Sidebar

Thứ Ba
23.04.2024

Gia Đình Là Hội Thánh Tại Gia - Tháng 03 năm 2003

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH LÀ HỘI THÁNH TẠI GIA

I. ĐỌC TÔNG HUẤN SỐ 50

Gia đình Kiô hữu được mời gọi góp phần tích cực và có trách nhiệm vào sứ mạng của Hội Thánh với một tư thế riêng biệt và độc đáo, bằng cách tự đặt mình phục vụ Hội Thánh và xã hội cả từ trong yếu tính lẫn trong hành động của mình, với tư cách là một cộng đồng thân mật của sự sống và tình yêu.

Nếu gia đình Kitô hữu là một cộng đồng mà các liên hệ của nó đều đã được Đức Kitô canh tân nhờ đức tin, và các bí tích, thì việc nó tham dự vào sứ mạng của Hội Thánh phải được thực hiện một cách cộng đồng : vợ chồng phải phục vụ Hội Thánh và thế giới với tư cách là đôi bạn, cũng như cha mẹ và con cái phải phục vụ Hội Thánh và thế giới với tư cách là gia đình. Họ phải “chung một tấm lòng và một linh hồn” trong đức tin, trong tinh thần tông đồ đang sinh độngcủa họ cũng như qua việc cộng tác đang đưa họ dấn thân vào việc phục vụ Hội Thánh và cộng đồng dân sự.

II. TÓM Ý FAMILIARIS CONSORTIO SỐ 49 VÀ 50

GIA ĐÌNH THAM DỰ VÀO ĐỜI SỐNG VÀ SỨ MẠNG CỦA HỘI THÁNH (Số 49 - 50)

Giữa các trách nhiệm căn bản của gia đình Kitô hữu, có một trách nhiệm có thể nói là có tính cách Hội Thánh, vì trách nhiệm này đặt gia đình vào chỗ phục vụ cho việc xây dựng Nước Thiên Chúa trong lịch sử, bằng cách dự phần vào đời sống và sứ mạng của Hội Thánh làm cho gia đình trở thánh một “Hội Thánh tại gia” (số 49).

GIA ĐÌNH TRONG MẦU NHIỆM HỘI THÁNH

Gia đình và Hội Thánh được nối kết với nhau bằng nhiều mối lên hệ sâu xa:
Hội Thánh mẹ sinh ra, giáo dục, xây dựng gia đình Kitô hữu;
Hội Thánh làm phong phú và củng cố gia đình Kitô hữu khi cử hành các bí tích để thánh hoá nó.
Hội Thánh linh hoạt và hướng dẫn gia đình Kitô hữu vào việc phục vụ tình yêu thương.
Phía mình, gia đình hoà nhập vào mầu nhiệm Hội Thánh, dự phần vào sứ mạng Hội Thánh theo cách thế riêng của mình. Nhờ ơn bí tích Hôn nhân, vợ chồng, cha mẹ Kitô hữu vừa được đón nhận tình yêu của Đức Kitô để trở nên một cộng đồng được cứu rỗi, vừa đuợc mời gọi truyền đạt cho người khác tình yêu của Đức Kitô.
Gia đình trở nên một cộng đồng cứu rỗi kẻ khác, đó là biểu tượng, chứng tích và san sẻ thiên chức làm mẹ của Hội Thánh.

THI HÀNH TRÁCH NHIỆM CÁCH ĐỘC ĐÁO

Cách thế riêng biệt và độc đáo của gia đình Kitô hữu trong việc tham gia vào sứ mạng của Hội Thánh, đó là tính cách cộng đồng yêu thương và chung sống, hoặc với tư cách là đôi bạn (vợ chồng), hoặc với tư cách là gia đình (cha mẹ và con cái).

Gia đình Kitô hữu xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trong môi trường tại thế của mình, qua các thực tế của cuộc sống. Họ tham dự vào sứ mạng tiên tri, tư thế và vương đế của Đức Kitô và của Hội Thánh. Họ diễn tả và thực hiện ba chức năng ấy ngay trong tình yêu hôn nhân và gia đình khi họ sống những giá trị phong phú và những đòi hỏi của tình yêu ấy.

Trong Hiến chế Mục vụ, số 48, Công đồng Vatican II nhắc lại: Hôn nhân Kitô giáo là hình ảnh giao ước tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Qua tình yêu toàn vẹn, không chia sẻ, trung thành và mở ngỏ với sự sống của vợ chồng, qua sự hiệp nhất và sự hợp tác giữa mọi thành phần trong gia đình, gia đình Kitô hữu làm cho mọi người thấy sự hiện diện sống động của Đấng Cứu Thế trong thế giới và bản chất đích thực của Hội Thánh.

III. CHUYỆN MINH HOẠ

Án tử ,người nước tề,nổi tiếng là một người thanh liêm và chung thủy. Xuất thân từ một gia đình nghèo,án tử được vợ hy sinh buôn bán tảo tần để nuôi ăn học. Đỗ đạt làm quan ,án tử không bao giờ quên ơn ấy của vợ.Cuộc sống đầy cạm bẫy,ông vẫn một mực trung thành với vợ.

Một hôm vua Cảnh Công đến thăm và ở lại dùng bữa với án tử. Một người đàn bà đã già xuất hiện trong bữa tiệc .Khi án tử vừa giới thiệu người đàn bà đó là vợ của mình,nhà vua ngạc nhiên đến sửng sốt. Ông đề nghị với án tử:”Ôi vợ khanh trông vừa già lại vừa xấu.Quả nhân có một đứa con gái,vừa trẻ vừa đẹp,quả nhân muốn cho về hầu ,khanh nghĩ sao?”.

Án tử liền trả lời một cách dứt khoát, không chút do dự:”Nội tử của tôi nay thật già và xấu.Nhưng chúng tôi đã lấy nhau và ăn ở với nhau bao lâu nay,kể từ khi nàng còn trẻ đẹp.Xưa nay , đàn bà lấy chồng còn trẻ cốt để nhờ cậy lúc già,lấy chồng lúc đẹp để nhờ cậy khi xấu.Nội tử tôi thường nhờ cậy tôi cũng như tôi đã từng nhận sự giúp đỡ của nội tử tôi.Nay bệ hạ muốn ban ơn mưa móc là tuỳ ở bệ hạ,nhưng xin đừng để tôi phải mang tiếng là ăn ở bội bạc với nội tử của tôi”.
Nói xong án tử lạy hai lạy,xin từ chối không lấy con gái của nhà vua.

IV. DẪN Ý CÂU CHUYỆN

Gia đình là nền tảng của xã hội.Con người chỉ có thể sinh ra và lớn lên trong một gia đình.Nét đặc trưng của gia đình là tình yêu.Tình yêu trong gia đình kitô giáo phản ảnh tình yêu mà Chúa Kitô yêu thương Hội Thánh và rập khuôn tình yêu của Hội Thánh đối với con người.

Thật vậy ,nền tảng để gia đình đứng vững đó là tình yêu,một tình yêu thủy chung .Nhưng tình yêu thủy chung không là cái gì có sẳn mà là một giá trị luôn đòi hỏi sự xây dựng và vun xới của con người…Một gia đình hạnh phúc hay không ,tất cả điều tuỳ thuộc ở sự phấn đấu xây dựng và vun xới của con người cho hạt giống tình yêu.

Án tử khi từ chối lời đề nghị của vua là chính thức bài tỏ sự cam kết:Tôi hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan ,khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ , để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời tôi”.Lời cam kết ấy làm cho ta nhớ lại lời cam kết của Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương và yêu thương đến cùng(Ga 13,23)

Yêu cho đến cùng nghĩa là chấp nhận cái chết từng ngày.Chúng ta có thể ví tình yêu hôn nhân như một hạt giống:có được chôn vùi,có được mục nát đi mới sinh hoa kết trái.Như vậy ,luật của hôn nhân chính là luật của hy sinh,của chiến đấu, của chính sự chết. Nhưng cũng chính khi con người biết chối bỏ chính mình bằng hy sinh con người sẽ tìm gặp lại chính mình trong người khác…Đó chính là một trong những tính chất căn bản của gia đình, xét như Hội Thánh tại gia: một cộng đồng hiệp thông liên đới trong yêu thương. Đó là lẽ sống mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta, cho mọi gia đình Kitô giáo.

1/ Gia đình là Hội Thánh tại gia :

Công đồng Vaticanô đã gọi gia đình là một Giáo Hội tại gia hay Giáo Hội nhỏ (Ecclesia domestica).Thuật ngữ này sau đó được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lập lại trong Tông Huấn FamiliarisConsortio. Lý do là vì “chính Mẹ Hội Thánh sinh ra, giáo dục, xây dựng gia đình Kitô hữu, bằng cách thực hiện cho nó sứ mạng mà Hội Thánh đã nhận được từ nơi Chúa mình” (ĐSGĐ số 49). Bằng việc loan báo Lời Chúa Hội Thánh nói cho gia đình biết căn tính của mình tức là gia đình phải sống thế nào cho phù hợp với ý định của Thiên Chúa; bằng các Bí Tích Hội Thánh củng cố và thánh hoá gia đình để tôn vinh Chúa; bằng việc công bố đức ái của Đức Kitô, Hội Thánh hướng dẫn gia đình sống yêu thương theo tình yêu và sự hy sinh mà Đức Kitô dành cho nhân loại.

Đến lượt mình, gia đình dự phần vào sứ mạng cứu rỗi của Hội Thánh theo cách thế riêng của mình : nhờ bí tích hôn phối “trong bậc sống và trong lãnh vực của họ, đôi bạn và cha mẹ Kitô hữu cũng có được ơn riêng dành cho họ trong lòng dân Thiên Chúa” (Giáo Hội số 11). Gia đình “nhận được” tình yêu từ Chúa Kitô để trở nên một cộng đồng được cứu rỗi và được mời gọi “truyền đạt” cho anh chị em của họ chính tình yêu của Đức Kitô, để như thế họ trở nên một cộng đồng cứu rỗi người khác.

Gia đình Kitô hữu, xét dưới góc độ là cộng đồng phục vụ sự sống và tình yêu, được mời gọi góp phần tích cực phục vụ Hội Thánh trong việc sinh sản con cái có trách nhiệm và yêu thương nhau với tư cách vừa là đôi bạn đối với nhau vừa là cha mẹ đối với con cái. Cha mẹ phải là những người đầu tiên truyền thụ đạo lý cho con cái. Nhiệm vụ này rất quan trọng, nhất là ở những nơi xa nhà thờ hay xa linh mục: “Trong gia đình cũng như trong một Giáo Hội nhỏ, ước gì cha mẹ là những người đầu tiên dùng gương lành và lời nói mà truyền dạy đức tin cho con cái” (Giáo Hội 4).

Theo Công Đồng Vaticanô II nhiệm vụ hàng đầu của Giáo Hội là rao giảng Tin Mừng. Vậy khi gọi gia đình là Hội Thánh tại gia, Công Đồng cũng có ý nói gia đình có bổn phận dạy đạo cho con cái mình. Muốn được như vậy các cha mẹ phải chuyên cần học hỏi Lời Chúa, nghe giảng, đọc Kinh Thánh và các sách đạo đức để có khả năng hướng dẫn giáo lý cho con cái.

2/ Cha mẹ là linh mục của gia đình

Trong Giáo Hội nhỏ là gia đình, cha mẹ là những người lãnh đạo, họ phải làm phận vụ của một linh mục trong giáo xứ. Họ có trách nhiệm hướng dẫn đời sống trong gia đình mình : “Mỗi gia đình với tư cách là xã hội, được hưởng quyền lợi riêng biệt và tiên quyết, có quyền tự do tổ chức đời sống tôn giáo trong gia đình mình, dưới sự hướng dẫn của cha mẹ” (Tuyên ngôn về tự do tôn giáo số 5).

Như vậy, ngoài việc truyền dạy đức tin cho con cái mình, cha mẹ còn có bổn phận tổ chức đời sống tôn giáo trong gia đình mình. Như một linh mục trong họ đạo, cha mẹ có ba nhiệm vụ : dạy dỗ, thánh hoá và linh hướng . “Chính ngay trong tình yêu hôn nhân và gia đình mà gia đình Kitô hữu diễn tả và thực hiện phần tham dự của họ vào sứ mạng tiên tri, tư tế và vương đế của Đức Giêsu Kitô và của Hội Thánh” (ĐSGĐ số 50).

Cha mẹ phải dạy cho con cái về những chân lý về Chúa, về con người, nhất là về mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa và với tha nhân. Cha mẹ là thầy dạy đức tin cho con cái.

Cha mẹ phải quan tâm đến việc thánh hoá con cái, lo cho chúng được lãnh nhận và siêng năng lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích giải tội và bí tích Thánh Thể, giúp chúng giữ mình sạch tội, tạo những điều kiện để chúng được thăng tiến trong đời sống đức tin, công bằng và bác ái.

Là linh hướng của con cái, cha mẹ cần đào tạo cho con cái có một lương tâm ngay chính,cố vấn cho các con trong việc phân biệt phải trái, tốt xấu; đôn đốc con cái làm việc lành, hướng dẫn chúng lựa chọn ơn gọi,cũng nhưng khi chúng dự tính chuyện hôn nhân.

Với ba nhiệm vụ này, cha mẹ xứng đáng là linh mục cai quản họ đạo là chính gia đình của mình.

3/ Gia đình là tế bào của Giáo Hội:

Sắc lệnh về tông đồ giáo dân viết:”Chính gia đình đã lãnh nhận từ thiên chúa sứ mệnh trở nên tế bào đầu tiên sống động của Giáo Hội” (TĐ số 11).Gia đình là Giáo Hội nhỏ, một tế bào trong thân thể Chúa Kitô. Giáo Hội này gồm có cha ,mẹ và con cái. Nhờ Bí Tích Rửa Tội và Hôn Phối, gia đình được tháp nhập với Chúa Kitô như cành nho với cây nho.Nhờ Ngài toàn thân được ăn khớp và se kết với nhau (.x Ep 4, 16).

Là Hội Thánh tại gia, gia đình cũng mang những đặc tính của Hội Thánh:duy nhất ,thánh thiện ,công giáo và tông truyền (kinh tin kính).

Trước hết, gia đình phải duy nhất và hiệp nhất. Như Chúa Kitô liên kết với Giáo Hội thế nào ,thì chồng vợ cũng phải kết hợp chặt chẽ với nhau như vậy, như lời Kinh Thánh :”Họ không còn là hai nhưng chỉ là một xương một thịt” (Mt 19,6 ).Ngoài ra, mọi người trong gia đình phải đoàn kết với nhau, như Giáo hội toàn cầu là dấu chỉ và là khí cụ của sự hợp nhất với Thiên Chúa và sự hợp nhất với toàn thể nhân loại .

Thứ đến ,gia đình Kitô hữu còn phải thánh thiện như Chúa Kitô .Mỗi người phải gìn giữ ơn Bí Tích Rữa Tội của mình,vì mọi tín hữu là thánh theo cách gọi của thánh Phaolô,vì họ có bổn phận nên thánh .

Tiếp đến gia đình cần có tinh thần cởi mở,quãng đại ,bao dung ,chia sẻ,như cộng đoàn Hội Thánh sơ khai đã thực thi, bằng việc chia sẻ của cải, sống hoà nhã với nhau và sẳn lòng làm việc thiện sau cùng Giáo Hội cũng là tông truyền, vì được xây dụng trên nền tảng giáo lý và các giáo lý do các Tông Đồ truyền lại .Chúng ta là thành phần dân Chúa, dưới sự dẫn dắt của các Tông Đồ, và như các Ngài, chúng ta được kêu gọi làm tông đồ để rao giảng Danh Chúa.

Mỗi người hãy quý mến gia đình của mình .Hãy nhớ đó là Giáo Hội thu nhỏ, được Chúa Kitô yêu thương và tác thành .

Lạy Chúa ,xin cho chúng con biết yêu thương và quý trọng gia đình chúng con và biết nổ lực góp phần mỗi người chúng con làm cho gia đình mình trở thành một Hội Thánh tại gia đầy sức sống.Amen

VI. HỌC TÔNG HUẤN SỐ 49

“Gia đình là hình ảnh sống động và là biểu hiện lịch sử của chính mầu nhiệm Hội Thánh “

VII.LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN THÁNG 3

HOÀ GIẢI VỚI CHÚA
Gợi Ý Sám Hối:

Lạy Chúa con chậm trễ trong việc lãnh nhận bí tích Hoà Giải, hoặc vì kém trông cậy vào lòng nhân từ của Chúa, hoặc vì con không nhận rằng mình có tội …Xin Chúa thương xót con.
Trong nhiều hoàn cảnh, con thiếu mau mắn, thiếu can đảm đề loan báo Tin Mừng Xin Chúa thương xót con.
Con khinh thường lao động ,thiếu xây dựng đoàn kết, thiếu đức bác ái trong phục vụ ,thiếu chăm sóc gia đình…xin Chúa thương xót con .

2.Lời nguyện chung :

Kêu mời:Anh chị em thân mến ,
Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, đã nhờ sự chết và sự sống lại của Con Chúa mà giao hoà thế gian lại với Chúa. Chúng ta hãy tin tưởng và cảm tạ lòng nhân từ của Chúa, và chúng ta hãy thành khẩn cầu xin cho mọi người:

  • Chúa Giêsu đã trao cho hội Thánh quyền tha tội .Chúng ta cầu nguyện cho các Giáo sĩ của Hội Thánh ,luôn sẳn sàng ban bí tích, nhất là bí tích hoà giải cho các tín hữu.
  • Mọi Kitô hữu điều phải lãnh nhận bí tích giải tội.Chúng ta cầu nguyêụ cho mọi tín hữu:ý thức về lòng tha thứ của Chúa vô biên ,mà thật lòng sám hối ,cùng thường xuyên lãnh nhận bí tích của lòng thương xót Chúa.
  • Các Kitô hữu tại Châu Phi đang gặp nhiều khó khăn cho cuộc sống…Chúng ta cầu nguyện cho các Kitô hữu tại Châu Phi, và cho chính chúng ta, luôn can đảm và mau mắn thực hành sứ vụ truyền bá Tin Mừng cho muôn dân.
  • Thánh Giuse là gương mẩu cho các thợ thuyền và gia trưởng .Chúng ta cầu nguyện cho mọi người trong họ đạo chúng ta,sốt mến tôn kính Thánh Giuse,noi gương nhân đức của Ngài, mà tích cực xây dụng gia đình thánh thiện ,hạnh phúc và tràn đầy yêu thương.

Kết thúc: Lại Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Chúng con này xin Chúa ban Thánh Thần cho chúng con, để chúng con nhận biết lòng nhân từ của Chúa vô biên, biết mình bất xứng, mà luôn chạy đến Bí Tích Hoà Giải ,và làm chứng cho muôn dân cũng nhận biết Thiên Chúa là Tình Yêu. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con .Amen.

VIII.ÁP DỤNG THỰC HÀNH

CHỨNG TỪ :MỘT GIÁO HỘI TẠI GIA

Vợ chồng José và Immaculada, người Tây Ban Nha, chia sẻ đời sống “gia đình là hội thánh tại gia”, đặt nền tảng trên Thiên Chúa và đời sống cầu nguyện. Họ nói như sau: Immacudala (Macu): Khi Jose’ và tôi quyết định chia sẻ cuộc sống với nhau, cả hai chúng tôi dứt khoát nhận Đức Giêsu làm người chứng cho sự cam kết của mình và làm mối dây ràng buột chúng tôi”.

José: Cái nhìn của tôi về Giáo Hội cách đây 10 năm thật mơ hồ và lộn xộn.Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình Kitô giáo: phải ,nhưng với một mớ nghi thức rỗng tếch, cùng với một ý tưởng về một thiên đàng không thể nào đạt tới được . Đối với tôi, Giáo Hội là một toà nhà đồ sộ mà mỗi Chúa Nhật chúng tôi tập trung lại để xem lễ.” Đó” cũng là nơi để người ta làm thủ tục cưới nhau ,còn linh mục thì cử hành những nghi thức rất rắc rối. Mới đây ,trong một cuộc tĩnh tâm cuối tuần, tôi được nghe một bài nói chuyện về”những cập vợ chồng tông đồ” và về “giáo hội của người giáo dân”.chỉ khi đó tôi mới hiểu và nhận thức được rằng có một Giáo Hội khác nữa mà tôi đã không chú ý tới đủ. Đó là Giáo Hội tại gia.

Bây giờ tôi cảm thấy mình là giáo hội trong mọi mặt của đời sống gia đình với con cái mình . Đó là khi tôi đặt được mình vào trong trình độ của chúng ,để cảm thông với chúng nhiều hơn và để chia sẻ những buồn phiền của chúng ,dù đó là những lo lắng vụn vặt thế nào mặt lòng .khi tôi trao cho các con tôi tình yêu thương và sự âu yếm mà chúng cần có, tôi thấy mình là Giáo hội . dĩ nhiên, tôi cũng nhận được từ nơi chúng rất nhiều yêu thương và triều mến tương tự.

Tôi là Giáo Hội khi tôi tranh đấu chống lại xu hướng của riêng mình là ưa xử sự như một ông chủ, chuyên ban bố các mệnh lệnh và đòi hỏi sự phục tùng .Cũng vậy ,khi tôi cần mẩn làm việc để cho chúng có một đời sống kinh tế xã hội và Tin Mừng tốt hơn, tôi thấy mình là Giáo Hội sống động tại gia .Trong “Giáo Hội” tại gia này, tình yêu Thiên Chúa giữ một chổ rất quan trọng .Tình yêu ấy mặc lấy xác thịt và hiện diện nơi mỗi người chúng tôi .Qua Macu ,vợ tôi, và hai đứa con trai của chúng tôi, tôi cảm thấy thật dễ dàng cảm nghiệm điều đó.Tôi yêu mến và nói chuyện với Thiên Chúa một cách dễ dàng qua họ .Trong kinh nghiệm của mình, chúng tôi kể cho Chúa nghe những niềm vui cũng như những nỗi băn khoăn của mình. Chúa là nền tảng vững chắc của” Giáo Hội tại gia” này .Chúng tôi chạy đến với Ngài để xin ơn kiên vững mỗi khi có những thử thách phải vượt qua.

Khi tôi đón nhận và yêu thương Macu, vợ tôi, đúng với sự thật của nàng ,khi tôi cố gắng giúp đỡ nàng, khi tôi phát hiện ra rằng nàng là phản ảnh của Thiên Chúa, tôi cảm thấy mình là Giáo Hội.

Khi có người nghèo gõ cửa nhà tôi để xin ăn và tôi san sẻ của ăn cho họ, tôi lại xác tín mình là “Giáo Hội “Khi tôi cố gắng giúp cho những người xung quang được dễ chịu và hạnh phúc hơn đôi chút ,tôi lại thấy mình là Giáo Hội của Đức Kitô phục sinh.

Macu: Trong tư cách làm vợ, tôi đã có cảm thức mới thế nào là Giáo Hội. Trước đây ,tôi thấy Giáo Hội chỉ như một tổ chức hoặc một cơ chế trong đó có những điều răn được lập ra sẵn mà tôi phải tuân giữ, có những lễ mà tôi phải tham dự mỗi ngày Chúa Nhật ;rồi tôi phải rước lễ trong mùa Phục Sinh, phải tham dự các tuần cửu nhật, đọc kinh sáng tối, đọc kinh trước và sau bữa ăn…

Bây giờ tôi thấy Giáo Hội gần gũi hơn với cuộc sống của mình, và tôi xác tín mình đang góp phần tích cực vào trong Giáo Hội.Tôi không còn xem Giáo Hội chỉ là hàng Giáo Phẩm.Tôi cũng không còn xem đó là một cơ chế cậy quyền và nhạt nhẽo nữa, đối với tôi. Giáo Hội đã trở thành một ngưới bảo vệ và một cộng đoàn đang thể hiện chính mình. Có thể nói rằng khi tôi cảm nhận chúng tôi là Giáo Hội , thì tôi cũng ý thức sâu sắc thế nào là được giải phóng và tự do.Cùng với Jose’ và các con, tôi cảm thấy cần phải nổ lực hơn nữa để chia sẻ cho những người chung quanh điều mình đã khám phá được: Chúng tôi là Giáo Hội của Đức Kitô.

Jose’: Tôi cũng là Giáo hội khi gạt bỏ tự ái mà quyết định đối thoại sau khi cải lộn gay gắt. Khi tôi quyết định yêu thật ,chứ không sống trong mộng mị ,khi tôi chấm dứt cải kiểu ừ hử qua loa và thật sự lắng nghe vợ mình, tôi thấy mình là Giáo Hội .Chúng tôi cảm nghiệm Giáo Hội khi giáo dục con cái, khi chúng trở thành bạn của chúng tôi để chơi đùa với chúng tôi,chấp nhận chúng và thông cảm chúng nhiều hơn. Chúng tôi là Giáo Hội khi chúng tôi cởi mở với bất cứ ai cần đến chúng tôi ,chúng tôi đặt mình phục vụ họ ,và khi chúng tôi đón nhận tình thương và sự giúp đỡ của người khác. Chúng tôi là “Giáo Hội tại gia “.Thật không dễ dàng. Vì tất cả những điều vừa nói trên, chúng tôi phải chiến đấu khi chúng tôi cầu nguyện với nhau và tha thứ cho nhau .Thật không dễ dàng. Vì tất cả những điều vừa nói trên, chúng tôi phải chiến đấu để vượt qua những yếu đuối của mình ,hầu xây dựng một Giáo Hội tại gia đích thực ,thậm chí có khi gặp thất bại hoặc sơ suất.

Macu kiết luận : Với sức mạnh chỉ có được nhờ cầu nguyện và chấp nhận chính mình, chấp nhận những giới hạn và những yếu đuối của mình ,tôi đang xây dựng một Giáo Hội sao cho trở thành hình ảnh trung thực của Đức Kitô .Khi tôi sửa soạn bữa ăn cho Jose’ với tất cả tình yêu, trong lúc anh trở về nhà bực mình với công việc của anh ,tôi cảm thấy tôi là Giáo Hội cho anh ,bởi vì Giáo Hội chính là biểu tượng và là lời nhắc nhở dây hôn nhân của chúng tôi.Chính trong Giáo Hội đó, Chúng tôi đã thề hứa giúp nhau hạnh phúc. Khi tôi tin cậy Jose’,khi tôi trao hiến thân mình cho anh, khi tôi chia sẻ những buồn lo,những thất vọng ,những thất bại và sự im lặng của anh ..tôi cảm thấy chính mình là Giáo Hội

IX.TẢN MẠN

ĐỔ LỔI CHO CHA MẸ

Tôi bất mản và chán ghét thế giới chung quanh .Tôi giận cả cha mẹ mình và phát chán mỗi khi phải nghe những lời chỉ bảo và nhắc nhở của cha .Cũng như những thanh niên mới lớn khác ,tôi lớn lên theo năm tháng cùng với cái tôi quá lớn của mình .Xét cho cùng ,cha tôi thậm chí còn chưa học hết trung học ,còn tôi dầu gì cũng là sinh viên đại học hẳn hoi .Tôi cảm thấy mình hơn hẳn cha ,vậy cớ gì ông ta lại có thể can thiệp vào đời sống riêng của tôi !.

Ít ra thì tôi cũng đã tìm thấy sự chia sẻ của đám bạn bè cùng trang lứa trong những cuộc tán gẫu hàng giờ ở quán cà phê. Chúng tôi đồng cảm với nhau về những rắc rối với cha mẹ mà chúng tôi gặp và thoải mái chơi trò “đổ lổi cho cha mẹ” .Cuộc sống của tôi ở trường có lẽ cũng sẻ trôi qua bình thường như thế nếu không có những giờ lên lớp của thầy B.Simon, một trong những thầy giáo khác thường nhất mà tôi đã từng học .Ít thầy cô giáo nào đặt câu hỏi buột chúng tôi phải dùng cái đầu để trả lời. Thầy Simon đã mang đến cho chúng tôi luồng gió mới. Điều mà người ta bàn tán về thầy Simon nhiều nhất là cách trò chuyện xa lạ mà gần gũi của thầy : trò chuyện qua tấm thẻ “cảm xúc”.Mỗi tuần một lần ,chúng tôi phải điền vào trong tấm thẻ của mình với một suy nghĩ, một băn khoan ,một cảm xúc, một câu hỏi hay bấy cứ những gì chúng tôi có thể nghĩ ra và nộp cho thầy .Lúc đầu tôi thấy trò chơi này cũng hơi hay hay như “trò đổ lổi cho cha mẹ” mà tôi thường làm .

Những câu viết của tôi lúc đầu gởi cho thầy chỉ mang tính cách bông đùa .Nhưng câu trả lời của thầy Simon trên thẻ có một sự quan tâm đến tôi .Nhưng có ngờ đâu rồi cũng đến ngày tôi vô tình trãi lòng mình ra trên tấm thẻ vô tri vô giác kia .Tôi vừa cải nhau dữ dội với cha tôi .Cảm thấy bị cha đàn áp ,tôi vùng vẫy muốn trốn thoát. Chúng tôi đã to tiếng với nhau .Tôi ào chạy ra khỏi nhà đến trường trong một cơn giận dữ. Và cũng trong cơn giận dữ ấy, tôi đã viết vào trong tấm thẻ ấy không hút đắn đo suy nghĩ:”tôi chỉ là con của một thằng ngốc”.

Khi đã bình tĩnh lại ,tôi mới thấy mình sợ hải. Sao tôi lại dại dột đến thế khi cho thầy Simon biết về tôi kia chứ? Tại sao tôi lại kể cho ông ấy nghe về cha tôi kia chứ? Nếu ông ấy liên lạc với cha tôi thì sao ?Mọi chuyện sẻ vỡ lở từ đây .Nỗi sợ hãi đó kéo dài cho đến khi tôi nhận lại được tấm thẻ .khó khăn lắm tôi mới đủ can đảm lặt tấm thẻ lên. Đập vào mắt tôi đơn giãn chỉ là một dòng chữ: Thế” đứa con của một thằng ngốc” sẽ làm gì trong suốt cuộc đời còn lại ?Tôi cảm thấy như có một cái tát vào mặt. Từ trước đến giờ ,nếu tôi có làm sai điều gì ,thì đó là điều do lổi của cha mẹ .Chưa có phút giây nào tôi nghĩ mình phải có chút trách nhiệm nào trong đó .Câu hỏi như vô tư của thầy Simon đã chạm đến cốt lõi của câu hỏi mà tôi thường lẫn tránh :Tất cả những vấn đề này là của ai? Trách nhiệm của tôi ở đâu trong những vấn đề này?.

Suốt đêm tôi thao thức suy nghĩ về một vấn đề mà mẹ tôi thường nói :”Một người triệu phú lúc thành công thì tuyên bố là do tay mình làm nên sự nghiệp ,khi thất bại thì đổ lổi tất cả là vì cha mẹ”. Những lời nói của thầy Simon không phải là những viên thuốc thần để có thể chuyển đổi “con ngực bất kham” như tôi ngay lập tức,nhưng nó ngấm dần vào tiềm thức của tôi .Tôi dần dần nhận ra từ trước đến nay tôi đã sống cuộc đời mà tôi không phải là nhân vật chính.Tôi bắt đầu nhận thấy rằng tôi phải chịu tránh nhiệm chính cho những hành động ,suy nghĩ ,tình cảm của mình .Theo thời gian tôi thấy mình đổi khác rất nhiều .Tôi thấy mình nhiệt tình với công việc ,năng nổ sống vui vẻ, có ý nghĩa và có ích cho mọi người hơn .Bạn bè chung quanh cũng nhìn tôi bằng con mắt khác.

Vài năm sau ,tôi nhận thấy kết quả học tập của mình tiến bộ vượt bực. Nhưng điều quan trọng hơn hết là mồi quan hệ của tôi và cha cũng được cải thiện .Tôi nhận ra rằng mặc dù cách dạy dỗ con cái của cha tôi không được” dịu dàng “, nhưng tất cả những gì cha tôi làm điều xuất phát từ một tình cảm yêu thương ,quan tâm và lo lắng dành cho tôi .

Từ bây giờ tôi cảm thấy yêu thương cha tôi hơn bao giờ.Tôi bắt đầu hiểu chân lý: Muốn thay đổi thế giới chung quanh bạn ,chỉ cần thay đổi thái độ của bản thân. Cuộc đời tôi đã thay đổi hoàn toàn từ một câu hỏi có vẽ như vô tình mà ẩn chứa một tình yêu sâu xa của thầy Simon. (lược dịch từ internet)

XI. NGHỆ THUẬT SỐNG:

ĐỂ QUÊN VÀ ĐỂ NHỚ

Hai người bạn đi trên con đường vắng vẽ. Đến một đoạn ,họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiềm chế được ,giơ tay tát vào mặt bạn mình .Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát :”Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt của tôi “.

Họ tiếp tục đi , đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy .Anh bạn kia không may bị vọp bẻ và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu.khi hết hoảng sợ anh viết lên đá:”Hôm nay người bạn thân nhất đã cứu sống tôi “.Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi :”Tại sao khi tôi đánh anh ,anh viết trên cát ,còn bây giờ ,khi tôi cứu anh ,anh lại viết lên đá?”.

Mĩm cười ,anh trả lời : ”Khi người bạn làm chúng ta đau ,chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi chúng bay đi cùng với sự tha thứ …Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta nên khắc nó lên đá ,như khắc sâu nó váo ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xoá nhòa được”.
Hãy học cách viết trên cát và đá…………(dịch từ internet)

XII. TRANG THIẾU NHI

I.KINH THÁNH :(Lc 2, 51-52)

“Sau đó Người đi xuống cùng với Cha Mẹ , trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng Cha Mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng .Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta “.

II. HỌC HỎI:

Trong Tông Huân “Về những bổn phận của gia đình người Kitô hữu” (Familiaris Consortio-xin được viết ắt làTHGĐ), ban hành ngày 22-11-1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gọi gia đình là “hội thánh thu nhỏ” (số 49). Thực ra Đức Thánh Cha không phải là người khởi xướng cho thuật ngữ này, vì chúng ta cũng đã gặp nó trong văn kiện của Công Đồng VAT II (x CĐ Vat II. Hiên chế tín lý về Giáo Hội-xin được viết tắt là HCGH-số 11). Vậy tại sao lại xem gia đình là “Hội Thánh thu nhỏ”?.

  • Vì, trước hết, gia đình phát xuất và được nuôi dưỡng, giáo dục từ Mẹ Hội Thánh :”Chính Mẹ Hội Thánh sinh ra, giáo dục, xây dựng gia đình Kitô hữu, bằng cách thực hiện cho nó sứ mạng mà Hội Thánh đã nhận được từ nơi Chúa mình “ (THGĐ số 49).
  • Gia đình là một cộng đồng” được cứu rỗi”: gia đình chính là nơi nuôi dưỡng và giáo dục đức tin cho con cái, nhờ đó, chúng được đón nhận ơn cứu rỗi của Thiên Chúa.Vì thế,”Cha mẹ là những người đầu tiên dùng gương lành và lời nói mà truyền dạy đức tin cho con cái. (THGĐ-số 9; CĐ. vat II. HCGH- số 11).
  • Gia đình là một cộng đồng “cứu rỗi” người khác: gia đình Kitô hữu tham dự vào sứ mạng cứu rỗi của Hội Thánh ,xuất phát từ và nhờ Đức Kitô ,qua việc thực hiện ba sứ vụ :
  • Sứ vụ tiên tri : gia đình kitô hữu là cộng đồng tin và rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.( x. THGD -sô 11.51-54; Vat II- Sắc Lệnh về tông đồ giáo dân-xin viết tắt là SLTĐGD-11).
  • Sứ vụ tư tế: Gia đình là cộng đồng tự thánh hoá mình và thánh hoá cộng đồng Hội Thánh và thế giới bằng nhiều cách thức phong phú : thờ phượng Thiên Chúa với tư cách là “đền thờ tại gia” (x.THGD -số 55; Vat. II .SLTĐGD số 11); sống các Bí Tích ,nhất là các Bí tích Hôn Phối, Thánh Thể và Hoà Giải (x.THGĐ-số 55-58) đời sống cầu nguyện (x.THGĐ-số 59-62)….
  • Sứ vụ vương đế: gia đình, cùng với Hội Thánh ,và theo gương mẫu Đức Kitô, là một cộng đoàn phục vụ con người trong tình huynh đệ ,và bác ái. (x THGĐ số 63-64)
  • Gia đình là nơi phát hiện ,hướnh dẫn và nuôi dưỡng các ơn gọi của con cái ,nhất là ơn gọi linh mục, từ đó cống hiến cho Giáo Hội và xã hội những người con ưu tú góp phần làm sáng danh Chúa, thăng tiến đời sống xã hội và mở mang Giáo Hội (từ trong môi trường gia đình, Địa phận Vĩnh Long chúng ta có hai người con ưu tú là hai vị thánh tử đạo :Ô.trùm Giuse Lựu và Linh mục Philipphê Phan Văn Minh )(x CĐ.Vat II.HCGH-số 11;SLTĐGD-số 11).
  • Gia đình là nơi truyền sinh , nuôi dưỡng và giáo dục con cái ,tức chia sẻ thiên chức làm Mẹ của Hội Thánh (x THGĐ-số 36-38.49; CĐ.Vat .II-Hiến chế Mục Vụ số 48).

Tóm lại ,khi liên kết với Đức Kitô ,qua việc hiệp thông và chia sẻ các sứ vụ của Hội Thánh ,mỗi gia đình Kitô hữu được xem là “Hội thánh thu nhỏ”, một “Hội thánh tại gia”.

III. CHUYỆN VUI

Trong bài giảng cho thiếu nhi về đề tài “gia đình –Hội Thánh tại gia”, thấy các em không hiểu ,cha sở liền minh hoạ cụ thể: ”ví dụ gia đình các con là một Hội Thánh thu nhỏ, thì trong Hội Thánh đó ông nội của các con sẽ là Đức Cha, ba của con là cha sở, má con là cha phó ,còn anh chị em chúng con là giáo dân .Vậy ba của con phải kính trọng ông nội ,như cha sở kính trọng Đức Cha; má con phải sống yêu thương thuận hoà với ba ,như các cha phó phải sống yêu thương thuận hoà với cha sở; còn các con phải vâng lời cha mẹ như các con vâng lời các cha vậy .Các con hiểu chưa ?”.Cả lớp đồng thanh thưa: ”thưa Cha chúng con hiểu rồi ạ!”.
Buổi chiều hôm đó, Cha sở dạo chơi thăm giáo dân . Đến nhà kia,thấy hai em nhỏ ngồi khóc tỉ tê,cha liền hỏi:
-Làm sao con khóc vậy ?
-Thưa cha ,”Hội Thánh tại gia hôm nay xung đột dữ dội: cha sở nhậu say về quậy Đức Cha và cha phó. Cha phó giận ,bỏ về bên ngoại ; Đức Cha thấy la rẩy mà cha sở vẫn không nghe, nên cũng buồn bực bỏ sang nhà bác hai ,sau đó cha sở say quá nên cũng đi ngủ luôn .Không ai chịu nấu cơm cho giáo dân ăn, giáo dân đói quá nên giáo dân khóc ạ!
-Cha sở.!!!!.

IV.THỰC HÀNH
Thiếu nhi góp phần xây dựng hội thánh tại gia bằng cách:
+Góp phần xây dựng gia đình bằng đời sống đức tin, siêng năng cầu nguyện ,siêng năng xưng tội ,rước lễ…
+Luôn vâng lời ông bà ,cha mẹ và cố gắng rèn luyện mình, để trở nên người con ngoan, hữu ích cho Giáo Hội và cho xã hội .

V. GIÁO LÝ KINH THÁNH DÀNH CHO THIẾU NHI:

Câu chuyện Sáng thế (1,1-31) dạy ta những bài học gì ?
Câu chuyện Sáng thế này dạy ta :
+chỉ có một Thiên Chúa còn tất cả những tạo vật khác điều do Ngài tạo dựng.
+Thiên Chúa là một Ngôi Vị :Ngài hằng sống và là một Thiên Chúa có Ngôi Vị .Ngài phải được yêu mến và được phụng thờ hết tình.
+Con người trỗi xa hơn vạn vật trên thế giới ,là một kiệt tác của tạo vật hữu hình.
+Con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên chúa . Con người có trí hiểu và tự do ,có thể cai trị các tạo vật khác.
+Hôn nhân được Thêin Chúa chúc lành.
+Con người phải dành ít nhất một ngày trong tuần cho Thiên Chúa.
+Thế giới và mọi vật trên thế giới đã được dựng nên điều tốt lành.
Lời Chúa :Thiên Chúa ban phúc lành cho họ ,và Thiên Chúa phán với họ :”hãy sinh soi nẩy nở thật nhiều ,cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất .Hãy làm bá chủ cá biển chim trời, và mọi giống bò trên mặt đất. (Stk 1,28).

GIA ĐÌNH LÀ HỘI THÁNH TẠI GIA

Tại sao gọi gia đình là hội thánh tại gia?
Gọi gia đình là “hội thánh tại gia” vì các em cũng biết :Hội Thánh có nhiệm vụ thánh hoá các tín hữu nhờ các Bí Tích và cử hành phụng vụ . Chính các bậc phụ huynh cùng con cái , điều có bổn phận giúp nhau nên thánh bằng mọi phương thế , cách đặc biệt là giúp nhau để mọi người trong nhà chẩn bị các việc phụng vụ ở nhà thờ cách sốt sắn hơn .

1/ Gương thánh trẻ Đaminh Saviô .

Chắc các em điều biết chuyện thánh Đaminh Saviô, một vị thánh chết rất sớm lúc tuổi đời mới mười hai (1842-1857). Đọc lại tiểu sử của vị thánh trẻ này ,chúng ta nhận thấy thánh nhân có được đời sống đạo đức từ bé chính là do gia đình hun đúc nên ,nhất là công lao của người mẹ đạo đức đã góp phần to lớn trong việc thánh hoá con cái mình sống đẹp lòng Chúa.

Xin trích ra đây một vài hình ảnh minh hoạ rằng: Chính gia đình đã giúp thánh hoá con cái mình sống nhờ những cách thế mà cha mẹ có được trong quyền hạng của mình .Lúc cậu bé Saviô mới biết nói bập bẹ, bà mẹ đã dạy cho con kêu tên Chúa Giusu, Mẹ Maria. Đến khi con lớn hơn một chút , cung chính bà dạy cho con đọc kinh truyền tin ba lần trong ngày .Mỗi tối cùng với gia đình vây quanh bàn thờ để cùng nhau lần hạt đọc kinh tối .

Các em cũng biết hồi thời xưa , tức vào thời của Saviô thế kỷ thứ 19 , trẻ em được rước lễ lần đầu rất trễ, độ khoảng 12-13 tuổi mới lãnh nhận Bí Tích này . Đồng thời luật cũng không cho rước lễ hằng ngày như chúng ta có hiện nay ,mà chỉ rước một lần trong tuần thôi.Thế mà cậu bé Saviô mới 7 tuổi đã được cha sở cho rước lễ vì thấy cậu siêng năng ,sốt sắng trong việc đi lễ Misa hằng ngày ,không bỏ một phiên giúp lễ nào được chia cho cậu .Trong ngày rước lễ lần đầu này, Saviô đã ghi vào sổ bốn quyết định sau đây :

  • Năng xưng tội rước lễ khi cha giải tội cho phép.
  • Tôi muốn thánh hoá ngày Chúa Nhật.
  • Bạn của tôi là Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria .
  • Thà chết còn hơn phạm tội .

Như đã nói ở trên ,chính bà mẹ đã giúp cho cậu có những quyết định đạo đức, thánh thiện như thế. Những điều này được Thánh nhân tuân giữ cho đến lúc cuối đời ,không bao giờ sai phạm .Bà Bietgita ,mẹ Saviô, đã mượn lời của mẹ thánh Luy để khuyên dạy con mình :”Mẹ thà thấy con chết hơn là thấy con phạm tội “

2/Áp dụng :

Các việc làm cụ thể các em có thể bắt chước thánh Saviô được nêu ra như sau :
a/ Đọc kinh sáng tối , đặc biệt nhớ giờ kinh tối gia đình cùng đọc chung với nhau theo bảng gợi ý của Đức Cha Toma in trong tập sách nhỏ “Kinh Mân Côi “ở trang cuối.

b/ Hầu hết độ tuổi thiếu nhi của các em có dịp tham gia vào ban giúp lễ hoạc ca đoàn .Vậy các em hãy cố gắng thực hiện những việc đó cách tốt đẹp theo gương thánh Saviô. Muốn thế các em phải siêng năng đi lễ Misa hằng ngày và năng rước lễ.

c/ Và sau cùng các em cũng hãy có những quyết tâm sống thánh như Thánh nhân nhờ ơn chúa trợ giúp các em.

Xin được mượn lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để thay lời kết :” Để việc cử hành phụng vụ tại nhà thờ được chuẩn bị và kéo dài tại gia đình ,thì các gia đình công giáo cần thực hiện việc cầu nguyện riêng “. Đức Thánh Cha còn nhắc nhở: ”Các bậc cha mẹ công giáo có bổn phận đặc biệt giáo dục con cái biết cầu nguyện ,phải giúp chúng dần dần khám phá ra mầu nhiệm Thiên Chúa và đối thoại cá nhân với Người “.(CĐ 60.61).

6599    19-04-2012 09:21:46