Sidebar

Thứ Năm
25.04.2024

Chúa Nhật III MC A

  1. Bước Đường Của Niềm Tin 

Nước Hằng Sống
Ga 4, 5-42 

Anh chị em thân mến,

Trong sinh hoạt của con người, Nước là một vật hết sức quan trọng và rất cần thiết. Thể xác con người cần có nước mới sống được. Người ta có thể nhịn ăn cả tháng trời, nhưng không thể nhịn uống... Mức độ nhịn uống chỉ vài ngày mà thôi. Trên trái đất, nước chiếm 2/3 diện tích và Nước rất cần cho sự tưới tiêu. Ngay cả cây cỏ cũng như súc vật, không có nước, sẽ chết hết... Trái đất này nếu không có nước, cũng chỉ là một hành tinh chết mà thôi, vì từ con người, đến súc vật, đến cây cỏ, nếu không có nước, số phận chắc chắn là phải chết.... Câu chuyện đối thoại giữa Chúa Giêsu và người đàn bà Samaria hôm nay xoay quanh một chủ đề: Nước (nước hằng sống). Kính mời anh chị em cùng suy niệm.

a/. Trước hết xin tìm hiểu một vài từ: 
Samaria : Nước Do thái từ Bắc xuống Nam dài khoảng 300 km, chia làm 3 miền rõ rệt. Miền Bắc: Galiêa - miền Nam : Giuđêa - miền Trung: Samaria . Mỗi miền có lối phát âm cách riêng biệt như người Việt Nam chúng ta. Riêng miền Trung (Samaria), miền này bị kể là dân ngoại. Người Do thái kỳ thị và khinh thường họ, cho dân Samaria là dân hợp chủng. Một người Do thái đàng hoàng không được phép nói chuyện và cả xin nước uống từ bất cứ chiếc bình nào của người phụ nữ Samaria .

Thờ Chúa trên núi này: vì người Do thái khinh thị và cắt đứt quan hệ với người Samaria, nên họ đã trả đũa bằng cách cho xây một đền thờ khác trên núi Garizim, cao 881m, mạn Nam thành Sikem. Có thể đứng bên giếng Giacop nhìn thấy núi này.

Thờ Chúa trong Thánh Thần và sự thật: Chúa muốn nhấn mạnh đã đến lúc không phải thờ Chúa trên núi này hay tại Giêrusalem, vì phải thờ phượng Chúa bằng thái độ nội tâm hơn là hình thức bên ngoài...

b/. Qua câu chuyện bên giếng Giacóp, chính Chúa Giêsu là người đi bước trước để gặp gỡ và cảm hóa người phụ nữ tội lỗi này. Chúa khởi sự từ việc Người khát nước và xin nước uống. Từ đó, Chúa hướng sự quan tâm của người phụ nữ sang thế giới khác, thế giới của tâm hồn. Dần dà, Chúa giải thoát khỏi những thiên kiến về sắc tộc, chính trị và tôn giáo. Phần chị ta, nhờ sự khéo léo của Chúa, lần hồi, chị ta khám phá ra người Do thái đang nói chuyện với mình là một tiên tri, là Đấng Cứu Thế muôn dân đang trông đợi.

Điều kỳ lạ và bất ngờ là cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người đàn bà Samaria , bình thường khó mà xảy ra. Ít nữa chúng ta thấy có bốn trường hợp ngăn cách hai người này không thể gặp nhau: thứ nhất là vì sắc tộc: vì kỳ thị nên người Do thái không gặp gỡ tiếp xúc với dân Samaria , vì họ bị coi là tạp chủng, ngoại lai. Thứ hai là sự phân biệt nam nữ; vào thời đó gặp gỡ giữa một người đàn ông và một người phụ nữ xa lạ là điều cấm, huống chi Chúa Giêsu lại gặp gỡ và nói chuyện với một người phụ nữ Samaria . Thứ ba: dù cả hai xứ, đều thờ chung một Giavê Thiên Chúa, nhưng dân Samaria bị khinh miệt như là dân ngoại, chung chạ với tà thần. Người Do thái liên hệ với họ sẽ bị ô uế. Thứ tư: một vị thánh như Chúa Giêsu mà lại nói chuyện với một người đàn bà tội lỗi, đang sống bất hợp pháp với 6 người đàn ông; rõ ràng dưới mắt người Do thái là một chuyện không thể được...

Qua câu chuyện bên bờ giếng Giacóp, Chúa Giêsu đã khéo dẫn đưa người phụ nữ Samaria đến nguồn nước hằng sống, thứ nước không chỉ để giải khát bên ngoài, nhưng có khả năng giải khát tâm hồn con người. Sau đó, người phụ nữ khi đã đón nhận nước hằng sống, đã trở thành chứng nhân, chạy đi báo tin cho người trong làng cùng biết và cùng đến với nước hằng sống là Đức Giêsu Kitô. Một câu chuyện thật nên thơ, nhưng cũng đầy ý nghĩa, cũng là bài học lớn cho mỗi người kitô hữu chúng ta.

c/. Gợi ý sống và chia sẻ: Ta có tin Chúa Kitô là nước hằng sống không? Khi đã tin, ta có sẵn sàng đem chia sẽ niềm tin đó cho người khác không?

 

Đổi Mới
Ga. 4, 5- 42.

Anh chị em thân mến.

Nếu có dịp đi qua bến phà hay những nơi công cộng, anh chị em nhìn thấy những cảnh hết sức thương tâm của người dân Việt Nam , đó là cảnh người nghèo đói còn quá nhiều. Những người ăn xin hiện diện khắp nơi, với những kiểu dáng hết sức phong phú, làm động lòng trắc ẩn khách đi đường. Họ cố gắng dùng mọi cách để làm sao kiếm được những đồng tiền để sinh sống. Nhiều vị khách đã động lòng mở rộng vòng tay nhân ái để giúp cho họ. Nhưng có phải vì túng thiếu không có phương tiện cần thiết để sống, nên họ mới chọn phương cách này không? Có người là như thế. Nhưng cũng có người không phải thế. Họ chọn việc ăn xin như là một nghề nghiệp của mình và không muốn từ bỏ nó, chứ không phải vì túng thiếu nên họ mới rơi vào tình trạng như thế, nên họ không muốn thay đ ổ i cuộc sống của mình, họ muốn ở mãi trong tình trạng đó, vì nó đem lại cho họ nguồn lợi. Họ vẫn biết việc làm của mình không hay lắm, nhưng vì đồng tiền mà quên đi danh dự.

Chúng ta vừa chứng kiến một phong cảnh đẹp của Phúc Âm . Nơi bờ giếng Chúa Giêsu hoán cải được một thiếu phụ, cũng từ đó Ngài làm cho cả dân làng có được một niềm tin và một sức sống mới. Ngài không bắt ép họ, nhưng gợi ý và để họ tự do hành động. Họ đã biết lựa chọn và hành động đúng.

Nếu người thiếu phụ đó cứ giữ mãi sự hiềm khích trong lòng cùng với sự căm hờn, nếu bà ta ích kỷ nhỏ nhen mà không nán lại một chút, chỉ biết lo trốn chạy vì sợ mất thời gian của mình trong một việc vô ích, thì làm sao bà ta nhận ra được hồng ân Thiên Chúa ban cho mình. Nếu chị ta nóng nải bỏ đi ngay tức khắc thì dân làng làm sao có thể nhận ra Đấng Cứu Độ đang đến với mọi người. Chúa Giêsu đến với mọi người, nhưng Ngài cũng chờ đợi mọi người biết đứng lên để đến với Ngài. Dân làng đã làm được điều đó, họ đứng lên và chạy đến với Ngài, nên họ nhận ra được hồng ân cao cả mà Thiên Chúa ban cho họ. Chính vì sự hy sinh nhẫn nại của một người mà cả dân làng mới có cơ hội tiếp nhận được hồng ân quý báu, và cũng nhờ họ có một tâm hồn quảng đại, biết lắng nghe nên họ đ ược hơn điều mình mơ tưởng.

Cơ hội không bao giờ thiếu cho con người, chỉ có con người không biết đón nhận và không biết tận dụng mà thôi.

Cơ hội cũng đến với chúng ta thật nhiều lần trong cuộc sống, cũng nhiều lần chúng ta bỏ qua một cách vô tình, có khi còn cố ý để cho cơ hội qua đi để tránh sự phiền phức.

Biết bao nhiêu lần vì ích kỷ sợ mất thời giờ quý báu của mình, chúng ta không chịu lắng nghe, nên không thể nghe được những điều hữu ích cho cuộc sống. Nhiều lần vì sự hiềm khích, vì nóng giận, vì sự tự ái trong người chúng ta quá lớn, nên chúng ta không có kiên nhẫn chấp nhận người khác, những lúc đó chúng ta cũng bỏ qua cơ hội ngàn vàng để biết đứng lên và quay trở về với Chúa. Cũng nhiều lần vì sợ mất đi những gì mình đang có như : thời giờ, tiền của, danh vọng, hay những thú vui trong cuộc sống, nên chúng ta cũng không thể lắng nghe để làm cho đời sống mình trở nên tốt hơn, đồng thời giúp cho những người chung quanh được lợi ích nhiều hơn. Chính những lần như thế, không phải là chúng ta không có phương tiện để sống tốt, nhưng vì mình không muốn. Như thế chúng ta không phải như những người ăn xin không phải vì hoàn cảnh, nhưng vì muốn làm nghề ăn xin và không muốn vươn lên. Không lẻ đời sống con người của chúng ta không thể đỗi mới được mà cứ phải lầm lủi trong bóng đêm mãi sao.

Nếu chúng biết mở rộng vòng tay ban phát những gì mình có cho những người cần đến, nếu chúng ta biết nhắt bước chân của mình để mang niềm vui đến cho người khác như người đàn bà bên bờ giếng, nếu chúng ta biết mang con tim yêu thương đến cho mọi người bằng hành động trong cuộc sống, khi đó chúng ta cũng dám nói như những người trong làng: bây giờ không cần chị nói, nhưng chính chúng tôi đã nghe và đã biết Người thật là Đấng cứu độ trần gian.

Xin Chúa soi sáng và hướng dẫn đời sống mỗi người chúng ta biết sống theo thánh ý Chúa.

Chúa Giêsu - Nguồn Nước Hằng Sống
Ga 4, 5 - 42

Một trong những nhu cầu cần thiết và quan trọng cho sự sống của mọi sinh vật trên mặt đất này là nước. Những người nông dân nào có nhiều kinh nghiệm chắc hẳn sẽ thuộc nằm lòng câu tục ngữ: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Ðể cây trái có thể sống và phát triển xanh tốt người dân phải siêng năng cung cấp đủ nuớc cho chúng. Có lẽ hình ảnh người dân trên tay cầm thùng, gàu hay ống nước là một trong những hình ảnh đẹp nhất ở vùng nông thôn. Cũng vậy một trong những nỗi khổ nhất của con người là mỗi khi thiếu nước sinh hoạt . Trong cái nhìn đó Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho chúng ta biết có một nguồn nước cần thiết và quan trọng hơn. Ðó là Nước Hằng Sống do Chúa Giêsu mang đến.

Bài đọc 1 cho thấy dân Do thái trong sa mạc đã kêu trách ông Môisen vì họ đang khát nước. Ông cầu cứu với Chúa. Người kêu ông cầm gậy đập vào tảng đá tức thì nước từ tảng đá ấy chảy ra cho dân uống (Xh 17, 3 - 7). Nhờ có n ước đó mà dân Do thái được sống. Sang bài Tin mừng Chúa Giêsu đã gặp một phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp. Sau khi trao đổi với chị về nước uống hiện tại, Chúa Giêsu đã mạc khải cho chị: "Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời". (Ga 4, 13 -14). Nghe lời ấy chị ta vội vàng xin Chúa Giêsu: "Th ưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước" (Ga 4, 15b). Chắc chắn đây cũng là ao ước của mỗi người chúng ta.

Ai trong chúng ta cũng muốn được sống. Sống thì phải dồi dào, phải sung túc chứ không èo ọt hay suy dinh dưỡng. Nước là yếu tố cần thiết và quan trọng để duy trì và phát triển sự sống. Ðối với sự sống tạm bợ nay còn mai mất còn cần đến nước, huống chi là với sự sống đời đời. Người phụ nữ bên bờ giếng Giacóp đã được Chúa Giêsu ban cho nguồn nước hằng sống. Chị đã biết đón nhận với tất cả niềm tin của mình vào Chúa Giêsu.

Mùa Chay là mùa mà chúng ta được kêu gọi để nhìn lại chính mình trước Chúa. Nhìn lại để thấy mình mỏng dòn và yếu đuối như thế nào. Càng thấy mình yếu đuối bao nhiêu thì chúng ta mới thấy mình cần Chúa bấy nhiêu. Một cây héo lá mới cần nước, một người cảm thấy khát nước thật sự mới thấy mình cần phải uống nước.

Tác giả Thánh vịnh 42 đã thưa lên cùng Chúa: 
"
Như nai rừng mong mỏi 
Tìm về suối nước trong 
Hồn con cũng trông mông 
Tìm đến Ngài, lạy Chúa "
 .

Xin Chúa Giêsu cho mỗi người chúng ta biết tin vào Người, biết khao khát sự sống từ nơi Người mang đến. Ðể rồi chúng ta biết siêng năng đến và gắn bó với Người nhiều hơn.

Sự Tôn Thờ Đích Thực
Ga 4, 5 - 42

Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta thấy Đức Giêsu là suối nước hằng sống. Chính Ngài mang lại sự sống vĩnh cửu cho tất cả những ai đón nhận Ngài. Đó chính là điểm chính yếu của Bài Tin mừng. Nhưng bài Tin Mừng hôm nay còn có một điểm chính yếu quan trọng nữa. Đó là việc Đức Giêsu chỉ cho chúng ta thấy thế nào là việc tôn thờ Thiên Chúa cách đúng đắn và đích thực : "Giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ những ngườI thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phương NgườI như thế. Thiên Chúa là thần khí và những kẻ thờ phương NgườiphảI thờ phương trong thần khí và sự thật.'

1. THỜ PHƯỢNG THIÊN CHÚA TRONG THẦN KHÍ:

Dân Do thái quan niệm rằng : Thiên Chúa là của riêng họ, đứng về phía họ để chiến đấu chống lạI các dân tộc khác. Họ cũng cho rằng: Thiên Chúa chỉ cư ngụ tại một nơi nào đó cụ thể, chẳng hạn như trong lều trạI chứa Hòm Bia giao ước, hay trong Đền Thờ Giêrusalem. VớI quan niệm như thế, Thiên Chúa của chúng ta mang đầy giớI hạn. Ngài cũng giống như một con ngườI biết yêu, giận, ghét, hữu hạn trong không gian và thờI gian.Thiên Chúa đã chấp nhận tất cả những gì con ngườI gán ghép cho Ngài như thế vì lòng yêu mến họ và Ngài muốn dẫn họ từng bước tiến đến chân lý đích thực qua thời gian.

Giờ đây, Đức Giêsu bắt đầu nâng tầm hiểu biết của họ về Thiên Chúa lên một tầm vóc mới.. Họ phảI tập nhìn và hiểu biết Thiên Chúa cách đúng đắn. Thiên Chúa chính là Đấng toàn năng, là Đấng sáng tạo muôn loài và là Cha chung của hết mọI người. Ngài là Thiên Chúa toàn năng tuyệt đốI nhưng Ngài cũng rất gần gũI vớI con ngườI và hết lòng yêu thương con người.

Chúng ta phảI tôn thờ Thiên Chúa trong thần khí. Chúng ta hãy để cho Chúa Thánh Thần tự do hoạt động trong chúng ta, để Ngài giúp chúng ta hiểu biết đúng đắn về Thiên Chúa đúng như Ngài trong bản tính đích thực của Ngài... Một Thiên Chúa đích thực không thể bị giớI hạn bất kỳ điều gì trong không gian hay thờI gian; không thiên vị ai, nhưng yêu thương hết mọI ngườI, muốn cho mọI ngườI được sống và được cứu độ. Chúng ta không thể hiểu biết đúng đắn về Thiên Chúa nếu chúng ta không để cho Chúa Thánh thần hướng dẫn chúng ta. Chúng ta hãy phá tan những bức tường và rào cản nơi cõi lòng ta để Thần khí Chúa có thể đi vào và biến đổI lòng ta thành nơi tôn thờ Thiên Chúa đích thực .

2. TÔN THỜ THIÊN CHÚA TRONG SỰ THẬT

Có thể nói, tấ cả những hiểu biết tốt nhất của con ngườI về Thiên Chúa cũng chỉ đúng một phần nhỏ về Ngài mà thôi. Thái độ khôn ngoan ngoan nhất của con ngườI khi dùng ngôn ngữ của mình để nói về Thiên Chúa là phảI chốI ngay cách nói của mình sau khi nói về Ngài. Vì ngôn ngữ của con ngườI vô cùng giớI hạn. May ra có thể có thứ ngôn ngữ của con tim sâu kín và thinh lặng mớI có thể diễn tả được nhiều điều về Thiên Chúa mà thôi. Một con tim không thiên vị, không thành kiến, không ích kỷ sẽ làm cho con ngườI hiểu biết cách đúng đắn về Thiên Chúa.

Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏI là chúng ta đang tôn thờ Vị Thiên Chúa nào không. Vì rất có thể chúng ta đang tôn thờ một vị thiên chúa là sản phẩm do tay con ngườI làm ra. Hãy nhớ lạI trong lịch sử dân Do thái: Khi Môsê ở trên Núi thánh vớI Thiên Chúa, thì dân chúng bảo Aharon đúc cho họ một Con Bê để họ tôn thờ như vi thần minh của họ. Hay chúng ta hãy nhìn lãi xem trong lịch sử: nhân danh Thiên Chúa nào để dân Do thái đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá? Nhân danh Thiên Chúa nào để Giáo hộI có một thờI đã lập giàn hoả thiêu, thiêu sống những ngườI bộI giáo và ly giáo? . . . Khi chúng ta tôn thờ Thiên Chúa mà lòng chúng ta đầy dẫy những điều xấu, ích kỷ, tham lam, dâm ô . . . là chúng ta đang tôn thờ và chạy theo một vị thiên chúa do sản phẩm của con ngườI làm ra; một vị thiên chúa giả tạo.

Vị Thiên Chúa đích thực phảI là Vị Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, một vị Thiên Chúa yêu thương hết thảI mọI ngườI và sẵn sang mở rộng vòng tay đón nhận tất cả mọI ngườI khi họ tìm đến vớI Ngài. Vị Thiên Chúa ấy là Cha của tất cả chúng ta, một ngườI cha tuyệt hảo và quảng đạI vô cùng. Vị Thiên Chúa đích thực được hoạ lạI cách trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô. Nói cách khác, Đức Giêsu Kitô chính là hình ảnh trung thực nhất về Thiên Chúa Cha. Hãy tôn thờ Vị Thiên Chúa chân thật - Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô.

 

 

Chúa Nhật III Mùa Chay A

Nước là yếu một trong những thứ cần thiết cho sự sống. Mọi nơi và mọi thời đều cần nước. Cỏ cây, sinh vật đều cần nước. Con người thì càng cần nước hơn. Sau không khí, nước là yếu tố quan trọng của đời sống. Có nước mới có rau cỏ, mới có sự sống. Đối với Ả Rập hay Tây Tạng, đối với khách bộ hành trong sa mạc thì mỗi giọt nước là một giọt máu trong thân thể. Trái lại, khi chúng ta sống ở  ruộng đồng hay miền sông nước, chúng ta không thấy quý nước như những người ở trên vùng cao hay đi trong samạc. Có nhiều khi còn sợ nước gây úng thủy ngập lụt. Chúng ta là những người giàu có nước uống, nước giếng, nước sông, nước hồ, nước ao, nước mưa, nước trái cây và mỗi ngày chúng ta dùng từ 200 đến 500 lít nước để ăn uống, tắm giặt, tha hồ thoải mái.

Nước là tác phẩm do Thiên Chúa tạo dựng. Nước tạo nên sự tươi mát. Bất cứ nơi đâu, dù là sa mạc mà có nước chảy vào, tức thì có ngay mầu xanh của cây cối. Đứng trước một dòng nước, ai lại không muốn tâm hồn mình được tươi mới. Những ngày hè nóng bức, chúng ta uống nước đá, tắm nước sông hay gặp nước mưa thì quả thực là mát mẻ. Từ vạn vật cho đến lòng người,tất cả đều được đổi mới. Tiếp đến nước tinh luyện và tẩy sạch. Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ trong ý nghĩa thanh tẩy ấy và đã dùng dòng nước rửa tội để xóa bỏ mọi dấu vết của tội lỗi. Nếu như nước thường do Thiên Chúa dựng nên còn có ích cho việc dinh dưỡng, thì Chúa càng có quyền để làm nên một thứ nước trường sinh như chính Ngài đã quả quyết với ông Nicôđêmô và người thiếu phụ Samaria. Nước hằng sống của Chúa là nước cứu độ, ai uống vào sẽ không bao giờ khát và không còn mơ ước một thứ gì trên trần gian này nữa. Nước hằng sống này xuất phát từ trái tim ngập tràn yêu thương của Ngài, đã hoán cải được biết bao nhiêu người, không lẽ lại chẳng níu kéo được chúng ta ra khỏi vũng lầy tội lỗi.

Trong bài Phúc âm hôm nay khi mở đầu câu chuyện với người phụ nữ Samari, Đức Giêsu là những nhịp cầu nối liền những dòng sông ngăn cách. Thái độ gần gũi của Người là nhịp cầu xóa đi biên giới ngăn cách chủng tộc, tôn giáo. Lời Người chính là nhịp cầu đưa vào đời sống thần linh. Đức Giêsu gặp người phụ nữ bên bờ giếng nước. Người phụ nữ nhìn Đức Giêsu bằng ánh mắt khinh miệt. Dưới mắt chị, đó chỉ là một người Do Thái đáng xa lánh. Còn tệ hại hơn nữa, anh chàng Do Thái này nghèo nàn, đang đói khát, mệt mỏi, chỉ chờ xin  chút nước uống. Chị hơn Ngài vì chị có tất cả. Chị có giếng nước của tổ tiên. Đối với người Sêmít, có nước là có tất cả. Ở giữa vùng sa mạc mênh mông, nơi nào có nước là nơi ấy có sự sống. Vì nhờ nước, cây cỏ mọc lên xanh tươi, gia súc có lương thực, con người mới sống được. Ai chiếm được nguồn nước, người ấy lập tức trở nên giàu có. Không những người phụ nữ có giếng nước mà còn có cả bình múc nước. Chị còn có gia đình, còn có Đền Thờ vững chắc xây dựng trên núi Garizim.

Nhưng Đức Giêsu đã phá tan sự an thân giả tạo của chị. Người cho chị thấy giếng nước của chị chỉ là phù du, vì giếng ấy không cho nước Hằng Sống. Người cho chị thấy hạnh phúc gia đình mà chị đang có chỉ là hư ảo, vì hạnh phúc ấy xây dựng trên một mối duyên hờ. Người cho chị thấy niềm tin của chị vào đền thờ chỉ là ngụy tín, vì Đền Thờ chỉ là gạch đá vô hồn không có Chúa ngự trong đó.

Trong phút chốc chị trở nên nghèo nàn. Trước kia chị tưởng mình có tất cả, nay chị chợt thấy mình trắng tay. Trước kia chị tưởng là mình giàu có, nay chị nhận thức rõ mình thật nghèo. Lấy đi tất cả những lớp vỏ phù du bọt bèo, chị thấy mình trơ trụi, khốn cùng. Nhưng từ đáy vực khốn cùng ấy, một niềm tin nhen nhúm, một mạch sối trào dâng... Chị chợt tỉnh ngộ. Những thứ mà trước kia chị tưởng là thành luỹ che chở cuộc đời, hóa ra chỉ là những tảng ngăn chặn nguồn suối. Tháo gỡ đá đi rồi mạch suối dào dạt trào tuôn.

Những thứ mà trước kia chị tưởng là nơi nương tựa êm ái hóa ra chỉ là tổ kén giam kín đời sâu. Trút bỏ được lớp vỏ xù xì cũ kỹ, sâu nay hóa bướm đẹp lộng lẫy, tự do bay tung tăng khắp chốn. Thì ra của cải, dục vọng, tôn giáo vụ hình thức, là những tấm màn che mắt chị, không cho chị nhận ra Chúa Giêsu Đấng Cứu thế. Ta hãy trở lại phút đầu tiên, khi Đức Chúa Giêsu ngỏ lời xin nước. Lúc ấy bị các tấm màn che mắt, chị chỉ thấy một anh chàng Do Thái: "Ông là Do Thái mà lại xin nước tôi ư?". Nhưng lời Chúa như lưỡi gươm sắc bén, phá tan màn mây mù che mắt chị. Nhát gươm thư nhất vung lên, một mảnh vảy mắt rơi xuống chị nhìn ra người đối diện: "Cao cả hơn tổ phụ Giacóp". Nhát gươm thứ hai vung lên, một mảnh vảy nữa rơi xuống, chị nhận ra Người là "một tiên tri". Một nhát gươm nữa vun lên, mảnh vảy cuối cùng rơi xuống. Chị nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế và chị tin vào Người.

Niềm tin trào dâng. Hạnh phúc trào dâng. Chị quên cả bình múc nước, quên cả múc nước chạy về làng báo loan tin vui. Chị để quên chiếc bình, vì chiếc bình từ nay trở nên vô dụng. Cùng với chiếc bình, chị bỏ lại cả giếng nước, cả người chồng hờ, cả ngôi Đền Thờ trống rỗng.

Lời Chúa như lưỡi gương sắc bén chẻ đôi đời chị. Mảnh đời cũ để lại bên giếng kho tàng của trần gian. Mảnh đời mới ngụp lặn trong dòng suối đức tin, kho tàng thiên quốc. Lời Chúa là ngọn đèn soi đường, nên chị bước đi những bước lẹ làng vững chắc hướng về sự sống mới. Lời Chúa là chiếc cầu đưa chị vào đời sống thần linh. Chị bỏ lại bên này cầu cái bình múc nước, vì bên kia cầu chị đã có mạch nước Trường Sinh. Chị bỏ lại bên này cầu mối duyên hờ, vì bên kia cầu chị đã gặp được tình yêu đích thực. Chị bỏ lại bên này cầu ngôi đền thờ trống rỗng, vì bên kia cầu chị gặp được Đấng chị phải tôn thờ trong tinh thần và chân lý. Chị như cánh đại bàng bay bổng trên trời cao vời những đường bay rất đẹp.

Người phụ nữ đã trút bỏ mọi gánh nặng kéo trì đôi cánh, nên chị bay vút trên trời cao.  Ta vẫn còn bên này cầu. Những gì người phụ nữ bỏ lại, ta ôm lấy mang về. Ta vẫn còn ôm ấp những giấc mơ trần tục. Của cải, dục vọng vẫn là những tảng đá ngăn chặn dòng nước đức tin. Những ảo tưởng, những thứ đạo đức vụ hình thức, giả hiệu vẫn còn che chắn không cho ta nhận biết chính mình, và vì thế, ta không bao giờ gặp được Chúa. Xin Lời Chúa như lưỡi gươm tách rõ trắng đen để ta dứt lìa tội lỗi, thoát khỏi thói an tâm giả tạo, thói đạo đức hình thức. Xin Lời Chúa tháo đi những tảng đá trì trệ để dòng suối tin yêu khai thông, để nước mắt sám hối tuôn trào rửa sạch hồn ta, và để tình yêu bừng nở đem cho ta hạnh phúc chân thật.

Lạy Chúa, xin mở mắt tâm hồn chúng con để chúng con nhận ra Chúa để chúng con luôn làm theo điều Chúa muốn. Amen.

Chỉ Có Chúa Mới Lấp Đầy Khao Khát Của Con  Người
Gioan 4, 5-42

Có đi cả ngày trời trong sa mạc khô cháy, trên đầu là nắng lửa, dưới chân là cát nung như đoàn dân Do-Thái ngày xưa trong hoang địa mới cảm nhận được cái khát hành hạ người ta đến độ nào và nhu cầu được uống cho đã khát mới bức xúc làm sao. Thế nên khi bị cơn khát dày vò, họ đổ lỗi cho Mô-sê đã đưa họ vào nơi hoang địa khô cháy và đòi đem vị lãnh tụ nầy ra mà ném đá. (bài đọc I, sách xuất hành 17. 3-7)

Thế nhưng ngoài cơn khát tự nhiên là khát nước, con người luôn có những khao khát mà không có gì trên thế gian có thể làm cho no thoả. Người ta gọi đây là khát vọng vô biên. Đây là cơn khát về mặt tâm linh nên chẳng có thứ nước nào trên đời có thể làm dịu bớt.

Người phụ nữ xứ Samari trong Tin Mừng hôm nay (Gioan 4, 5-42) cũng đã từng trải qua cơn khát tương tự. Chị đã mưu tìm hạnh phúc qua năm đời chồng rồi nhưng lại phải lần lượt chia tay với cả năm người đó, để tìm hạnh phúc với người thứ sáu. Rốt cuộc chẳng ai trong họ có thể đem lại cho chị hạnh phúc thực sự trong cuộc đời. Chị đi tìm hạnh phúc cũng y như đi lấy nước. Ngày nào cũng phải lặn lội tìm đến giếng nước xa, múc cho đầy vò rồi ngày hôm sau lại khát và tiếp tục đội vò đi tiếp. 
Chính vì thế nên Chúa Giê-su khẳng định với người phụ nữ Samari: "Ai uống nước nầy sẽ còn khát lại." Qua đó, Chúa Giê-su muốn nói không gì trên đời có thể đáp ứng khát vọng của con người.

Ông Arthur Schopenhauer (1788-1860), một triết gia người Đức cho rằng "những lạc thú mà thế gian cống hiến cho con người cũng chỉ như nắm cơm bố thí cho người hành khất,  chỉ làm dịu cơn đói hôm nay, rồi ngày mai lại đói."       
Cha Anthony de Mello cũng nhận định tương tự: "Việc thoả mãn dục vọng không giải thoát chúng ta khỏi dục vọng, nhưng tạo thêm một dục vọng khác còn mãnh liệt hơn để rồi cái vòng lẩn quẩn: khát khao - thoả mãn, thoả mãn - khát khao...  cứ tiếp diễn mãi không cùng", càng về sau lại càng tăng "đô" hơn. Và cứ thế, người ta phải chịu dày vò, thiêu đốt vì ngọn lửa khao khát trong lòng mình.
* * *
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su chỉ cho người phụ nữ Samari cũng như cho chúng ta một Nguồn Suối mang lại hạnh phúc: "Ai uống nước nầy sẽ lại khát, còn ai uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Gioan 4, 13-14). Chúa Giê-su chính là Mạch Nước đó.
* * *
Xưa kia, Augustinô là người mải mê tìm kiếm lạc thú trần gian suốt nhiều năm trường nhưng không gì trên thế gian có thể lấp đầy trái tim khao khát của ngài. Mãi đến tuổi 33, nhờ ơn soi sáng và lời nguyện cầu liên lỉ của người mẹ thánh thiện là Mô-ni-ca, Augustinô mới khám phá Thiên Chúa là Nguồn Suối đáp ứng khát vọng của ngài và đem lại niềm hoan lạc vô biên. Bấy giờ lòng đầy hoan lạc, Augustinô thưa với Chúa: "Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, vì thế hồn con mãi thổn thức khôn nguôi, cho đến khi được nghỉ yên trong Ngài".

Chỉ trong Thiên Chúa, khát vọng của Augustinô mới được lấp đầy. Quả đúng như Lời Chúa Giê-su nói: "Ai uống nước nầy sẽ còn khát lại, còn ai uống nước Tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Gioan 4, 13-14)

Lạy Chúa Giê-su, còn rất nhiều người đang khát Chúa mà vẫn chưa tìm thấy Chúa là Nguồn Nước mang lại hoan lạc và no thỏa cho tâm hồn. Xin cho họ được nhận biết Chúa chính là Nguồn Suối mà họ hằng khát khao.

Xin cho chúng con, như người phụ nữ Samari xưa, sau khi gặp được Chúa là Nguồn Nước trường sinh, thì cũng mau mắn giới thiệu cho mọi người đến gặp Chúa, để họ cũng  được no thoả nơi Chúa là Mạch Suối mang lại sự sống đời đời.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

1723    25-03-2011 09:27:47