Sidebar

Thứ Tư
24.04.2024

Họ Đạo Cầu Ngang

z5102629950287ce6bcbf70620f6a7007b2e166e4c923b

Địa chỉ: Khóm Mỹ Cẩm A, Thị trấn Cầu Ngang, Trà Vinh.

Bổn mạng: 

Chầu lượt: CN XXV Thường Niên

Số giáo dân: 1.400

Năm thành lập:

Giờ lễ:                       
Chúa nhật:  05g00
;  17g30   

Ngày thường: 17g30

Linh mục Chánh sở: Joakim Nguyễn Ngọc Sáng

LỊCH SỬ HỌ ĐẠO

I. NGÀY THÀNH LẬP

Không tìm được tài liệu nào chính xác, cũng không một cụ già nào biết, nhưng dựa vào sổ Rửa tội, phỏng đoán được thành hình vào khoảng 1870 và chính thức có Cha sở và Thánh Đường từ năm 1897.

II. CÁC TRÀO CHA SỞ ĐƯỢC CHIA NHƯ SAU

            Tháng 6/1897      – Cha Anrê Miều – Cha sở đầu tiên (dựa theo sổ Rửa tội)

            Tháng 8/1898      –  Cha Gioan Baotixita Nhơn

            Tháng 3/1899      – Cha A. Crausac

            Tháng 9/1902      – Cha Phaolô Minh

            Tháng 6/1905      – Cha Tranic

            Tháng 10/1906    – Cha Matthêu Chiểu

            Tháng 5/1912      – Cha Gioan Đồng

     Trong khoảng thời gian từ 5/1912 – 12/1914 có các Cha từ Vĩnh Kim – Long Hoà – Phước Hảo đến giúp:

            Cha Boxbarger            – Cha J. Gueguerd  – Cha Giacôbê Bình

            Cha H. Ferrières          – Cha Gioakim Thông

            12/1914               – Cha J. Keller

            10/1916                – Cha J. Quận

            5/1919                  – Cha Gioakim Thông

            31/7/1926             – Cha Phaolô Tịnh

            5/1929                  – Cha Phêrô Xứ

            3/1931                  – Cha Gioan Baotixita Dưỡng

    Đây là thời gian xây cất ngôi Thánh Đường mới (như hiện nay) và thành lập các Họ Đạo nhánh: Họ Long Hậu, Họ Phó Long… có các Cha lân cận đến giúp: Cha Phanxicô Xaviê Lê Vĩnh Khương, Cha Roco Linh, Cha Giuse Thơ, Cha Matthêu Hớn, Cha Phaolô Duông – Cha Giuse Bạch, Cha Phaolô Thái và nhất là Cha David từ Vĩnh Kim xuống.

            3/1938                  – Cha Phêrô Vỡ

            9/1948                  – Cha Phêrô Nguyễn

            2/1949                  – Cha Phêrô Tuyển

            2/1956                  – Cha Vincentê Nguyễn Ngọc Thanh

            10/1967                – Cha Antôn Bùi Thanh Long

            6/1975                  – Cha Bênađô Nguyễn Ngọc Khả

            17/01/1977           – Cha Phêrô Trần Văn Kích

          18/02/1993      – Cha Đaminh Lê Văn Thanh (qua đời ngày 24/5/2006) có Cha Anphongxô Lâm Thanh Hà phụ tá.

            10/10/2007      – Cha Vincentê Phạm Văn Khôi  được bổ nhiệm làm Cha sở.

    15/8/2022        – Cha Joakim Nguyễn Ngọc Sáng được bổ nhiệm làm cha sở

III. PHÁT TRIỂN

    Phát triển Họ Đạo đều nằm trong những giai đoạn trước, nhất là vào thời kỳ Cha Vincentê Nguyễn Ngọc Thanh với những cuộc lưu diễn văn nghệ truyền giáo ở vùng xa như: Ba Động, Phó Long, Long Hậu… Hoặc những cuộc kiệu Thánh Thể – Đức Mẹ… Cha tạo được bầu khí hứng khởi cho Họ Đạo và đã thu hút được rất nhiều linh hồn về với Chúa. Họ La Bang chào đời với trên 300 người... được Rửa tội. Nhưng tất cả đã thành mây khói sau biến cố năm 1975. Họ La Bang biến mất, gần tuyệt đại đa số anh chị em tân tòng đó cũng biến mất… Thời gian qua, Họ Đạo cũng tìm lại được sự thăng bằng và đang chậm chạp tiến với một kết quả thật khiêm tốn khoảng 10 tân tòng mỗi năm.

IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT

     Một ngôi Thánh Đường (trên 400 người) được xây cất từ thời Cha Gioan Baotixita Dưỡng (1932), cũng còn khá khang trang, nhưng mái ngói đã bị hư hại nhiều.

      Nhà Dì và nhà Cha sở xuống cấp trầm trọng.

V. TINH THẦN

     Không có truyền thống gì đặc sắc, ngoại trừ một vài kỷ niệm thường được nhắc nhở: cuộc Kiệu Thánh Thể (thời Cha Vỡ), tuần đại phúc, văn nghệ truyền giáo (thời Cha Thanh)… gần 10 năm nay cũng đang tạo thói quen tĩnh tâm Mùa Chay hay dịp có Thêm Sức – Bao Đồng.

VI. NHÂN VẬT NỔI BẬT

    Thầy thuốc Phát (Cha của luật sư Huyền) đạo mới là người đã góp nhiều công của trong việc thành lập và cất Nhà Thờ Long Hậu.

     Ông Tám Bình: góp nhiều công sức trong việc thành lập Họ và cất Nhà Thờ Ông Ốc. Có biệt tài tổ chức.

     Hương sư Gắng: cộng sự viên đắc lực của Cha Vincentê Thanh trong việc xây dựng đức tin Họ La Bang.

VII. LINH MỤC – TU SĨ

            Cho đến nay, Họ Cầu Ngang hiến cho Địa phận 4 Linh Mục:

            Cha Gioakim Nguyễn Văn Tứ (1888 – 1941)

            Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Phú Thành (qua đời năm 2007)

            Cha Phêrô Võ Công Tấn

            Cha Giuse Lê Văn Hoàng

   Và một Đại Chủng sinh. Riêng về Tu sĩ, con số cũng rất nghèo nàn: nhà Trắng Mỹ Tho: 1; MTG Chợ Quán: 2; MTG Cái Mơn: 7

hai Đại Chủng sinh. Riêng về Tu sĩ, con số cũng rất nghèo nàn: nhà Trắng Mỹ Tho: 1; MTG Chợ Quán: 2; MTG Cái Mơn: 7

Thêm vào hiện trạng

Họ Ông Ốc: được thành lập thời Cha Gioan Baotixita Dưỡng do ông Tám Bình. Thời kỳ chiến tranh, Nhà Nguyện, nhà dạy bị san bằng, giáo dân đi tản cư. Hiện chỉ còn khoảng 30 – 35 gia đình trong tình trạng rối lạc nhiều. Năm 2006, dù vẫn còn khó khăn, Cha Phêrô Võ Công Tấn cũng đã xây dựng lại một Nhà Nguyện, cử hành Thánh Lễ mỗi dịp lễ giỗ.

 

Năm 2023 Cha sở Joakim Nguyễn Ngọc Sáng, đã xin chính quyền cử hành thánh lễ mỗi tuần, được cấp phép dâng thánh lễ tại nhà nguyện Rạch ngày 5/12/2023.

VIII. HIỆN TRẠNG

      Sau biến cố năm 1975, sĩ số giáo dân sa sút cách trầm trọng. Hiện nay con số đã nâng cao, mặc dầu so với sĩ số thời Cha Vincentê Thanh và Cha Antôn Long, nó cũng còn thấp. Số giáo dân hiện tại của Cầu Ngang là 1400 người.

        Họ Cầu Ngang có nhiều Họ nhánh nhưng hiện nay không còn. Chỉ còn một số ít giáo dân giữ đạo.

      Họ Phó Long: được thành lập từ thời Cha Gioan Baotixita Dưỡng, có Nhà Nguyện, nhà dạy… phát triển nhanh nhất là thời Cha Vincentê Thanh. Bước vào thời kỳ chiến tranh ác liệt, Nhà Thờ sập, nhà dạy không còn, giáo dân tản mác lên Cầu Ngang hoặc xuống Cái Đôi. Họ Đạo sa sút sau năm 1975. Nay đã giao lại cho Cái Đôi.

      Họ Long Hậu: được thành lập từ thời Cha sở Gioan Baotixita Dưỡng. Có nhà dạy, Nhà Nguyện. Sau hai thời kỳ chiến tranh, tất cả trở thành bình địa, giáo dân hiện chỉ còn trên dưới 40 người.

    Họ Ông Ốc: được thành lập thời Cha Gioan Baotixita Dưỡng do ông Tám Bình. Thời kỳ chiến tranh, Nhà Nguyện, nhà dạy bị san bằng, giáo dân đi tản cư. Hiện chỉ còn khoảng 30 – 35 gia đình trong tình trạng rối lạc nhiều. Năm 2006, dù vẫn còn khó khăn, Cha Phêrô Võ Công Tấn cũng đã xây dựng lại một Nhà Nguyện, cử hành Thánh Lễ mỗi dịp lễ giỗ.

IX. CÔNG VIỆC HIỆN TẠI

       Từ 2007 – 2010:

      Về nhân sự: BQC có 22 người và 2 hội đoàn Legio và Phạt tạ cùng cộng tác trong việc truyền giáo và phục vụ Nhà Thờ.

       Về cơ sở vật chất:

       Lợp ngói lại mái Nhà Thờ, thay mới bàn thờ, ảnh tượng, ghế ngồi.

       Xây hàng rào Nhà Thờ.

       Sửa nhà xứ.

       Xây một nhà trẻ.

       Xây tượng Đài Đức Mẹ và Thánh Giuse.

       Xây nhà máy nước.

       Xây hàng rào Đất Thánh.

       Xây nhà hài cốt.

       Xây nhà Giáo lý.

      Đặc biệt: xây dựng thêm một Nhà Nguyện ở Cà Tum (Bờ Kinh 2). Hàng tháng đều có Thánh Lễ cho khoảng 150 gia đình. (mỗi tuần đều có thánh lễ lúc 7g00 sáng)

dự kiến tương lai

X. DỰ KIẾN TƯƠNG LAI

       Tinh thần:

       Củng cố đức tin nơi người tín hữu.

       Chăm lo cho những người già yếu, neo đơn, bệnh tật.

       Tìm kiếm và đưa những người tín hữu lạc lối trở lại.

       Vật chất:

       Tu bổ, sửa chữa nhà xứ và đang sửa chữa nhà nguyện Rạch.   

5571    05-03-2011 15:46:40