọi thành phần Hội Thánh, là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, đều cùng chia sẻ trách nhiệm dạy giáo lý, tuỳ theo đấng bậc mình.

2.         Chúa phán: "Các con đã nhận cách nhưng không, thì cũng hãy cho cách nhưng không". Chúng ta cầu nguyện cho các tu sĩ nam nữ quan tâm nhiều hơn trong việc dạy giáo lý cho mình, cho giáo dân và cho lương dân.

3.         Chúa phán: "Các con hãy đi mà giảng dạy cho muôn dân". Chúng ta cầu nguyện cho các anh chị em giáo dân ý thức mình đồng trách nhiệp dạy giáo lý, và dùng hết khả năng hiện có của mình mà trình bày đạo lý của Chúa.

4.         Chúa phán: "Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". Chúng ta cầu nguyện cho mọi người trong họ đạo chúng ta, nhất là bậc làm cha mẹ, biết quan tâm dạy giáo lý cho con cái mình tin cậy và yêu mến Chúa.

Kết thúc: Lạy Chúa, Chúa cho chúng con được thông phần sứ mạng của Con Chúa, để chúng con loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Xin cho chúng con trân trọng ơn gọi cao quý này, để thi hành và đáng được hưởng Nước Trời. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

 ÁP DỤNG THỰC HÀNH

DẠY GIÁO LÝ BẰNG ĐỜI CHỨNG TÁ

Chúa Giêsu trước khi về trời đã truyền lệnh cho các môn đệ: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.  Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ..." (Mc 16, 15). Mệnh lệnh truyền giáo này Chúa đã trao lại cho tất cả mọi người trong sứ mạng của mình. Các tông đồ lãnh nhận sứ mạng đã mạnh dạn ra đi loan báo tin mừng Chúa, các môn đệ tiếp nhận lời rao giảng lại tiếp tục sứ mạng đã lãnh nhận từ nơi Chúa Kitô nơi các tông đồ và như thế tin mừng Chúa được lan rộng.

Sứ mạng thì mỗi người mỗi khác, mỗi ơn gọi, mỗi hoàn cảnh... nhưng mệnh lệnh đã lãnh nhận thì chỉ có một từ nơi Đức Kitô là làm cho muôn dân trở thành môn đệ. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nêu rõ: "các Hội Dòng tham gia vào việc huấn luyện, đào tạo và biên soạn tài liệu cho việc dạy giáo lý. Suốt mấy trăm năm, các tu sĩ nam nữ đã đóng góp ấy càng cần thiết hơn nhất là đối với những vùng thiếu giáo lý viên". (DGL 65). Sách Ch? Nam về việc Dạy Giáo lý dạy rằng: "Các người đã được thánh hiến đem lại sự phong phú cho mục vụ dạy Giáo Lý bởi vì nghề nghiệp của họ là các lời khuyên Phúc Âm hay lời khấn khó nghèo, trong sạch và vâng lời để theo sát Đức Kitô hơn. Sự đóng góp của họ vào các công tác dạy Giáo Lý của Hội Thánh không thể thay thế bằng các linh mục hay giáo dân. Nhiều dòng tu được thành lập với mục đích chính là phục vụ việc dạy Giáo Lý, và đã trổi vượt trong công tác dạy này.  Các đặc sủng khác nhau của các dòng tu được tìm thấy trong các hoạt động dạy Giáo Lý của các tu sĩ  để phong phú hoá đời sống tâm linh của người học Giáo Lý"ù (Số 228-229). Mỗi Hội Dòng đều có linh đạo riêng, đường hướng phục vụ riêng nhưng tất cả đều quy hướng về phụng sự Thiên Chúa và mưu ích cho các linh hồn, hay nói một cách khác dù là Dòng Chiêm Niệm hay Hoạt Động thì ơn gọi cao cả vẫn là truyền giáo, truyền giáo bằng cách soạn thảo, huấn luyện, hay giảng dạy  các bài giáo lý, truyền giáo bằng dấn thân phục vụ bác ái, truyền giáo bằng đời sống cầu nguyện...

Gương sáng của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, một nữ tu Dòng Kín là một minh chứng cụ thể. Chị không bôn ba khắp năm châu bốn biển như thánh Phanxicô Xaviê, chị cũng không nổi tiếng về lòng bác ái như kiểu thánh Vinh sơn Phaolô... nhưng chị lại nổi tiếng về đời sống nội tâm, cầu nguyện, hy sinh cho việc truyền giáo. Và như thế Chị đã sống ơn gọi truyền giáo mà Thiên Chúa muốn chị thể hiện trong đời sống mình. Chị đã được Giáo hội chọn làm Bổn mạng các xứ truyền giáo không phải vì giảng dạy xuất sắc mà là vì yêu mến và làm việc ấy trong ơn gọi mình cách xuất sắc.

Trong một xã hội đầy dẫy những dối trá, lộc lừa, đầy những hơn thua bạo lực... con người ngày nay cần lắm những chứng tá dám sống cho tình yêu Chúa, làm chứng cho sự thật, cho tình yêu. Người tu nói chung và các tu sĩ nam nữ nói riêng là người đã chọn Chúa cho sự hiến thân của mình được mời gọi trở nên những chứng nhân giữa lòng xã hội, được thấm nhuần tình yêu Chúa qua việc học hỏi Lời Chúa, được nên một với Chúa qua Bí tích Thánh Thể thì người tu sĩ cũng phải làm cho hình ảnh Chúa nơi bản thân mình được tỏ rạng.

"Ơn Ta đủ cho con". Người tu sĩ vẫn chỉ là những con người hèn mọn đầy yếu đuối ở giữa lòng xã hội này. Nhưng Chúa chọn ai, trao sứ mạng cho ai thì Chúa cũng ban ơn đầy đủ cho người ấy. Chúng ta cùng cầu xin cho các tu sĩ nam nữ luôn giữ được căn tính của đời sống thánh hiến là kết hợp mật thiết với Chúa và chu toàn sứ mạng truyền giáo mà Chúa đã trao phó bằng chính đời sống mình. Chúng ta cũng tin tưởng Chúa sẽ dùng những khí cụ hèn mọn đầy yếu đuối này để hoàn tất chương trình của Chúa là cứu độ hết thảy mọi loài.

HỌC KINH THÁNH

BÀI 58: SÁCH HUẤN CA

1. Xuất xứ

Huấn ca là cuốn sách khôn ngoan duy nhất mà chúng ta biết tên tuổi tác giả thật: Giêsu ben Sira ("ben" nghĩa là con hoặc con cháu của Sira). Ông quê tại Giêrusalem, được học chữ nghĩa và luật Môisê. Ông là người đạo đức, tin tưởng vào Thiên Chúa.

Ông sống trước thời Maccabê, khoảng năm -190 -180. Ông viết sách nầy đề cao cái hay cái đẹp của Israel, như liều thuốc "giải độc"  trước những trào lưu mới.(Ch. 44-49).

2. Giáo huấn

Huấn ca đề cập rất nhiều khía cạnh của đời sống:

- Với Thiên Chúa: tin tưởng, phụng thờ.

- Với bản thân: tránh tội, lạc quan, khôn khéo, dè dặt.

- Với người khác: phải thương yêu giúp đỡ người túng thiếu. Tình bạn là một điều hữu ích, nhưng phải biết chọn bạn để kết thân (Hc 6, 5-17).

Lời Chúa:  "Nầy Ta sai các ngươi đi như chiên vào giữa sói: hãy ở khôn như con rắn, và chân thực như chim câu" (Mt10, 16).

Cầu nguyện: Chúa phán: "Cho thì tốt hơn là nhận". Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con cách nhưng không, xin cho chúng con cũng biết mở rộng đôi bàn tay để cũng biết chia sẻ cho anh em của chúng con. Amen.

SỐNG ĐẠO

THÁNH LỄ LÀ VIỆC CAO SIÊU NHẤT

Phải Cố Gắng Thể Hiện Cho Thích Đáng

Đề nghị chúng ta ý thức theo dõi những lời Hội thánh định đặt trong thánh lễ và có được tâm ý như Hội thánh muốn. Chúng ta có thể chia thánh lễ ra làm 3 phần:

1. Chuẩn bị, dọn mình.

2. Phần dâng lễ.

3. Phần sống hiệp lễ

1.    Phần chuẩn bị (dọn mình)

Từ khởi sự cho đến hết Phúc âm. Khởi đầu bằng ca nhập lễ, chúng ta nhớ đến Chúa, tiếp xúc với Chúa. Kế đó chúng ta làm dấu, đó là nương tựa vào Chúa, trông cậy ơn Chúa để dâng lễ, tâm hồn cảm thấy bình an nhưng còn e ngại, nhớ mình hèn kém tội lỗi nên xin Chúa thương xót thứ tha (Kinh cáo mình và Xin Chúa thương xót). Tiếp đến là lời tổng nguyện, vẫn xin cho chúng ta được có những điều khẩn thiết để dâng lễ. Sau lời tổng nguyện chúng ta đọc Kinh Thánh để nhìn Chúa, liên kết với Chúa bằng cuộc sống giống Chúa, phần nào kết hợp với Chúa. Tóm tắt muốn dâng lễ tốt thì phải nhớ Chúa, nương nhờ Chúa, sống trong sạch, sống giống Chúa, tâm hồn kết hợp với Chúa.

2.    Phần dâng lễ.

Từ việc dâng bánh rượu đến trọn cuộc dâng thánh lễ.

Chúng ta khởi dâng bánh rượu...dùng vật thọ tạo thượng tiến cho Chúa, gồm tóm những khổ nhọc và cả con người làm nên lễ vật.

Đến lời cầu nguyện xin Chúa nhận lễ, xem vào Kinh tiền tụng là kinh tạ ơn Chúa vì Chúa ban cho vật lễ và ca tụng Chúa.

Sau đó đến những kinh thánh hoá vật lễ, làm cho bánh rượu trở nên Mình Thánh Máu Thánh Chúa, rồi đến chính việc dâng lễ chúng ta nâng Mình Máu lên cao rồi đọc: Nhờ Người với Người và trong Người...

Nói được Chúa ban cho vật lễ, thánh hoá vật lễ và sau cùng dâng tiến. Xem ra chính loài người dâng lễ nhưng đúng ra là chính Chúa dâng Thánh lễ là một bí tích, một mầu nhiệm có giá trị vô cùng. Chúng ta tham dự có tâm trạng thế nào?

3.    Phần sống hiệp lễ.

Sau dâng lễ, chúng ta còn phải sống hiệp lễ. Sau dâng lễ, chúng ta gợi lên những hiệu quả, lợi ích của thánh lễ và cũng muốn cho cuộc dâng lễ được trường tồn.

Thay vì kết hợp trong tâm ý, chúng ta thực hiện việc kết hợp thể lý là Rước Mình Máu Thánh Chúa để chúng ta nên một với Chúa. Chúa vừa là chủ tế và cũng là của lễ, chúng ta thân mật kết hợp với Chúa thì chúng ta nên của lễ trường tồn, nói được là sống thánh lễ thường xuyên.

Ite misa est: Dịch nghĩa: Lễ đã xong chúc anh chị em đi bằng an. Dịch không đúng, phải nói: lễ đã dâng lên, lễ phải lan rộng, phải rạng sáng (ite). Hãy sống hiệp lễ giữa đời  và giúp cho thế giới biết sống hiệp lễ.

Chúng ta đã dự lễ như thế nào? Có nhận biết và ý thức khi dự lễ không? Có tìm biết thế cách dự lễ cho thích đáng?

THÁNH LỄ CÔNG TRÌNH CAO SIÊU NHẤT

Dưới đời này, không có việc nào cao trọng bằng thánh lễ. Vì thánh lễ là việc cúng kiến, dâng tiến lễ vật để tôn thờ Thiên Chúa tuyệt đối. Nếu việc liên kết, tiếp xúc với Đấng Tuyệt Đối, phải là việc cao siêu hơn cả tôn thờ Chúa, thì việc cúng kiến, dâng lễ, là việc cao siêu hơn hết.

Còn vật lễ để dâng tiến? Con người có gì là đặc sản, là của riêng mình để dâng tiến, chỉ là khổ nhọc, chịu khó, kể được là vật mình làm chủ, là của riêng mình; còn tất cả những chi chúng ta có đều là của Chúa.

Thường con người cũng mượn của Chúa dâng lại cho Chúa, như dâng hoa quả, vàng hương... có khi thể hiện việc sát tế bằng  giết trẻ thơ trong sạch tốt lành làm vật lễ. Người công giáo trong Thánh Lễ cũng muốn dâng trọn thân để tôn thờ Chúa. Nhưng chính con người cũng không là của lễ thích đáng tôn thờ Chúa. Chúa giải quyết! Chúa Nhập Thể làm người để nên của lễ thượng tiến. Như thế thì vật lễ có giá trị vô cùng. Chính Thiên Chúa giáng trần, kết hợp nhân loại với nhân tính của Chúa tạo nên một vật lễ giá trị vô cùng.

Do đó, Thánh Lễ là một công trình cao siêu nhất, lại là một công trình khẩn thiết của con người. Tại sao khẩn thiết? Vì Chúa tạo dựng con người phải có mục đích: mục đích của con người thọ tạo là thay thế cho cả vũ trụ vô tri qui hướng về Chúa (tôn thờ) và sau cùng được kết hợp với Chúa. Nếu không có mục đích thì việc tạo dựng vũ trụ là vô lý, dựng nên khơi khơi, không để làm gì hết thì không đáng tạo dựng.

Để thay thế tạo vật thì phải nhờ thánh lễ. Nhờ thánh lễ, chúng ta tôn thờ Chúa thích đáng, cũng nhờ thánh lễ chúng ta thay thế vũ trụ tôn thờ.

Nhờ thánh lễ, chúng ta được kết hợp với Chúa, được tham gia vào sự sống của Chúa: nghĩa là có được sự sống giống sự sống của Chúa, không sống nên một như Chúa Ba Ngôi mà sống như con, như nơi Chúa Kitô.

Có việc nào cao siêu quí trọng bằng Thánh Lễ. Tham dự Thánh Lễ, hay hiệp dâng Thánh Lễ làm cho chúng ta nên cao trọng, quí báu hơn cả vũ trụ, tăng cao phẩm giá của chúng ta, làm cho chúng ta được là con của Thiên Chúa, được hưởng gia nghiệp hạnh phúc muôn đời.  

LỄ CÁC THÁNH

Hôm nay Hội thánh muốn chúng ta sống tín điều hiệp thông. Hiệp thông nghĩa là các thánh trên trời, các tín hữu ở trần gian, và các linh hồn trong luyện ngục có liên hệ với nhau. Cùng nhau tôn thờ Chúa, cầu nguyện cho nhau, chia sớt tâm tình với nhau.

Bữa nay mình được giao tiếp với anh em là các thánh trên trời.  Anh em vui phúc thì mình cũng cảm thấy vui phúc. Thấy anh em được vui phúc vì đời sống thánh thiện làm cho mình mê sống thánh.

Sống thánh không phải dễ. Có nhiều đấng thánh can đảm anh dũng, thắng được các khuynh hướng thế tục, tình đời, thắng cả cái chết nữa. Tự mình có thể nhận thấy mình hèn kém, không khả năng chiến thắng, nên đâm ra khiếp đảm và nhàm chán.

Nhìn các thánh làm cho mình hết bi quan: "anh em thánh được thì sao mình không thánh được". Thánh Phaolô nói: khi tôi yếu thì lúc đó tôi mạnh, vì biết nương tựa vào Chúa.

Dầu cả đời tôi đầy tội lỗi, nhưng Chúa rộng lượng từ bi  tha thứ cho tôi, thì tôi cũng có thể nên thánh. Thánh Augustinô từ thơ ấu đến 30 tuổi sống bê bối... sau đó lòng thương xót Chúa đã tái tạo người (thánh Augustinô) nên một vị thánh tiến sĩ lừng danh trong Hội thánh. Đặc biệt hơn nữa, anh trộm lành cả đời trộm cướp, rốt cuộc trên thập giá được Chúa ban cho nên thánh (Hôm nay về thiên đàng....)

Chúng ta dự lễ các thánh thế nào? Có nhờ các ngài cầu nguyện và nêu gương để chúng ta ham mê nên thánh, biết mình có khả năng nên thánh, dầu hèn kém, tội lỗi. Nhờ lòng từ bi Chúa vẫn được tha thứ và nên thánh để được hạnh phúc cùng các thánh.

TÌM HIỂU GIÁO LUẬT

GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- TỔ CHỨC NỘI BỘ CỦA GIÁO PHẬN tt-

I.   Tổ chức Giáo phủ

1.  Ngành Tài Chánh (x. nguyệt san tháng 5)

2.    Ngành Hành Chánh (x. nguyệt san tháng 6 và 7)

3.    Ngành Tư Pháp (x. nguyệt san tháng 8- )

a.    Quyền tài phán

b.    Các cấp toà án

c.    Đối tượng xét xử

d.    Đại diện tư pháp

e.    Thẩm phán Giáo phận

f.     Công tố viên/Bảo hệ viên

g.    Thư ký

  1. Thẩm Phán Giáo phận

Thẩm phán toà án Giáo phận trước tiên là Đức Giám mục Giáo phận. Ngài có thường quyền và trực tiếp trên tất cả mọi tranh tụng thuộc quyền tài phán của ngài, như điều 1419§1 của bộ Giáo luật nói:

Trong mỗi Giáo phận và cho mọi vụ kiện không bị luật minh nhiên loại trừ, thẩm phán của toà án cấp một là Giám mục giáo phận, ngài có thể đích thân hay nhờ người khác thi hành quyền xét xử (đ.1419§1).

Vai trò chủ chăn của một Giáo hội địa phương với nhiều công việc đa đoan, Giáo luật cho phép Giám mục Giáo phận thi hành quyền tài phán nầy qua vị đại diện của ngài. Vị đó được gọi là Đại Diện tư pháp (x. đ. 1420) mà chúng ta đã có dịp tìm hiểu trong nguyệt san tháng 10 vừa qua. Cùng với vị Đại diện tư pháp, nhiệm vụ tư pháp còn được hành xử do các thẩm phán của Giáo phận nữa. Điều 1421 quy định về các thẩm phán:

Trong giáo phận, Giám mục phải đặt các thẩm phán Giáo phận, các vị này phải là giáo sĩ (đ.1421§1).

Hội đồng Giám mục có thể cho phép đặt cả giáo dân làm thẩm phán, và nếu cần thì một trong những người ấy có thể được chọn để thành lập thẩm phán  đoàn (đ.1421§2). 

Các thẩm phán phải có thanh danh  và có bằng tiến sĩ  hay ít nhất là cử nhân Giáo luật (đ.1421§3).

Việc đặt "các" thẩm phán trong Giáo phận là một lý tưởng mà Giáo luật gợi ý và các Giáo phận cũng mong muốn như thế, nhưng trên thực tế ngoại trừ những toà án cấp hai do luật đòi hỏi, còn đại đa số toà án cấp một trong các Giáo phận chỉ có một thẩm phán duy nhất là vị Đại diện tư pháp mà thôi.

Không chỉ riêng khoản 3 của điều 1421 đòi hỏi điều kiện để được bổ nhiệm vào giáo vụ thẩm phán phải có bằng tiến sĩ hay ít nhất là cử nhân Giáo luật (cử nhân giáo luật "Licentiatus in Jure Canonico", Licentiatus của Giáo hội, nghĩa là Cao học, là người được phép thi hành một công việc hoặc là hành xử một công việc chứ không phải Bacchalaureatus theo nghĩa của học vị đời), mà vai trò Công tố Viên hay Thư ký toà án cũng phải đủ điều kiện như vậy, nên Giáo phận nào có đủ ba nhân sự để thành lập toà án với một thẩm phán duy nhất cũng là quý rồi! Điều nầy Giáo hội đã dự trù trước và cho phép:

Trong việc xét xử ở cấp một, nếu không thể thiết lập thẩm phán đoàn, bao lâu tình trạng bất khả thi ấy còn kéo dài, thì Hội đồng Giám mục có thể cho phép Giám mục uỷ thác các vụ án cho một thẩm phán giáo sĩ duy nhất..."(đ.1425§4).

Vai trò của thẩm phán là người phân xử một một vụ kiện tụng: giữa nguyên đơn và bị đơn, lắng nghe lý lẽ, chứng cứ của sự việc và tuyên bố bên nào có quyền lợi (tranh tụng tư pháp);  giữa bị cáo và công tố viên (tranh tụng công pháp, hình sự) để tuyên bố tội trạng hoặc vô tội; giữa nguyên đơn với bảo hệ viên (dây hôn phối và chức thánh)...

Nhiệm vụ của thẩm phán cũng như những nhân viên của toà án phải tuyên thệ chu toàn nhiệm vụ một cách chu đáo và trung thành với giáo vụ đã được trao phó (x.đ. 1454); trong các vụ án hình sự và ngay cả những vụ án hộ sự họ buộc phải giữ bí mật vì sự tiết lộ một án từ tố tụng có thể gây thiệt hại cho đôi bên (x.đ.1455§1); giữ bí mật những cuộc tranh luận, những ý kiến giữa các thẩm phán trong toà án tập đoàn (x.đ.1455§2); buộc các nhân chứng, các chuyên viên, các luật sư và nguyên bị đơn phải thề giữ bí mật vì thanh danh của người khác, gây gương xấu hoặc gây chia rẽ...(x.đ.1455§3).

Trong các vụ án  liên quan đến lợi ích riêng, thẩm phán chỉ tiến hành xét xử khi có đơn kiện tụng. Nhưng trong các vụ án hình sự, các vụ án liên quan đến lợi ích công của Giáo hội hay vì phần rỗi các linh hồn thì thẩm phán do chức vụ phải xét xử khi đã khởi tố cách hợp pháp (x.đ.1452§1) hoặc do đơn thỉnh nguyện của công tố viên (x.đ.1501).

Sau cùng, thẩm phán được bổ nhiệm trong một thời gian nhất định (nếu Đại diện tư pháp và thẩm phán là một, thì ngài vẫn tiếp tục chức vụ khi toà giám mục khuyết vị và không bị bãi chức bởi Giám quản Giáo phận -đ.1420§5), cũng không thể bị bãi nhiệm (bởi Giám mục) nếu không có lý do hợp pháp và nghiêm trọng (x.?.1422).

TRANG LINH MỤC

Khi Môisen cảm thấy muốn chết đi vì gánh nặng phải mang trên vai là dân Do Thái, thì Yavê phán thế này:" Hãy triệu tập lại cho Ta bảy mươi người...Ta sẽ rút Thần khí có trên ngươi mà đặt trên chúng, và chúng sẽ gánh vác với ngươi gánh nặng là dân này,và ngươi sẽ không còn phải gánh lấy một mình".(Ds11,16-17). Kinh nghiệm cho thấy: một linh mục năng động sẽ có rất nhiều việc cần làm và phải làm. Tuy nhiên ngài không thể tự mình làm mọi chuyện, nên ngài cần có những người cộng tác chia sẻ trách nhiệm, đặc biệt trong việc dạy giáo lý. Nhưng ai sẽ là người cộng tác? Thưa  đó là các tu sĩ và những giáo dân nhiệt thành đạo đức.

Không phải tất cả mọi họ đạo đểu có tu sĩ giúp việc. Nhưng nơi nào có thì phải coi đó là một ơn huệ to lớn Chúa ban. Tôi nhớ có lần một cha nói với tôi thế này:  mình không mất công đầu tư mà người ta huấn luyện sẵn gởi đến giúp họ đạo, nên mình phải biết cám ơn và trân trọng; và cha thấy không!  Đa phần các linh mục là học trò của các "Bà Phước" đấy.  Riêng bản thân tôi khi còn nhỏ được một dì dạy rằng: Khi linh mục đưa Mình Máu Thánh Chúa lên thì con phải nhìn theo, khi cha cúi đầu thì con cũng cúi đầu theo và đọc thầm trong miệng: "Lạy Chúa Giêsu con thờ lạy Chúa", và thú thực là tôi đã thực hiện lời dạy này từ đó cho đến mãi hôm nay.  Sự cộng tác với nhau để làm việc trong tinh thần hiệp thông chia sẻ vốn đã là một bài giáo lý sống động mang tính thuyết phục cao rồi và mang lại nhiều kết quả tốt đẹp.

 Có những họ đạo giáo dân đông đúc,nhiều người có trình độ học vấn cao, việc tuyển chọn giáo lý viên tương đối dễ. Giáo lý viên có thể là các ông Biện hay những thầy cô đã có kinh nghiệm giảng dạy.  Nhưng không thiếu những họ đạo chỉ độ vài trăm, học lực thấp, việc chọn người phải nói là rất gay!  Tuy nhiên ta cũng thấy ở bất cứ họ đạo nào cũng có những người đạo đức nhiệt thành, tuy trình độ không cao nhưng xem ra khá hơn một chút, ta sẽ giúp cho họ học tới đâu làm tới đó, cho dạy phụ, dự giờ ... Chắc chắn sẽ có những vụng về, thất bại lúc ban đầu nhưng đó sẽ là khởi điểm cho khéo léo và thành công trong tương lai.  Nếu chỉ muốn suông sẻ từ đầu do chính mình làm lấy thì suốt đời cha xứ luôn bù đầu,hụt hơi, còn giáo dân ngồi chơi xơi nước.

Việc dạy giáo lý trong họ đạo là công việc quan trọng. Cha sở với các giáo lý viên dù nhiệt tình cách mấy cũng khó có thể gặt hái được kết quả tối đa. Chính vì thế mà cha sở cần động viên toàn thể họ đạo tham gia công tác này. Cần gây ý thức trách nhiệm của các bậc phụ huynh đối với việc giáo dục đức tin cho con cái.  Cha mẹ cần được giải thích về đường hướng giáo dục cũng như sinh hoạt của các lớp giáo lý. Đồng thời cha mẹ còn được yêu cầu tham gia cách cụ thể hơn nữa như thỉnh thoảng thăm các lớp giáo lý. Việc đi thăm sẽ giúp cho các em và thầy cô giáo lý viên cảm thấy được khích lệ rất nhiều. Cha mẹ sẽ hiểu được những nỗi vất vả của các giáo lý viên và góp phần cộng tác với họ trong việc thăng tiến con em của mình.

Cha sở là linh hồn của việc huấn giáo qua các lớp giáo lý, nên ngài phải hết sức kiên trì, khôn khéo và biết chia sẻ trách nhiệm nặng nề này cho những cộng sự viên của mình, bởi lẽ Thiên Chúa mời gọi : "Cả anh nữa, hãy vào làm vườn nho cho Ta đi !" (Mt 20,7). Lời mời gọi này không chỉ gởi tới các vị chủ chăn,các linh mục,các tu sĩ nam nữ,nhưng gửi tới mọi người: các giáo dân cũng được mời gọi đích danh. Nơi Ngài, họ nhận lãnh một sứ mệnh đối với Hội thánh và đối với thế giới. (KTHGD, số 2). 

TRANG TU SĨ

NIỀM VUI ĐƯỢC TRAO BAN

Giới trẻ ngày nay đang bị cuốn hút vào vòng xoáy của một thế giới ồn ào náo nhiệt với những phương tiện truyền thông, mà trong đó con người thích thụ hưởng; hích mạo hiểm; nhất là thích được tự do và không thích bị ràng buộc.  Nhìn ở khía cạnh tích cực thì phải thừa nhận rằng giới trẻ ngày nay năng động, có sáng tạo và sự hiểu biết vượt trội. Tuy nhiên, trình độ học thức và mức sống của con người càng cao, sự hiểu biết càng rộng thì nguy cơ giảm sút đức tin càng không nhỏ. Để tránh được nguy cơ giảm sút đức tin tối đa, cần phải có nhiều người nhiệt tình quảng đại trong sứ mạng truyền bá đức tin trong việc chia sẻ trách nhiệm giảng dạy giáo lý, xây dựng một nền đức tin vững chắc cho thế hệ trẻ, tương lai của Giáo Hội.

Trong dịp tình cờ đến thăm người bạn, tôi được tham dự một thánh lễ với nghi thức tiếp nhận Giáo Lý Viên mới thật sốt sắng và cảm động, với khoảng mười tân Giáo Lý Viên dưới sự tham dự của các hội đoàn trong giáo xứ, đặc biệt có sự hiện diện đông đảo các em thiếu nhi.  Sau bài giảng, các tuyên hứa Giáo Lý Viên cầm nến chưa thắp sáng tiến lên, đứng sẵn thành một hàng ngang trước Cung Thánh. Sau đó, người trách nhiệm giới thiệu các tân Giáo Lý Viên  với cha và toàn thể cộng đoàn xin được chia sẻ trách nhiệm giảng dạy Giáo Lý cho các em thiếu nhi và thiếu niên trong Giáo Xứ với tư cách là Giáo Lý Viên chính thức. Khi được xướng danh, các tân Giáo Lý Viên tiến lên thắp lửa từ nến Phục Sinh và cùng với toàn thể cộng đoàn trân trọng tuyên xưng Đức Tin. Trong phần tuyên xưng đức tin này, Cha Sở đã nhấn mạnh đến mục đích và trách nhiệm trong việc dạy giáo lý khi ngài hỏi:

- Các con có ý thức về mục đích và trách vụ của mình trong việc giảng dạy Giáo Lý không?

- Các con có sẵn sàng chu toàn trách vụ sẽ được Giáo Xứ trao phó cho các con, đồng thời sẵn sàng tận tâm hướng dẫn các em thiếu nhi và thiếu niên Giáo Lý trong phạm vi trách nhiệm của mình không ?

Những tiếng đáp trả của tập thể Giáo Lý Viên vang dội cả nhà thờ như muốn xác định lại tầm quan trọng của mục đích và trách nhiệm việc dạy giáo lý của mình trước mặt mọi người cách xác quyết hơn. Sau đó, Cha Sở nhắc lại lời nhắn nhủ của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II dành riêng cho các Giáo Lý Viên rằng:

- Mục đích của việc dạy Giáo Lý là giáo dục con người toàn diện và giáo dục Đức Tin, tức là giúp các em gặp gỡ được Đức Ki-tô bằng sự hiểu biết đích thật, bằng sự cảm nghiệm sâu xa để chính các em có thể hiểu được sứ điệp Tin Mừng và sống trọn vẹn cho sứ điệp đó. Muốn được như vậy, chính bản thân Giáo Lý Viên cần phải chuyên chăm học hỏi Lời Chúa, có đời sống nội tâm kết hợp mật thiết với Chúa, có tinh thần cầu nguyện và ý thức từ bỏ mình cao độ.

Tất cả Giáo Lý Viên cùng đọc to, chậm rãi, rõ ràng lời thề nguyện trước mặt cha và cộng đoàn:

- Thưa cha, nhờ ơn Chúa giúp, nhờ lời cầu thay nguyện giúp của Đức Ma-ri-a, của các Thánh, nhờ lời cầu nguyện của cộng đoàn Dân Chúa, nhờ sự hướng dẫn của các cha, chúng con xin cố gắng dùng thiện chí, khả năng và điều kiện cho phép để phục vụ Chúa và Giáo Hội qua sứ mạng làm Giáo Lý Viên mà chúng con vui mừng lãnh nhận.

Cha sở với vẻ mặt rạng ngời đến bắt tay chúc mừng và hân hoan tiếp nhận các tân giáo lý viên vào hàng ngũ Giáo Lý Viên của Giáo Xứ, ngài nói:

- Cầu chúc các con luôn khiêm tốn, quảng đại và nhiệt thành với sứ mạng các con đã tự nguyện nhận lãnh.

Rồi quay về phía cộng đoàn ôn tồn, ngài nói:

- Tôi cũng rất mong quý vị phụ huynh của các em rộng lượng cho phép các em cống hiến thời giờ và khả năng cho công việc dấn thân cao quý này. Về phía Hội Đồng Giáo Xứ, xin quý vị tạo mọi điều kiện thuận lợi để các Giáo Lý Viên mới có thể tận tâm tận lực phục vụ Giáo Xứ.

Cha sở vừa dứt lời thì một tràng pháo tay rôm rã vang lên thay lời tiếp nhận, chúc mừng và xen lẫn tiếng cám ơn. Và rồi lời bài hát được cất lên trong niềm hân hoan cảm tạ Chúa và cám ơn các tân giáo lý viên, những con người trẻ tuổi nhưng đầy nhiệt huyết đang dấn thân cho một sứ mạng cao quý trong trách nhiệm giáo dục đức tin cho mọi người.

Thánh lễ được tiếp tục trong bầu khí ấm áp xen lẫn niềm vui có thêm những cộng tác viên đắc lực cho gia đình Họ Đạo thân thương. Tất cả như đang nhóm thêm ngọn lửa yêu thương - phục vu - đoàn kết trong tâm hồn mỗi người. Đây mới đúng thực cộng đoàn yêu thương mà Chúa mong ước khi con người biết chia sẻ với nhau những gánh nặng và chu toàn trách nhiệm được trao ban trong tình yêu thương bác ái.

VAI TRÒ DẠY GIÁO LÝ CỦA TU SĨ

Hội Thánh do chính Chúa Kitô khai sinh với mục đích làm cho Nước Chúa được rộng mở trên khắp hoàn cầu, mọi người được cứu rỗi. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu của sứ vụ công khai, Chúa Giêsu đã không một mình ra đi rao giảng Tin Mừng, nhưng kêu gọi một số người đến ở và cùng chia sẻ trách nhiệm với Ngài. Các tông đồ được mời gọi đã ra đi, hăng say đem Chúa và giáo lý Người đến cho mọi người tùy theo hoàn cảnh và khả năng của mình, thực hiện triệt để mệnh lệnh của Chúa: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ..., dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em." (Mt 28, 19-20).  Và theo thời gian, ơn gọi trở nên người loan báo Tin Mừng được thông ban cho các kitô hữu qua Bí Tích Rửa Tội.

Như vậy, tất cả các tín hữu đều được mời gọi tham dự vào mầu nhiệm cứu rỗi của Thiên Chúa trong việc giảng dạy, được chia sẻ trách nhiệm "làm cho muôn dân nhận biết và yêu mến Chúa" cùng với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Đây là một hồng ân lớn lao, một sứ mệnh tông đồ được Chúa Giêsu ủy thác: xây dựng và mở rộng Nước Chúa, "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con." (Ga 20, 21); là "một công tác mà toàn thể Hội Thánh phải cảm thấy có trách nhiệm và muốn chịu trách nhiệm." (ĐTC Gioan Phaolô II, Tông Huấn CATECHESI TRADENDAE, số 16).  Trong đó, Giám mục là người chịu trách nhiệm chính trong việc giảng dạy giáo lý; các Linh mục là cộng tác viên trực tiếp của Giám mục; tu sĩ nam nữ là những "cánh tay nối dài" của các Linh mục, chia sẻ trách nhiệm giáo dục đức tin trong ơn gọi thánh hiến; và giáo dân trong vai trò riêng biệt và hoàn cảnh sống của mình, cộng tác đắc lực trong việc làm giáo dục đức tin kitô giáo.

Trong những đề tài trước, chúng ta đã nói về vai trò của Giám mục, Linh mục và giáo dân trong việc dạy giáo lý.  Chúng ta cũng không quên nói đến những đóng góp đáng kể trong việc chia sẻ trách nhiệm này của một thành phần quan trọng trong hàng ngũ Giáo Hội, đó là các nam nữ tu sĩ.  Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhắn nhủ: "... sự thánh hiến tu trì phải làm cho các con sẵn sàng hơn để phục vụ Hội Thánh, phải sửa soạn càng kỹ lưỡng càng tốt cho công tác dạy Giáo Lý tùy theo ơn gọi khác nhau của dòng các con và sứ vụ được trao phó cho các con... Các cộng đoàn hãy dành hết khả năng và phương tiện của mình cho công tác đặc biệt dạy Giáo Lý này." (ĐTC Gioan Phaolô II, Tông Huấn CATECHESI TRADENDAE, số 65).

Thật vậy, không ai có thể phủ nhận vai trò của các Hội dòng trong lịch sử hoạt động dạy giáo lý của Hội Thánh, cụ thể trong giáo phận Vĩnh Long. Từ nhỏ, tôi đã từng nghe ông bà nhắc đến việc học giáo lý với các Thầy Kitô Vua, các Dì Phước Dòng Mến Thánh Giá; rồi đến thời cha mẹ tôi, các Dì, các Sơ cũng là những "nhà giáo dục đức tin" chính, theo sát việc dạy giáo lý cho trẻ em và người lớn...  Sau này, trong suốt thời gian học giáo lý, tôi cũng được các Thầy và các Dì tận tình dạy dỗ. Đây là những tia sáng đã dọi vào tâm hồn thơ ngây của tôi một thứ ánh sáng mới, làm cho cây mầm sự sống đã được gieo vào lòng khi tôi nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội âm thầm bén rễ và lớn lên; họ là những người thầy tận tâm và nhiệt thành, đã hướng dẫn tôi trong hành trình đức tin. Có thể nhờ đó mà ơn gọi thánh hiến cũng đã được gieo vào lòng tôi; để hôm nay, noi gương các ngài, tôi cũng trở nên người phục vụ Chúa và tha nhân trong đời sống tu trì. Các ngài đúng là những cánh tay đắc lực của các Linh mục và Giáo Hội trong công tác truyền giáo.

Trong hoàn cảnh của Giáo Hội và xã hội hiện nay, vai trò của những người sống đời thánh hiến càng phải được phát huy mạnh mẽ trong việc chia sẻ trách nhiệm dạy giáo lý của Giáo Hội. Mặc dù đã có sự trợ giúp tích cực của đông đảo những giáo lý viên hay tông đồ giáo dân có sư phạm, sự đóng góp của hàng tu sĩ phải được thể hiện rõ nét hơn trong vai trò hướng dẫn đời sống đức tin cho tín hữu bằng sự hiểu biết, bằng sự dạy dỗ và nhất là bằng chính đời sống đức tin và gương sáng của mình trong ơn gọi thánh hiến. Ngày nay, Giáo Hội cần sự chia sẻ khả năng am hiểu kiến thức, nhưng đồng thời cũng đang rất cần những đóng góp về tinh thần và đời sống đạo đức của những người theo đuổi bậc sống cao quý đó. Đây thực là sự chia sẻ quan trọng và lớn lao nhất, vì như ĐTC Phaolô VI đã nói: "Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy đó là những chứng nhân."

Tâm nguyện của tôi trên con đường theo Chúa là luôn thể hiện xứng đáng vai trò chứng nhân Tin Mừng bằng chính đời sống quên mình phục vụ, để trở nên một tông đồ nhiệt thành của Chúa Kitô và chia sẻ trách nhiệm của Giáo Hội trong mọi lãnh vực, đặc biệt trong việc dạy giáo lý. Qua đó, sứ điệp yêu thương của Chúa được loan truyền khắp mọi nơi và gương mặt tình yêu của Chúa được giới thiệu cho hết mọi người.

TRANG SỐNG ƠN GỌI

Ơn Gọivà Những Cách Suy Nghĩ Khác Nhau Về Ơn Gọi

Năm nay, tôi thực sự may mắn vì được sống trong Tập viện. Đây là thời gian hết sức quan trọng để tôi tiếp tục tiến xa hơn trong hành trình tìm hiểu ơn gọi tu trì của mình. Nhà Tập được lập ra không ngoài mục đích đó. Bởi vì trong chương trình đào tạo, các ứng sinh luôn được trau dồi về những kiến thức cơ bản để có thể hiểu rõ, hiểu đúng về ơn gọi, nhằm chọn lựa cho mình “bậc sống” thật sự có ý nghĩa trong sự tự do và trách nhiệm.

Để có được điều đó tôi mời bạn cùng với tôi, chúng ta đi tìm hiểu xem thế nào là Ơn gọi và Những nhận định về ơn gọi.

“Ơn gọi”, một thuật ngữ rất quen thuộc với chúng ta. Chúng ta có thể nghe nói về nó hằng ngày. Thế nhưng, cũng có nhiều lúc chúng ta lại hiểu sai về ý nghĩa của từ ơn gọi.

Điều này cũng dễ hiểu khi chúng ta bị lẫn lộn giữa ơn gọi và ơn thiên triệu.

Cách đây không lâu, tôi được đến chia sẻ với một nhóm công nhân xa quê. Khi vừa mới giới thiệu đề tài mà tôi muốn chia sẻ là “Ơn Gọi Trong Xã Hội Và Giáo Hội Hôm Nay” thì có rất nhiều bạn trẻ thắc mắc rằng: “Anh muốn chia sẻ về ơn gọi thì đến chỗ khác để chia sẻ, chứ bọn em thì có ơn gọi đâu mà chia sẻ…” - Tôi hỏi lại: “Tại sao bạn lại suy nghĩ như vậy?” - Bạn trẻ ấy trả lời: “bởi vì em nghĩ rằng, ơn gọi là dành cho mấy ông cha, mấy ông thầy và mấy bà xơ chứ bọn em thì có ai gọi đâu?!” -  Cả nhóm cười rồ lên và một bạn trong nhóm lên tiếng: “mày thì có anh ấy gọi rồi còn gì nữa, tao đây này, tao mới là người chưa có ai gọi…”

Vâng, đó là một cách lẫn lộn mà các bạn trẻ thường xuyên mắc phải.

Truớc hết ơn gọi đó là tiếng Chúa gọi một người bước vào một bậc sống nào đó để nhờ đó họ đạt tới sự thánh thiện. Về điều này, Công đồng Vatican II dạy rằng: “mọi người trong Hội Thánh đều được gọi để trở nên thánh” (GH39). Như vậy, tất cả mọi người trong chúng ta, dù lớn hay bé, già yếu hay khỏe mạnh, có tài hay không có tài… tất cả chúng ta đều được Chúa gọi. Và mỗi ngày chúng ta sống theo lời mới gọi đó tức là chúng ta đang sống trong ơn gọi của Chúa ban cho chúng ta. Chẳng hạn chúng ta sống với ơn gọi lập gia đình, sống đời sống độc thân hay đi tu…tất cả đều là ơn gọi.

Những ai dấn bước trên con đường tu trì thì đó là họ đang bước theo ơn Thiên Triệu. Đây là một ơn gọi đặc biệt, vì trong đời sống tu trì, họ được thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa và thuộc trọn về Ngài.

Tuy nhiên, để có thể bước theo ơn gọi này, chúng ta cần phải có những nhận định thật đúng đắn.

Nhìn vào thực tại của Giáo hội Việt Nam chúng ta, có một điều thật đáng mừng, đó là có rất nhiều ơn gọi linh mục, tu sĩ. Càng ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm đến các chủng viện, các dòng tu để xin được tìm hiểu ơn gọi tu trì. Đây là một dấu hiệu tốt. Không phải bất cứ đất nước nào trên thế giới này cũng được như vậy, nhất là các nước phương Tây. Nhưng một điều quan trọng mà có lẽ ngay bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu đó là: động lực nào đã thúc đẩy các bạn trẻ đến để xin tìm hiểu các chủng viện và các dòng tu?

Theo cha Tôma Nguyễn Quang Trung, Giám tỉnh Dòng Tên thì “động lực thường được hiểu như một ước muốn, một khao khát thực hiện một dự phóng, một mục tiêu nào đó của cuộc sống. Động lực này có những yếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài. Các yếu tố bên trong thì nằm ở tầng sâu thẳm của nội tâm mỗi người. Nó được diễn ta qua các ước muốn hoặc những sức mạnh lôi cuốn về một giá trị tinh thần hoặc thiêng liêng nào đó.”  Đó là nói chung chung.

 Còn các động lực của ơn gọi tu trì là gì?

Chúng ta thấy, có rất nhiều bạn trẻ ý thức rất rõ ràng về việc đi theo Chúa. Có bạn ước muốn trở thành linh mục hay tu sĩ vì khát khao được theo Chúa Giêsu để dâng hiến đời mình nhằm phục vụ tha nhân. Có bạn ước muốn đi tu để có nhiều thì giờ cầu nguyện với Chúa hơn. Cũng có bạn muốn đi tu để được trở thành một vị thánh… Thế nhưng, trong thực tế không phải ai cũng có được những ước muốn tốt đẹp và “rất” thánh thiện đó. Mà thay vào đó, trong thế giới hôm nay lại có những bạn muốn đi tu vào các chủng viện hay nhà dòng để có cơ hội học tấp tốt hơn. Hay có bạn muốn tránh xa đời sống vất vả của gia đình, cũng có bạn lại muốn vào dòng để hy vọng được đi đây đi đó, như đi du học chẳng hạn!…

Hồi năm ngoái, khi tôi về thăm quê hương, có một nhóm gồm ba bạn trẻ đến để nói chuyện và chia sẻ. Một bạn đại diện nói với tôi rằng: “xin anh tìm cho bọn em một nhà dòng nào đó để bọn em vào đó tu.” - Tôi hỏi: “Tại sao các bạn lại thích đi tu?” - Bạn khác thay cho nhóm trả lời: “vì những đứa bạn cùng lớp 12 với em năm ngoái nó cũng đi tu cả rồi, giờ chỉ còn mấy đứa bọn em ở nhà, không biết làm gì, chán lắm! …”

Tôi không phải là một người chuyên về việc đồng hành với các bạn trẻ, nhưng qua lời tâm sự về việc “phân định ơn gọi” của các bạn, tôi thấy có vấn đề, vì các bạn chưa hoàn toàn toàn tự do để chọn cho mình một bậc sống. Có đi chăng nữa thì các bạn chỉ muốn trốn tránh sự buồn bã, cô đơn và ... được giống như bạn bè. Như vậy, các bạn có thể chưa hiểu rằng, việc ước ao sống trong đời sống tu trì là một việc hết sức quan trọng. Điều này kéo theo việc xem lại lựa chọn của mình để biết là có phù hợp với các giá trị Tin Mừng không hay chỉ là một ước ao cho một lựa chọn hoàn toàn lệch lạc. Nếu với mục đích khác, ngoài ước ao cho một giá trị đích thực nơi sâu thẳm của con tim,  thì vô tình đời tu chỉ là phương tiện để họ đạt được những nhu cầu theo bản năng của họ mà thôi.

Quả vậy, ơn gọi tu trì là tiếng gọi mầu nhiệm của Thiên Chúa dành cho một người được kêu gọi và tuyển chọn cho một sứ mạng. Khi kêu gọi ai đó, Thiên Chúa đặt trong lòng họ một ước ao sâu thẳm hướng họ về với đời sống tu trì để họ có thể trở nên linh mục hay tu sĩ. Tuy nhiên, chỉ ước muốn thôi thì chưa đủ, mà cần phải triển nở ơn gọi đó với động lực đúng đắn và trong sáng, và để có được động lực trong sáng ấy chúng ta cần phải đặt vấn đề là: Có phải tôi ước muốn đi tu vì ý thức của tôi không? Hay ước muốn đó của tôi là nhằm để thực hiện ước muốn của cha mẹ? Tiến thân? Thoát cảnh nghèo? Mong được người khác chú ý? Mong được người khác nhận biết? Mong được người khác chấp nhận? Mong bù trừ tình cảm đã bị thiếu vắng trong gia đình? Tìm kiếm sự an toàn cho bản thân? Tìm kiếm danh dự? hay sợ người khác phái… vân vân. Tất cả những câu hỏi đó có thể giúp bạn và tôi trắc nghiệm lại chính mình hầu giúp chúng ta khám phá ra dấu chỉ đích thực của ơn Thiên Chúa mời gọi nơi chúng ta.

Như vậy, ƠN GỌI TU TRÌ trước hết là lời mời gọi trở nên một con người với niềm tin sâu xa vào Thiên Chúa. Kế đến là lời mời gọi bước vào một lối sống, lối sống nhân bản, làm người, nền tảng nhân bản cho mọi tiếng gọi khác. Ý thức sâu xa được điều đó, bạn và tôi, chúng ta mới có khả năng đáp trả tiếng gọi của niềm tin, đi theo Chúa Kitô một cách triệt để trong đời sống tu trì và dâng hiến của linh mục, tu sĩ để lớn lên trong sự phát triển hài hòa giữa nhân bản và thiêng liêng nhờ hiểu biết hơn về chính mình.

Trích my.opera.com

TRANG THIẾU NHI

CHIA SẺ KHÔNG LÀ CHIA RẼ

Tình hiệp thông luôn được nhắc đến trong đời sống người tín hữu. Tinh thần hợp tác vẫn được nêu cao nơi những con người đang làm việc chung. Có một nhận định khá dí dỏm cho rằng: Nếu hai người Mỹ làm việc chung với nhau thì chuyện ai nấy làm; nếu hai người Tàu cộng tác với nhau trong làm ăn thì không ai qua nỗi; còn nếu có hai người Việt cùng làm chung một phân xưởng thì công việc của họ sẽ không dài lâu. Việc không lâu bền có ý nói họ khó đối thoại  trong công việc, có khi là đối chọi nhau. Phần lớn thì ai cũng có năng lực để làm việc nhưng lại thiếu can đảm chia sẻ và cộng tác trong việc làm. Phải chăng người ta nghĩ rằng chia sẻ trách nhiệm là mất mát, là thiệt thòi hoặc làm giảm đi uy tín?

Chia sẻ không mất đi nhưng lắp đầy

Tinh thần đồng trách nhiệm là một đặc tính rất độc đáo của Giáo huấn Công đồng Vatican II. Dẫu nơi Công Đồng tinh thần đồng trách nhiệm nhấn mạnh và đề cao sự hiệp nhất trong Hàng Giám Mục nhưng tinh thần đó đã mở ra cho mỗi tín hữu một hướng sống tích cực trong hoạt động tông đồ. Trách nhiệm là đáp ứng. Bất cứ đáp ứng nào cũng đều có trách nhiệm. Hiểu cách khác, trách nhiệm là điều cần làm, phải làm, phải gánh vác, phải lo liệu. Khi chia sẻ trách nhiệm không làm mất đi số lượng việc làm hay giảm đi hiểu quả mang lại, trái lại mọi thứ đều được tăng thêm vì có nhiều người cộng tác, cùng chung vai gánh vác. Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Chia sẻ trách nhiệm như là một điều kiện, một nhân tố quyết định cho sự phát triển và thành công.

Chia sẻ không ngăn cách nhưng thắt chặt

Một lầm tưởng cần gỡ bỏ là có người tưởng rằng khi phân chia công việc thì tạo ngăn cách giữa con người với nhau. Không có chuyện đó, trái lại nó vừa đem lại hiệu quả cho công việc và tình nghĩa thêm lắp đầy. Có nhiều mối liên hệ làm cho con người xích gần nhau hơn: cùng họ hàng, cùng sở thích, cùng chí hướng, cùng nghề nghiệp. Đôi khi trải qua những giai đoạn gian khổ, những công việc khó khăn thì làm cho người ta gắn bó nhau nhiều hơn. Cái khó bó cái khôn nhưng mở rộng cái tình cho những ai dám cùng nhau gánh vác. Ta nhớ rằng, trong cuộc sống, mỗi người đều giữ một vai trò và chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình dù lớn hay nhỏ; nếu mọi việc ta làm đầy tràn tình thương, chan chứa niềm trắc ẩn, cùng với một hiểu biết đúng đắn chắc chắn sẽ tác động đến cộng đoàn, xây dựng cộng đoàn và kiện toàn bản thân.

Chia sẻ không thiệt thòi nhưng sáng tạo

Chính trong chia sẻ trách nhiệm giúp mỗi người có tinh thần trách nhiệm và nâng cao trách nhiệm. Khi có trách nhiệm mỗi cá nhân chắc chắn sẽ có định hướng rõ ràng trong hành động: cụ thể trong phân công, ứng xử phù hợp trong từng hoàn cảnh. Có trách nhiệm thì hoạt động tổ chức sẽ luôn đổi mới đầy sáng tạo nhằm tạo sự hăng say và thái độ làm việc tích cực hơn. Sự cứng nhắc, rập khuôn luôn tạo cảm giác nhàm chán, ù lì. Đó là những cảm giác đáng sợ nhất trong khi làm việc.

Dĩ nhiên chia sẻ trách nhiêm phải dựa trên những dữ liệu thực tế, khách quan không để các cảm xúc tình cảm chủ quan xen vào. Chia sẻ trách nhiệm cần đúng người, đúng việc, đúng khả năng thì tính sáng tạo mới được phát huy thuận lợi và đúng hướng.

Với ý thức cộng tác trong tinh thần đồng trách nhiệm như Giáo huấn Công đồng Vatican II nhắc đến, mỗi tín hữu đều được mời gọi can đảm dấn thân để xây dựng Giáo hội, phục vụ tha nhân. Mọi trách nhiệm hãy chia sẻ trong hiền lành và đón nhận trong khiêm tốn. Nói đến sự khiêm tốn trong công việc ta cần học hỏi tinh thần của người Nhật Bản. Trong bút ký của Lê Thanh Phong trên Báo Lao Động (số xuân Mậu Tý-2008) ghi lại cuộc viếng thăm ngôi mộ của ông Honda. Ai cũng biết ông chủ hãng Honda giàu có và nổi tiếng thế giới nhưng người ta ngỡ ngàng khi thấy ngôi mộ của ông nằm khiêm tốn trong khoảng đất rất nhỏ trên ngọn đồi xa xôi hẻo lánh như một người bình thường. Và hướng dẫn viên Nagakawa đã nêu lên tinh thần độc đáo của người Nhật: “Những cây lúa trĩu hạt thì luôn cong mình xuống, còn những cây lúa lép thì cứ dựng thẳng lên”.

Tôi và bạn đang thi hành trách nhiệm với tinh thần cong mình như cây lúa trĩu hạt hay dựng thẳng lên như cây lúa lép? Khả năng làm việc và tinh thần làm việc luôn phải sánh vai nhau để mỗi người biết gánh lấy trách nhiệm và chia sẻ tránh nhiệm. Chia sẻ nhưng không chia rẽ. Tất cả chỉ vì muốn cho công việc hiểu quả, phát huy sáng tạo và nối kết tình người.

TRANG GIỚI TRẺ

Sống Trưởng Thành Là Biết Chia Xẻ Trách Nhiệm

Để xây dựng một gia đình hạnh phúc thì tất cả các thành viên trong gia đình đều có bổn phận và trách nhiệm tùy theo chức năng của mình. Mặc dù nói rằng người chồng - người cha là trụ cột trong gia đình nhưng không vì thế mà những thành viên khác không có trách nhiệm trong gia đình của mình. Hơn nữa, dù một người tài giỏi cách mấy cũng không thể cùng một lúc làm được nhiều công việc khác nhau hay một công việc lớn lao. Do vậy, người sống trưởng thành là người biết chia sẻ trách nhiệm với người khác. Đây cũng là một đức tính nhân bản cần thiết mà người trẻ cần phải rèn luyện mỗi ngày.

Việc dạy giáo lý là một trong những trách nhiệm lớn của Giáo hội. Trách nhiệm này hàng đầu thuộc về hàng giáo sĩ. Dầu vậy, trách nhiệm ấy cũng cần được nhiều người chia sẻ. Nơi các họ đạo lớn thì các linh mục không thể đảm nhận hết trách nhiệm nặng nề này. Các ngài rất cần sự chia sẻ của nhiều người.

Chính các tu sĩ nam nữ, các giáo lý viên và ban quới chức là những người trước tiên được mời gọi chia sẻ trách nhiệm ấy với các linh mục. Họ là những người được tuyển chọn và được huấn luyện về kiến thức giáo lý cách bài bản và kỷ lưỡng. Nhờ vậy, đời sống đức tin của họ sẽ trưởng thành hơn. Một đời sống đức tin trưởng thành sẽ làm cho họ dễ dàng và sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm giảng dạy giáo lý với các linh mục. Đồng thời, đời sống đức tin gương mẫu của họ cũng sẽ làm chứng cho tình yêu của Chúa giữa thế gian.

Người trẻ được kêu mời rèn luyện đời sống mỗi ngày trưởng thành hơn. Trưởng thành hơn trong tinh thần biết chia sẻ trách nhiệm với người khác. Trưởng thành hơn trong việ chia sẻ trách nhiệm xây dựng hạnh phúc gia đình. Cách riêng đối với người trẻ Công giáo thì họ rất cần có được một đời sống đức tin vững mạnh. Đời sống ấy có được là nhờ họ biết siêng năng học hỏi giáo lý. Khi có được đời sống đức tin vững mạnh thì qua đời sống tốt của họ tình yêu của Thiên Chúa sẽ được nhiều người xung quanh biết đến. Như vậy một cách nào đó họ cũng đang chia sẻ trách nhiệm giảng dạy giáo lý với Giáo hội.

TUỔI TRẺ – ĐỨC TIN – CUỘC SỐNG

H. Phải chăng mọi tôn giáo đều có giá trị ngang nhau?

Thời nào con người cũng chờ đợi các tôn giáo đưa ra câu trả lời cho những bí ẩn của thân phận làm người; những bí ẩn mà ngày xưa cũng như nay luôn làm tâm hồn con người phải dao động xao xuyến: Con người là gì? Đâu là ý nghĩa và mục đích của cuộc đời? Tại sao có đau khổ? Phải chăng sau khi chết còn có một đời sống khác? Mỗi tôn giáo đều cố gắng trả lời các câu hỏi căn bản này.

Trong số các suy nghĩ mà ta nghe được ở trường, có một suy nghĩ rất phổ biến là: Mọi tôn giáo đều có giá trị ngang nhau! Chân thành không phải là điều quan trọng hơn sao?

Hẳn nhiên chân thành là điều rất quan trọng trước mặt Chúa vì Người sẽ xét xử mỗi người theo lương tâm của họ. Thế nhưng, ta có thể chân thành mà vẫn sai lầm: chỉ cần ta không được thông tin đầy đủ hay được thông tin sai chẳng hạn. Mỗi người đều có bổn phận phải làm cho lương tâm của mình thấy rõ vấn đề.

Hội thánh Công giáo cũng nhìn nhận những giá trị thật của các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Thế nhưng, giữa các tôn giáo cũng có những điểm bất đồng. Đang khi đó, chân lý chỉ có một. Thiên Chúa có phải là một năng lực trải rộng khắp vũ trụ (Brahman, Aán giáo), là một Ai đó (Allah, Hồi giáo; Giavê, Do thái giáo), là một số đông (phiếm thần của người Hy lạp và Rôma), …? Nhưng nơi Thiên Chúa không thể có mâu thuẫn!

Tôn giáo tuyệt hảo nhất là tôn giáo liên kết con người với Thiên Chúa chặt chẽ nhất; hết thảy mọi người dù giàu hay nghèo; toàn thể  cong người, tâm trí, con tim, thể xác, các quan năng; toàn thể mọi người, dù da đen hay da trắng. Trong Ấn giáo và Phật giáo, quan niệm về Thiên Chúa vẫn còn lờ mờ. Trong các tôn giáo này không thấy nói có một lời mạc khải nào là do chính Thiên Chúa.

Tôn giáo chân chính cũng phải liên kết chúng ta với những người khác, nếu không nó chỉ là một thứ thuốc phiện cản trở ta tranh đấu cho phẩm giá của họ. Trong Kitô giáo tình yêu đối với tha nhân được đặt ngang tầm với tình yêu dành cho Thiên Chúa.

Sau hết, tôn giáo ấy cũng phải liên kết chúng ta với chính mình bằng cách giải thoát chúng ta khỏi lo âu, khỏi sự sợ hãi cái chết, hay khỏi tình trạng vô nghĩa của đau khổ. Nó phải có khả năng trả lời gãy gọn cho các câu hỏi căn bản của con người, thăng tiến phẩm giá con người, ban cho đời người một ý nghĩa.

Vì vậy, phải tìm hiểu xem, về phần mình, Thiên Chúa có mạc khải cho ta biết một phương thế nào để ta đến gặp Người, liên kết với nhau cũng như để trả lời cho các câu hỏi của chính mình. Sự mạc khải của Thiên Chúa là điều khả dĩ. Hồi giáo, Do thái giáo và Kitô giáo cùng tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất đã tự mạc khải mình.

Tuy nhiên, nếu Thiên Chúa đã mạc khải mình, thì trong sứ điệp của Người không thể có sự mâu thuẫn được. Mạc khải ấy phải mạch lạc tự trong nội dung. Nói cách khác, không thể có nhiều tôn giáo được coi là do chính Thiên Chúa mạc khải chính thức.

Kitô giáo nhìn nhận và tôn trọng những giá trị trong các tôn giáo khác; chúng là những viên đá nằm chờ một sự mạc khải chính xác hơn của Thiên Chúa. Đã có những dấu chỉ của mạc khải đó: ấy chính là phép lạ của chính con người Đức Giêsu và sự sống lại của Người.

Là Thiên Chúa làm người, Đức Giêsu Kitô liên kết một cácn trọn vẹn nơi bản thân mình cả Thiên Chúa lẫn con người, Ngài liên kết mọi người lại với nhau và giải đáp cho các khát vọng sâu xa nhất của họ. Không ai đến được với Cha mà không qua Ngài.

Nếu trong những dấu chỉ cho biết chân lý của một tôn giáo là sự thăng tiến con người, thì Kitô giáo trong Đức Giêsu Kitô, đã thần linh hoá nhân tính và nhắm đến một tình yêu hoàn hảo, hẳn phải là tôn giáo cao nhất  và đòi hỏi nhất trong tất cả các tôn giáo.

Vấn đề còn lại là phải lựa chọn, trong số các Hội Thánh tin vào Đức Kitô, Hội thánh nào trung thành với sứ điệp của Người hơn cả. Theo thiển ý của chúng tôi, đức tin Công giáo, là đức tin kỳ cựu nhất, xem ra đáp ứng được tiêu chuẩn này.

 

QUESTIONS SUR LA VIE ET LA FOI của Jacques Lacourt

Imprimatur:

Đức Cha G. VANEL, Tổng Giám Mục Auch. 23.03.1990

Nguồn: dunglac.org

TRANG GIA ĐÌNH

CHUYỆN DẠY GIÁO LÝ... MỘT HỌ ĐẠO

Họ đạo tôi Cha Sở mới đổi tới. Ngày giáo dân đi đón Cha Sở mưa như trút nước. Nước này là do nước mắt của họ đạo cũ luyến tiếc Ngài, đưa Ngài đến họ đạo mới mà không muốn Ngài ở lại, muốn Ngài trở lại họ đạo Ngài vừa ra đi, vì cha con hợp nhau, vì tính cách Ngài sống bình dân, hăng say phục vụ quên mình, vì cách Ngài tổ chức thiếu nhi, sinh hoạt hội đoàn, tổ chức lễ lại trang nghiêm long trọng. Giáo dân họ đạo tôi đón Ngài với nước mắt lưng tròng, vì không biết Ngài có thể cáng đáng được họ đạo mình hay không ? Nhà cửa kể cả nhà thờ xuống cấp, giáo dân chia rẽ, nhiều người đã tích cực cộng tác với Cha Sở trước nữa. Xây dựng lung tung, không làm kỹ càng vững chắc, chỉ làm cho có, hào nhoáng lúc đó, bây giờ hư hỏng coi không được, nên mất tinh thần, không còn quan tâm cộng tác. Cha Sở Cựu vừa qua không được lòng bổn đạo, Ngài buồn, mượn lý do chữa bệnh ngài đi vắng nhà luôn ngoài ngày Chúa Nhật, ngày thường lễ lạc không ra làm sao cả, một bữa có năm bảy bữa không. Giáo lý do các giáo lý viên thương em út dạy, cha sở cựu chẳng quan tâm. Chúng tôi khóc thương chúng tôi và cũng khóc cho cha sở mới : Thánh Giá quá nặng, đồi Calvariô quá cao, làm sao tới đỉnh, chắc chết sớm. Còn cha sở nét mặt bình tĩnh trầm lặng. Đứng trước một gánh quá nặng làm sao vui được. Công việc bề bộn, nhưng người mục tử làm việc theo sự chỉ dẫn của Chúa Cha, có Chúa Con đồng lao cộng khổ, cùng sướng cùng đau, có Chúa Thánh Thần trợ lực, giúp sức thúc đẩy có chi mà sợ, không thể bi quan, chẳng thể chán đời. Hy vọng trong nước mắt. Rồi mỗi ngày, sau lễ sáng, ăn sáng ngài để nhiều giờ cầu nguyện trước Thánh Thể. Sau hai tuần xem xét và cầu nguyện, ngài gặp ban thường vụ quới chức mỗi ngày sau thánh lễ, một thoáng cà phê, kẹo bánh bàn bạc những việc tinh thần phải làm ngay : Thánh lễ sáng hằng ngày cho người lớn trước giờ lao động, đọc kinh vắn tắt, tập một bài hát chung với chữ truyền hình vi tính ngài mới sắm hơn ba mươi triệu, khoảng hơn 10%  giáo dân đi lễ sáng. Thiếu nhi khoảng 150 em, có thánh lễ nào cho các em ? Ngài tổ chức lễ 5giờ chiều thứ 5 và thứ 7, lễ chiều Chủ Nhật dành cho thiếu nhi. Ngài tập họp giáo lý viên đặt vấn đề dạy giáo lý cho các em. Chia 3 cấp : Rước Lễ Vỡ Lòng, Thêm Sức , Bao Đồng, đặt lại vấn đề thủ bản, cách dạy, giờ học…Chuyện giáo lý phải để từ từ giải quyết tận căn. Ngài đi thăm gia đình cùng với quới chức để biết dân, để thấy sự tình, để thảo dự tính tương lai. Đến một ngày, sau khi cha sở nhận họ đạo được gần 2 tháng, một linh mục lớn tuổi bà con với cha sở đến thăm, ngoài việc làm lễ, giảng dạy, hai cha đi thăm khu vực nhà thờ, truyện trò trao đổi. Khoảng 9giờ tối Chúa Nhật, hai cha ngồi nói chuyện giáo lý của thiếu nhi và giới trẻ, tôi ở ngoài hè len lén dõi theo.

Vị linh mục lớn tuổi nói với cha sở tôi : Con phải lưu tâm đến vấn đề giảng lời Chúa và dạy giáo lý. Con đọc, suy gẫm, tìm hiểu Lời Chúa ngày Chúa Nhật và các ngày thường thật kỹ càng, mỗi tuần có một chủ đề và các ngày trong tuần phải xoay quanh và xoáy sâu vào chủ đề đó. Nhờ tham dự Thánh Lễ, chăm chú nghe các bài đọc, nghe con cắt nghĩa và chỉ cách thực hành Lời Chúa, giáo dân sẽ được Lời Chúa biến đổi “ Chúa có lời ban sự sống đời đời”. Cha sở tôi im lặng lắng nghe và tâm đắc nói với cha khách : “ cho con một cái mẫu áp dụng vào Thánh Lễ sáng mai”. Cha khách nói : “Sáng mai con chủ tế vì con là cha sở, Ta đứng bên con như người đồng hành tương trợ, Ta sẽ đọc Tin Mừng và giảng theo kiểu Ta vừa nói. Còn việc dạy giáo lý, con làm sao cho mọi người trong họ đạo

TRANG QUỚI CHỨC

ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ BAN QƯƠÍ CHỨC

Ban Quới Chức (Ban Chức Việc) là một tổ chức đặc thù của Hội Thánh Công giáo Việt Nam, đã có mặt trong các Họ Nhà Thờ và cộng tác trong các sinh hoạt từ thế kỷ thứ 17, sau quyết định của Công Nghị Hải Phố (Hội An) năm 1672, do Đức Cha Lambert de la Motte triệu tập, với sự tham dự của 10 linh mục và 80 thầy giảng.

Ban Quới Chức được phổ biến ở Địa phận Tây Đàng Trong (1924), được Công Đồng Hà Nội công nhận có hiệu quả cao (1943), được thi hành ở các Địa Phận Nam Việt và Quy Nhơn (1953).

Ban Quới Chức đã được tôi luyện bằng các cơn bắt đạo; đã cung ứng cho Hội Thánh hoàn vũ 6 vị thánh Quới Chức trong số 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam (trích Điều Lệ Quới Chức điều 1).

Hiện nay, tổ chức những người giáo dân giúp các Cha Sở tại các xứ đạo hầu hết đều được gọi là là Ban Qươí Chức, có nơi gọi Hội Đồng Mục Vụ, do ảnh hưởng của điều 536 trong bộ giáo luật:  “Nếu Giám Mục giáo phận xét là thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội Đồng Linh Mục, thì trong mỗi giáo xứ nên thành lập Hội Đồng Mục Vụ, do Cha Sở chủ tọa, và trong đó các tín hữu cùng với những người chiếu theo chức vụ tham gia vào việc săn sóc mục vụ trong giáo xứ cùng đóng góp sự cộng tác của mình vào việc cổ võ sinh hoạt mục vụ”. Tuy nhiên, hội đồng này đã có rất nhiều tên gọi khác nhau gắn liền với lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, tuỳ từng miền: Ban Chức Việc, Ban Trùm Họ, Ban Quí Chức, Hội Đồng Giáo Xứ… Đây chính là một điểm đặc biệt trong Giáo Hội Việt Nam.    

Khoảng thế kỷ thứ 17, tại Việt Nam, Ban Trùm Họ hay Ban Quới Chức là một tổ chức được các cha thừa sai thiết lập nhằm trợ giúp cho các ngài trong việc truyền giảng Tin Mừng. Các ban này được chính thức công nhận tại công nghị Phố Hải (Hội An) năm 1672, dưới sự chủ toạ của đức cha Lambert de la Motte. Trong khoản 4 của công nghị này có nói như sau: “Nơi nào có nhiều bổn đạo, mà không có Linh Mục hoặc Thầy Giảng, Kẻ Giảng thì phải chọn một người khôn ngoan, đức hạnh để viếng thăm kẻ liệt lào, rửa tội cho trẻ thơ hoặc những người gần sinh thì, và phải gửi tên người đó về cho Giám Mục hoặc Bề Trên địa phận.”    

Như vậy, lúc mới được thành lập, tại mỗi xứ đạo chỉ có một người được chọn vào chức vụ này. Và lúc ấy người ta dùng danh từ “Ông Trùm” để gọi những người giữ chức vụ trên. Về sau, trong một số xứ đạo bổ sung thêm nhiều người và được gọi là Ban Chức Việc. Đến thế kỷ 19, hầu như xứ đạo nào cũng có ban này, và được gọi bằng nhiều tên khác nhau, tuỳ từng vùng. Lúc đó ban này là trung gian giữa Cha Sở và giáo dân, đồng thời làm thành Hội Đồng để góp ý kiến với Cha Sở và phân chia trách nhiệm trong giáo xứ.

Sang thế kỷ 20, Ban Trùm Họ hay Ban Qưới Chức được phổ biến tại giáo phận Tây Đàng Trong (năm 1924) và giáo phận Qui Nhơn (năm 1953). Năm 1943, Công Đồng Hà Nội đã nhìn nhận tính hiệu quả của những ban này trong hoạt động.     

Ngày nay, trong tất cả các giáo xứ tại Việt Nam đều có một Hội Đồng Mục Vụ mà tiền thân của nó chính những Ban Trùm Họ hay Ban Chức Việc trước kia. Để đi vào hoạt động có nề nấp và hiệu năng hơn, tại một số giáo phận hiện nay đang xây dựng qui chế riêng cho Ban Qươí Chức hay cho Hội Đồng Mục Vụ.     

Riêng tại Giáo phận Vĩnh long, người Quới Chức gương mẫu được Giáo Phận chọn làm Quan Thầy của các Qươí Chức là thánh Giuse Trùm Lựu. Thánh nhân đã chu toàn bồn phận người Kitô hữu, một tông đồ giáo dân, một người cộng tác với Giáo hội loan báo và làm chứng cho tin mừng Chúa. Thánh nhân là mẫu gương sáng cho mọi người Kitô hữu, đặc biệt là các Quới Chức trong Giáo Phận noi theo.

Viết theo gpnt.net

SỐNG ĐẸP

Chữ Lễ Xưa và Nay

 

Ta thường thấy câu “Tiên Học Lễ Hậu Học Văn” được nêu ở các trường học như là một tôn chỉ giáo dục trong nhà trường. Khi đọc về Nho giáo, có thể thấy thầy Khổng Tử là người được Nho gia tôn là “Chí Thánh” hay “Vạn Thế Sư Biếu”, nghĩa là người thầy của mọi thế hệ.

Ông là người luôn nêu cao tinh thần Châu Lễ như mục tiêu tôn chỉ tư tưởng học thuyết của ông. Ngày nay, còn đề cao những chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, Trung, Hiếu, Trí, Tín, Nhân, Dũng… như những phạm trù về đạo đức phong kiến của Nho giáo.

Vậy ý nghĩa của chữ Lễ là gì? Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường nói đến lễ phép, lễ nghi, tức là biết xử sự, tôn trọng nhau như người biết phép tắc, có văn hóa, có đạo đức truyền thống. Chính trên cơ sở này mà nhà trường thường nêu câu “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn”, nghĩa là đến trường học trước tiên là học làm người, sau đó mới học chữ, học kiến thức, học nghề để mưu sinh về sau.

Trong tác phẩm Cổ Học Tinh Hoa có đoạn viết rằng: “Công Minh Tuyên đến học thầy Tăng Tử (người học trò thành đạt của Khổng Tử). Ở nhà thầy ba năm mà ít mấy khi đọc sách.

Thầy Tăng Tử hỏi: “Ngươi đến đây đã ba năm nhưng ta ít khi thấy người đọc sách và bàn thảo văn chương như các anh em là tại sao?”. Công Minh Tuyên đáp: “Thưa thầy, con vẫn chăm học ở thầy. Thầy lúc nào cũng hiếu thuận với song thân. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lễ độ, kẻ dở người hay ai đều bị thuyết phục. Ở triều đình đối với kẻ dưới bề trên đều nghiêm nghị như nhau, trong lòng nhân từ, không có ý hại ai. Đây là ba điều con mãi đang học nhưng chưa làm tốt được…”.

Câu chuyện có ý nói rằng, đi học trước tiên là học làm người và người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà còn là tấm gương nhân cách, gương mẫu về đạo đức để học trò noi theo. Khổng Tử và Mạnh Tử cũng đặt vị trí người thầy còn cao hơn bậc cha mẹ, vì cha mẹ sinh ra ta, còn người thầy giáo dục ta nên người.

Khổng Tử ra đời vào thời kỳ nhà Châu bắt đầu suy vong, các chư hầu thôn tính lẫn nhau, không còn tôn trọng Châu Lễ. Ngậm ngùi tiếc nuối thời cực thịnh thái bình 400 năm trước của nhà Châu, Khổng Tử đề xướng khôi phục Châu Lễ và chính vì thế mà về tư tưởng chính trị, người đời lên án Khổng Tử đã bảo vệ cho chế độ nô lệ phong kiến.

Châu Lễ ngày xưa chính là vũ trụ quan về trời đất, con người và thiên nhiên, là tư tưởng quan điểm chính trị, là hiến pháp và luật pháp quốc gia. Từ tư tưởng này, người đời xây dựng nên luân lý và mối quan hệ xã hội, quy tắc hành xử của con người với nhau trong hệ thống giai tầng xã hội qua các chữ Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ… Sau đó, Khổng Tử và các học trò của ông kế thừa và chọn lọc lại thành hệ thống tư tưởng triết học, đạo đức xã hội, đạo đức con người mà các thế hệ cần phải tu dưỡng noi theo.

Những đóng góp về quan điểm giáo dục và đạo đức con người của Khổng Tử, Mạnh Tử cho đến nay vẫn được người đời xem như là cốt lõi của của tư tưởng Nho giáo (dù Nho giáo và tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử có khác).

Đến nhà Hán (Hán Võ Đế), thừa tướng Đổng Trọng Thư muốn củng cố chế độ quân chủ chuyên chính và chế độ gia tộc, đã đem tư tưởng Khổng - Mạnh diễn dịch lại thành mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, gọi là “Tam Cương” và tinh thần Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín gọi là “Ngũ Thường” để phục vụ cho việc củng cố Hán Triều, đặt tư tưởng Nho giáo theo ý tưởng mới này thành nền tảng tư tưởng chính thống. Ông đã biến Nho giáo thành công cụ của giai cấp thống trị.

Chính từ đó, những nhà Nho sau khi đỗ đạt thì được làm quan, trở thành công cụ của giai tầng thống trị. Tiếc là đại đa số người thành đạt đó đều bị biến chất, phản bội lại tinh thần đạo đức Khổng - Mạnh. Chỉ có những nhà Nho bị thi rớt hay không chịu làm quan mới giữ được phần nhân cách, đạo đức Khổng - Mạnh và họ trở thành thầy đồ sống trong các tầng lớp nhân dân, giữ gìn được tinh thần, tư tưởng khí tiết Khổng - Mạnh, thế nên người đời luôn tôn kính các đồ nho.

Thật ra, chữ Lễ trong “Tiên Học Lễ Hậu Học Văn” không chỉ là lễ phép, lễ nghi, mà cũng không rộng mênh mông như chữ Lễ của Châu Công (Châu Lễ). Nó là quy phạm, tư tưởng, hành vi của con người đối với mọi mối quan hệ xã hội và thiên nhiên, nhằm bảo vệ quyền con người và trật tự cộng đồng xã hội, giữ gìn sự phát triển hài hòa của xã hội và thiên nhiên, giúp cho quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân và tập thể cũng tồn tại và phát triển, làm cơ sở hình thành một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Ngày nay, các thầy cô giải thích và thực hành như thế nào về tinh thần “Tiên Học Lễ Hậu Học Văn” cho học sinh? Sự kiện đăng trên báo dưới đây khiến chúng ta phải giật mình:

“Tại một trường trung học cơ sở tỉnh Bình Phước, một giáo viên bị chém trọng thương. Kẻ gây án khai rằng có một em học sinh trường này không mặc đồng phục nên bị thầy nhắc nhở. Em này về thuật lại với người yêu. Anh này nghe xong cảm thấy bị “xúc phạm” nên điện thoại nhờ người anh (thủ phạm) ra chợ mua cây rựa đến trường chém ông thầy nào dám xúc phạm đến người yêu. Anh không biết người nào, nên chém nhầm thầy này…”.

Tính chất tàn bạo và xem thường mạng sống con người phải chăng đã thành hiện tượng phổ biến? Nó đã phản ánh rằng cái học làm người không còn nữa, mà đã bị sự tranh giành hơn thua bất chấp lễ nghĩa, bất chấp đạo đức chẳng qua là cuộc sống vật chất mà thôi. Tại sao người ta có thể chém người không thù oán dễ dàng như ném một chiếc chén xuống đất cho nát vụn! Một sự suy đồi về đạo đức đến mức không thể chấp nhận được!

Sự đổi mới về kinh tế hiện nay có làm cho cuộc sống chúng ta tốt lên, nhưng vấn đề đạo đức xã hội, nhân cách đạo đức con người thì bị lu mờ và biến dạng dần. Ôi, chữ Lễ của chúng ta còn không và nếu còn thì ở đâu?

Tác giả: Phan Chánh Dưỡng

Nguồn:  Doanh nhân Sài Gòn 

 

CHUYỆN THƯỜNG NGÀY

 

LÀM VIỆC THEO NHÓM LÀ GÌ? (TEAMWORK)

Nguồn: skills.vietnamlearning.vn

Làm việc nhóm đang trở thành xu hướng được ưa chuộng tại rất nhiều tổ chức, dần dần thay thế cho phong cách làm việc độc lập bởi những lợi ích nổi trội mà nó mang lại. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn một định nghĩa khác về TEAMWORK (làm việc nhóm) mà từ đó bạn có thể thay đổi phong cách làm việc nhóm của mình sao cho hiệu quả hơn.

T – Talent (Tài năng)

Tài năng ở đây được hiểu là kiến thức, khả năng làm việc. Đây là một yếu tố cần thiết để các thành viên trong nhóm có thể nắm bắt được mục tiêu, nhiệm vụ chung của cả nhóm. Kiến thức này chính là những kinh nghiệm được thu nạp dần dần thông qua quá trình làm việc thực tế. Bạn có thể ghi chép lại những kinh nghiệm này vào một cuốn sổ tay nhỏ, luôn mang theo mình để có thể sử dụng bất cứ khi nào cần.

 

E – Enthusiasm (Sự nhiệt tình)

Tài năng là chưa đủ để xây dựng nên một nhóm làm việc thành công, mỗi thành viên còn cần có sự nhiệt tình với công việc chung của nhóm.  Bạn cần phải tự nhận biết được trách nhiệm của mình, luôn tìm cơ hội và sẵn sàng thể hiện khả năng của mình. Bằng sự nhiệt tình, mọi người sẽ luôn có cảm hứng và động lực để làm việc, từ đó, kết quả công việc sẽ khả quan hơn rất nhiều so với việc phải làm một cách “bắt buộc”.

 

A - Accountability (Trách nhiệm)

Một thành viên có trách nhiệm không chỉ thể hiện điều đó với nhóm của mình mà còn với từng thành viên trong nhóm. Thông báo thông tin đến các thành viên trong nhóm không chỉ là nhiệm vụ của riêng ai, tất cả mọi người đều cần phải có trách nhiệm thông báo đến mọi thành viên nếu họ là người biết thông tin. Việc thông tin không được “chia sẻ” sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công việc của từng cá nhân cũng như công việc chung của nhóm.

M – Management (Quản lý)

Mỗi thành viên đều cần nắm rõ mối quan hệ của mình với các thành viên còn lại của nhóm. Mỗi nhóm cần được tổ chức tốt để công việc có thể được phân chia một cách hợp lý. Thành viên xuất sắc của một nhóm là người sẽ yêu cầu được đảm nhận những công việc mà anh ta có thể làm được. Cuối cùng, mỗi thành viên trong nhóm cần phải đảm bảo được  rằng ai cũng được phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng của mình.

 

W - Work-able (Có thể làm được việc)

Nếu một người có tài năng và lòng nhiệt tình nhưng lại không có thời gian để làm việc thì tất cả những điều kia lại trở thành vô ích. Những thành viên làm việc cố định luôn là yếu tố cần thiết của một nhóm. Trong một buổi họp nhóm, bạn không thể phân công công việc  nếu thiếu đi một số thành viên. Tuy nhiên, khả năng có thể  làm việc không chỉ đơn thuần về mặt thời gian, nó còn bao gồm cả khả năng thích ứng với công việc mới, khả năng phản ứng với những tình huống bất ngờ xảy ra.    

 

O – Openness (Sự cởi mở)

Sự hiểu biết giữa các thành viên là rất cần thiết để mỗi người có thể làm việc hết khả năng của mình. Mọi người cần cởi mở trong việc chia sẻ ý tưởng và đưa ra ý kiến, cần phải cố gắng thấu hiểu  những đồng nghiệp làm việc cùng mình. Điều này yêu cầu mỗi người cần phải tham gia vào quá trình giao tiếp thật hiệu quả.

R - Respect (Sự tôn trọng)

Mỗi thành viên trong nhóm cần thực hành sự tôn trọng các thành viên còn lại để có thể nhận lại sự tôn trọng từ họ. Các nhóm nên bàn luận các vấn đề một cách công khai và mọi thành viên đều có quyền đưa ra ý kiến của mình.  Mỗi ý kiến, đóng góp đưa ra đều cần nhận được sự tôn trọng của mọi người. Có như vậy, trong các buổi họp sau, các thành viên mới có thể “thoải mái” đưa ra các ý tưởng sáng tạo của mình.

 

K - Keenness (Sự đam mê)       

Niềm đam mê chính là chìa khóa cuối cùng để bạn có thể làm việc nhóm. Nó còn hơn cả sự nhiệt tình. Sự nhiệt tình xuất hiện trước khi bắt đầu công việc, nhưng trong quá trình làm việc, niềm đam mê chính là yếu tố quyết định. Đó là động lực thúc đấy chúng ta làm việc đến cùng dù cho có gặp bất kỳ khó khăn, trở ngại nào.

MỘT CHÚT TÂM TÌNH

7 Quyết Định Làm Nên Thành Công

Andy Andrews là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất, Andy Andrews cũng là nhà diễn thuyết tài ba đã được 4 đời Tổng thống Mỹ mời đến Nhà Trắng. Ông cũng là huyền thoại về khả năng truyền cảm hứng cho hàng triệu người thông qua những cuộc nói chuyện, chia sẻ và những cuốn sách lay động hàng triệu trái tim.

Cẩm nang “Hành trình trí tuệ” của nhà văn Andy Andrews không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là chiếc chìa khóa vàng cung cấp 7 quyết định làm nên thành công.

Ông tâm sự rằng mình chỉ được sống hạnh phúc cho đến năm 19 tuổi, rồi cả cha và mẹ ông cùng qua đời - mẹ bị ung thư, bố bị tai nạn ô tô. “Tôi đã rơi vào hoàn cảnh bi đát và chính tôi lại khiến cho mọi thứ tồi tệ hơn”, Andrews kể lại với nụ cười buồn bã khi hồi tưởng về những chọn lựa sai lầm trong quãng thời gian bi kịch của cuộc đời mình. Chỉ trong vài năm, chàng thanh niên trẻ đã trở thành một kẻ không nhà không cửa đúng nghĩa, ngủ dưới gầm cầu hoặc trên bờ đá ngoài bãi biển, cũng có thể là trong garage của một gia đình nào đó.

Đó cũng là thời điểm Andrews tự đặt câu hỏi cho mình: “Cuộc đời có phải là một tấm vé số hay có những lựa chọn mà một người có thể lựa chọn cho chính tương lai của mình?” Để tìm ra câu trả lời, nơi đầu tiên ông đến là thư viện. Ở đó, quên mất cả thời gian, ông miệt mài đọc hơn 200 tiểu sử của những người vĩ đại có ảnh hưởng đến thế giới. Họ đã làm thế nào để trở thành vĩ đại như vậy? Liệu có phải đơn giản là họ sinh ra để trở thành vĩ đại? Hay trong những bước ngoặt của cuộc đời mình, họ đã đưa ra những quyết định đúng đắn để dẫn đến thành công?

Andrews cuối cùng đã tổng kết rằng có 7 phẩm chất mà mỗi người cần có để thành công. Anh tự hỏi: “Nếu tôi có thể học được 7 phẩm chất này và ứng dụng chúng vào cuộc đời mình thì sao?” 7 quyết định đó, khi anh thấm nhuần, đã giúp anh tìm được hướng đi khác cho cuộc đời mình. Và hơn 20 năm sau, 7 quyết định đó chính là nền tảng để Andy Andrews viết nên cuốn sách Hành trình trí tuệ.

7 Quyết Định Của Mọi Quyết Định Làm Nên Thành Công

 

Quyết định thứ nhất: Không đổ trách nhiệm cho người khác

v  Quyết định thứ hai: Kiếm tìm trí tuệ

v  Quyết định thứ ba: Tôi là con người hành động

v  Quyết định thứ tư: Tôi có một trái tim kiên định

v  Quyết định thứ năm: Hôm nay tôi sẽ chọn hạnh phúc

v  Quyết định thứ sáu: Tôi sẽ chào đón ngày hôm nay bằng tấm lòng khoan dung

v  Quyết định thứ bảy: Tôi sẽ kiên định trong mọi hoàn cảnh.

Cuốn "Hành trình trí tuệ" đưa ra một thông điệp về sự lựa chọn của một con người: chính quan điểm, thái độ mới là điều tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

"Hành trình trí tuệ" thực sự là một món quà dành cho tất cả những ai muốn thành công trong cuộc sống. Trong câu chuyện thú vị này chứa đựng 7 quyết định đầy sức mạnh nhưng vô cùng thiết thực có thể thay đổi mãi mãi cuộc sống của bạn!"  (Don Moen – Phó Chủ tịch Integrity Media)

HỎI ĐÁP MỤC VỤ

XIN LỄ CẦU HỒN

Lm. Đoàn Quang, CMC (www.xuanha.net)

Hỏi: Con được biết xin lễ để chỉ cho các linh hồn còn ở Luyện Ngục (hoặc cho chính mình) là cách làm việc đền tội hiệu quả nhất thay cho các Ngài (hoặc cho chính mình), cách này hiệu quả hơn tất cả các cách khác. Điều này có đúng không?

Đáp: Anh nói rất đúng, vì Thánh lễ là việc của Chúa. Chúa ban ơn, Chúa tha tội. Sách GLCG 1992, số 1088: "Chúa Kitô vẫn ở bên cạnh Giáo Hội của Ngài, trong Thánh Lễ và trong con người thừa tác viên, Ngài đã tự dâng hiến mình trên Thập giá xưa, thì nay cũng chính Ngài là người dâng lễ qua thừa tác vụ của các vị tư tế". 

H. Con lại được biết khi mình làm các việc lành, việc đền tội (ngoại trừ việc xin lễ hoặc tham dự Thánh lễ ấy) thay cho các Ngài (hoặc cho mình), thì mình phải ở trong tình trạng sạch tội trọng. Nếu không thì các việc lành, việc đền tội ấy không sinh ơn ích gì cả cho các Ngài (hoặc cho chính mình).

1651    24-04-2012 16:01:07