Sidebar

Thứ Sáu
19.04.2024

Sức mạnh của mục tiêu



SỨC MẠNH CỦA MỤC TIÊU

Nguồn: my.opera.com

Nếu bạn không đạt được tiến bộ như mong đợi trong cuộc sống riêng tư cũng như trên phương diện nghề nghiệp thì nhiều phần là bạn đã xác định mục tiêu chưa rõ ràng và chưa hình dung được nó. Xác định rõ mục tiêu mới giúp Bạn thực hiện và hoàn thành được nó. Xác định rõ mục tiêu là điều thiết yếu để thành công.

Một tác giả người Anh, Edward G. Bulwer-Lytton, đã viết: "Người thành công hơn người chính là người từ khi còn trẻ đã biết rõ mục đích của mình và luôn tập trung các khả năng của mình vào mục đích đó. Ngay cả thiên tài cũng chỉ là khả năng quan sát tinh nhạy được củng cố bởi một mục đích nhất quán. Tất cả những người có khả năng quan sát cẩn thận và kiên quyết đều có thể trở thành thiên tài."

Lợi ích của việc xác lập mục tiêu không có gì bí ẩn hay mơ hồ mà là những giá trị có thực và quan trọng:

1. Vạch rõ mục tiêu sẽ cải thiện hình ảnh bản thân bạn. Nó giúp bạn tiến bộ ngay bây giờ và sau này.

2. Nó làm bạn nhận ra sức mạnh của mình để nhờ đó vượt qua trở ngại và tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề.

3. Nó cũng làm bạn nhận ra được điểm yếu của mình. Nhờ đó, bạn có thể vạch ra mục tiêu mới để tiến bộ và mạnh hơn trong những lĩnh vực đó

4. Mục tiêu đem lại cho con người sự tự tin. Sự thất vọng sẽ giảm ngay lập tức khi sự mơ hồ và nghi ngờ được thay bằng tổ chức và đường lối rõ ràng.

5. Nó cho bạn ý nghĩa của những chiến thắng quá khứ, đó sẽ là tác nhân kích thích cho thành công hiện tại.

6. Viết ra các mục tiêu sẽ giúp bạn hình dung, hành động và đạt được chúng.

7. Xác lập mục tiêu cho bạn con đường để đi

8. Xác lập mục tiêu sẽ buộc bạn phải sắp xếp thứ tự ưu tiên và vì vậy xây dựng được đường lối thích hợp. Bạn buộc phải rành mạch. Đó là bước đầu tiên, tích cực, công khai để thành công.

9. Xác lập mục tiêu sẽ tạo ra thực tế và phân biệt thực tế với mơ tưởng. Nó không phải là giấc mơ. Nó phân biệt rõ ràng và vạch ra những vai trò mà bạn phải thực hiện.

10. Xác lập mục tiêu sẽ làm bạn có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình. Nó buộc bạn phải định rõ và xây dựng hệ thống giá trị ở dạng cụ thể.

11. Mục tiêu sẽ là một tiêu chí để mài sắc khả năng quyết định. Người ta luôn phải dựa vào một số tiêu chí hoặc tiêu chuẩn nào đó để quyết định. Nếu không xác định rõ các tiêu chuẩn, người ta sẽ phải quyết định dưới sức ép tức thời.

Để mục tiêu có sức cuốn hút và hướng chúng ta tới thành công, chúng ta phải theo những nguyên tắc xác lập mục tiêu - đó là "luật chơi".

1. Mục tiêu của bạn phải là mục tiêu của chính bạn. Bạn không thể được thúc đẩy bằng mục tiêu của người khác hoặc của công ty.

2. Mục tiêu của bạn phải được xây dựng một cách tích cực. Một phần quan trọng trong quá trình đề ra mục tiêu là xây dựng một bức tranh tinh thần về điều bạn muốn thực hiện. Vì bạn không muốn trí óc mình tập trung vào một hình ảnh tiêu cực nên bạn có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng một cách tích cực mục tiêu của mình.

3. Mục tiêu phải thực tế và khả thi. Cần nỗ lực nhưng phải trong khả năng của mình mới giữ được động lực phấn đấu.

4. Mục tiêu phải bao gồm sự thay đổi bản thân. Bạn phải có những phẩm chất nội tại cần thiết để đạt được mục tiêu. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một thầy thuốc, bạn phải tính đến những kiến thức cần thiết mà bạn cần phải có.

5. Bạn phải viết ra mục tiêu. Viết ra mục tiêu là cam kết thêm một bậc, nó giúp bạn cụ thể hóa mục tiêu. HÃY NHỚ: "Văn bản là sự kết tinh suy nghĩ, chính những suy nghĩ được kết tinh sẽ là động lực thúc đẩy hành động".

6. Mục tiêu của bạn phải cụ thể. Mục tiêu rõ ràng sẽ đem lại kết quả rõ ràng. Mục tiêu mơ hồ thường không đem lại kết quả, may lắm sẽ cho kết quả mơ hồ. Mục tiêu cụ thể giúp bạn hình dung được kết quả và nhờ đó dễ đạt kết quả hơn.

Mặc dù hầu hết mọi người đều công nhận xác lập mục tiêu là một nhân tố quan trọng để thành công nhưng nội tâm lại chống lại việc đó vì một số lý do sau:

1. Sự phỏng đoán - Nhiều người sợ sự thay đổi. Họ chống lại việc đề ra mục tiêu vì có thể tạm thời gây phiền phức khi phải rời bỏ "lối mòn" để bước lên tầm cao hơn.

2. Thói quen- Chúng ta đều sống theo thói quen. Sau khi thực hiện một việc gì đó theo một cách nhất định, cách thức đó sẽ trở thành thói quen. Một thói quen là một sự máy móc. Vì vậy, mối đe dọa lớn nhất cho việc thay đổi thói quen chính là thói quen hiện tại.

3. Điều kỳ diệu - Nhiều người có tâm lý "há miệng chờ sung". Họ ngồi đợi điều kỳ diệu đến thay vì tự hành động để đề ra và hoàn thành mục tiêu.

4. Sợ thất bại - Nhiều người không đề ra mục tiêu vì họ sơ sẽ bị chỉ trích nếu không đạt được mục tiêu.

5. Sợ thắng lợi - Thật trớ trêu, nhiều người không đề ra mục tiêu vì không thể hình dung được mình có thể phải xây dựng một cách cư xử mới.

6. Kỳ vọng quá cao - Nhiều người vô tình phản đối việc thiết lập mục tiêu vì liên tục đề ra mục tiêu quá cao. Điều này sẽ dẫn đến tình huống: "Tôi biết là tôi không thể đạt được mục tiêu đó, vì vậy, tôi sẽ không cố gắng làm gì".

Không nên coi việc đề ra mục tiêu là một công việc khó khăn hay buồn tẻ. Nó nên là một việc vui vẻ và hứng thú. Trong khi bạn phấn đấu cho mục tiêu, chính nó sẽ tác động lại bạn. Càng hay đề ra mục tiêu, tiềm năng của chúng ta càng được sử dụng nhiều hơn. Thống kê đã cho thấy chúng ta chỉ sử dụng một phần nhỏ năng khiếu và khả năng của mình trong cuộc sống hàng ngày. Đề ra mục tiêu sẽ giúp ta mở rộng hơn năng lực, sử dụng năng khiếu và khả năng nhiều hơn.

Đề ra mục tiêu đem lại cho ta "cảm giác" thành cộng. Nó làm cho mỗi ngày dễ sống hơn. Những người đề ra mục tiêu cao và phấn đấu để đạt được nó sẽ truyền cảm hứng cho bất cứ người nào quen mình. Người đó sẽ tiến lên một cách vững chắc và nhiều người khác làm theo. "Cảm giác" thành công, sự thỏa mãn xuất hiện do đã đạt được mục tiêu. Cuộc sống sẽ trở nên đầy hứng thú khi chúng ta đang theo đuổi mục tiêu.

Thống kê của ngành bảo hiểm cho biết một người bình thường trung bình chỉ thọ chưa đầy 3 năm sau khi nghỉ hưu nếu không có một mục tiêu nào sau khi nghỉ. Nếu có một mục đích hoặc mục tiêu, tuổi thọ trung bình sẽ là 9 năm sau khi nghỉ. Vì vậy, để tăng gấp 3 số năm tuổi thọ sau khi nghỉ hưu, chúng ta phải nghỉ hưu để làm một việc gì đó chứ không phải để nghỉ ngơi.

Khi thực hiện một kế hoạch mới, chẳng hạn một công việc mới, một chức vụ mới, một doanh vụ mới, chúng ta sẽ hào hứng và tích cực..



3978    02-03-2011 06:16:23