Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Họ Đạo Khâu Băng

z524302742406980dad6fb15f095ccd524b564684eaafd
Địa chỉ:
 xã Thạnh Phong, T Phú, BẾN TRE

Bổn mạng: Lễ Thánh Giuse Thợ 1/5

Chầu lượt: CN XXXII Thường Niên

Số giáo dân:445

Năm thành lập:

Giờ lễ:

Chúa Nhật: 06g00

Chiều thứ Bảy 17g30

Linh mục Chánh sở: Phalô Nguyễn Nhựt Tú

 

LỊCH SỬ HỌ ĐẠO

Viết theo báo Nam kỳ Địa Phận năm 1921. Khâu Băng là một Họ đạo ven biển biển như Cồn Rừng thuộc làng Thạnh Phong, Tổng Minh Trị, huyện Thạnh Phú. Nhờ tư liệu của Cha bề trên Quí, hạt Cái Mơn, cho biết là năm 1883, nơi này có khoảng 25 người có đạo nên cha cất ở đây một Nhà thờ và cho một nhà Dì. Những người lánh nạn bắt đạo từ Miền Trung vào.

Dân ở đây sống nghề cá. Có ông Trương Văn Minh, người gốc Cái Mơn, đạo cố cụ. Cha Gernot giao cho cha Quờn phụ trách dân có đạo lên đến 80 người. Người của Chúa hiện diện, cách đi những gì tội lỗi, trộm cướp, mê tín dị đoan nên dân làng rất kính nể cha Thầy.

Năm 1887 cha Quờn qua đời, cha Binh tới thay. Biến cố xung đột tranh chấp ông Câu Minh và Cai Tổng Nguyễn Văn Xông. Câu Minh ở tù, bổn đạo trốn hết vì sợ chết.

Năm 1903 Cồn Rừng Khâu Băng nhập về Giồng Miễu. Nhà thờ không ai chăm sóc, cơn bão năm Thìn (05/1904) quét sạch bóc! Người ta chỉ còn nghe tiếng khóc! Khoảng năm 1911, linh mục Nguyễn Văn Đậu và một số ít giáo dân đi thuyền từ phương xa và bị sóng biển đẩy trôi dạt vào vùng biển Khâu Băng và được nhân dân tiếp cứu. Cha ở lại đây một thời gian, làm Nhà thờ bằng cây lá để có nơi đọc kinh , cầu nguyện, hạt giống đức tin bắt đầu được gieo vãi. Bốn năm sau do giông bão bị sập hoàn toàn, cha tiếp tục làm lại Nhà thờ trên một nền khác, chịu đựng được một thời gian khá dài.

Đến năm 1933, cha Lôrensô Tống Thành Mỹ, cha làm lại Nhà thờ kiên cố hơn. Kế đến là các cha: cha Giuse Khánh, Cha Louis Vinh về tiếp tục việc truyền giáo. Năm 1945, cha Phêrô Nguyễn Văn Chính về coi sóc các họ đạo thuộc huyện Thạnh Phú, và đi lại chăm sóc giáo dân họ đạo Khâu Băng. Sau đó là cha Matthêu Nguyễn Văn Xuân.

Đến năm 1954 sau hiệp định Giơ-neo có đoàn người từ Thái Bình di cư vào Miền Nam. Một số được đưa xuống xã Giao Thạnh và Thạnh Phong (Khâu Băng) lập nghiệp và làm thành các Họ Đạo. Trong đó có cha Giuse Nguyễn Đình Khuôn, ngài bị bệnh và chết hiện nay được chôn tại nhà thờ Khâu Băng. Nhưng chỉ vài năm sau chiến tranh bùng phát cha con lại bồng bế nhau đi nơi khác lập nghiệp. Giao Thạnh và Thạnh Phong là vùng giải phóng nên chịu ảnh hưởng nhiều của bom đạn. Những người giáo dân gốc tại họ đạo Khâu Băng phải đi tản cư đó đây chỉ còn lại bà Ba Khen và bà Tư Thiện bám trụ gần khu vực nhà thờ đểø sống niềm của mình.

Năm 1975, đất nước hoà bình nhưng dân chúng chưa được thái bình. Đất nước hoàn toàn giải phóng mọi người được trở về nơi quê cha đất tổ, làm lại cuộc đời sau những năm chiến tranh tàn phá. Người Công giáo cũng trong hoàn cảnh ấy, về nhìn thấy cảnh đổ nát hoang tàn. Người có đạo linh đinh. Bởi 14 năm liền vùng này không còn cha phụ trách không bóng áo dòng. Đồng lúa mênh mông không có thợ gặt!

Đến năm 1989, cha Giacôbê Nguyễn Công Lành về coi sóc vùng Thạnh Phú, (Cù Lao Minh - Bến Tre) gồm 15 họ đạo mà chỉ còn 8 nhà thờ. Nhà thờ Khâu Băng bị xoá sổ. Gian khổ và gian khổ.

Đầu năm 1991 Cha Giacôbê Nguyễn Công Lành hồi sinh được Khâu Băng cất lại Nhà thờ lá trên nền cũ, để giáo dân có nơi thờ phượng Chúa tương đối xứng đáng. Chiều 03/07/1991 cha Giacôbê Nguyễn Công Lành từ Thạnh Phú đến Khâu Băng, không có giấy tạm trú, phải ra đồn công an biên phòng 602 trình diện và tạm trú. Đêm đó ban Quới chức Bến Luông chở cây dọn sẵn ráp dựng Nhà thờ, sáng lại chỉ còn gác đòn vông. Đúng 7 giờ Cha Giacôbê Nguyễn Công Lành được trả về, có chính quyền ấp xã và chủ tịch Mặt Trận Xã (ông Hải Vân) đến quan sát. Trục trặc xảy ra: giấy phép xin ngày 04/07 mới dựng, tại sao dựng ngày 03/07? Diện tích xin 12x12m2 =144m2 dĩ nhiên là ban Quới chức đứng tên. Còn cha Giacôbê Nguyễn Công Lành giao cho ban Quới chức Bến Luông làm năm căn (3x7= 15x7=105m2, nhờ ông Hải Vân, chủ tịch mặt trận xã giải thích nên mọi chuyện êm xuôi. Đề nghị hoan nghinh. Bà con có mặt từ chính quyền, dân sự tôn giáo bạn, ráp lại phụ tới trưa là xong. Tiệc liên quan trong nhà mới vui vẻ.

Từ đó mọi cảnh sinh hoạt trở lại bình thường. Cha nhờ nhóm Quới chức do cha đào tạo ở họ Cái Cá, họ Bến Luông, họ Thạnh Phú đến tạm trú ở Khâu Băng, lấy sổ họ, dạy giáo lý rửa tội, rước lễ lần đầu, gỡ rối, thêm sức. Cuối năm, ĐGM Giacôbê Nguyễn Văn Mầu đã đến làm phép Nhà thờ bằng cây lá và ban Bí tích Thêm sức cho 130 người lớn nhỏ. Bổn đạo ngày nay khoảng 300 người. Để có được như vậy cũng phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn. Xin tri ân Cha Giacôbê Nguyễn Công Lành người đã có công trong giai đoạn phục hồi họ đạo Khâu Băng.

Đến năm 1994, cha Giuse Nguyễn Văn Thượng về Thạnh Phú thay cha Giacôbê Nguyễn Công Lành vì lý do sức khoẻ phải về nghỉ ở Vĩnh Long. Cha xin phép để làm lại nhà thờ Khâu Băng đã xuống cấp và đã được UBND huyện cho phép xây dựng làm lại Nhà thờ Khâu Băng, nhà mục vụ, tháp chuông, rào chung quanh và đã được hoàn thành vào trung tuần tháng 04/2000. Hiện nay nhà thờ Khâu băng đo GBt Nguyễn Thành Bảo phụ trách và một Dì Phước phụ giúp họ đạo.

3972    15-01-2011 09:05:35