Sidebar

Thứ Năm
25.04.2024

Rao Giảng Tin Mừng Cho Quê Hương - Tháng 06 năm 2001

Chủ đề: RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO QUÊ HƯƠNG

 

I. LỜI CHÚA: Mt.13, 34-35

Đức Giê su còn kể cho họ một dụ ngôn khác: “Nước trời cũng giống như chuyện nắm men người đàn bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men”.

II. Ý CHÍNH BÀI PHÚC ÂM

Cũng như men pha vào bột làm cho nó dậy men, thành bánh có hương vị. Ở đây Chúa không chú trọng đến số men dùng mà chú trọng đến sức mạnh dậy men. Cụng thế, giáo lý của Nước Trời sẽ thấm nhập vào thế giới làm cho nó trở nên tốt hơn và làm cho nó có khả năng nhận biết Tin Mừng.

III. CHUỆN MINH HOẠ

BÀN TAY CÔ GIÁO

Trước khi giảng cho các em học sinh về thái độ sống biết ơn, cô giáo ra bài yêu cầu các em học sinh hãy vẽ một hình hay đồ vậy nào đó mà các em cho là mình phải mang ơn nhiều nhất. Các em hăng hái vẽ, em thì vẽ hình con gà quay, em thì vẽ bàn cơm đầy các món ăn, em khác thì vẽ hình chiếc xe đạp.

Có một hình vẽ làm cho cô giáo và cả các em học sinh bỡ ngỡ. Đó là bức hình của em Duclas, một học sinh ít nói nhất trong lớp vì thân hình tàn tật làm em mặc cảm. Em đã vẽ hình một bàn tay. Cô giáo đưa hình của em lên cho cả lớp góp ý.
- Cô muốn biết bàn tay được vẽ trong hình này là bàn tay của ai?
Một em rong lớp lớn tiếng giải thích:
- Đó là bàn tay của Thiên Chúa, Đấng mang đến lương thực cho con người. Em khác nói rằng:đó là bàn tay của người nông dân làm rộng dể mang lại lúa gạo cho mọi người.
Cuối cùng cô giáo hỏi em Duclas và được em trả lời như sau:
-Thưa cô, đây là bàn tay của cô. Con mang ơn bàn tay của cô, vì hằng ngày, khi con vừa đến cổng trường thì cô đã tươi cười đón tiếp, đưa tay dắt con vào lớp học. Con mang ơn bàn tay của cô vô cùng.

IV. DIỄN NGHĨA

Trong cái nhìn đơn sơ của em Duclas, bàn tay cô giáo là tượng trưng cho tình

Thương và sự chăm sóc cụ thể cô dành cho em mỗi khi em đến trường trong nỗi mặc cảm tàn tật. Em cảm thấy được nâng đỡ và an ủi. Em trân trọng bàn tay, tấm lòng của cô. Điều này khích lệ em và đồng thời làm cho cô giáo cảm kích. Tâm trí của em chưa nghĩ đến bàn tay của Thiên Chúa cao xa, nhưng chắc chắn rồi một ngày kai,em sẽ còn dịp để học sống biết ơn Thiên Chúa là Dấng ban cho mỗi người sự sống và phương tiện để được sống;nhưng từ việc nhìn nhận và tri ân bàn tay của cô giáo, em Duclas chắc chắn sẽ dễ dàng hướng đến việc cảm tạ tri ân Thiên Chúa, vị đại ân nhân của tất cả và của mọi người.

Phần chúng ta, mỗi ngày chúng ta được mời gọi trở thành bàn tay của Tiên Chúa, trở thành sự hiện diện cụ thể của Ngài đối với anh chị em chung quanh. Dại vĩ nhân Gandhi, người Ấn Độ đã có lời khuyên mọi người như sau:xin bãn hãy nhớ rằng con người là đại diện của Thiên Chúa để phục vụ tất cả. Ước chi việc phục vụ là niềm vui duy nhất của bạn và không cần niềm vui nào khác trong cuộc đời.

Là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi phục vụ yêu thương hết mọi người chung quanh chúng ta: “Hãy yêu thương người thân cận” (Mt.5,43; 19,19) trong đó, gia đình, bạn bè, chòm xóm, những người mà chng1 lên hệ gần xa trong mối tương quan hằng ngày, để mọi người có thể nhận biết và ngợi khen Thiên Chúa tình thương, là Cha chúng ta Đấng ngự trên trời, nhưng hằng luôn chăm sóc cho mỗi người trên trần gian này qua các định luật bảo tồn thiên nhiên cũng như qua các tài năng mà Ngài trao ban cho mỗi người nhằm mục đích phục vụ cho nhau. Hãy đưa bàn tay chúng ta ra để đùm bọc, dìu dắt và tạo mối đồng cảm lẫn nhau trong tình đồng bào ruột thịt, đó cũng chính là tình bác ái Kitô giáo. (Veritas)

1.Ý thức trách nhiệm phục vụ quê hương.

* Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Tính theo thu nhập bình quân đầu người (GDP:Gross domestic product; và Gross national product : thu nhập quốc dân) thì mỗi người chỉ được khoảng 200 Mỹ kim/năm.

Còn tính theo chỉ sồ phát triển con người gọi tắt là HDI: Human Development Index thì Việt Nam được chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) xếp hạng 110/174 nước (1994), dưới Trung Quốc 12 hạng,và chỉ xếp trên Lào, Campuchia và Myanmar, những nước nghèo nhất vùng Đông Nam Á. (HDI của một nước dựa trên 03 yếu tố : (1)Tuổi thọ bình quân của người dân: VN là 67 tuổi 4; (2) Tỷ lệ người biết chữ : VN là 91,9%; (3) Thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua : VN là 1630 USD).

*Có một mâu thuẫn đang tồn tại trong xã hội chúng ta cũng như trên thế giới là :

Xã hội càng phát triển càng tạo ra những người thật giàu có, nhưng đồng thời tạo thêm hố ngăn cách càng sâu rộng hơn với người nghèo.

Người ta có thể liên lạc được với mọi hang cùng ngỏ hẻm của thế giới, nhưng lại không nói chuyện được với người bên cạnh mình.

Người ta có thể lên tận cung trăng, nhưng lại không thể bước sang nhà bên cạnh để đến với láng giềng của mình.

Người ta có thể giải quyết mọi vấn đề “trên trời dưới đất” , nhưng lại không màng đến những người thân trong gia đình của mình.

Người ta có thể có mọi tiện nghi, nhưng vẫn thấy nghèo nàn trống rỗng trong tâm hồn.

Người ta có thể có mọi sự, nhưng vẫn thấy bất hạnh.

* Chúa Giêsu dạy ta hãy yêu Chúa và yêu người và yêu người là yêu Chúa. Yêu người thân cận, những người gần gũi, ngay sát bên mình, do mối tương giao ngành nghề hay do liên hệ ruột thịt máu mủ, rồi mới có thể yêu người khác được. Thật vậy, qua tình đồn loại với nhau mà con người cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa. Ngạn ngữ nói: lúc gian nan mới rõ bạn hiền. Khi gặp hoạn nạn, người ta không hỏi Chúa ở đâu? Chúa đang làm gì? Nhưng là anh em tôi đâu? Họ đang làm gì? Sao chẳng ai giúp tôi?

Quả vậy, vấn đề được đặt ra là người Kitô hữuphai3 sống thế nào để nhữn người chung quanh nhìn vào có thể cảm nhận sự hiện diện tình yêu Thiên Chúa.

* Cuộc sống của mỗi người chúng ta điều liên đới với nhau, ảnh hưởng đến nhau. Không có một hành vi nào của người này mà không ít nhiều tác động đến người khác. Không ai sống một mình. Con người chỉ có thể sống cùng và sống với người khác và như vậy mới sống cho ra người.Chúng ta, những người cùng chung quê hương, chung màu da, chủng tộc, điều ít nhiều liên hệ với nhau. Chúng ta không có quyền loại trừ một ai ra khỏi cuộc đời mình : chỉ trong tình liên đới nhân loại mới sống còn. Mọi người đều hữu ích cho nhau. Không ai nghèo nàn đến độ không có gì để trao tặng cho người khác, và cũng không ai giàu đến độ không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Con người cần có sự tương trợ mới sống còn.

Như vậy, mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với nhau. Mọi người phải chịu xét xử theo trách nhiệm của mình đối với người khác, đó là hình ảnh bài diễn từ Ngày Phán Xét gợi lên cho chúng ta. Vậy làm sao chúng ta không thể không quan tâm đến anh em đồng bào của mình sao?.

2. Dậy Men Tin Mừng.

Trong một chiến dịch quyên góp cho đồng bào bị lũ lụt Miền Trung, những người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nêu lên khẩu hiệu như sau: Chúng ta hãy trở thành những đứa con ăn mày để có thể cứu giúp cho Mẹ Việt Nam trong cơn đói khổ. Con người càng nghèo khó thì càng trao ban nhiều hơn. Người đàn bà goá trong Tin Mừng chỉ dâng cúng vài đồng xu nhỏ, nhưng Chúa Giêsu nhận ra giá trị của phần dâng cúng ấy. Bà đã dâng nhiều nhất bởi bà đã dâng tất cả những gì mình có. Người ta có thể cho mà không nhất thiết phải là người giàu có. Tái lại, người ta càng cho nhiều hơn, khi là những người nghèo. Chúa Giêsu nghèo khó, trơ trọi, trần truồng, nhưng cho chúng ta cả cuộc sống của Ngài làm giá chuộc mạng chúng ta. Mẹ Têrêsa Calcutta đã nói : những gì chúng ta làm cho người nghèo chỉ là một giọt nước trong đại dương, nhưng nếu chúng ta không làm điều đó, nếu chúng ta không mang lại giọt nước ấy, thì đại dương vẫn thiếu, cho dầu chỉ là một giọt nước.

* Giúp đỡ bằng lời nói tích cực: Trong thư gởi giáo đoàn Êphêsô, Thánh Phaolô Tông Đồ nói Thiên Chúa muốn dùng lời nói của Ngài để rao truyền lời nói Tin Mừng cứu rỗi cho muôn dân được nhận biết chúa. Điều đó cho chúng ta thấy sức mạnh của Lời Chúa và giá trị của lời nói con người.

Có những lời nói trống rỗng chỉ gây chia rẽ và làm hổn loạn. Nhưng cũng có những lời nói có sức mạnh xây dựng, làm lắng dịu tâm hồn soi sáng trí khôn và nối kết những rạn nứt. Lời nói của chúng ta quan trọng biết bao. Mỗi người trong bậc sống của mình, trong điều kiện sống, trong môi trường cụ thể cọ xát hằng ngày có thể dùng lời nói để an ủi, khích lệ, chỉ dẫn,tạo sinh lực mới cho người nghe, bắt nhịp cầu thông cảm nối kết anh em lại gần nhau.

Andrew Matthews tron “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” cho rằng trong mỗi người chúng ta hình thành sẳn một mẫu cư xử được in sẳn trong tiềm thức sâu thẳm của chúng ta, hoạc do ảnh hưởng của cha mẹ ngay từ bé hoạc do môi trường chúng ta tiếp cận chung quanh, do đó hình thành nên một lối cư xử cố định: buồn, giận, ghét, ngã lòng, khi hoàn cảnh không vừa ý thích xãy đến . Thật vậy, có những người nóng cũng than, lạnh cũng phàn nàn,trời mát cũng bực dọc. Theo A. Matthews, không phải ngẫu nhiên mà họ ứng xử như vậy, mà là do cái “mẫu cư xử” đã in sẳn trong đầu họ, sâu trong tiềm thức của họ, làm cho họ phản ứng như vậy. Chưa kể đến những quan niệm bi quan: tôi ra đời dưới ngôi sao xấu, cuộc đời tôi chẳng ích gì cho ai cả; hay con sãi ở chùa chỉ biết quét lá đa thôi…Lời nói tích cực của những người có trách nhiệm có giá trị biết bao nhằm giúp đỡ, chỉ dẫn, khai lối cho người sầu khổ, thất vọng, một hướng đi mới;thay đổi mẫu cư xử bi quan bằng mẫu cư xử lạc quan tích cực, tạo cho họ một sinh lực mới để vui sống.

Hơn nữa lời nói tình thương chân thành là phản ảnh lời nói tạo dựng của Thiên Chúa để chiếu sáng niềm tin, củng cố niềm hy vọng, hun đút tình bác ái, liên kết mọi người nên một với nhau.

* Dành chút thời giờ cho tha nhân : Chúa ban cho chúng ta mỗi người 24 giờ để sống. Ai cũng có những công việc của riêng mình và thời giờ của mỗi người đều như nhau. Thế nhưng Albeth Waiđơ, một vị tông đồ giáo dân người Đức, đã nhiều năm phục vụ tại Phi Châu thường nói:” Hãy dành chút thời giờ cho tha nhân của bạn, mặc dù đó chỉ là một việc thật nhỏ bé. Dừng do dự làm điều gì tốt bạn có thể làm đơục cho tha nhân, cả những khi và những việc không ai bết đến, hoặc có thể trả công cho bạn, bởi vì việc làm tốt là vinh dự và đặc quyền của bạn”.

Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời trần thế của Người không ngừng rao giãng tình thương và thực thi bác ái với tất cả mọi người để dạy mọi người biết yêu thương và nhận biết Thiên Chúa là Cha đầy yêu thương. Ngài đâu có tìm kiếm đặc quyền hoặc vinh dự nào khác hơn cho mình ngoài việc yêu thương và phục vụ vì tình yêu.

Hy sinh chút thời giờ cho tha nhân, dù chỉ để nghe một lời than thở hay góp một câu chỉ dẫn thâm tình, đó là yêu thương.

* Chú trọng và phát triển đời sống văn hoá: người ta nói cái vốn quý nhất trong kinh doanh không phải là những thiết bị máy móc, cũng chẳng phải nguồn vốn dồi dào, dù là một trong những điều kiện tối cần thiết mà cái vốn quý nhất là con người: những con người hiểu biết, có trách nhiệm, tận tuỵ, đầy sáng tạo, làm cho công ty ngày một phát triển.Muốn vậy, phải đào tạo những con người lành nghề. Có kiến thức chuyên sâu, có nhiệt quyết.

Cũng vậy, một xã hợi muốn phát triển thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Quê hương chúng ta còn nghèo, cần phát triển về nhiều mặt, những thiết nghĩ trọng tâm mà chúng ta có thể giúp đỡ nhiều nhất đó là tạo điều kiện dù ít hay nhiều, trong tầm tay của mình, làm sao cho con em chúng ta có điều kiện ăn học để nên những người tốt, có hiểu biết, biết ý thức về cuộc sống: sống sao có ích cho mình và cho người khác, vì mỗi người chỉ sống một lần trên đời.

Đức tin cũng đòi hỏi có sự hiểu biết, vì càng biết nhiều mới có thể yêu Chúa nhiều hơn, tin tưởng vững chắc hơn.

V. CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa,Chúa dạy chúng con “hãy yêu thương người thân cận”, xin cho chúng con biết yêu thương đồng bào trên đất nước chúng con, bằng tình thương mà Chúa dnh2 trọn một đời để yêu thương và phục vụ . Xin cho con biết tận dụng thời giờ Chúa ban mà phục vụ Chúa và anh em chúng con. Amen.

VI. HỌC LỜI CHÚA :Mt. 13, 34-35

“Nước trời cũng giống như chuyện nắm men người đàn bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men”.

VII. ÁP DỤNG THỰC HÀNH


THAM GIA TỪ THIỆN

Họ là những người thanh niên đã ổn định cuộc sống gia đình, tuổi trung bình đã bước vào “hàng ba”. Toàn là đực mà thôi. Vùng nông thôn là môi trường quen thuộc để kiếm sống hằng ngày tạm đủ. Niềm vui của các bạn trẻ này được nhân rộng khi họ đến tham gia sinh hoạt hằng tháng để học hỏi thêm giáo lý, trao đổi cho nhau những kinh nghiệm thuộc nhiều lĩnh vực, đặc biệt là “ lập trình” một công tác từ thiện cho mỗi tháng.

Lần này, nhà Bà Tư bán bánh cam trở thành mục tiêu từ thiện của nhóm bạn trẻ này. Mùa mưa đã đến mà nhà của Bà Tư chư kịp sửa lại, đúng hơn Bà Tư không có khả năng. Mái dột cộ xiêu ! Tất cả điều đồng tình đóng góp vào căn nhà tình thương này. Trước tiên, trưởng nhóm đến gặp Bà Tư trình bài thiện chí của anh em. Bước đầu Bà tỏ vẻ ngần ngại nhưng kín đáo kèm theo nụ cười hom hem (chắc cũng na ná nụ cười của bà Sara vậy ! ). Tiếp theo, họ phân công rõ ràng. Đi xin những khúc dừa để bổ sung những kèo cột hư hao. Thợ mộc có sẳntrong nhóm, khỏi lo. Nhiệt tình của nhóm bạn trẻ trở thành chất men làm dậy lên lòng nhân ái: bà con lối xóm thấy vậy hùn tiền mua lá lợp nhà…

Nhìn căn nhà mình vừa làm xong, các bạn trẻ cảm thấy hài lòng. Bà Tư mừng mừng tủi tủi cảm động đến nghẹn ngào!

Một ngày tháng Năm, tháng Hoa, một bông hoa tình thương đồng nội dâng kính Mẹ. Cánh hoa là những cánh tay của nhóm bạn trẻ chung sức với nhau làm cho nụ hoa thêm tươi và lòng thêm vui.

VIII. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

1. PHÚT SÁM HỐI

Xin Chúa tha thứ cho chúng con, vì những thiếu tôn sùng thánh Tâm yêu thương của Chúa.
Xin Chúa tha thứ cho chúng con, vì những thiếu động lòng trắc ẩn trước cảnh đau thương, nghèo túng, đói khổ của nhiều người.
Xin Chúa tha thứ cho chúng con, vì những thiếu tinh thần sẳn sàng và khiêm tốn phục vụ, giúp đỡ tha nhân…và phát triển xã hội.

2. LỜI NGUYỆN CHUNG

Kêu mời: Anh chị em và các bạn trẻ thân mến,
Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu, Chúa chịu đau đớn nơi thân xác và chịu thống khổ trong tâm hồn, vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Trái Tim chúa diễn tả tình yêu của Thiên Chúa, và để nên gương yêu thương cho chúng ta ; chúng ta hãy cảm tạ và cầu xin Chúa cho chúng ta cũng biết dùng cuộc sống mình mà dấn thân phục vụ anh em.

- Khi trao nhiệm vụ lãnh đạo Hội Thánh, Chúa Giêsu hỏi Phêrô :” con có yêu mến thầy không?”.Chúng ta cầu xin cho Đức Giáo Hoàng, các Đức Giám Mục và các vị Mục Tử trong Hội Thánh luôn một lòng yêu mến Chúa, để tận tình chăm sóc dân Chúa.

- Chúa Giêsu phán: “Ai lao đaovât1 vả, hãy đến và học cùng ta,…tâm hồn các ngươi sẽ được bình an”. Chúng ta hãy cầu xin cho mọi người cng6 giáo Việt Nam , biết nhìn lên gương trái tim rộng mở của Chúa Giêsu, yêu thương và phục vụ nhau trong mọi hoàn cảnh của mình.

- Kết thúc dụ ngôn “người Samaritanô nhân hậu”, Chúa Giêsu nói với người thanh niên:” con hãy đi và làm như vậy”.Chúng ta hãy cầu xin cho người công giáo Việt Nam dấn thân vào việc phát triển nhân cách con người.

- Nhìn lên Thánh Tâm bị lưỡi đồng đâm thấu, chúng ta nghe Chúa nói:” các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”. Chúng ta hãy cầu xin cho mọi người trong họ đạo chúng ta đây, biết dấn thân bằng nhiều cách phục vụ nhau, xây dựng xã hội trong tình yêu của Chúa.

- Kết thúc :Lạy Chúa là Cha toàn năng, Chúa yêu thương loài nhười chúng con quá bội , đên nỗi đã ban Con một Chúa chịu chết và sống lại, để tạo sinh sự sống mới của Chúa trong loài người chúng con. Xin Chúa nhậm lời chúng con cầu nguyện , mà ban Thánh Thần giúp chúng con sẳn lòng làm lớn mạnh sự sống ấy, cho đến ngày chó con nhận lấy sự viên mãn trong Nước Trời. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen.

IX. HỌC HỎI

Ý thức truyền giáo
trong Tông Huấn “ Giáo Hội Tại Á Châu"

Tông Huấn “ Giáo Hội Tại Á Châu “ (EIA) là bản văn định hướng cho các giáo hội địa phương Châu Á cho thiên niên kỷ thứ ba. Đây là thành quả của Hội Đồng Giám Mục thế giới về Á Châu (1998 ), là ơn tác động của Chúa Thánh Thần được trao ban cách đặc biệt cho các Giáo Hội Á Châu để Kitô Giáo có thể đi đến với các tôn giáo khác.

Có thể tạm chia Tông Huấn thành hai phần:

1. Chúa Kitô là quà tặng cho Châu Á.

+ Chương trình kỳ diệu của Thiên Chúa khi chon Á Châu để khởi sự kế hoạch của mình -> Con Thiên Chúa mang hình hài của người Châu Á (nhập đề ).

+ Bối cảnh Châu Á: Chiếc nôi của các tôn giáo lớn.

- Con người Châu Á có tinh thần bao dung, tôn trọng gia đình, khát vọng các giá trị thiêng liêng…

-Các vấn đề: phát triển kinh tế không đồng điều, hiện tượng đô thị hoá, chính trị phức tạp, tệ nạn xã hội, nạn tham nhũng, nhiều ý thức hệ…

- Kitô giáo có mặt sớm và cũng sớm lụi tàn: năm 52, Thánh Tôma lập giáo hội tại Nam Ấn Độ; thế kỷ thứ ba, Acmênia là quốc gia đầu tiên theo Kitô giáo;thế kỷ thứ 5, Tin Mừng được rao giảng tại Trung Quốc và các Cương Quốc Ả Rập; thế kỷ thứ7, Giáo Hội đầu tiên được thiết lập tại Trun Quốc ( tồn tại hai thế kỷ ); tới thế kỷ 14, Giáo Hội sa sút mãnh liệt tại Á Châu, mãi cho đến thế kỷ thứ 17, mới có nổ lực của Thánh Phanxicô-Xaviê và hội truyền bá đức tin.

+Chúa Giêsu là quà tặng cho Châu Á. (Chương 2) Ngài là người thật (Kinh Thánh cho thấy Ngài sống như một con người).

Và Thiên Chúa thật (Người luôn hiệp thông với Chúa Cha, tỏ ra lòng thương xót của Cha. Đã chết và đã sống lại để xác quyết là Con Thiên Chúa, hiển trị như là cứu Chúa). Người là Đấng Cứu Độ duy Nhất, vì đã hoàn thành chương trình cứu độ phổ quát của Thiên Chúa.

+ Chúa Thánh Thần có mặt trong lịch sử với tư cách là Đấng Ban Sự Sống, tiếp tục gieo hạt giống vào các dân tộc, tôn giáo và văn hoá. Nhập thể là biến cố để Thiên Chúa kết hợp với mình, một cách mới mẽ và dứt khoát, con người và toàn thể vũ trụ và lịch sử. Chúa Thánh Thần đã hoạt động tại Châu Á thời các Tổ Phụ,Tiên tri và Giáo Hội sơ khai, thì ngày nay vẫn hoạt động giữa các tín hữu Châu Á. (chương 3).

2. Quà tặng cần được loan báo:
Dấn thân cho sứ mạng rao giảng Chúa Giêsu Kitô. (chương 4-7)
- Để giới thiệu Đức Kitô là vị Cứu Tinh duy nhất, cần một phương pháp sư phạm (kể chuyện, dụ ngôn và những biểu tượng là nét đặc trương của người Á Châu) -> Hội nhập văn hoá. Tuy nhiên, “người ta chỉ có thể đốt lửa bởi một vật gì đang cháy mà thôi” (số 23), tức là lấy nguồn nuôi dưỡng bởi Kinh Thánh.
- Hiệp thông và đối thoại để truyền giáo. (chương 5).
Hội Thánh là sự kết hợp mật thiết giữa Thiên Chúa với con người và giữa con người với nhau. Hiệp thông trong tôn rọng và chia sẻ hy vọng ,khổ đau -> Đối thoại bằng cuộc sống và con tim (số 31) để chuyển giao món quà cho người khác cách hiệu quả.

- Phục vụ cho sự thăng tiến con người (chương 6), nhất là tại đại lục Á Châu, đầy dẫy bất công và người nghèo, để xây dựng một nền văn minh tình thương, lấy con người làm mục tiêu của sự phát triển, chứ không nhằm của cải hay kỹ thuật.

KẾT

Các bạn thân mến, để loan báo cho mọi người biết Thiên húa yêu thương họ, chúng ta không thể thiếu điều căn bản này là”đổi mới con tim”

Người chủ động trong việc đổi mới này là Chúa Thánh Thần, Đấng đổ vào lòng ta tình yêu của Chúa Kitô. Còn chúng ta là những người cộng tác với Chúa Thánh Thần, chúng ta phải tự tạo cho mình một số điều kiện để tình yêu Chúa Kitô đổ vào lòng ta và sinh hoa trái:

- Điều kiện khách quan: mở rộng con tim để khám phá Chúa trong cuộc sống. Đó cũng chính là mở con mắt đức tin. Thánh Têrêsa nói:” tôi cảm thấy Chúa trong Tâm tôi. Tôi yêu Người và yêu mọi người”.

- Điều kiện chủ quan: nổ lực vượt qua những khuynh hướng được coi như là hậu quả của tội nguyên tổ, tức là dẹp bỏ tính nết xấu.

Chúng ta hãy mạnh dạn nói như Thánh Têrêsa Hài Dồng Giêsu:”Mon Dieu, je choisis tout ce que vous voulez”. Lạy Chúa, con chọn tất cả những gì Chúa muốn.

X. SỐNG PHÚC ÂM

“Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc” được coi như là câu châm ngôn mà HĐGMVN, 1980, đã đề ra nhằm guíp tín hữu sống đức tin và loan truyền đức tin trong môi trươngg2 và hoàn cảnh hiện tại của mình. Để giúp tín hữu, nhất là giới trẻ, thực hiện cụ thể câu chăm ngôn này, tôi xin được lấy ” Luận điểm, số 9 “, trong “Những luận điểm về Giáo Hội địa phương, FABC, số 60”, giúp các bạn trẻ thành lập những nhóm nhỏ tự phát sống Phúc Âm và loan truyền Phúc Âm. Xin mạo muội giới thiệu với các bạn:

A. “Luận điểm số 9”

“Những cộng đồng cơ bản mang ý nghĩa đặc biệt là những “mảnh đất” thuận lợi cho việc hội nhập văn hoá và xây dựng Giáo Hội địa phương”.

1. Hiện nay trong nhiều phần đất ở Á Châu, những cộng đồng Giáo hội cơ bản (hoặc những cộng đồng đức tin nhỏ bé) đang tăng nhanh, đáp ứng những nhu cầu về sứ mạng và đời sống Kitô giáo. Trong những cộng đồng này, nhờ kinh nguyện tập trung vào Lời Chúa và Thánh Thể, nhờ những buổi hội hợp, chia sẻ và phục vụ lẫn nhau, người tín hữu Kitô giáo kinh nghiệm Giáo Hội là gì. Cũng tại nơi đây, các Kitô hữu biết tên nhau, họ củng cố đức tin cho nhau; tinh thần hiệp thông và tham gia trở thành những thực tại sống động.

Và vì phải vật lộn với các vấn đề của cuộc sống, nên tự bản thân họ có khả năng sở đắc ý nghĩa Lời Chúa và nhận ra các yêu cầu cùng những thách đố cụ thể. Đang khi nhiều cộng đồng Giáo Hội cơ bản tập trung vào việc vun trồng tình tương trợ và kinh nguyện cộng đồng thì những cộng đồng khác đã mưu cầu nói lên và sửa chữa những căn nguyên đưa đến bất công và chậm tiến, cùng đề ra việc biến đổi xã hội.

Vì vậy, những cộng đồng Giáo Hội cơ bản trở thành những mãnh đất đặc biệt thuận lợi và những tác nhân giúp cho Tin Mừng hội nhập văn hoá. Nơi những Cộng đồng Giáo hội cơ bản này, Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô trở nên tin mừng của dân chúng.

2. Để các Cộng Đồng Giáo Hội cơ bản khỏi bị cô lập và trở thành dụng cụ cho các ý thức hệ lèo lái, và để những Cộng Đồng Giáo Hội cơ bản ấy bảo toàn được Giáo Hội tính, thì những Cộng Đồng Giáo Hội cơ bản kia phải duy trì mối hiệp thông với các vị chủ chăn của Giáo Hội. Một phương thế rất quan trọng để giữ mối hiệp thông này là huấn luyện bồi dưỡng cho những người lãnh đạo cộng đồng ( cf Evangelii Nuntiandi, 58).

3. Trong nhiều phần đất quê hương chúng ta, các Kitô hữu đều là thiểu số sống xa nhau. Họ thường phải cùng sát cánh với những anh em khác tín ngưỡng đương đầu với những vấn đề chung. Vì họ cùng sống vật lộn để đối phó với những vấn đề này, nên các Kitô hữu và những anh em khác tín ngưỡng kia có thể được coi như những cộng đoàn nhân bản cơ bản. Trong những cộng đoàn nhân bản cơ bản này, đời sống đức tin của các thành viên Kitô giáo có thể tăng trưởng khi họ dấn thân trong cuộc đối thoại đời sống với các anh em khác tín nguỡng và cùng chung vai sát cánh với họ đương đầu với những vấn đề chung của cuộc sống, như chống nghèo đói, bênh vực công lý và nhân quyền, cùng nỗ lực xây dựng thế giới hoà bình đa dạng.

Những cộng đồng nhân bản cơ bản có thể là những mảnh đất đặc biệt cho việc cảm nghiệm và làm chứng cho sự hiện diện của Thánh Thần nơi những con người thiện chí. Những cộng đồng nhân bản cơ bản ấy cũng đem lại những cơ hội thuận lợi để làm chứng nhân Kitô giáo đích thực cho những người khác tín ngưỡng. Hơn nữa trong tình tương tác với những anh em khác tín ngưỡng để cùng kiến tạo những cộng đồng nhân bản cơ bản này, các Kitô hữu có thể hành động như men làm biến đổi xã hội và con người.

B. Ứng Dụng

I. THÀNH LẬP CÁC CỘNG ĐOÀN GIÁO HỘI CƠ BẢN (CĐGHCB)

1. Điều kiện gia nhập.
- Tự nguyện.
- Yêu thương nhau.
- Chấp nhận nhau.
2. Phương châm.
Nhất trí trong điều chính.
Tương nhượng trong điều phụ
Bác ái trong mọi sự.

3. Mục đích.
Để “Tin Mừng của Chúa Giêsu trở thành Tin Mừng của mọi người”.
Bằng: học hỏi (Kinh Thánh – Giáo Lý- Tài Liệu Giáo Hội)
- Hiệp thông: giúp nhau sống đạo, đời.
- Đến với tha nhân bằng đời sống Kitô hữu.

II. SINH HOẠT

1. Chia thành từng nhóm:
Chia giới trẻ trong họ đạo ra thành từng nhóm nhỏ. Mỗi nhóm khoản 5 - 7 người, theo nguyên tắc:
- Là những người thân nhau.
- Là những người thích sinh hoạt với nhau (cùng nghề, cùng chí hướng…).
- Có mục đích phục vụ.
2. Phục vụ.
- Phục vụ họ đạo: giữ xe, quét nhà thờ, đọc Sách Thánh, và những công việc họ đạo cần.
-Đến với tha nhân: để tiếp nhận những nhu cầu, những thách đố, những tâm thức, sự hiểu biết, những đau khổ, và những vui buồn của họ.
* Tương trợ:
- Mặt đạo: giúp nhau sống đời Kitô hữu.
- Mặt đời: gây quỹ cho nhóm
Hỗ trợ nhau khi có người trong nhóm gặp khó.
Giúp đỡ người nghèo xung quanh.
3. kinh nguyện.
- Mỗi người mỗi ngày đọc một kinh kính mừng cầu cho việc truyền giáo của họ đạo.
- Thánh lễ cho cho giới trẻ chiều thứ bảy mỗi tuần
- Đọc “kinh nguyện mỗi ngày cho một người không tín ngưỡng”
4. Họp mặt.
- Mỗi nhóm (CĐGHCB) họp mặt mỗi tuần một lần.
- Giới trẻ họ đạo họp mặt mỗi tháng một lần.
- Nội dung buổi họp mặt:
+ hát với nhau
+ nói cho nhau nghe: những kinh nghiệm phục vụ, kinh nghiệm đến với thay nhân, những trăn trở, những thành công…
+ học hỏi (Giáo Lý, Kinh Thánh, Tài Liệu Giáo Hội) theo cách “giải những nố” mà các bạn trẻ va chạm trong môi trường sống được nêu lên.

III. TIẾN TỚI VIỆC LẬP NHỮNG CỘNG ĐOÀN NHÂN BẢN

Sau một thời gian sinh hoạt, mỗi nhóm CĐGHCB có thể mở rộng ra với những những người không tín ngưỡng. Mỗi thành viên của nhóm nên tìm một người bạn thân nhất của mình, nhưng khác đạo với mình, mời họ vào sinh hoạt với nhóm của mình, và cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc của cuộc sống.

Từ đó, những thành viên của nhóm CĐGHCB cùng với những anh em khác tín ngưỡng có thể lập thành “cộng đoàn nhân bản”; ở đó họ có thể dấn thân đối thoại và làm chứng cho TIN MỪNG nhờ Thánh Thần tác động nơi những con người thiện chí này.

C. Chia Sẻ Của Các Bạn Trẻ

THỜ TRỜI

Một hôm, tôi được một người bạn khác đạo mời dự đám dỗ. Trong bàn tiệc chỉ có mình tôi là người công giáo, và không biết động lực nào đưa đẩy mà đề tài nói chuyện trong bàn tiệc đó xoay quanh việc chất vấn tôi về đạo công giáo. Ôi thôi, họ hỏi tôi đủ điều. Tôi bình thản vui vẻ trả lời từng câu một, mà không biết có trúng giáo lý hay không, nhưng không sao, vì tôi tin chắc rằng có Chúa Thánh Thần nói trong tôi. Cuối cùng tôi nói với họ câu này:

Anh em cũng đang thờ Chúa của tôi đấy.
Câu nói này làm cho họ như bị một cú sốc hiện rõ trên khuôn mặt của họ. Lập tức họ hỏi lại một cách gay gắt:

Xin lỗi anh à! Chúng tôi thờ Chúa của anh hồi nào? Anh hãy chứng minh cho chúng tôi xem. Bằng không thì lời nói của anh quá đáng rồi đấy.

Tôi tươi cười trả lời:
- Tôi xin hỏi anh em nhé. Anh em có thờ Ông Thiên không?
Có.
vậy anh em thờ Ông Thiên là thờ Trời. Trời là Đức Chúa Trời của chúng tôi đấy. Anh em lạy Trời ở bốn hướng, vì đâu đâu cũng có Trời. Đúng vậy, Đức Chúa Trời mà tôi tin thờ thì Ngài ở khắp mọi nơi. Thế thì anh em thờ Trời là thờ Chúa. Đúng không nào?

Tôi nói vừa dứt lời, một người trong họ đứng lên nói lớn:
Hay, hay. Tao với mày uống môt ly.

Tôi quá mừng và thầm cám ơn Chúa Thánh Thần đã nói trong tôi.
(Phêrô Đoàn Thế Vinh)

THAY LỜI KẾT:
Xin được tríchTÔNG HUẤN GIÁO HỘI TẠI Á CHÂU, chương 5:

“Các Cộng Đoàn Giáo Hội Cơ Bản được xem như là một phương thức hiệu nghiệm để cổ võ hiệp thông và tham gia trong các giáo xứ và giáo phận; và như là một lực lượng đích thực cho việc rao giảng Tin Mừng”.

937    17-04-2012 10:24:33