Sidebar

Thứ Năm
28.03.2024

Họ Đạo Cái Hàng

z5169983254330f6bf2016c0fef945bf8bf35e6eb4c0a5


 
Địa chỉ: ấp Phú Xuân, xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.

 Điện thoại: 0919 578 669.

 Bổn mạng: Đức Mẹ Sầu Bi (15/9).
 Chầu lượt: CN XVII Thường Niên

 Số giáo dân: 217.

 Năm thành lập: 1930.
 Giờ l

Chúa nhật:                   07g30

Ngày thường:   17g30

Linh mục Chánh sở: Andrê Huỳnh Ngọc Lâm

LỊCH SỬ HỌ ĐẠO

       Nhà Thờ Cái Hàng (Cũ và Mới). Nhà Thờ mới được xây dựng năm 1992 (Họ lẻ của Cái Tắc).

      Được thành lập 1930 – 1933, do cha Du Fernand Parel, thuộc Dòng Thừa Sai Paris. Cha đến Cái Mơn giúp vừa để học tiếng Việt. Khi tiếng Việt khá, cha đến thăm những vùng hẻo lánh chung quanh Cái Mơn để vừa làm việc tông đồ vừa thực tập tiếng Việt. Cha đến vùng gọi là Cái Hàng thuộc làng Phú Hựu (Nhuận Phú Tân).

I. MỘT CỰU CHỦNG SINH tên là Mai Văn Hương (Bác cha Giuse Khoa) cùng với cha đến Cái Hàng thăm bà con. Chuyện bất ngờ xảy ra: Một bà lão thường gọi là bà Tư Giá, đã 75 tuổi nghe tin có Linh Mục và anh Hương thường đến Cái Hàng, bà nói cháu ruột là anh Hai Biện “Cháu cố gắng mời cha và anh Hương đến thăm nhà mình”. Bà nói sự thực cho cháu biết rằng bà là người có đạo được cha Doukerleik (Cha Lân) Rửa tội hồi 16 tuổi tại Băng Tra và đã xưng tội rước lễ vỡ lòng. Bà đã kết hôn với người ngoài Công giáo tại Cái Hàng cho đến nay. Bốn mươi năm nay, bà hằng ao ước có dịp trở lại. Anh Hai Biện mừng quá, đến bàn với chú Năm Ngô, người quen với anh Hương. Cha và anh Hương đến thăm bà. Anh Hương ở lại 2 ngày giúp bà xét mình xưng tội. Hôm sau cha đến cho bà xưng tội và rước lễ vui vẻ. Dân cả Cái Hàng nghe tin rất mừng kéo đến thăm cha F. Parel và bắt đầu có sự quen biết thân mật nhất là con cháu bà Tư Giá.

II. CHA PAREL với sự cộng tác của anh Hương trong vòng một năm đã lo xong nhà để Dì phước dạy giáo lý tân tòng. Cha đã xin tu viện cho 2 dì đến ở đây.

III. BÀ NHẤT HOÀNG cho dì Mười Hoa và dì Út Xuân đến Cái Hàng dạy dỗ. Sáu tháng sau, cha Parel đến mở cuộc cấm phòng và ban phép Rửa tội cho 30 người lớn nhỏ. Họ Cái Mơn vui mừng đi dự rất đông, nhất là để đỡ đầu Rửa tội. Đây chính là một dịp khích lệ tinh thần truyền giáo cho bổn đạo Cái Mơn.

IV. CHA PAREL hoàn tất việc thành lập Họ Đạo Cái Hàng. Thường xuyên có 2 dì ở dạy, thỉnh thoảng cha đến dâng lễ.

     Mấy tháng sau, Cha F. Parel được gọi về làm giáo sư Đại Chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn. Anh Mai Văn Hương vì bệnh cũng xin về nhà dưỡng bệnh một năm.

      Cha Tricoir học tiếng Việt lúc cha Bellocq (cha sở Lộ) là cha sở, anh Hương được cha sở Lộ gọi đến giúp cha Tricoir học tiếng Việt và đi họ nhỏ. Khi đi lập họ Mỏ Cày anh Hương bị cảm nặng và 3 ngày sau đó thì lìa trần.

V. HỌ CÁI HÀNG ĐÃ CÓ TỔ CHỨC

            + Có Dì phước

            + Biện giáp Cái Mơn góp phần.

            + Bổn đạo Cái Hàng tốt lành.

            + Chú Năm Ngô dạy giáo lý – bác Công Tứ – chú Năm Sang – anh Năm Thơm lo mọi việc trong ngoài.

            + Năm 1940 – 1945 có ông biện Mười giúp cha đến đó làm việc tông đồ.

           + Cha Raphae Linh, cha sở Rạch Dầu đã trông coi họ Cái Hàng một lúc, đến khi cha đổi thì họ Cái Hàng vắng bóng Linh Mục một thời gian.

VI. HỌ CÁI HÀNG TỪ SAU NĂM 1975

       Cha Bênêđictô Trương Thành Thắng, cha sở Cái Mơn nhận một số đất độ 4 công. Cha nhờ dì Sáu Của và dì Sáu Xưa đến ở canh tác. Mỗi năm cha đến dâng lễ một hai lần thường là dịp Giáng Sinh. Tháng 11 năm 1990 trong dịp đi dự tiệc cưới của một học trò nhà may, cha sở Giuse Nguyễn Ngọc Thích mới có dịp xem xét Họ Đạo Cái Hàng. Cha đã tìm cách rước Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu đến thăm “Chòi thờ” Cái Hàng. Đức Cha rất xúc động. Ngài thấy tận mắt chiếc chuông bể do song thân cha Parel ở Pháp gởi tặng được treo tòng teng trên cây mận bên bờ sông. Sau khi khánh thành Nhà Thờ mới, Đức Cha đã tặng cha GBt Oai tiền để đúc lại chuông này.

      Năm 1992, cha Đaminh Bùi Văn Đằng được bổ nhiệm đặc trách coi thi công Nhà Thờ mới. Từ năm 1994, Cha GBt Dương Văn Oai nhận sở họ Cái Tắc. Từ thời gian này, Cái Hàng trở thành họ lẻ của Cái Tắc.

       Điều Cha sở lo lắng nhất hiện nay là vấn đề sạt lở trước khuôn viên Nhà Thờ. Sông sâu, nước chảy mạnh, mỗi năm đất lở thấy mà đau lòng. Nếu không kịp thời làm bờ kè chống xoáy lở chắc trong 10 năm nữa Nhà Thờ sẽ đến mé sông và rồi xuống sông… Nhưng tìm ra ngân quỹ? Giáo dân quá nghèo… Hoàn toàn bất lực.

1893    15-01-2011 06:46:05