Sidebar

Thứ Ba
19.03.2024

Họ Đạo Cái Mơn

z51309806697527fcce31ff020a95a9a8ab1ca4cb6240b
Địa chỉ:
ấp Vĩnh Bắc – xã Vĩnh Thành – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre.

Bổn mạng: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (08/12).

Chầu lượt: Chúa Nhật I Mùa Vọng.

Số giáo dân: 17.000

Năm thành lập: 1802.

Giờ lễ

Chúa nhật:       4h30    ;     7h    ;    9h45   ;     15h30  ;     17h30

Chầu Thánh Thể:  14h30

Ngày thường: Sáng : 05g00

Lễ chiều thứ bảy (Thánh Lễ Chúa nhật): 18g00

Linh mục Chánh sở: GBt. Lê Đình Bạch

Linh mục Phụ tá: Giuse Võ Phú Quốc

                               Dom. Lê Cao Thủ

                              Simon Huỳnh Thanh Liêm

                              Phaolô Võ Tấn Lợi

 

 

LỊCH SỬ HỌ ĐẠO

Cái Mơn: Truyền thuyết gọi đây là Kha Mân nghĩa là "tổ ong", thiên nhiên ưu đãi - hoa trái sum sê bốn mùa - réo gọi ong bướm tụ về - đọc trại là "Cái Mơng"(?). Truyền thuyết khác cho là vùng rạch Cả Mân - đọc trại ra Cái Mơn (?)

Theo tư liệu đáng tin hơn cả thì: Cái Mơn do tiếng Pháp đọc trại ra Caðman là con Sấu mõm dài. Điều này rất có lý vì xưa là nơi có nhiều cá, nhiều cá thì có nhiều cá sấu. Ngày nay tại đây có cây cầu Giàn Sấy, nơi xưa kia người Miên phơi sấy cá. Năm 1975 người ta còn ắt được 2 con «cá nược» gần nhà thờ Cái Mơn. Địa danh này do các cha thừa sai người Pháp đặt ra. Cái Mơn hiểu theo tiếng Pháp là xứ có nhiều cá Sấu. Cái Mơn hoàn toàn là một địa danh Công giáo.

- Năm 1700 : Cái Mơn là trung tâm truyền giáo của các Cha dòng Phanxicô. Theo báo Nam kỳ Địa phận số +++++ năm 1919 : Năm 1700 (Canh Thìn) đời vua Minh Vương, cấm đạo gắt gao. Đồng bào có đạo từ Phú Yên di tản vào Đồng Nai, Gia Định lánh nạn, lập cư hai bên bờ sông Vàm Cỏ Tây. Kẻ đi trước rước người đi sau, đất rộng thành chật, nên chia tay nhau đi tìm sinh kế. Thế là có một số người đến Cái Mơn.

- 1702 có gia đình công giáo ở Thanh Hóa di cư vào.
- 1707 gia đình ông Triệu từ Phát Diệm đến ở và sống đạo.
- 1702 gia đình ông Nguyễn văn Tấn, ông Phan văn Đại và Lê quang Lê đến Ba Giồng rồi sang Cái Mơn lập nghiệp, giữ đạo. Ông Tấn ở rạch Giàn Sấy, ông Đại ở rạch Ông Mầu, ông Lê ở rạch Bà Dung. Cả ba sống bằng nghề nuôi tằm và sấy cá. Từ xưa người ở đây kể ba ông nầy là tổ  của họ Cái Mơn.

Theo truyền khẩu, từ năm 1802 có các Cha Thừa Sai Tây Ban Nha và Pháp đến âm thầm giảng đạo.

* Chính Cha Gernot đã lượm lặt và sao lại các giấy tờ kể từ ngày 17-11-1813. Cha Gernot đến giúp Tu viện Cái Mơn đầu năm 1864, phối hợp với các Cha trong vùng tổ chức cuôc kiệu ảnh Đức Mẹ "mừng kỷ niệm chấm dứt thời bách hại". Đây là cuộc kiệu thủy lục lịch sử. Hoa đèn lộng lẩy đi từ Nhà thờ cũ, qua rạch Ông Mầu, xuôi về Quãng Ngải từ 7 giờ tối đến 4 giờ sáng. Chính Cha Gernot đánh đàn phong cầm cho gáo dân hát. Xong cuộc kiệu hai bàn tay Cha sưng lên.

Cha Gernot cất trường Nữ giao cho các Dì phước phụ trách năm 1866, cất trường Nam giao cho các Thầy Latinh cựu sinh viên Pinang.
Năm 1867 Cha chọn tu phục cho Nhà dòng. Từ năm 1868 Cha đã chuẩn bị cho việc cất Nhà thờ mới.
Năm 1871 Cha dời Nhà phước về cạnh Nhà thờ.

Cũng nhờ Cha Gernot họ Cái Mơn có Nhà thờ - nhà Cha sở - trường học - bệnh xá - nhà mồ côi. Cha còn đem các giống cây như cà phê, ca cao, sa bô, măng cụt... và nhiều giống cây nhiệt đới về nhân giống phát triển tại Cái Mơn.

Tiếp theo cha Gernot, các vị thừa sai Pháp đã thu lượm hạt giống trái cây từ các xứ : Indonesia, Malasia, Thái Lan... cho giáo dân trồng đặt biệt là gia đình các ông trùm ông biện...Nhờ nước ngọt quanh năm nên có thể trồng đủ loại hoa trái. Có thể nói mà không sợ sai rằng Cái Mơn là nôi của cây trái Việt Nam. Có người còn cả quyết nếu đến Cái Mơn vào mùa trái cây người ta sẽ có dịp thưởng thức gần đủ loại trái cây của vùng Đông Nam Á. Nghề ương trồng và tháp cây giống thì đến ngày nay vẫn còn nhất xứ.

Nghề truyền thống khác của Cái Mơn là hoa kiểng, nhất là cây tắt (phúc) trong dịp Tết.

Làm đèn ngôi sao Giáng Sinh thì báo Thanh Niên Số 358 (3654) Thứ bảy 24-12-2005 cho rằng đây là những chiếc lồng đèn đẹp nhất Việt Nam !

Số giáo dân hiện nay tính theo sổ rữa tội, trừ đi số tử thì lên đến 25.000 ngàn.

Số người đi làm ăn phương xa 5000 nhưng không ai cắt khẩu nơi xứ đạo. Số thanh niên thiếu nữ đi học và làm việc ở Tỉnh thành 3000.

Thánh Philipphê Phan văn Minh là linh mục tiên khởi người Cái Mơn.

Thánh Giuse Nguyễn văn Lựu là cha sở thứ ba của họ đạo.

Thánh Phêrô Đoàn công Quý là cha sở thứ nhất của họ đạo.

Người được rửa tội đầu tiên trong sổ còn giữ lại là Mathêu Dư, rửa tội ngày 17-11-1813, tại nhà ông Hương Lĩnh.

Các cha sở:
1/ Phêrô Tám 1844..
2/ Phaolô Lượng 1851...
3/ Thánh Giuse Lựu 1855
..........
6/ Henri Gernot 1864....
............
18/ Giuse nguyễn Ngọc Thích 1987-2009
Đến nay đã trãi qua 18 đời cha sở với cha sở đương nhiệm là:
19/ GBt. Huỳnh Cao Thượng 2010...

Các Cha phó:
1/ Thánh Phêrô Đoàn công Quý
2/ B. Hồ Ngọc Hà
3/ Đặng Công Quờn
4/ Pl Nguyễn Thành Vọng

Cha phó đương nhiệm
47/ Antôn Nguyễn Minh Quân
48/ Giuse Huỳnh Mộng Hùng
49/ Micae Nguyễn Thế Bảo
50/ Đaminh Lê Hoàng Sơn
51/ Pet Trần Thanh Xuân
52/ Antôn Nguyễn Tri Phương

Các linh mục thừa sai Pháp tại Cái Mơn:

1/ H. Gernot, thường gọi là cha Bề Trên Quý, phục vụ Cái Mơn 48 năm, được người dân ở đây mến và gọi một cách thân thương là ông nội.

Tổng số linh mục Pháp ở Cái Mơn là 62, không kể một ít cha ký tên không đọc được. Trong số nầy có nhiều vị rất thời danh: C. Chabrier, Frison Félix, Jh Boismery, Dumortier, Delagnes, Cassaigne...

Họ Cái Mơn đã cung cấp cho Giáo Hội 62 linh mục; Hiện tại còn 24 linh mục.

Tổng số Tu sĩ nam nữ 129.

Những tu Hội có người Cái Mơn tận hiến

1.  Dòng Mến Thánh Giá:  
             - Cái Mơn
             - Cái Nhum
             - Thủ Thiêm
             - Chợ Quán
2.  Dòng Đa Minh (Nam)
3.  Bác Ái Vinh Sơn
4.  Dòng Kín CAMELO (Tp.HCM, Pháp)
5.  Đấng Chăn Lành
6.  Tiểu Muội
7.  Nữ Phan Sinh
8.  Nữ Tá Quốc Tế
9.  La San (nam)
10. KiTô Vua Cái Nhum
11. Thiên Phúc
12. Clara
14. Dòng Thánh Phaolô thành Chartres: Tp.HCM & Mỹ Tho 
15. Chúa Quan Phòng

Chủng Sinh Cái Mơn
     - 7 thầy đại chủng sinh thuộc Đại Chủng Viện Cái Răng, Cần Thơ
     - 5 chủng sinh đang học ở Chủng viện Vĩnh Long
.....- 20 dự tu đang học đại học hoặc lớp 12.

Hội Đoàn: - Con Đức Mẹ; - Dòng ba Camêlô; - Bà mẹ công giáo; - Thiếu nhi Thánh Thể; - Thanh niên; - Tu hội đời

Ca Đoàn: - Alleluia; - Philipphê Minh; - Con Đức Mẹ; - Ca Đoàn Anna; - Thanh Niên; - Thiếu Nhi; - Cái Mơn.

Giáo  Lý Viên

1/  120 thành viên: Trong số nầy 80 có trình độ đại học và tốt nghiệp khoá sư phạm giáo lý 3 năm cấp giáo phận. Đa số là cựu chủng sinh tu sĩ, trưởng thành và ổn định tình trạng gia đình.

2/  30 Giáo Lý Viên dạy tại gia giúp những tân tòng có hoàn cảnh đặc biệt không đến Nhà thờ được. Họ là những bà mẹ gia đình đạo đức, gương mẫu rãnh rỗi công việc. Mỗi tuần các bà trau giồi giáo lý 1 lần, hội thảo và phân công nhau giúp đỡ người nghèo người bệnh.

Hội Đồng Quới Chức : 98 người gồm có: - 4 Ông Trùm: Marcô Nuyễn Văn Tấn; Carôlô Nguyễn Văn Lài; Phêrô Nguyễn Văn Thơ; Phaolô Nguyễn Chí Châu. 5 Ông Câu: Gbt Lê Quang Lượng; Martinô Nguyễn Trung Tín; ; Phaolô Nguyễn Thành Tánh...

Biện sở: - 90 ông; - 17 qưới chức danh dự; - 40 phụ tá qưới chức ( tập sự)

Nhà thờ Cái Mơn.

1803 một Nhà thờ nhỏ thô sơ được dựng lên ỏ xóm ông Bái để đọc kinh dự lễ khi có Cha đến. Đây là nguồn gốc Nhà thờ Cái Mơn đầu tiên, nhưng xác định nơi chốn thì không ai biết.

* 1844 Cha Phêrô Tám được chính thức chỉ định là Cha sở (Nam kỳ Địa phận). Chính Cha đã cổ động giáo dân xây cất Nhà thờ bằng cây, vách ván, lợp lá tại xóm rạch Ông Mầu ngay phần mộ Thánh Minh ngày nay. Đây là Nhà thờ thứ hai của Cái Mơn...Thánh Philipphê Phan Văn Minh được chôn trong ngôi nhà thờ nầy. Thời kỳ nầy trong sổ có ghi tên một quới chức là ông Trùm Can.

* 1864 Cha Gernot, tên thường gọi là Bề Trên Quí là Cha sở kiêm Bề Trên Nhà phước Cái Mơn. Năm 1872 cùng với ông Trùm Ngọ làm quản đốc Cha Gernot đã xây cất Nhà thờ Cái Mơn tại nơi hiện nay.

Nhà Thờ Cái Mơn có trước nhà thờ cha Gernot xây (ngôi nhà thứ I tại nền hiện nay) chôn trên cung thánh Nhà thờ và ông Trùm Ngọ được chôn trong Nhà thờ gian bên phải.

 Đây là Linh mục của Hội Thừa Sai Paris, cha sở rất danh tiếng và có nhiều công đức đối với họ đạo Cái Mơn. Người nhận chức cha sở Cái Mơn 48 năm (1864 1912). Chính Cha sau cơn bắt đạo đã thu thập lại các tài liệu về Công giáo vùng Cái Mơn như chúng ta đang sử dụng ngày hôm nay. Cha cũng đã xây cất đầy đủ các cơ sở phải có cho một họ đạo và cho nhà Dòng MTG Cái Mơn.

Cha là người được bề trên tín nhiệm nên Hội Thừa Sai Paris mới gởi nhiều cha Pháp trẻ đến Cái Mơn để học tiếng Việt, phong tục người Việt và truyền giáo.

Tên Pháp của cha là Gernot, tên Việt là Quí. Người Cái Mơn gọi cha là cha bề trên Quí với tất cả lòng quý mến và khâm phục. Mộ cha nằm ngay trên cung thánh nhà thờ Cái Mơn. Chính cha đã dời Nhà thờ từ nền mộ thánh Minh về vị trí hiện thời. Với sự cộng tác của ông trùm Ngọ, cha đã xây Nhà thờ Cái Mơn kiểu Gothique. Nhà thờ này đã bị phá đi để xây Nhà thờ hiện nay. Nhà thờ do Cha Gernot xây cất 6 chuông để hai bên hông Nhà thờ, mỗi bên 3 cái, để tạm trên giá, đạp chuông thay vì giật chuông.

* 1954 gần 80 năm sau đời Cha Giuse Trần hữu Khánh làm Chánh sở, Đức Cha Phêrô Ngô đình Thục đã giao công tác xây lại Nhà thờ mới cho Cha Micae Văn công Nghi là phó nhì. Cộng tác với Cha thời nầy là ông Trùm nhất Nguyễn văn Thuận và Trùm nhì Nguyễn văn Đàng người có công chạy việc và quản lý là ông Biện trẻ Micae Nguyễn văn Ngọc.

Kinh phí xây dựng không đủ nên Cha đã tự sửa đổi bảng thiết kế nhiều lần. Đó là lý do giải thích tình trạng Nhà thờ hiện nay. Cũng do thiếu kinh phí mà không xây được tháp chuông và 4 căn plafond chưa hoàn thành.

* 1973 Cha Benoýt Trương Thành Thắng lãnh trách nhiệm Cha sở Cái mơn lần thứ hai và đã hoàn thành bốn căn Plafond nói trên.

Tháp Chuông nhà thờ Cái Mơn

Tháp chuông cũ: Gác chuông cũ bên quốc lộ 57 phải di dời; Đó là lý do xây dựng tháp chuông mới   ---

Tháp chuông mới: Kết cấu bên trong: - Trọng tấn toàn bộ công trình : 800 tấn; Bê tông cốt sắt : 550 tấn (= 202m3); Xây, tô, lót sàn : 234 tấn (= 840m2); Mái ngói dán xi măng : 6 tấn. Chiều cao của tháp từ mặt nền hoàn thiện, tầng trệt lên đến kim thu sét là : 54m ; Chiều cao của tháp tính từ mặt nước sông Cái Mơn lúc ròng thấp nhất là : 56,52m; Số tầng lầu của tháp là : 9; Từ mặt nền hoàn thiện đến tầng hai để đứng giựt chuông I là 13,5m; Mỗi tầng để chuông cao 4m; Sàn bát giác cao 2m; Thánh giá bằng Inox cao 3m; Kim thu sét cao khỏi đỉnh Thánh giá 2m.

Nhận định về Tháp chuông:

Khách quan: Không được như ý nhất là phần chót tháp. Nhưng mọi người đều thông cảm vì tháp cao quá, công nghệ lại thô sơ, tài chánh hạn hẹp. Đối với trang bị quá nghèo nàn (giàn giáo không đủ tiêu chuẩn) mà không xảy ra một tai nạn nào thật là điều lạ. Đối với giáo dân họ đạo : "Tất cả là ơn Chúa." Công trình không to lắm nhưng cũng không nhỏ. Đây cũng tạm gọi là công trình văn hóa Công giáo.

Chủ quan: Công trình hoàn thành, chi phí tương đối, không xãy ra điều đáng tiếc, không thiếu nợ là tốt. Điều đáng mừng hơn cả là sự đoàn kết của giáo dân. Kết quả nầy có được là do sự tận tâm nghiên cứu, giám sát khéo léo của những người theo công trình có khả năng và tinh thần vì công ích. Họ đạo Cái Mơn không dám quên ơn Đấng Bản Quyền đã quan tâm và khích lệ. Cha sở Cái mơn, quí cha phụ tá và giáo dân nguyện khắc cốt ghi xương sự đóng góp tinh thần và vật chất của các cha gốc Cái mơn.

Chủ trương cấu trúc bên trong tháp chuông.

Nhà đúc thì có cột có đà, tháp chuông cao tầng chỉ đúc đà và cột để treo chuông, thì chỉ được có mỗi việc là giựt chuông. Ngay từ đầu chúng tôi đã chủ trương phải tận dụng sự hữu ích bên trong tháp. Nghiên cứu thuyết nhị nguyên (dualisme) để giải quyết vấn đề : có đối không, khó đối với dễ.

1. Les vases sont faits d'argile, mais c'est grâce à leur vide que l'on peut s'en servir. "Duyên thực dĩ vi khí, đương kỳ vô hữu khí chi dụng". "dùng đất để làm chén chậu. nhưng cái không ở giửa chén chậu mới là hữu dụng" (vì nhờ cái không ấy mới chứa đựng đồ ăn thức uống).

2. "Une maison est percée de portes et de fenêtres, et c'est leur vide qui la rend habitable". "Tạo hộ dũ dỉ vi thất, đương kỳ vô, hữu thất chi dụng". (làm nhà thì phải chừa cửa, chính cái không ở giữa nhà mới là chỗ hữu dụng).

3. "Ainsi, l'être produit l'utile , mais c'est le non-être qui le rend efficade". "cố hữu chi dỉ vi lợi vô chi di vi dụng". (bởi vậy cái có chỉ là công cụ lợi khí, cái không mới là hữu dụng, là chỗ cần thiết ).

Với lý luận cơ bản thực hiện chủ trương lợi ích bên trong công trình như sau:

Từng trệt, an vị, giếng rửa tội bằng cẩm thạch nguyên khối chạm hoa văn, cao đúng 1 mét và tượng Thánh Giuse bằng cẩm thạch, bổn mạng của các gia trưởng. Kể từ cuối tháng 8 năm đầu của thiên niên kỷ thứ III, mọi người Cái mơn đều được rửa tội tại phòng nầy, tầng một trưng bài một số tài liệu về Trương Vĩnh Ký, những tài liệu có liên quan đến tháp chuông.

6 chuông trên tháp ứng với lục căn của mỗi người là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Chuông có tiếng nói đạo đức mà người nghe phải hồi tâm suy nghĩ.

Đó là :    -"Tôi ca tụng Chúa thật.
                Tôi kêu gọi dân chúng.
                Tôi tập họp giáo sĩ.
                Tôi khóc người qua đời.
                Tôi đẩy lui dịch tể".

Nhân đây ta nghe tiếng nói của chuông vùng Nam Á và Đông Bắc Á lan truyền đến Việt Nam hàng ngàn năm qua:

"Nguyện tiếng chuông nầy thấu mọi cỏi;
Nghe rồi thanh tịnh chúng viên thông;
Nghe chuông nhẹ bớt não phiền;
Kẻ nơi địa ngục tránh xa;
Kẻ nơi hầm lửa thoát ra tu hành..."

Qua trình bày trân chúng ta thấy lợi ích của tháp chuông, thật là nơi tôn nghiêm đáng trân trọng. Thế nên tháp chuông không phải là nơi chơi giởn giải trí. Văn học Việt Nam còn lưu lại nhiều ý nghĩa của tháp chuông nhất là các bữu tháp qua các câu sau đây :

"Cung kính nơi tháp miếu
Khiêm hạ các người tu
Xa lìa tâm tự cao..."

Người ta trân trọng bữu tháp vì bên trong lưu giữ di cốt tiền nhân, các tư liệu quí giá về nền văn minh kim cổ.

Thực hiện công trình

- Chủ đầu tư: họ đạo Cái Mơn mà người đại diện là Cha sở Giuse Nguyễn ngọc Thích.

- Trực tiếp kiểm tra việc thi công từ khởi sự đến hoàn thành: Ông Trùm Carôlô Nguyễn văn Lài.

- Quản lý tài chánh: Ông Biện Philipphe Nguyễn Quới Thành.

- Nghiên cứu đề án, theo dõi kỹ thuật : Ông Phaolô Trương công Thành cùng với những cố vấn Ông Võ văn Ninh, Ô. Bùi văn Tốn , Ô. Đỗ Hiếu Lương, Ô. Phaolo Mai nguyên Song.

- Khoan đất: Phòng công nghiệp Đại học Cần Thơ  sâu 30 mét.

- Ép cọc, móng: một đội ở Cần Thơ.

- Đội thi công của kỹ sư Lê ngọc Diễn với số thợ và lao động lấy tại Cái Mơn.

- Đức Giám mục Giacôbê Nguyễn văn Mầu đặt viên đá đầu tiên ngày 10 tháng 10 năm 2000.

- Đức Giám mục Tôma Nguyễn văn Tân dâng lễ tạ ơn ngày 22 tháng 8 năm 2001.

- Khách có thể tham quan tháp chuông để nhìn khung cảnh chung của xứ Cái Mơn với điều kiện được người của nhà thờ hướng dẫn (mỗi lần lên không qúa 5 người ).

* 6 quả chuông của Cái Mơn có kích thước như sau :

  1. - Chuông I: cao 1,30m; Đường kính 1,40m; Nặng 1000 kg.
  2. - Chuông II: cao 1,20m; Đường kính 0,92m; Nặng 900 kg.
  3. - Chuông III: cao 1,00m; Đường kính 0,83m; Nặng 700 kg.
  4. - Chuông IV: cao 0,90m; Đường kính 9,76m; Nặng 600 kg.
  5. - Chuông V: cao 0,80m; Đường kính 0,70m; Nặng 500 kg.
  6. - Chuông VI: cao 0,65m; Đường kính 0,60m; Nặng 300kg.

- Trọng lượng tổng cộng là 4000kg.

- Chuông được đúc tại Pháp vào hậu bán thế kỷ XIX tại một lò đúc chuông gia truyền. Chuông được chuyển về hai lần: lần đầu 3 chuông nhỏ, lần sau 3 chuông lớn.

- Danh sách các cụ dâng chuông có khắc trên mỗi chuông. Theo đánh giá: chuông vẫn còn 99% hiện trạng ban đầu.

Thứ tự Chuông được Ân nhân dâng cho Nhà Thờ (con cháu thánh Minh)

  1. Chuông I, Matthêu Phạm Cử Trực & Anna Nguyễn thị Mạch dâng 1892.
  2. Chuông II, Matthêu Phạm Cử Trực & Anna Nguyễn thị Mạch dâng 1892.
  3. Chuông III, Anna Phạm thị Thinh & Maria Phạm thị Thỉnh dâng 1892.
  4. Chuông IV, Joachim et Maria obtulerunt 1893.
  5. Chuông V, Joseph et Maria obtulerung 1893.
  6. Chuông VI, Minh Ghê Miễn & Maria Hớn 1876?
18519    22-02-2011 10:29:34