Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Hạnh Thánh Tháng 4_phần 1

Ngày 1 tháng 4 
THÁNH PHAN-XI-CÔ PAO-LA 
Ẩn tu

Thánh Phan-xi-cô sinh ngày 27 tháng 5 năm 1416, tại Pao-lô Ca-lập-rơ, trongmột gia đình nghèo khó nhưng rất đạo đức. Cha mẹ ngài đã cưới hỏi nhau từ lâu nhưng không có con, nên nài xin thánh Phan-xi-cô khó khăn cầu bàu. Và Chúa đã nhậm lời. Để tỏ lòng biết ơn, ông bà đã tên con là Phan-xi-cô.

Được mẹ dạy dỗ cẩn thận, ngay từ nhỏ, thánh nhân sống hết sức khiêm tốn, luôn luôn muốn được mọi người gọi là hèn mọn nhỏ bé nhất. Và nhân đức đặc biệt thứ hai của ngài là siêng năng cầu nguyện . Mỗi sáng vừa thức dậy, công việc trước tiên của ngài là chạy đến nhà thờ dự thánh lễ và ở lại lâu giờ cầu nguyện. Ngài thường nói với mẹ: con rất ham cầu nguyện với Chúa.

Năm lên 13 tuổi, ngài vào dòng thánh Phan-xi-cô. Thấy ngài nhân đức và tuân theo luật dòng nhiệm nhặt, các thầy muốn giữ ngài luôn trong dòng. Nhưng 2 năm sau, cha mẹ đã đưa ngài hành hương đến Rô-ma. Được ơn Chúa soi sáng ngài chọn đời khổ tu và lui vào nơi thanh vắng chuyên lo ăn chay cầu nguyện.

Ngài chỉ sống ẩn dật được 4 năm thì nhiều người đã biết nhân đức của ngài. Họ đến xin ngài hướng dẫn đàng trọn lành và tình nguyện ở lại với ngài. Thế là họ cất nhà ở gần hang đá của ngài. Đó là nguồn gốc của Dòng anh em hèn mọn của thánh Phan-xi-cô Pao-la. Năm 1474, quy luật dòng của ngài đã được Hội thánh công nhận. Từ đó, dòng lan rộng khắp nơi. Ngoài ra việc tuân theo 3 lời khuyên Phúc Âm là khó nghèo, thanh tịnh và vâng lời, các tu sĩ dòng còn khấn giữ đức khiêm nhường và bác ái, với mục đích là để đạt được phần rỗi linh hồn, như lời thánh nhân thường nhắn nhủ các tu sĩ: "Anh em hãy tránh sự dữ, hãy đẩy lui các dịp nguy hiểm. Chúng tôi và toàn thể anh em chúng tôi, mặc dầu bất xứng, vẫn liên lĩ cầu xin Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu Kitô, Con Người và Đức Trinh nữ Maria, để các ngài không ngừng phù trợ anh em theo đuổi công việc cứu độ hồn xác anh em. Anh em thân mến, tôi tha thiết khuyên anh em hãy chuyên cần chăm lo việc rỗi linh hồn mình một cách khôn ngoan và nhiệt thành. Chắc chắn ai cũng phải chết, và đời sống thì chóng qua, khác nào mây khói.

Vậy anh em hãy chú tâm vào sự thương khó của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Vì yêu thương chúng ta, Người đã từ trời xuống thế cứu chuộc chúng ta. Người đã chịu đau đớn trong tâm hồn và thể xác vì chúng ta; và Người đã không hề tránh một cực hình nào. Người làm gương cho ta về đức nhẫn nhục và yêu thương. Vậy trong mọi nghịch cảnh, chúng ta cũng phải nhẫn nhục. Anh em hãy giũ bỏ lòng giận ghét, thù nghịch... Anh em hãy yêu mến sự bính an..."

Sống trong dòng, thánh nhân luôn nêu gương khắc khổ, khiêm nhường, bác ái cho các tu sĩ. Đời sống ngài là một hiến lễ dâng lên Chúa hằng ngày. Vì thề ngài được Chá thương ban cho nhiều ơn lạ. Tương truyền ngài làm được nhiều phép lạ, như chữa lành bệnh, làm cho kẻ chết sống lại....Danh tiếng ngài đồn ra khắp nơi, đến nỗi khi vua Lu-y XI nước Pháp lâm bệnh nặng, ông đã yêu cầu thánh nhân đến cứu chữa.

Thánh nhân đã đến nước Pháp. Nhưng thay vì cứu cho nhà vua sống, ngài đ4 giúp ông được ơn chết lành. Và ngài lưu lại đó 16 tháng: thành lập nhiều đan viện. Và qua đời ngày 2 tháng 4 năm 1507. Ngài được tuyên phong Hiển thánh năm 1519.

Quyết tâm: Tôi quyết sống khắc khổ, khiêm nhường, bác ái và hằng ngày làm nhiều việc lành phước đức để lo cho phần rỗi tôi, theo gương thánh Phan-xi-cô Pao-la.

Lời nguyện: Lạy Chúa là Đấng nâng cao kẻ thấp hèn, Chú đã ban cho vị ẩn tu Phan-xi-cô triều thiên vinh quang của các thánh. Vì công đức và gương sáng của thánh nhân, xin cho chúng con được vui mừng lãnh nhận phần thưởng Chúa đã hứa cho kẻ thấp hèn.

*Thánh Đa Minh Tước 
Linh mục tử đạo

Cuộc tử nạn của thánh Đa Minh Tước thật là mau chống. Kể từ lúc cha bị bắt đến lúc chịu chết d0ổ máu ra làm chứng cho Chúa chỉ vỏn vẹn trong vòng mấy tiếng đồng hồ.. Nhưng dù mau hay lâu, cha cũng đã can đảm hy sinh vì Chúa, và nêu gương anh dũng cho tất cả mọi người.

Đa Minh Tước sinh năm 1775, tại làng Trung Lao tỉnh Nam Định. Cậu đã được Chúa thương gọi giúp việc Chúa. Ngay từ nhỏ, cậu đã gia nhập chủng viện, học tập đạo đời và rèn luyện nhân đức. Và sau khi học xong thần học, thầy Đa Minh Tước đã được thụ phong linh mục.

Từ ngày được thăng chức linh mục, cha Đa Minh luôn nhiệt tâm làm việc tông đồ, rao giảng đạo Chúa, thánh hóa các linh hồn. Và để ohục vụ Chúa đắc lực hơn, năm 1811, Cha đã xin gia nhập dòng thánh Đa-Minh là hội dòng chuyên giảng thuyết. Đức cha Đen-ga-đô Y đã bổ nhiệm cha coi sóc họ đạo Xương Điền, một họ đạo đông đảo giáo dân thuộc giáo phận Đông Đáng Ngoài.

Đang lúc cha hăng say hoạt động truyền giáo, thì năm 1838, Vua Minh Mạng ra chiếu chỉ bắt đạo gắt gao. Khắp nơi các quan lùng bắt sát hại các linh mục và tín hữu Công giáo. Cha Đa Minh đã phải sống rày đây mai đó, ẩn nấp trong nhà các tín hữu để dâng thánh lễ, ban các bí tích, an ủi khuyên bảo mọi người trung thành bền đổ theo Chúa, sẵn sàng chịu chết vì Chúa.

Lúc cha ẩn trú trong nhà ông Đa minh Đoài, ông hỏi thử cha:

  • Nếu vua quan đến bắt cha, cha tính thế nào?
  • Tôi sẽ chạy trốn, nếu trốn không khỏi, tôi sẵn lòng dâng theo ý Chúa.

Không phải vì sợ chết mà cha trốn tránh các cuộc bắt bớ của vua quan. Cha có ý lẫn trốn để giúp đỡ con chiên trong lúc khốn khó, bách hại, để nâng đỡ khuyến khích họ giữ vững niềm tin. Nhưng lúc nào cha cũng sẵn sàng tuân theo thánh ý Chúa. Nếu Chúa muốn cha sống, cha nguyện hết lòng phục vụ đoàn chiên Chúa. Ví bằng Người muốn cha chết để làm chứng cho Người, cha hết lòng cảm ơn Chúa.

Và thật sự Chúa muốn cha làm chứng cho Người, vì gần nơi cha trú ẩn, có viên quan bát phẩm tên Phan, rất sốt sắng tìm bắt các lin mục giải nộp cho vua, để được khen thưởng. Được tin mật báo cha Đa minh đang ở nhà ông Nhiêu Tình, viên quan này dẫn binh lính đến bao vây, đang lúc cha đang dâng thánh lễ, nghe động tĩnh bên ngoài, cha vội vàng cởi áo lễ chạy trốn. Nhưng binh lính đã chận cha lại, bắt trói giải về Cẩm Hà, huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định.

Các tín hữu nghe tin cha bị bắt thì hùn tiền đến chuộc. Nhưng họ không cho, họ muốn nhà vua tưởng thưởng tiền của và chức tước bội hậu hơn. Thế là các tín hữu kêu gọi nhau đuổi theo giải thoát cho cha...

Thấy không thể thoát khỏi tay các tín hữu, viên chỉ huy ra lệnh giết cha, thế là một tên lính đã bổ lên đầu cha một nhát búa, khiến cha ngã gục máu chảy dầm dề...

Trong cơn hấp hối, cha thì thầm cảm tạ Chúa, vì Người đã thương cho cha được phước đổ máu ra vì danh Người. Đoạn cha quay nhìn các tín hữu đang nức nở vây quanh. Cha khuyến khích họ giữ vững đức tin, trung kiên phunïg thờ Chúa, làm chứng cho Chúa, đoạn cha trút hơi thở cuối cùng. Hôm đó là ngày 2 tháng tư năm 1839.

Đức Thánh Cha Lêô XIII đã suy tôn cha lên bậc Chân phước ngày 27 tháng 5 năm 1900. Và ngày 19 tháng 6 năm 1988. Đức Giáo Chủ Gioan Phaolô Ii đã tôn phong cha lên Hiển thánh.

Quyết tâm: Kiên trì giữ vững đức tin, sẵn sàng hy sinh phụng sự Chúa, phục vụ mọi người, và sống chết vâng theo ý Chúa muốn, như thánh Đa Minh Tước linh mục tử đạo.

Cầu nguyện: Lạy Cha, Cha đã ban cho Giáo hội Việt Nam nhiều chứng nhân anh dũng, biết hiến dâng mạng sống, để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái trên quê hương đất nước chúng con. Xin nhận lời các ngài chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương các ngài để lại: luôn can đảm làm chứng cho Cha, và trung kiên mãi đến cùng.

Ngày 4 tháng 4 
THÁNH I-XI-ĐÔ-RO
Giám mục tiến sĩ

Thánh I-xi-đô-ro sinh ở Cạt-ta-gê-ri-a trong một gia đình hết sức dặc biệt, vì có đến 4 anh em được tôn phong hiển thánh. Đó là thánh Lê-ăn-đơ, Phun-gen-tô, Phô-ren-ti-na và chính ngài I-xi-đô-ro.

Cha mẹ mất sớm, I-xi-đô-ro được người anh cả nuôi dưỡng dạy dỗ và cho ăn học. Nhưng lúc đó, ngài rất ngán học hành, thích vui chơi với chúng bạn hơn. Người anh rầy quở mãi không được, buộc lòng phải dùng roi vọt để sữa dạy. Ngài sợ đòn nên trốn nhà ra đi.

Nhưng nhờ phước đức cha mẹ để lại, ngài gặp một bà đến giếng gánh nước. Bà ấy hỏi tông tích và biết được ngài chán ngán học hành thì giải thích cho ngài biết: những giọt nước rơi xuống đá lâu ngày, đá cũng phải mòn. Tâm trí con người cũng thế; kiên trì gọt giũa sẽ có ngày thông minh...

Thật là một bài học quý giá cho I-xi-đô-ro. Ngài nghĩ lại, trở về xin lỗi anh, rồi chuyên cần học tập. Và nhờ kiên trì chịu kho, ngài trở thành người thông thái nhất thời đó; đến nỗi mọi người đều phải ca tụng tài trí xuất chúng của ngài.

Nhờ ơn Chúa soi dẫn và gương sáng của các anh chị, ngài muốn cống hiến tài trí của ngài để phục vụ Chúa và Hội thánh. Ngài xin vào dòng; tập rèn nhân đức; trao dồi thêm thầ học và Kinh thánh. Đặc biệt, ngài siêng năng học hỏi Kinh thánh và cầu nguyện. Ngài nói:" Nhờ cầu nguyện, chúng ta được tẩy sạch; nhờ đọc Kinh thánh, chúng ta được dạy dỗ. Nếu làm được cả hai việc thì tốt. Nếu không cn62, thì cầu nguyện tốt hơn là đọc sách.

Ai muốn luôn ở với Thiên Chúa, thì phải năng cầu nguyện và năng đọc Kinh thánh. Vì khi cầu nguyện, thì ta thưa cùng Chúa; còn khi đọc Kinh thánh, thì Thiên Chúa nói với ta. Mọi tiến bộ đều do đọc Kinh thánh và suy niệm. Điều gì ta không biết, nhờ đọc Kinh thánh, ta sẽ biết; còn điều gì ta đã biết, nhờ suy niệm, ta sẽ gìn giữ được. Đọc Kinh thánh mang lại hai ân huệ; một là đào tạo tâm trí, hai là gỡ người ta ra khỏi những sự phù vân ở đời này và đưa họ đến việc yêu mến Thiên Chúa."

Thánh nhân được thụ phong linh mục và theo giúp anh là Giám mục Lê-ăn -đơ. Lúc đó, bè rối A-ri-ô đang lan tràn. Họ không nhìn nhận thiên tính của Chúa Giêsu. Thánh nhân dùng học thức và sự khôn ngoan của mình mà thuyết phục họ tin thật Đức Giêsu là Thiên Chúa làm người, sinh bởi Đức Trinh nữ Maria do quyền năng Chúa Thánh Thần.

Năm 6000, Đức cha Lê-ăn-đơ từ trần, ngài được bầu lên kế vị anh, cai quản giáo phận Sê-vi-đa. Từ ngày nhậm chức Giám mục, ngài càng thêm trách nhiệm nặng nề: hướng dẫn đoàn chiên Chúa, đào tạo hàng giáo sĩ, kêu gọi người lạc trở về chánh đạo. Ngài còn dành thời giờ viết sách hướng dẫn đàng nhân đức. Nhất là thu tóm tất cả tinh hoa của thời đại để lưu truyền cho hậu thế. Tác phẩm nổi tiếng của ngài là bộ bách khoa Ê-ty-mo-lô-gi, gồm 20 quyển, tóm lược những hiểu biết của loài người.

Trong những tháng cuối đời, ngài lo thực hành đức bác ái nhiều hơn; hằng ngày chăm sóc những người nghèo khổ thiếu thốn.

Ngài qua đời ngày 4 tháng 4 năm 636. Đức Thánh Cha Bê-nê-đi-tô XV đã tôn phong ngài làm Tiến sĩ Hội thánh.

Quyết tâm: Noi gương thánh I-xô-đô-ro, tôi kiên trì bền chí học tập về đạo cũng như phần đời, Để làm sáng danh Chúa và giúp ích cho mọi người.

Lời nguyện: Lạy Chúa, trong ngày kính nhớ thánh Giám mục I-xi-đô-ro, chúng con dâng lên Chúa lời khấn nguyện: Xin cho Hội thánh, đã hấp thụ giáo lý cao siêu của người, thì cũng được người bênh vực che chở trước tòa Chúa.

Ngày 5 tháng 4 
THÁNH VINH-SƠN PHÊ-RI-Ô
Linh mục

Thánh Vinh-sơn sinh năm 1350, tại Va-len, nước Tây-ban-nha Trong một gia đình giàu có đạo đức. Nhờ bà mẹ hướng dẫn, ngài đã sớm tấn tới trong việc kính mến Chúa chịu nạn chịu chết.

Lúc còn đi học, thánh nhân đã biết nói về Chúa cho các bạn. Và họ rất thích nghe ngài. Ngài thường diễn lại bài giảng ở nhà thờ bằng những cử điệu sống động cho họ xem để kích thích lòng đạo cho họ.

Năm lên 18 tuổi, ngài gia nhập dòng thánh Đa-minh là Dòng Anh Em Thuyết Giáo. Ngài được chọn làm giáo sư triết học và thần học. Nhưng việc làm đặc biệt của ngài là chuyên môn giảng thuyết. Ngài là một nhà giảng thuyết lừng danh. Ngài múc lấy tài hùng biện của mình trong Năm Dấu Thánh Chúa Giêsu. Mỗi lần soạn bài giảng, ngài luôn quỳ trước ảnh Chúa chịu đóng đinh trên khổ giá. Ngài chuyên giảng về lòng thống hối, về sự chết và ngày phán xét. Nhờ lời giảng dạy của ngài, nhiều tội nhân đã ăn năn sám hối, trở về với Chúa.

Từ năm 40 tuổi trở đi, thánh nhân hoàn toàn chuyên lo giảng đạo. Một tay cầm gậy, tay cầm thánh giá.. Ngài đi khắp các thành phố Tây-ban-nha, nước Pháp, nước ý, rao giảng kêu gọi mọi người ăn năn thống hối tội lỗi. Hàng ngàn hàng vạn người đã nghe lời thánh nhân mà hoán cải tâm hồn, hoán cải đời sống...

Đối với những người làm việc tông đồ, thánh nhân thường bảo:

-" Nếu các bạn muốn có ích cho linh hồn người khác, trước hết bạn hãy chạy đến với Thiên Chúa và đơn sơ xin Người điều này, là thương đổ xuống trong lòng tình bác ái yêu thương, là nồng cốt của hết mọi nhân đức khiến bạn có thể làm được việc như lòng mong ước."

Với những ai chuyên lo việc giảng dạy, ngài khuyên:

-" Khi giảng dạy và khuyên bảo, hãy dùng kiểu nói đơn sơ, trò chuyện thân mật để giải thích các việc cụ thể phải làm. Mỗi khi có thể được, phải nhấn mạnh vào gương sáng, để ai có tội nào thì cảm thấy đau như thể bạn chỉ giảng cho một mình y vậy. Nhưng phải nói thế nào để rõ ràng lời bạn không phải do kiêu kỳ hay bực bội, một do lòng thương và tình cha mà ra. Bạn hãy giống như người cha, thấy thương con cái lỗi phạm hay đau nặng hoặc rơi xuống vực sâu thì ra sức kéo chúng lên, cứu chữa và vỗ về chúng như người mẹ, và như người sung sướng thấy chúng tiến bộ và hy vọng chúng được vinh hiển thiên đàng.

Làm như vậy, thường có ích cho người nghe. Bởi vì, nếu chỉ nói chung chung về nhân đức hay về nết xấu thì chẳng đánh động được lòng ai". Thánh nhân đã thành công trong việc đưa dẫn tội nhân trở về với Chúa, đem lại phần rỗi cho nhiều tâm hồn. Nhưng chính ngài phải gặp nhiều gian khổ thử thách, vì ma quỷ không để yên cho ngài cứu giúp linh hồn những kẻ làm nô lệ chúng. Chúng nhờ tay chân bộ hạ của chúng chống đối thánh nhân; tìm đủ mọi cách cản trở công việc của ngài. Đó là những tên bịp bợm, lợi dụng sự sa đọa của nhiều người để làm gàu, để thỏa mãn thói tham lam ích kỷ của họ.

Vì phải chịu nhiều gian khổ và vì tuổi già sức yếu, thánh nhân đã qua đời vào ngày 5 tháng 4 năm 1419. Và năm 1455, Đức Thánh Cha Ca-lít-tô thứ 3 tôn phong hiển thánh cho ngài.

Quyết tâm: Vâng lời thánh Vinh-sơn dạy bảo, hằng ngày tôi năng nhớ đến sự thương khó Chúa, lo ăn năn thống hối tội lỗi, để được chết lành trong ơn nghĩa Chúa.

Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã cho thánh Vinh-sơn linh mục xuất hiện như sứ giả Tin mừng để nhắc nho83 cho mọi người phải luôn luôn sẵn sáng ra trước tòa Chúa Kitô. Xin cho chúng con biết chuẩn bị chờ đón Chúa Kitô đến xét xử trần gian, để được chiêm ngưỡng thánh nhan Người trên thiên quốc.

Thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh
Linh mục tử đạo

Phao-lô Lê Bảo Tịnh sinh năm 1793 tại xã Trinh Hà, huyện Hoàng Hoa, tỉnh Thanh Hóa, trong một gia đình đạo đức.

Ngay từ nhỏ, cậu đã ước nguyện dâng mình cho Chúa, nên năm lên 12 tuổi, cha mẹ đã hửi cậu cho cha Duệ ở xứ Bạch Bác, để nhờ cha hướng dẫn dạy bảo. Đến khi lên 15 tuổi, cậu được cha cho vào chủng viện Vĩnh Trị tỉnh Nam Định.

Trải qua thời gian sống ở chủng viện, thầy Tịnh là một chủng sinh gương mẫu, được các cha giáo khen ngợi, các bạn học kính nể. Nhân đức nổi bậc nhất của thầy là tinh thần hy sinh, hãm mình khắc khổ. Thầy thường ăn chay mỗi ngày thứ sáu, để tưởng nhớ Chúa Giêsu chịu chết đóng đinh trên thập giá. Đặc biệt thầy hết lòng mến mộ thánh giá, sẵn lòng chịu mọi sự gian lao khốn khổ vì Chúa. Cuộc sống khổ hạnh hằng ngày của thầy chứng minh rõ điều đó. Và nó đã dẫn đưa thầy đến quyết định sống đời ẩn tu, để kết hợp mật thiết với Chúa hơn.

Một hôm, thầy Phao-lô Tịnh âm thầm rời bỏ chủng viện, trốn vào ẩn náu trong rừng sâu vắng. Hằng ngày chuyên chăm cầu nguyện, ăn chay, hãm mình, đánh tội, thầy quyết xa lánh thế gian sống đời ẩn tu khắc khổ.

Nhưng Chúa muốn nhờ thầy cộng tác với Chúa rao giảng Tin Mừng cho lương dân, mở mang Nước Chúa. Chính vì thế, Đức Cha ra lệnh cho các cha trong giáo phận, nếu thầy Tịnh có đến xưng tội thì bảo thầy phải đến gặp Đức Cha. Và khi thầy đến, Đức Cha đã buộc thầy trở về chủng viện, học tiếp môn thần học. Sau đó, ngài ban cho thầy các chức nhỏ rồi sai đi truyền giáo tại Lào.

Sau một năm hoạt động, thầy thấy công cuộc giảng đạo phát triển khả quan, nên trở về xin Đức Cha cho thêm người phụ tiếp. Nhưng tình thế lúc đó rất khó khăn, vua quan bắt đạo gắt gao, nhiều linh mục đã bị giết, chủng viện Vĩnh Trị phải đóng cửa...

Vì thiếu linh mục, nên thay vì cho thầy Phao-lô Tịnh đi Lào, tiếp tục công cuộc truyền giáo. Đức Cha đã sai thầy đến giúp xứ Bình Trì, tỉnh Hà Nam . Năm 1841 thầy bị bắt. Giáo hữu nghe tin ấy thì đam tiền đến chuộc, nhưng thầy từ chối vì muốn phúc tử đạo, làm chứng cho Chúa Thế rồi thầy bị quân lính giải về Hà Nội. Sau nhiều lần bị tra tấn, thầy vẫn can đảm giữ vững lòng tin, nên các quan đã đệ án về kinh xin trảm quyết. Nhưng lúc đó vua Thiệu Trị mới lên ngôi nên khoan hồng đổi án trảm quyết thành án lưu đày chung thân.

Năm 1847, vua Thiệu Trị băng hà, Tự Đức lên ngôi kế vị. Vua an xá, tha hết các tù nhân. Thế là thầy Phao-lô Tịnh được trở về địa phận trong niềm hân hoan của mọi người.

Ít lâu sau, thầy được thụ phong linh mục và làm giám mục chủng viện Vĩnh Trị. Vị tân linh mục cao niên này hết sức tận tụy lo huấn luyện chủng sinh, nhất là về đàng nhân đức, thánh thiện. Ngoài ra cha còn tìm thời giờ viết sách. Cha đã soạn sách " Phúc âm giảng giải, Giáo lý đại cươngv.v..." để làm tài liệu học tập cho các chủng sinh.

Giữa lúc cha hăng say đào tạo các tông đồ tương lai như thế thì đầu năm 1857, cha bị tố giác và bị bắt. Quan yêu cầu cha bước qua thánh giá nhưng cha cương quyết từ chối, và tuyên bố sẵn sàng chịu chết vì Chúa. Và cha đã mãn nguyện. Ngày 06 tháng 04 cha đã được dẫn đến pháp trường Bảy Mẫu ở Nam Định và chịu trảm quyết.

Đức Giáo Chủ Piô X đã tôn cha lên bậc Chân phước ngày 2 tháng 5 năm 1909. Và ngày 19 tháng 6 năm 1988 Đức Thánh Cha Gioan Phao-lô II đã phong cha lên Hiển thánh.

Quyết tâm: Hằng ngày sống hãm mình, khắc khổ, thông hiệp vào sự thương khó Chúa mà cứu rỗi các linh hồn, và sẵn sàng hy sinh vì Chúa, theo gương thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh, linh mục tử đạo.

Cầu nguyện: Lạy Cha, Cha đã ban cho Giáo hội Việt Nam nhiều chứng nhân anh dũng, biết hiến dâng mạng sống, để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước chúng con. Xin nhận lời các ngài chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương các ngài để lại: luôn can đảm làm chứng cho Cha và trung kiên mãi đến cùng.

Ngày 7 tháng 4 
THÁNH GIOAN LA-SAN
Linh mục

Giữa lúc các trường công nước Pháp cấm dạy đạo, Chúa Quan phòng cho xuất hiện vị thánh chuyên lo giáo dục trẻ:Khai mở trường Công giáo, vừa dạy chữ, dạy nghề, vừa huấn luyện đạo lý. Đó là thánh Gioan Bao-ti-xi-ta La-san linh mục, mà chúng ta mừng kính hôm nay.

Thánh nhân sinh năm 1651, tại Rem, nước Pháp, là con trong một gia đình quý tộc. Năm lên 16 tuổi, ngài dâng mình cho Chúa, vào chủng viện Xuân-bích. Và năm 1678, ngài thụ phong linh mục.

Nhờ ơn Chúa sáng soi, ngài thấy được con đường lý tưởng của ngài. Đó là đào tạo giáo vên và mở trường dạy học. Thánh nhân đứng ra khai mở nhiều trường công giáo, dạy văn hóa, huấn luyện nghề nghiệp, nhất là hướng dẫn giáo lý cho học sinh. Ngài ưu tiên lo cho học sinh nghèo, miễn phí cho họ. Chính vì đó mà ngài gặp khó khăn. Các trường khác chống đối ngài vì trường họ mất nhiều học sinh, nhất là học phí. Họ tố cáo ngài; tổ chức cướp phá trường của ngài. Chính quyền ra lệnh cấm ngài dạy miễn phí trong thành phố Pa-ri. Nhưng thánh nhân không ngã lòng. Ngài tiếp tục mở trường dạy miễn phí ở các nơi khác.

Lần lần với kinh nghiệm, ngài thấy rằng muốn cho công cuộc giáo dục được kết quả tốt, chẳng những phải có một đội ngũ giáo viên học thức cao mà cần nhất là đào tạo đức gương mẫu. Ngài cầu nguyện với Chúa và quyết định biến đổi nhóm giáo viên của ngài thành một cộng đoàn tu sĩ chuyên lo việc giáo dục đào tạo. Đó là tu hội các Sư Huynh mà chúng ta thấy hiện có mặt trên khắp các nước. Để giới hạn hội dòng riêng cho công trình giáo dục, ngài định không sư huynh nào được làm linh mục. Vì nếu làm linh mục thì các ngài phải làm việc mục vụ, không d8ủ thời giờ lo cho việc dạy dỗ giới trẻ. Chính ngài chăm lo huấn luyện đạo đức và nghiệp vụ cho các sư huynh. Ngài thường nhắn nhủ:" Anh em hãy suy nghĩ điều Tông đồ Phao-lô đã nói: Thiên Chúa đã đặt trong Hội thánh có các tông đồ, các tiên tri và các tiến sĩ. Bây giờ anh em cũng sẽ thâm tín rằng chính Chúa cũng đã đặt anh em ở chức vụ đang ở. Về điều đó, chính vị thánh ấy đã cho anh em một bằng chứng khi nói: có nhiều tác vụ và nhiều công việc, nhưng chỉ có một Thánh Thần biểu thị trong mỗi ơn như vậy, để lám ích cho toàn thể tức là cho cả Hội thánh.

Do đó, anh em không được nghi nan gì về ơn mà anh em đã được, là giáo dục thiếu niên, rao giảng Tin Mừng cho chúng và huấn luyện chúng trong tinh thần đạo đức. Đó là ơn cao cả Thiên Chúa đã ban cho anh em. Người đã gọi anh em đến chức vụ thánh này. Vậy, trong toàn bộ việc giáo dục của anh em, anh em phải làm cho lớp thiếu niên mà anh em có phận sự coi sóc nhận thấy chính anh em là thừa tác viên của Thiên Chúa, khi anh em chu toàn phận sự với tình thương không giả dối và với sự chuyên cần chân thật. Hơn nữa, anh em còn phải dấn thân vào chức vụ không phải chỉ vì là thừa tác viên của Thiên Chúa, mà còn là thừa tác viên của Đức Kitô và Hội thánh nữa...

Anh em hãy thao thức làm cho thiếu niên đi vào cơ cấu của ngôi đền thờ này là Hội thánh, để một ngày kia chúng xứng đáng đến trước tòa Đức Giêsu Kito đầy vinh quang, không tí tích, không nhăn nheo hay xấu xa, hầu chứng tỏ cho các thế hệ mai sau thấy các sự giàu sang phong phú của ơn thánh mà Thiên Chúa đã ban cho chúng, khi cho chúng trợ giúp về giáo lý, lúc trao chúng cho anh em dạy dỗ và giáo dục, để chúng được phần gia nghiệp Nước của Thiên Chúa và của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta." 1

Thánh nhân qua đời vào ngày thứ sáu Tuần Thánh năm 1719, và được Đức Giáo Hoáng Lê-ô XIII nâng lên Hiển thánh năm 1900.

Quyết tâm: Nêu gương thánh Gioan Lasan, hằng ngày tôi dạy dỗ con cháu trong gia đình nên người và nên con hiếu thảo của Chúa.

Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã chọn thánh La-san để người rèn kuyện đức tin cho giới trẻ. Ngày nay, xin Chúa cũng cho xuất hiện trong Hội thánh những nhà giáo dục tận tâm lo cho giới trẻ nên người và nên con cái Chúa.

* Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu 
Linh mục tử đạo

Trong thời kỳ bắt đạo, phần nhiều các linh mục bị bắt là do vua quan lục soát tìm kiếm, nhưng cũng có những trường hợp gần như là các ngài tự nộp mình, vì lòng nhiệt thành lo cho giáo hữu, như trường hợp của cha Phê-rô Nguyễn Văn Lựu. Cha bị bắt đang khi lén vào ngục ban các bí tích cho các tín hữu giam giữ vì đức tin.

Phêrô Nguyễn Văn Lựu sinh năm 1812 tại họ Gò Vấp, tỉnh Gia Định ( Sàigòn).

Nhờ hấp thụ nền giáo dục và lòng đạo của gia đình, cậu sớm ước mong dâng mình giúp việc giảng đạo Chúa. Cậu đã trình ý nguyện đó lên cha sở. Cha thấy cậu đạo đức và có trí thông minh, nên đã xin cho vào chủng viện và được gởi đi học ở Pê-năng.

Trong thời gian học tập ở Pê-năng, cậu rất chuyên cần học hành và rèn luyện nhân đức. Chẳng bao lâu, cậu được bề trên cho lãnh nhận các chức nhỏ, và sau khi học xong thần học, thầy Phêrô Lựu đã được thụ phong linh mục.

Vì nhu cầu mục vụ, vừa chịu chức xong, cha Lựu đã được Đức Giám mục bổ nhiệm đến chăm sóc bổn đạo họ Mặc Bắc, rồi đến Sa Đéc, Mỹ Tho. Bất cứ ở đâu cha cũng tận tâm chu toàn nhiệm vụ chủ chăn, giảng dạy giáo lý, làm các bí tích, thăn viếng gia đình, khuyên bảo người nguội lạnh, trể nải, chăm sóc bệnh nhân.

Thấy cha tận tụy hy sinh, giáo dân rất quý mến cha, sẵn sàng vâng nghe lời cha. Nhiều người bỏ đạo lâu năm hoặc rối rắm bê tha đã ăn năn trở về với Chúa Nhờ gương sáng và lời giảng dạy của cha, người tội lỗi biết lo sám hối, kẻ nguội lạnh trở lại sốt sắng. Nam9 1853, cha Lựu đang làm sở họ đạo Mặc Bắc thì có lệnh Đức Cha bổ nhiệm đến nơi khác. Cha vừa rời khỏi Mặc Bắc, thì quan trấn thủ Vĩnh Long đến vây bắt cha. Thế là cha thoát chết một cách hết sức may mắn. Phải chăng đ1 là việc Chúa Quan phòng gìn giữ cha để cha tiếp tục giúp việc Chúa, làm sáng Danh Chúa. Nhưng cha Philipphê Phan Văn Minh và ông trùm Giuse Lựu đã bị bắt thế cha lần đó.

Đến năm 1860, lúc cha Lựu đang phụ trách họ đạo Ba Giồng ( Mỹ Tho) thì có lệnh truy bắt tất cả các tín hữu ở Xoài Mút và Ba Giồng đem về giam ở tỉnh. Vì thương con chiên bổn đạo phải chịu ngục tù khổ sở, và vì sợ họ yếu lòng tin mà bỏ đạo, cha thường cải trang vào tù thăm viếng ủng hộ họ, nhất là khuyên bảo khuyến khích họ can đảm trung thành tin theo Chúa. Và để thêm sức mạnh cho họ, cha lén lút ngồi tòa giải tội và đem Mình Thánh Chúa cho họ. Muốn được dễ dãi ra vào nâng đỡ họ, cha phải dùng tiền mua chuộc các lính canh.

Một hôm, đang lúc cha ban các bí tích cho họ thì bị phát giác. Viên quan cai ngục đã nhận ra cha. Thấy không thể dấu được, cha thú nhận mình là linh mục. Thế là cha bị bắt giam vào tháng 12 ăm 1860. Từ đó cha không cần phải lén lút ra vào thăm viếng các giáo hữu trong tù, mà được phước chung sống với họ, chia sẽ những nỗi kho, đòn vọt, tr tấn với họ. Cha không những động viên tinh thần ho bằng lời nói mà bằng chính gương mẫu đức tin bất khuất của cha. Cực hình, tr tấn không lay chuyển nổi lòng cha. Các quan bắt cha bước qua thập giá, cha cương quyết từ chối nên bị kết án trãm quyết.

Ngày 7 tháng tư năm 1861, cha bị quân lính dẫn ra khỏi thành Mỹ Tho độ một cây số, rồi chém cha bên vệ đường. Nhưng vì tên đao phủ mê tín dị đoan, sợ người chết nhập vào mình, vừa chém cha xong thì bỏ chạy, nên giáo dân được tự do mang xác cha về chôn cất.

Đức Giáo Hoàng Piô X phong Câhn phước cho cha ngày 2 tháng 5 năm 1909. Và ngày 19 tháng 6 năm 1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tấn phong cha lên Hiển thánh.

Quyết tâm: Noi gương thánh Phêrô Lựu, hằng ngày tận tụy hy sinh giúp đỡ mọi người, nhất l2 các anh chị em đang gặp cơn gian nguy khốn khó phần hồn cũng như phần xác. Nếu có phải nhọc nhằn thiệt hại hay chết chóc cũng sẵn sàng chấp nhận.

Cầu nguyện: Lạy Cha, Cha đã ban cho Giáo hội Việt Nam nhiều chứng nhân anh dũng, biết hiến dâng mạng sống, để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước chúng con. Xin nhận lời các ngài chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương các ngài để lại : luôn can đảm làm chứng cho Chúa và trung kiên mãi đến cùng

1933    09-03-2011 08:30:46