Sidebar

Thứ Ba
23.04.2024

Họ Đạo Ba Vát

z51292309860805669f20f4e665fa9e31abdb73da8565a

Địa chỉ: 43 ấp Phước Khánh, xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre

Bổn mạng: 

Chầu lượt: Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu

Số giáo dân: 667

Năm thành lập:

Giờ lễ

Chúa nhật:        05g00   ;   16g30      

Ngày thường: 17g30

Linh mục Chánh sở: Phêrô Trần Thanh Xuân

LỊCH SỬ HỌ ĐẠO

GỐC TÍCH:

Theo Linh mục Trương Thành Thắng thì Ba Vát có nghĩa là ba gánh (trois charges). Nếu vậy thì phải viết là Ba Vác mới đúng, nhưng đó không phải là thói quen. Địa danh có lâu đời và rất lý tưởng về tìm năng kinh tế bởi đây là ngã ba giữa Cái Mơn (xã Vĩnh Thành), Băng Tra và Mỏ Cày. Ngày xưa phồn thịnh nhưng có một thời là vùng giải phóng tiêu điều. Sau năm 1975 dân chúng trở về lập nghiệp và nay khá phồn thịnh, hàng chợ rất phong phú và rẻ hơn nhiều so với các chợ chung quanh. Trong tương  lai nơi đây sẽ được nâng lên thành Huyện.

Lịch Sử họ đạo.

Theo tư liệu "Những họ đạo tiên khởi ở Nam Bộ thế kỷ XVIII" của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đăng trong báo Công Giáo và Dân Tộc số 1613, tháng 7 năm 2007 thì họ đạo Ba Vát đã được các cha thừa sai dòng Phanxicô coi sóc từ thời điểm 1747. Nhưng năm thành lập họ đạo cũng như người sáng lập thì đến nay chưa biết rõ tên gì và vào năm nào. Tài liệu nầy đúng vì từ năm 1700 Cái Mơn là trung tâm truyền giáo của các cha dòng Phanxicô, và tiểu sử Thánh Philiphê Phan Văn Minh nói ngài được cha Phan nuôi dạy, cha Phan nầy là cha dòng Phanxicô không biết tên thật là gì. Các cha thừa sai truyền giáo vùng Cái Mơn đi đến Ba Vát thì dễ hiểu. Cũng có truyền khẩu cho rằng có lần quan quân đến Cái Mơn bắt đạo nhưng khi đến Ba Vát dừng quân đã bị dịch tễ nên phải rút về.

Khoảng thời gian từ trước đến năm 1915 chỉ dựa vào sự kể lại của những vị cao niên, họ là cháu chắc của những gia đình Công giáo có mặt ở đất nầy từ thuở ban đầu  và được nghe ông bà kể lại từ khi còn nhỏ.

Họ là những di dân từ miền ngoài vào đây khẩn hoang lập nghiệp, truyền khẩu nầy trùng khớp với thời điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, cũng như  tư liệu trong quyển lịch sử Giáo Hội Việt Nam.

Thời điểm ấy chỉ có 3 gia đình gồm mười mấy người. Họ cất Nhà nguyện bằng tre lá ở gần khu đất thánh hiện nay. Trong thời gian dài họ được 4 linh mục thỉnh thoảng đến dạy dỗ và ban bí tích. Bốn linh mục đó là: cha Cảnh, cha Du, cha Khoa và cha Liên. Cha Du nầy không biết phải là thánh Marchand Du không?

Đến năm 1915 cha Phêrô Đỗ Quang Lịnh từ Cái Mơn xuống đây thăm viếng thường xuyên hơn. Vào năm 1923 Họ đạo được một ân nhân ở Cái Mơn là bà Ban Mẫn dâng toàn bộ việc xây dựng mới ngôi Nhà thờ nền đá, cột gỗ, vách gạch khang trang. Việc xây cất do cha Đỗ Quang Lịnh coi sóc và Nhà thờ được khánh thành năm 1926. Hiện  nay trên quả chuông của Nhà thờ, được đặt đúc ở Pháp, có ghi rõ tên của người dâng là bà Ban Mẫn. Năm đúc chuông 1924.

Thời gian 4 linh mục người nước ngoài tới lui coi sóc thì Bavát có lẽ chỉ là điểm truyền giáo khá quan trọng nên luôn được nhớ đến. Đến thời cha Lịnh thì giáo xứ nầy đã trở thành họ nhánh của Cái Mơn và cha Lịnh là người đặc trách việc mục vụ bởi lúc nầy sổ sách Cái Mơn ghi nhận cha Lịnh là cha phó.

Theo thời lời kể và những gì còn tìm được thì giáo xứ nầy được các linh mục sau đây cai quản:

  1. Cha Lịnh            1915- 1943
  2. Cha Gấm            1944- 1945
  3. Cha Quyển         1946- 1953
  4. Cha Tý               1954- 1955
  5. Cha Linh            1956 1963
  6. Cha Khánh         1964- 1970
  7. Cha Chỉnh          1971- 1973
  8. Cha Tiền         1973- 1974
  9. Cha Thuận         1975- 1975
  10. Cha Tôn             1975- 1987   trực thuộc Cái Mơn
  11. Cha Hùng          1987- 1994    trực thuộc Hàm Luông
  12. Cha Liêm           1994- 2007   trực thuộc Thanh Sơn

Khách quan nhận xét thì họ đạo Ba Vát hình thành và phát triển chậm do hoàn cảnh và thời cuộc. Cũng phải thành thật cám ơn Chúa vì qua cuộc chiến mà Nhà thờ còn trụ vững là điều thật may mắ.

Chỉ đến năm 1999- 2000 cha Phêrô Liêm đã khéo tìm được ngân khoản để trùng tu Nhà thờ theo nguyên bản gốc, xây núi Đức Mẹ, nâng cấp sân và bê tông hóa đường vào nhà thờ. Nay thì quang cảnh chung đẹp và khang trang, tuy chưa có nhà xứ, và nhà  dì phước chỉ tạm che mưa nắng. Giáo dân chỉ 400 nhưng sống đạo tốt. Nhìn chung thời chiến tranh đất Nhà thờ bị lấn chiếm và mất luôn, riêng ở Ba vát sau khi hòa bình được tái lập người Công giáo và ngoài Công giáo tự động trả lại cho nhà thờ sử dụng mà khôg thắc mắc và đòi hỏi gì cả. Tốt là như thế đấy!

Cha xứ mới. Đã đôi lần, Ba Vát có cha sở nhưng là cha về hưu, khi khác là cha giáo chủng viện đến ở nghỉ dưỡng bệnh hoặc cha trẻ đến đây vừa làm mục vụ vừa ôn bài chờ ngày du học. Nay Bề Trên nhận thấy rằng Ba Vát là một địa danh lâu đời, một ngả ba phồn thịnh, một vị  trí hành chánh quan trọng nhưng việc đạo không phát triển mặc dầu giáo dân rất tốt, cụ thể là họ đã tự động gìn giữ tài sản Nhà thờ được nguyên vẹn qua thời chiến tranh. Lý do dễ nhận thấy là vì không có cha sở. Để vực dậy Họ đạo tuy nhỏ nhưng quan trọng như Ba Vát, Đức Giám Mục đã chỉ định cha Phêrô Trần Thanh Xuân, linh mục trẻ, năng động, nhận nhiệm sở nầy. Tuy danh nghĩa là cha phó Cái Mơn, đặc trách Ba Vát nhưng chắc chắn là cha có toàn quyền trong sứ vụ của mình. Xin ý kiến chỉ là theo sự khôn ngoan. Nhiệm vụ chính của cha sở mới là xây dựng Nhà thờ Giồng Keo do Cha Micae Phát chuyển giao lại vì ngài không đủ sức khỏe. Rất hy vọng nơi cha mới vì ngài đã từng giúp cha sở Phú Đức xây xong nhà thờ rất đẹp.

4042    15-01-2011 06:42:26