Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Họ Đạo Bãi Xan

z510924938209006a35cb2c486a91f3fcd87d8281a6d70

Địa chỉ: ấp Trung, xã Đại Phước, Càng Long, Trà Vinh

Bổn mạng: 

Chầu lượt:CN Chúa Hiển Linh

Số giáo dân:3872

Năm thành lập:

Giờ lễ:                       

Chúa nhật:       05g00;    07g00    ;      17g00

Ngày thường: 05g00

Linh mục Chánh sở: Phêrô Trần Văn Kích

Linh mục Phụ tá: Matthêu Lê Duy

LỊCH SỬ HỌ ĐẠO

I. NGUỒN GỐC:

1. Căn cứ vào chút tài liệu do cha Antôn Án và ông trùm Bích để lại, thì họ đạo Bãi Xan có nguồn gốc như sau:

Vào khoảng cuối thế kỷ 18 (có thể là thời Tây Sơn), có một gia đình Công giáo ở Miền Trung đi ghe vào Nam, tấp vào cửa sông Hàm Luông. Khi đến Vàm Nước Trong (Mỏ cày), gặp sóng gió lớn, nên vào Vàm, đậu ghe lại nghỉ. Ở đó cũng có một chiếc ghe đang đậu.

Khi cặp bến xong xuôi. Một người trên ghe nói: "Mai quá, nhờ Chúa và Đức Mẹ ban ơn, chớ không là mình chết chìm hết cả đám".

Ông chủ ghe bên kia nghe ghe bên này nói thế, mới biết là chủ ghe này cũng là người Công giáo. Nên sau đó, hai người làm quen với nhau; thì ra ông chủ ghe đang đậu đây cũng là người công giáo ở Đức Mỹ. Chính ông đã giới thiệu cho ông bạn ở Miền Trung vùng đất có tên là Giồng Tượng và dẫn gia đình ông đó về đây để khai khẩn, định cư và thành lập họ đạo Bãi Xan ngày nay.

Về sau, các con của gia đình này không thuận nhau, nên có vài người chia tay đi lập nghiệp ở Phước Hảo.

2. Căn cứ vào sổ sách và di tích của Họ đạo:

Về sổ sách, thì chỉ còn sổ từ 1875 về sau. Trước năm 1875 không còn. Không biết mất từ thời nào.

Sổ hôn phối của họ đạo Bãi Xan năm 1875, có đến 26 đôi hôn phối. Như vậy có thể kết luận họ đạo Bãi Xan năm 1875 đã có khoản 3000 giáo dân rồi. Dĩ nhiên họ đạo Bãi Xan hồi đó gồm tất cả các họ Đức Mỹ, Nhị Long, Cái Hô, Đức Hòa và Càng Long (ấp 3 ngày nay).

Tại Đất Thánh Bãi Xan bây giờ, có một ngôi mộ đá lập vào năm 1843 tức đến nay đã 164 năm...

Cũng tại Đất Thánh có mộ của cha Gioan Henry Borelle, Hội Thừa Sai Paris, từ năm 1860. Cha Borelle là Bề trên Địa phận Tây Đàng Trong (Cochinchine Occidentale). Có thể Ngài là cha sở Bãi Xan, nên chết mới chôn tại đây. Như vậy, có thể Bãi Xan từ thời đó là nơi đất lành chim đậu.

II. NHÀ THỜ BÃI XAN.

Như được kể lại, nhà thờ Bãi Xan đầu tiên được cất trên bờ sông Cổ Chiên tại Vàm Giồng, nay đã sụp lở xuống sông; không ai biết hình dáng và kích thước của nó ra sao.

Nhà thờ thứ hai, được dời vào trong khoảng 500m, chỗ mộ ông Qui còn lại bây giờ; cũng không ai biết Nhà thờ này ra sao.

Nhà thờ thứ ba cũng được dời vào trong khoảng 500m nữa, nơi vị trí hiện giờ. Lúc đầu, làm Nhà thờ tạm, cột dừa, lợp lá. Năm 1902, cho sở Henry Bar xây cất Nhà thờ mới, đến năm 1912 mới hoàn thành. Nhà thờ này, năm 1957 được Đức Cha Giuse Trần Văn Thiện sửa chữa lại qui mô: sắp xếp lại cung Thánh, thay toàn bộ cột cây bằng cột đúc béton, nới rộng diện tích hai bên Nhà thờ, làm mới hoàn toàn mặt tiền Nhà thờ. Tháp chuông Đức Cha Thiện khởi công mấy tháng thì đổi đi lên Viện Đại Học Đà Lạt; cha Raphae Diệp tiếp tục công trình. Sau đến cha Têphanô Hồng và cha Simon Hòa mới hoàn thành như thấy ngày nay.

III. CÁC CHA SỞ.

Không biết năm nào Họ đạo Bãi Xan có cha sở đầu tiên, cũng không biết có bao nhiêu cha sở tiếp nối đến năm 1875; chỉ biết từ năm 1875 về sau, Bãi Xan có các cha sở như sau:

  1. 1875 - 1901: Cha Leprince
  2. 1901 - 1913: Cha Henri Bar
  3. 1913 - 1929: Cha Bellocq
  4. 1929 - 1931: Cha Thoumeret
  5. 1931 - 1939: Cha Gioakim Thiên
  6. 1939 - 1940: Cha (?) Tứ
  7. 1940 - 1947: Cha Phaolô Duông
  8. 1947 - 1948: Cha già Nhạn
  9. 1948 - 1956: Cha Vincentê Thanh
  10. 1956 - 1958: Cha Giuse Thiện (sau làm Đức Cha Mỹ Tho).
  11. 1958 - 1961: Cha Raphae Diệp (sau làm Đức Cha Phó Vĩnh Long).
  12. 1961 - 1963: Cha Têphanô Hồng
  13. 1963 - 1966: Cha Simon Hòa và Cha Tôma Vẽ
  14. 1966 - 1967: Cha Eusêbiô Thới
  15. 1967 - 1970: Cha Bernard Khả
  16. 1970 - 1975: Cha Micae Nghi
  17. 1975 - nay: Cha Phaolô Thãnh

IV. CÁC CƠ SỞ CỦA HỌ ĐẠO:

Trước năm 1975, ngoài Nhà thờ Họ đạo còn có:

- Nhà cha sở: Do cha Gioakim cất xong năm 1938. Nhà một lầu, tương đối sang trọng. Nhà bị ném bom sập một gốc năm Mậu Thân 1968 và đã được sửa chữa lại. Nhưng hiện nay rất tiếc là nhà đã bị xuống cấp nhiều.

- Nhà Dì Phước hiện tại do cha Bernard Khả cất lại sau khi bị sập bình địa tết Mậu Thân 1968.

Sau năm 1975 có thêm các cơ sở sau đây:

  1. Nhà cơm: xây dựng cơ bản thay thế nhà cơm cũ, nhà gỗ lợp lá.
  2. Hội trường: rộng 7 căn 350m2, có thể hội họp khoản 300 người. Xây dựng cơ bản.
  3. Phòng khám bệnh và phát thuốc miễn phí: mỗi ngày có bà Soeur trực, điều hành. Mỗi tháng có từ 600 đến 800 bệnh nhân lương giáo đến xin thuốc. Hiện có một ân nhân đầu tư chi phí cho chương trình này.
  4. Cơ sở mai táng: lo hòm rương và các dịch vụ về tẩn liệm, mai táng.
  5. Cơ sở thủ công: máy dệt chiếu và làm thảm; công việc không qui mô nhưng cũng nuôi được một số gia đình nghèo có công ăn việc làm.
  6. Phòng máy tính cho học sinh: trang bị được 14 máy.
  7. Máy lọc nước uống...
  8. Nhà trẻ: được thành lập từ năm 1980 đến nay, trên cơ sở do gia đình ông Ngô Công Đức hiến cho họ đạo, có xây dựng thêm từ từ. Năm nào cũng có khoản 200 trẻ, đa số là Công giáo. Nhà trẻ do các Soeur dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho đảm trách. Rất tiện khai tâm giáo lý cho các em.
  9. Trường Trung Học Phổ Thông Cấp 3:

Do họ đạo xây cất năm 1999, có 10 phòng lớp. Xây xong giao cho Sở Giáo Dục tỉnh Trà Vinh quản lý và giảng dạy. Số học sinh năm nào cũng khoảng 500 em.

  1. Nhà nội trú của họ đạo Bãi Xan ở Thị Xã Trà Vinh: cất năm 1998. Nhà có 6 căn, có gác lửng, bán kiên cố. Có thể đủ chỗ nội trú cho khoản 60 đến 70 học sinh của Họ đạo xuống ở để tiếp tục học Đại Học.
  2. Chợ Bãi Xan: cũng do Họ đạo mua đất và xây cất năm 1992. Hiện nay chợ khá trù phú. Họ đạo vẫn quản lý và khai thác chợ này và chia chát với chánh quyền.

V. SINH HOẠT CỦA HỌ ĐẠO.

- Sinh hoạt chung:

Họ chánh Bãi Xan (trừ các họ nhánh) số giáo dân có khoản 3500 người lớn nhỏ. Trong số này có trên 500 người đi làm ăn xa, đa số là những người trẻ. Gần hết những người đi làm ăn là trễ nải, đạo hạnh lôi thôi.

Ngày Chúa Nhật tại Bãi Xan có 3 lễ. Số người dự lễ trung bình khoản 2200-2300. Số người bỏ lễ Chúa nhật có thể nói là tương đối ít.

Các ngày thường trong tuần, sáng có Thánh lễ, chiều có viếng Chúa chung. Mỗi ngày được phân công cho mỗi giới như sau:

  1. Thứ hai: Quới chức
  2. Thứ ba: Gia Trưởng
  3. Thứ Tư: Hiền Mẫu
  4. Thứ Năm: Học trò giáo lý
  5. Thứ Sáu: Thanh Thiếu Niên
  6. Thứ Bảy: Thiếu Nữ

Ngoài Thánh lễ Chúa nhật, họ đạo quy định mỗi người đi lễ ngày thường một lần trong tuần, tốt nhất là đi lễ vào ngày của giới mình, để tham gia vào công tác phụng vụ (như hát lễ, đọc sách Thánh...)

- Sinh hoạt riêng các nhóm hoặc giới:

- Quới chức: là nhóm ưu tú và nồng cốt của họ đạo. Ngoài ban Câu Trùm gồm 4 người và 20 Biện sở, còn có các Biện phó, Biện tập sự hay ông "Giáp".

Như vậy Ban Quới chức họ đạo có tổng số hơn 50 người. Thánh lễ ngày thứ hai trong tuần là của Ban Quới chức. Họ đi lễ và phụ trách phụng vụ; sau lễ, xuống văn phòng uống càfé và dự họp hàng tuần. Mô hình của một Sở biện được tổ chức như một họ đạo nhỏ hoặc như một Ban Nhân Dân Ấp, có sinh hoạt, có hành chánh riêng.

- Giáo lý Thiếu Nhi được tổ chức liên tục từ năm 1975 theo chương trình sau đây:

  1. Trẻ nhỏ 7 - 8 tuổi: giáo lý khai tâm. Dọn Rước lễ vỡ lòng.
  2. Thiếu Nhi sau vỡ lòng đến 12-13 tuổi: chương trình giáo lý thường niên kéo dài 5 năm. Học mội buổi chiều Chúa Nhật từ 2-3 giờ. Các Soeur và các Dì phụ trách. Hết chương trình này, các em được thêm sức.
  3. Thiếu Nhi hạng tuổi này còn tham gia chương trình sinh hoạt Thiếu Nhi mỗi sáng thứ năm hàng tuần sau Thánh lễ.
  4. Thiếu Niên: 13-14 tuổi, sau thêm sức: học chương trình giáo lý vào đời, một hoặc hai năm để chuẩn bị Bao đồng. Các cha sở, cha phó đảm trách.
5335    22-02-2011 10:05:48