Sidebar

Thứ Sáu
19.04.2024

Tham Dự Thánh Lễ Tích Cực - Tháng 06 năm 2012

  1. Lời Chủ Chăn
  2. Thư Mục Vụ
  3. Diễn Giải Thư Mục Vụ
  4. Lời Nguyện Chung
  5. Áp Dụng Thực Hành
  6. Học Kinh Thánh
  7. Tìm Hiểu Giáo Luật
  8. Trang Linh Mục
  9. Trang Tu Sĩ
  10. Trang Sống Ơn Gọi
  11. Trang Thiếu Nhi
  12. Trang Giới Trẻ
  13. Trang Gia Đình
  14. Trang Giáo Lý Viên
  15. Trang Quới Chức
  16. Sống Đẹp
  17. Chuyện Thường Ngày
  18. Hỏi Đáp Mục Vụ
  19. Một Chút Tâm Tình

 

LỜI CHỦ CHĂN

TOÀ GIÁM MỤC VĨNH LONG
103 đường 3/2 Vĩnh Long

30.05.2012


V/v Tham dự Thánh Lễ


Kính gởi: Các Linh Mục,

                Các Tu Sĩ,

                Anh Chị Em Giáo Dân Địa Phận Vĩnh Long

"Các mục tử phải chú tâm đến việc Cử Hành Thánh Lễ thật sốt sắng và xứng đáng" (Thư chung hậu ĐHDC, số 12).

Về Phép Thánh Thể, trước tiên chúng ta nghĩ đến sự hiện diện của Chúa Giêsu Phục Sinh trong hình bánh hình rượu để nên lương thực cho chúng ta, để kết hợp chúng ta với Chúa và kết hợp chúng ta với nhau (Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50, từ 10 đến 17 tháng 6 năm 2012 tại Ireland).

Bây giờ chúng ta nói đến việc biến thể: Nhờ tác vụ của Linh mục, Chúa Thánh Thần  thực hiện một sự biến đổi kỳ diệu, làm cho bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô. Nhờ việc biến thể nầy mà chúng ta "được tham dự vào chính Hy Tế của Chúa" (Sách Giáo Lý của HTCG, số 1322)

 Đó là ý muốn của Chúa Kitô: "Đang khi ăn bữa Tiệc Ly, trong đêm Người bị nộp, Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã thiết lập Hyt Tế Thánh Thể bằng Mình và Máu Người, để nhờ đó, Hy Tế Thập Giá trường tồn qua các thời đại, cho tới khi Người đến, và cũng để ủy thác cho Hiền Thê yêu quý của Người là Hội Thánh  việc tưởng nhớ sự chết và sống lại của Người"   (Vaticanô II, SC 47; Sách GL của HTCG 1323)

Do đó, Thánh Lễ là hành động của Chúa Kitô và của Hội Thánh, không phải của tôi. Tôi không được tự do sửa đổi điều gì. Phải tỏ lòng tôn kính khi cử hành Phụng Vụ Thánh Thể, không tự tiện thêm bớt điều gì (x. SC số 22 ).

Mọi canh tân đích thực trong đời sống Hội Thánh đều khởi sự với Thánh Thể,  nên phải đặt một mục tiêu mục vụ quan trọng là cổ võ lòng yêu mến Thánh Thể: hiểu biết về Thánh Thể, tham dự Phụng Vụ một cách ý thức, linh động và hữu hiệu (x. SC số 11).

Trong việc giảng dạy phải dành cho Thánh Lễ một sự quan tâm đặc biệt. Đây là những lời nhắn nhủ của Đức Hồng Y Tim. M. Dolan: "Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội để giải thích đức tin của Hội Thánh trong bài giảng lễ, trong lớp giáo lý. Tôi biết một cha sở đề ra một chương trình tuyệt vời về giáo lý dự tòng với các giáo lý viên đã được huấn luyện dạy mọi bài học, trừ hai bài về Phép Thánh Thể mà cha muốn chính cha đảm trách" (Linh Mục cho ngàn năm thứ ba. Thánh Thể trong đời sống Linh mục).

Mong các cha sở sẽ dành cho mình nhiệm vụ chuẩn bị cho các em rước lễ lần đầu. Không ai có thẩm quyền hơn cha để giới thiệu Hồng Ân Vô Giá  nầy cho các em, vì cha được học biết nhiều và vì cha cử hành hàng ngày.

Điều quan trọng hơn hết vẫn là gương sáng của Linh Mục. Chắc chắn giáo dân muốn thấy Linh Mục dâng lễ với niềm vui, cung kính, và có chuẩn bị.

Giáo dân dễ dàng nhận ra sự quan tâm cũng như lòng đạo đức của cha khi nhìn xem các đồ lễ, chén thánh được gìn giữ cẩn thận, sạch sẽ xứng đáng, cũng như khi thấy Linh Mục luôn tỏ ra trang nghiêm, cung kính trong Nhà Thờ, trước Thánh Thể. Tóm lại, cần có một nghệ thuật thánh.

Giáo dân cần được nhắc nhở phải đi xưng tội trước khi rước lễ, nếu biết mình đang mắc tội trọng, và giữ chay thánh thể trước khi rước lễ. Linh mục cũng phải lo cho mình có tâm hồn thanh sạch  bằng cách thường xuyên lãnh nhận Bí Tích Sám Hối, để "nuôi dưỡng đức khiêm nhường, là nhân đức then chốt cho những ai  muốn làm một môn đệ hoàn hảo của Chúa Kitô" (ĐHY T.M. Dolan).

Thánh Thể là Mầu Nhiệm đức tin, nên phải cầu nguyện để được Chúa ban thêm lòng tin. Cầu nguyện trước Thánh Thể sẽ đem lại an bình cho tâm hồn. Chân Phước Gioan Phaolô II dành nhiều thời giờ trước Thánh Thể để cầu nguyện, để chuẩn bị Thánh Lễ, để soạn những văn thư mà ngài sẽ gởi cho mọi thành phần dân Chúa.

Giáo huấn của Hội Thánh cũng rất cần thiết và bổ ích cho mọi tín hữu. Cho Linh Mục. Hạnh các Thánh lôi kéo và gia tăng  lòng sùng kính Thánh Thể của chúng ta.

Cha thánh Gioan Maria Vianney đã biến cải giáo dân Họ Ars và lôi kéo thật nhiều người trở về với Chúa, nhờ đâu? Ngài làm nhiều việc hy sinh và Cầu nguyện trước Thánh Thể.

"Gương đời sống của chúng ta có thể làm gia tăng hoặc giảm sút thậm chí hủy hoại lòng tôn sùng Thánh Thể. Bất cứ Linh Mục nàolàm việc thành thạo đều phải coi việc canh tân đức tin nơi Thánh Thể là một mục tiêu mục vụ cao nhất" (ĐHY T.M.  Dolan).

+ Tôma Nguyễn Văn Tân
       Giám mục của Anh Chị Em

THƯ MỤC VỤ

CHỦ ĐỀ: THAM DỰ THÁNH LỄ CÁCH TÍCH CỰC

Các mục tử phải chú tâm đến việc cử hành Thánh Thể thật sốt sắng và xứng đáng, nhất là ngày Chúa Nhật, và hướng dẫn cộng đoàn tham dự Thánh Lễ cách ý thức, tích cực và sống động hơn. Các ngài cũng cần thúc đẩy và canh tân việc sùng kính Thánh Thể, vốn đã từng nổi bật trong truyền thống Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam (Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa, số 12).

DIỄN GIẢI THƯ MỤC VỤ

Đức Chân Phước Gioan Phaolô II đã sống hiệp thông với Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể rất đặc biệt. Không những Ngài thấu hiểu mà còn cảm nghiệm, cảm mến, còn "sống" được những gì mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta qua Bí tích Thánh Thể.

Ngài đã chia sẻ cho chúng ta kinh nghiệm quý giá của Ngài: "để sống phép Thánh Thể, cần phải dành nhiều thời gian thờ phượng trước Bí tích cực thánh, đó là kinh nghiệm hàng ngày của bản thân tôi, nhờ đó tôi kín múc được sức mạnh, nguồn an ủi và nâng đỡ" (Thông điệp Giáo hội từ Thánh Thể).

Đây là một ví dụ: khi Ngài được Đức Giáo Hoàng Piô XII đề cử làm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Krakov, và cho Đức Hồng Y Wyszynski biết Ngài sẵn sàng chấp nhận sự đề cử, thì nửa giờ sau trên đường về, Ngài tìm tới Tu viện của các nữ tu áo xám Ursuline. Ngài hỏi nữ tu ra mở cửa cho biết lối vào nhà nguyện rồi lẳng lặng bước nhanh tới trước bàn thờ, ném mình quỳ gập xuống. Một giờ, hai giờ, rồi ba giờ trôi qua. Các sơ lần lượt bước vào nhà nguyện quan sát rồi lặng lẽ bước ra. Đến giờ cơm tối, các nữ tu phát hiện vị linh mục đó chính là linh mục giáo sư Karol Wojtila, và quyết định mời cha dùng bữa, nhưng cha từ chối và tiếp tục ở lại nhà nguyện. Sơ Bề trên bước vào thấy cha vùi mặt vào hai bàn tay dường như đang chìm sâu vào một cuộc đối thoại trong thinh lặng với Thiên Chúa. Và như thế cha đã cầu nguyện trong suốt 8 tiếng đồng hồ liên tiếp rồi mới rời tu viện ... (LM. Ant. Nguyễn Mạnh Đồng, GP Cần Thơ).

Thiên Chúa là Đấng thánh. Muốn nên thánh phải nhờ Chúa, gắn bó với Chúa, và chúng ta cộng tác với Chúa bằng các việc đạo đức Hội Thánh dạy. Tham dự Thánh lễ là việc đạo đức số một. Chúng ta nên thánh khi đến với Thánh Thể, để kín múc từ Chúa Giêsu sự thánh thiện,  nguồn sức mạnh an ủi và nâng đỡ cho cuộc đời.

Ngỏ lời với các linh mục dịp Thứ Năm Tuần Thánh năm 2000 ĐTC nói: "Một cách nào đó, chúng ta hãy đến học nơi trường Bí Tích Thánh Thể. Qua các thế kỷ, đã có nhiều linh mục đã gặp được trong bí tích Thánh Thể sức mạnh nâng đỡ ủi an mà Chúa Giêsu đã hứa trong Bửa Tiệc Ly, và gặp được bí quyết để thắng vượt sự cô đơn, gặp được sức nâng đỡ để gánh chịu những đau khổ, gặp được của ăn để bắt đầu lại sau mỗi lần thất vọng ngả lòng, và sức mạnh nội tâm để quyết nhận sống trung thành" (Thư của ĐTC Gioan-Phaolô II gửi Các Linh Mục dịp Tuần Thánh, Năm 2000)

Chính vì vậy mà Hội Thánh dạy các thành phần dân Chúa, dù là giáo sĩ hay giáo dân, đều phải góp phần tích cực trong việc tham dự Thánh lễ theo cách thế của mình: "Trong cộng đoàn Thánh Thể, dưới sự chủ tọa của Giám Mục hay của một Linh Mục dưới quyền của Ngài, là hiện thân Chúa Kitô, dân Chúa được quy tụ làm một; tất cả các tín hữu hiện diện, dù là giáo sĩ hay giáo dân, đều góp phần tham dự tích cực, mỗi người theo cách thế riêng của mình, tùy theo sự khác biệt về chức thánh và phận sự phụng vụ." (Giáo Luật điều 899 # 2).

Theo Thánh Anphongsô Liguori: "Trong số các việc đạo đức, việc thờ phượng Đức Giêsu trong Thánh Thể là cao cả nhất sau các Bí Tích, việc mà Thiên Chúa yêu thích nhất và đem lại lợi ích cho chúng ta" (Thông Điệp Giáo Hội từ Thánh Thể, số 25).

Vấn đề là vì sao nhiều người Công giáo tham dự Thánh Lễ và rước Thánh Thể thường xuyên nhưng không thấy thay đổi gì cả! Phần lớn chúng ta tham dự Thánh Lễ vì bị bắt buộc hay vì thói quen mà không thật sự ý thức về sự hiện diện thật của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể như thế nào.  Chính vì thế mà Thánh Lễ và Bí Tích Thánh Thể không đem lại sự thay đổi trong cuộc sống chúng ta.

Để có thể yêu mến ai, chúng ta cần tiếp xúc, hiểu biết và dần dần đi vào mối tương quan mật thiết với người ấy. Cũng thế, nếu chúng ta hiểu một cách rõ ràng hơn về sự hiện diện của Chúa Giệsu trong Bí Tích Thánh Thể thì chúng ta dễ mở rộng tâm hồn ra để đón nhận một liên hệ mật thiết và cá nhân hơn với Chúa Giêsu là Đấng đã hiến mạng sống Mình cho chúng ta trong Bí Tích này.

Đối với Hội Thánh, Chúa Giêsu Phục sinh hiện diện dưới nhiều hình thức: trong Lời Chúa, trong các Bí tích, trong kinh nguyện của Hội Thánh, nơi những người cùng khốn, và cách đặc biệt dưới hai hình Thánh Thể (x. GLCG số 1373).

"Cách thức Đức Ki-tô hiện diện dưới hai hình Thánh Thể là cách độc nhất vô nhị. "Sự hiện diện này được gọi là "thực sự", không có nghĩa là Đức Ki-tô không hiện diện thực sự trong những cách khác; nhưng đây là cách hiện diện đầy đủ nhất vì là sự hiện diện bản thể, và nơi đây có Đức Ki-tô, vừa là Thiên Chúa vừa là con người, hiện diện trọn vẹn"  (GLCG 1374, CĐ Trentô, DS 1651).

Sự hiện diện của Đức Kitô nơi Thánh Thể là sự hiện diện theo bản thể. Bản thể là sự sống và thực tại của một người hay một vật nào. Chính thực tại của Chúa Giêsu - Mình, Máu, linh hồn và thiên tính - hiện diện thật trong Bí Tích Thánh Thể khi bánh và rượu qua lời truyền phép - trong Thánh lễ - của linh mục là hiện  thân của Chúa  Kitô. Dù bề ngoài vẫn còn dưới dạng bánh và rượu, nhưng thực chất thì bản thể bánh và rượu đã biến đổi thành con người Đức Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Hữu, Đấng chia sẻ bản tính nhân loại với chúng ta.

Đó thật sự là Chúa Giêsu như xưa kia khi Người còn sống trên thế gian, vừa là Thiên Chúa vừa là người thật, nhưng còn hơn nữa: chính là Chúa Giêsu trên Thánh Giá, Đấng đã chịu chết, đã sống lại, và đã đi vào vinh quang, thật sự đang hiện diện với chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể.

Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể không phải chỉ bằng Mình và Máu Người, nhưng còn cả linh hồn và thiên tính Người nữa.  Mọi tín hữu cần ý thức  sự hiện diện thật của Chúa Giêsu giữa họ.  Nếu chúng ta biết kết hợp với Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, biết để cho Người uốn nắn và biến đổi con người của mình để mỗi ngày một nên giống Người hơn, thì chắc chắn thế gian sẽ thay đổi vì mỗi người chúng ta sẽ làm cho những người chung quanh nhận ra sự hiện diện thật của Chúa Giêsu giữa họ qua cách sống của chúng ta, là cách sống được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể.

Bí Tích Thánh Thể là trọng tâm và tột đỉnh của đời sống từng Kitô hữu và của toàn thể dân Thiên Chúa (x.Lumen Gentium, số 11), trong đó tất cả mọi Bí Tích khác đều liên kết với và qui hướng về (x. GLHTCG, 1324).  Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ, chúng ta hợp với Đức Kitô dâng chính mình làm của lễ cho Chúa Cha như một phần tử của Nhiệm Thể Người.  Khi chúng ta rước Người vào lòng mình, chúng ta được kết hợp với Người trong tình yêu và Người sẽ biến đổi chúng ta mỗi ngày một thêm giống Người. 

(Phaolô Phạm Xuân Khôi, viết theo Tài Liệu Giáo Lý Chúa Nhật 2011 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, giaoly.org)

Hiến chế Phụng vụ còn hướng dẫn người tín hữu cách thế tham dự Thánh lễ  cách tích cực, linh động như sau:

"Giáo hội hằng bận tâm lo cho các tín hữu đừng tham dự Thánh Lễ như những khách bàng quang, câm lặng, nhưng nhờ hiểu thấu đáo mầu nhiệm đó qua nghi lễ và kinh nguyện sao cho họ tham dự hoạt động cách ý thức, thành kính và linh động, cho họ được đào luyện bởi Lời Chúa, được bổ sức nơi bàn tiệc Mình Chúa, biết tạ ơn Chúa" (PV 47).

Và "để tham gia linh động, cần có những lời tung hô của dân chúng, những câu đối đáp, những bài thánh vịnh, thánh ca, và cả những động tác những cử chỉ, thái độ của thân xác. Cũng cần giữ sự thinh lặng thiêng liêng đúng lúc" (PV 30).

Muốn được như thế, chúng ta cần phải có mặt và tham dự Thánh lễ một cách có ý thức, với tâm tình cầu nguyện, và cử chỉ nghiệm trang cung kính bên ngoài khi góp phần đối đáp; đồng thời tham dự cách trọn vẹn cả hai phần: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể.

LỜI NGUYỆN CHUNG

Kêu mời: Anh chị em thân mến,

Hằng ngày Hội Thánh cử hành Thánh Lễ để chính thức công khai thờ phượng Thiên Chúa và cứu rỗi con người. Vì thế, mỗi người chẳng những siêng năng tham dự Thánh Lễ, mà còn phải tham dự cách tích cực. Chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện:

1.      Chúa phán: "Các con hãy làm việc này để nhớ đến Ta". Chúng ta cầu nguyện cho mọi thành phần Hội Thánh, luôn siêng năng tích cực tham dự Thánh Lễ hằng ngày, và sốt sắng lãnh nhận Mình Thánh Chúa.

2.      Chủ tế nói: "Anh chị em hãy cầu nguyện để hy lễ được Thiên Chúa chấp nhận". Chúng ta cầu nguyện cho mỗi kitô-hữu khi tham dự Thánh Lễ, biết tích cực dâng lễ hy sinh của mình làm một cùng hy tế của Chúa.

3.      Chủ tế nói: "Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa". Chúng ta cầu nguyện cho mỗi kitô-hữu ý thức mình được vinh dự khi tham dự vào lễ tiệc Chiên Thiên Chúa, nên mình cần phải cố gắng tránh xa tội lỗi.

4.      Cuối lễ chủ tế nói: "Anh em hãy đi bình an". Chúng ta cầu nguyện cho mọi người trong họ đạo chúng ta, chẳng những tham dự cách đầy đủ và tích cực trong Thánh Lễ, mà còn phải đem hiệu quả của lễ tế ấy đến cho mọi người.

Kết thúc: Lạy Chúa, Chúa  muốn Hội Thánh cử hành Thánh Lễ để thờ phượng Thiên Chúa. Xin cho chúng con nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi dẫn mà tích cực tham dự Thánh Lễ, nhờ đó mọi người chúng con đạt tới hạnh phúc Nước Trời. Chúng con cầu xin... Amen.

ÁP DỤNG THỰC HÀNH

YÊU MẾN THAM DỰ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT

Bận - một lý do thường được nhiều người tín hữu chọn để biện minh cho những lần không tham dự thánh lễ Chúa nhật của mình. Bận công việc, bận học hành, bận làm ăn, bận bạn bè... có rất nhiều thứ để "bận", nhưng đằng sau những thứ bận ấy chính là "bận" sự đời hơn là "bận" Chúa. Người ta dám viện cớ bận công việc để không tham dự Thánh lễ Chúa nhật mà lại không dám nói ngược lại là bận tham dự Thánh lễ để hy sinh công việc. Nói một cách khác, nếu đặt hai việc: việc mình và phụng sự Chúa lên bàn cân thì có vẻ như là việc Chúa thường nhẹ hơn trong sự chọn lựa. Vẫn biết làm như thế là sai, là tội nhưng đâu là động lực để người tín hữu can đảm hơn trong việc chọn lựa và dám nói rằng: tôi bận tham dự Thánh lễ Chúa nhật rồi mọi việc khác xin được dời lại phía sau.

Trước hết, tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật là luật truyền của Thiên Chúa: Giới răn thứ 3 Giavê Thiên Chúa đã truyền cho Môsê trong sách Xuất Hành là: "Ngươi hãy nhớ ngày sa-bát, mà coi đó là ngày thánh" (Xh 20:8)

Thứ đến, tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật là lệnh truyền của Chúa Kitô: "Khi giờ đã đến, Đức Giê-su vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người. Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy" (Lc 22:14,19).

Sau nữa, tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật là lệnh truyền của Giáo hội: Công đồng chung Vatican II nói rõ khi nhắc đến Thánh lễ ngày Chúa nhật: "Thực vậy, trong ngày đó các Kitô hữu phải họp nhau lại để nghe Lời Chúa và tham dự Lễ Tạ Ơn, để kính nhớ cuộc Thương Khó, sự Sống Lại và vinh quang của Chúa Giêsu Kitô" (Hiến chế về Phụng vụ, V, 106). Trong Giáo luật điều 1247, 1248 hay trong sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo cũng nêu rõ những chỉ dẫn cho người tín hữu thực thi lệnh truyền của Thiên Chúa về ngày Chúa nhật.

Nhưng thật là nặng nề cho các tín hữu nếu việc giữ ngày Chúa nhật chỉ là việc bó buộc của lề luật. Sẽ là hình thức, sẽ là "trả nợ quỷ thần", "đóng thuế" cho Chúa để hoàn thành bổn phận nếu không đi vào mối liên hệ của tình yêu thương.

Trong chương 15 của Tin mừng Thánh Gioan, Chúa Giêsu nói: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn... Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi". (Ga 15, 1 - 2. 6). Như vậy, Chúa Giêsu xác định việc liên hệ với Chúa chính là mối liên hệ sống còn (hoặc sống, hoặc chết) ở lại thì sống, không ở lại thì chết giống như cành nho liên hệ với thân nho.

Chúa Giêsu lại nói tiếp: "Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người". (Ga 15, 10). Bí quyết để được sống là ở lại trong Chúa, mà ở lại trong Chúa chính là thực thi lời Chúa dạy. Vậy, việc thực thi Lời Chúa qua việc tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật chính là chọn con đường sống, con đường ở lại trong Chúa và trở thành môn đệ Chúa.

Hơn nữa, khi tham dự Thánh lễ, Thiên Chúa thết đãi cho ta hai bàn tiệc, Lời Chúa và Thánh Thể. "Lời Chúa là thần trí và là sự sống, Chúa có lời ban sự sống đời đời (Ga 6, 69). Thánh Thể Chúa là chính Chúa được ban rộng rãi cho những ai muốn lãnh nhận nhất là những ai tham dự Thánh lễ. Như vậy, tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật ta được cơ hội hiệp nhất với Thiên Chúa khi thưởng thức bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể Người.

Sau cùng, tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật là việc gặp gỡ giữa những người yêu nhau trong tình yêu Thiên Chúa. Khi tham dự thánh lễ ta được hiệp thông với anh chị em tín hữu và tất cả cùng nhau tuyên xưng niềm tin, cùng hiệp thông với Thiên Chúa. Người ta không nói là bị gặp người yêu mà nói là hôm nay tôi được gặp người tôi yêu. Người ta có thể phải gác lại, sắp xếp lại mọi chuyện, sẳn sàng hy sinh để đạt được mục đích là gặp người mình yêu. Với Thiên Chúa ta có dám làm như thế không?

Có nhiều nguyên do có thể làm ta lần khần trong chọn lựa của mình. Có thể vì Chúa nhật thì nhiều còn công việc thì lâu lâu có 1 lần, bỏ lễ Chúa nhật thì cũng có thể xưng tội được mà, thời gian còn dài mà gấp gì phải lo.... Những nguyên do này đã được ma quỷ sử dụng để đánh lừa ta trong chọn lựa, làm nhẹ đi lời dạy của Chúa so với quyết định của mình, lừa ta mãi trong mê lầm của tội lỗi, của sự mất cảnh giác. "Đồ ngốc, nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi" (Lc 12, 20). Cảnh giác với tội lỗi không bao giờ là sự ngu dại.

Thực tế phải nhận rằng theo Chúa không phải là một chuyện dễ dàng. Chúa Giêsu đã nói: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo". (Lc 9, 23). Vì thế, để có thể chu toàn bổn phận tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật đòi hỏi người tín hữu phải phấn đấu, phải bỏ mình. Nhưng sự hy sinh trong tình yêu lại là một sự hạnh phúc đích thực, hy sinh vì người mình yêu, hy sinh để được yêu.

Xin Chúa ban cho chúng con tràn đầy lòng mến để chúng con dám "Bận" vì Chúa, biết chu toàn bổn phận tôn thờ và cảm nhận được hạnh phúc vì được ở bên Chúa, ở lại với Chúa, đón nhận sự sống từ nơi Chúa khi chúng con tham dự thánh lễ nhất là Thánh lễ Chúa nhật.

HỌC KINH THÁNH

BÀI 18. THƯ THỨ NHẤT GỬI TÍN HỮU   THÊSSALÔNICA
(I Thes)

1/ Ai là tác giả thư này?

Phaolô là tác giả như lời đề thư: "Phaolô, Silvanô và Timôthêô kính gửi Hội thánh Thêssalônica" (I Thes. 1,1). Phaolô ước muốn tới thăm cộng đoàn (1Thes. 2, 17-20) và ngài đã vui mừng nghe Timôthêô tường trình về Giáo hội  (1 Thes. 3, 6-8).

2/ Silvanô là ai?

Một số người đồng hóa Silvanô với Silas, người mà sách TĐCV 16, 19-40 đã đề cập tới như một người đồng hành cùng Phaolô trong một cuộc hành trình sóng gió nhất. Cv 18, 5 còn thêm Silas và Timôthêô theo Phaolô tại Côrintô. Còn trong thư 1 Phêrô đề cặp tới Silvanô phụ giúp ngài, và có lẽ Silvanô là người đã đóng vai trò quan trọng trong việc hòa giải giữa thánh Phêrô và Phaolô.

3/ Thêssalônica ở đâu?

Thêssalônica thuộc miền Macêđônia, là trung tâm chính trị

và thương mại thời La Mã đô hộ. Thêssalônica còn là thành

phố sầm uất thứ nhì của người Hy Lạp vào thời Thánh Phaolô.

4/ Ai có công xây dựng Hội thánh ở Thêssalônica ?

Thánh Phaolô đã có công xây dựng Hội Thánh này nhân

cuộc hành trình truyền giáo của ngài như trong sách Tông đồ

công vụ đã trình bày (Cv 17,1- 9).

5/ Phaolô đã viết thư này vào lúc nào và ở đâu ?

Ngài đã viết vào khoảng năm 51-52 và có lẽ viết tại Côrintô.

6/ Lý do nào đã thúc đẩy thánh Phaolô viết lá thư nầy?

Phaolô viết để củng cố niềm tin của những người đã đón nhận lời rao giảng của ngài; cũng như để bày tỏ tâm tình và thanh minh những lời vu cáo của một số người chống đối đã bịa đặt ra. Cuối cùng giảng giải về số phận kẻ chết và ngày tận thế.

TÌM HIỂU GIÁO LUẬT

SỰ PHÂN LY ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG TRONG GIÁO HỘI (tt)
(Điều 1148-1149)

4. Đặc Ân Đức Tin

4.1. Đặc ân thánh Phaolô

4.2. Đặc ân thánh Phêrô

Lịch sử hình thành

Trong Nguyệt san tháng 5 vừa qua, chúng ta đã xem qua việc tháo gỡ giá thú giữa người ngoại đạo với người Kitô giáo được gọi là đặc ân thánh Phaolô, vì dựa trên thế giá của thánh Phaolô trong thư thứ nhất gởi cộng đoàn Cô-rin-tô. Từ thế kỷ thứ XVI đến nay, Giáo hội đã mở rộng những trường hợp tháo gỡ giá thú của những người ngoại đạo, dựa trên các Tông hiến "Altitudo" của Đức giáo hoàng Phaolô III (01/6/1537), "Romani Pontificis" của Đức giáo hoàng Piô V (02/8/1571) và  "Popuslis" của Đức giáo hoàng Ghê-gô-ri-ô XIII (25/01/1585).

Lý do Toà thánh đưa ra những Tông hiến trên là vì thời kỳ nầy việc truyền giáo đang phát triển ở những Châu lục khác nhau, các nhà truyền giáo gặp những trường hợp người trở lại đạo có những hôn nhân phức tạp không phù hợp với giáo lý của Giáo hội. Vì vậy để giải quyết những trường hợp hôn nhân đa thê hay đa phu cho những người trở lại đạo trong các miền truyền giáo, và sau đó, bộ luật 1917, can. 1125 và luật hiện hành nới rộng các quyết định trên cùng với đặc ân của thánh Phaolô để áp dụng với mọi nơi cho phù hợp với thực tế hiện nay.

Sở dĩ học lý gọi là đặc ân thánh Phêrô là vì dựa trên thế giá quyền đại diện của thánh Phêrô do các Đức giáo hoàng nắm giữ. Bộ giáo luật xét tới hai trường hợp ở các điều 1148 và 1149. Ngoài ra, Bộ giáo lý Đức tin còn thêm một trường hợp khác được đề cập tới trong huấn thị ban hành ngày 06/12/1973.

Trường hợp I (đ.1148)

Trong trường hợp thứ I nầy, Giáo luật xét tới những trường hợp đa phu hay đa thê. Trường hợp nầy có lẽ sẽ không xảy ra ở Việt Nam, vì chế độ đa phu hay đa thê đã bị bãi bỏ từ lâu rồi. Giáo hội dạy như sau:

Một người đàn ông chưa chịu phép Rửa Tội đồng thời có nhiều vợ không chịu phép Rửa Tội, sau khi đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội trong Giáo Hội Công giáo, nếu khó sống với người vợ cả, thì có thể giữ lại, một trong những người vợ ấy, sau đã bỏ những người vợ khác. Điều trên đây cũng có giá trị đối với những người phụ nữ chưa chưa chịu phép Rửa Tội đồng thời có nhiều chồng không chịu phép Rửa Tội (đ.1148§1).

Trong những trường hợp được nói đến ở §1, sau khi đã lãnh nhận bí tich Rửa  Tội, hôn nhân phải được cử hành theo thể thức hợp thức, và nếu cần thì cũng phải giữ những quy định về hôn nhân hỗn hợp, cũng  như những quy định khác mà luật buộc phải (đ.1148§2).

Lưu ý đến hoàn cảnh luân lý, xã hội, kinh tế của địa phương và của con người, Đấng Bản Quyền địa phương phải liệu sao để đảm bảo đủ cho những nhu cầu của người vợ cả và những người vợ khác đã bị bỏ, theo quy tắc của đức công bình, của bác ái Kitô giáo và của hợp tình hợp lý tự nhiên (đ.1148§3).

Giáo lý của Giáo hội Công giáo về hôn nhân gia đình: một vợ, một chồng và chung sống với nhau suốt đời. Điều xảy ra là ở những quốc gia mà luật hôn nhân gia đình cho phép đa thê hay đa phu. Nay một người chồng/vợ trở lại đạo, trong khi đó người nầy có nhiều vợ/chồng. Trên nguyên tắc, khi trở lại đạo, người nầy chỉ được giữ lại một người và phải là người đầu tiên lập gia đình với họ, vì giá thú của họ hợp lệ. Tuy nhiên, việc sống chung với người đầu tiên nầy gây nhiều phiền toái, thì Giáo luật cho phép chọn bà/ông nào mà ông/bà ưng ý nhất, và chia tay với những người còn lại.

Triệt 3 của điều 1148 lưu ý rằng: sau khi đã quyết định giữ bà  nào và chia tay bà nào, thì phải lo liệu việc chu cấp cho những người "bị" chia tay và con cái theo lẽ công bằng tự nhiên và bác ái Kitô giáo. 

Trường hợp II (đ.1149).

Trong trường hợp II nầy, có thể xảy ra ở Việt Nam. Một đôi vợ chồng không có đạo bị ngăn trở không thể sống chung vì lý do tù đày, bách hại. Kế đó, có một bên trở lại đạo. Người nầy có thể kết lập hôn thú mới, cho dù trong thời gian ấy, người kia cũng trở lại đạo.

Dựa vào đâu mà Giáo luật cho phép tháo gỡ hôn nhân như vậy? Ta có thể giải thích hai cách: thứ I, trong trường hợp chỉ có một người trở lại, thì có thể xem đây là một sự nớ rộng đặc ân thánh Phaolô, theo nghĩa là sau khi rửa tội, người nầy không thể sống chung được với người bên kia nữa, và việc chất vấn được miễn chuẩn; thứ II, trong trường hợp cả hai đều trở lại đao, thì có thể xem sự nới rộng hôn nhân bất hoàn hợp, theo nghĩa là hai bên không có hoàn hợp kể từ ngày giá thú của họ trở thành bí tích, xét vì họ không thể sống chung với nhau.

Trường hợp III.

Ngoài những quy định của Bộ giáo luật, chúng ta cần biết đến một trường hợp khác đã được Bộ giáo lý Đức tin áp dụng từ nhiều năm qua. Đó là trường hợp hôn nhân hỗn hợp: một người Công giáo đã xin phép chuẩn ngăn trở khác đạo để kết hôn với người không được rửa tội. Giá thú của họ hữu hiệu trước Giáo luật. Tuy nhiên, xét vì nó không phải là bí tích, nên có thể tháo gỡ được. Ở đây chúng ta gặp lại trường hợp nói đến trong thư của thánh Phaolô gởi cộng đoàn Cô-rin-tô được đề cập trong tháng rồi. Nếu người Công giáo không thể sống chung với người bạn khác tín ngưỡng, và có thể gặp nguy hiễm cho đức tin và phong hoá, thì được phép tháo gỡ giá thú. Tuy nhiên, thẩm quyền chuẩn chước thuộc về Bộ Giáo lý Đức tin.

Nguồn: J. A. Coriden, T.J. Green, New Commentary on the Code of Canon Law; Phan T. Thành, Giải thích Giáo luật.

TRANG LINH MỤC

ĐOẢN KHÚC 37: LINH MỤC

Tác giả: Nguyễn Tầm Thường, sj., dunglac.org

"Từ bụi tro Chúa nâng con lên hàng khanh tướng.
Rầy về sau khắp nơi khen con thật vinh phúc."

Lời ca trên đây vẫn rất ấm trong lòng người. Tiếng nhạc vẫn rạo rực trong giáo đường ngày thụ phong linh mục. Lời đẹp, ý cao sang. Làm sao mà qua lời kinh truyền phép, có Chúa hiện diện nơi bánh miến? Tôi chỉ có thể sống đời linh mục chứ chẳng hiểu được ơn gọi linh mục bằng phân tích của trí tuệ. Ơn gọi linh mục là một huyền nhiệm.

Chức vụ tư tế chỉ ai được chọn mới được lãnh nhận (1Sam 16:1-13, Yn 15:16). "Không ai được tự hãnh huống về vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa kêu gọi, như Aaron thưở xưa" (Heb 5:4). Chẳng có ý muốn trần thế nào ban tặng được thiên chức linh mục. Bởi đó, bài hát đã gọi ơn linh mục là rất quý. Lời ca thật đẹp và cũng thật đúng. Ngày tôi bước lên lãnh nhận thiên chức đó, hồn tôi cũng hân hoan vô lượng. Đức mến gọi tôi tới nhủ rằng tôi là người được chọn. Đức tin bảo rằng lối tôi vào đời rất huyền diệu.

Ngày thụ phong linh mục không phải chỉ là mơ ước trong hồn người lãnh nhận đã kết trái, mà là kết trái của mơ ước nơi bao nhiêu con tim. Những con tim nhìn về tương lai đợi trông mùa hoa thơm quý sẽ nở trên đường linh mục. Lời ca nói đến kẻ được chọn là một hồng ân. Thế nhưng, trong hai lời ca, chỉ có lời ca thứ nhất: "Từ bụi tro Chúa nâng con lên hàng khanh tướng" là lúc nào cũng đúng. Chúa không lấy lại ơn gọi Chúa đã ban tặng.

Lời ca thứ hai: "Rầy về sau khắp nơi khen con thật vinh phúc" không phải lúc nàp cũng đúng. Có linh mục chỉ sau một bình minh không dài, màu áo dòng bạc phai. Và lời ca kia trở thành sầu muộn. Có đời linh mục là tiếng thở dài của người bên cạnh và của chính mình. Giáo dân không còn bảo tôi là người vinh phúc nữa. Nơi họ là nỗi chán. Tôi đi vào chiều tắt nắng.

Ngày Hạnh Phúc Nhất?

Ngày đứng trước bàn thánh có phải là ngày hạnh phúc nhất trong đời một linh mục? Một trời mới, một đất mới mở ra, vì thế, người ta thường bảo ngày thụ phong linh mục là ngày hạnh phúc nhất, đẹp nhất.

Nhưng thời gian trôi. Những bó hoa "Ngày vui nhất" đó tàn theo một chiều ngắn. Căn phòng trở lại êm vắng. Và rồi, cũng với thời gian, căn phòng từ êm vắng có thể trở thành vắng mà không còn êm đềm. Người ta cũng thường lấy ngày cưới của hôn nhân mà so sánh với ngày linh mục. Trong ngày cưới, không phải chỉ có tình yêu giữa hai người yêu nhau, mà tiếng pháo của bao nhiêu thân thương khác chung quanh họ, anh em, bạn bè cũng nổ vang chung vui với họ. Nhưng tiếng pháo cũng sẽ im. Người sẽ xa. Tà áo cưới lãng quên trong bận rộn. Hình kỷ niệm mờ phai dần với tuổi đời. Một ngày nào đó nhìn lại tấm hình xa xưa mà ngỡ như chuyện thần tiên. Có khi những khắc khoải muộn phiền trong đời sống hôn nhân làm họ nhìn những kỷ niệm cũ mà mơ hồ như chuyện không thực. Vì thế, họ thường gọi chỉ có ngày hôn lễ là đẹp nhất trong đời.

Ngày hôn nhân hay ngày linh mục cũng có những giống nhau. Lãnh ơn gọi cho một giao ước thì hôn nhân hay linh mục cũng thế. Ngày khởi hành lời đoan hứa thì hôn nhân hay linh mục cũng là khởi hành bằng tình yêu.

Rồi lại cũng ngày nào đó, mười lăm năm sau, hai mươi năm sau, có thể là cánh thư, có thể là tấm thiệp gởi đến chúc mừng. "Cầu chúc tình yêu của hai người nồng nàn như ngày mới cưới nhau." Họ nhắc nhau nhớ kỷ niệm năm xưa và chúc cho nhau một hành trình thật dài, tình yêu vẫn đẹp như ngày ban đầu. Ngày xưa dấu ái ấy đẹp quá. Họ nhớ mãi ngày mà không có lần thứ hai trong đời. Linh mục cũng vậy thôi: "Xin cho Cha dâng lễ sốt sắng như ngày Cha dâng lễ mở tay." Một lời chúc mừng mà trong đó vô tình có nuối tiếc.

Vào ngày kỷ niệm thụ phong linh mục, tôi nhận được cánh thiệp chúc mừng. Từ xa có người nhắc nhở cho ngày trọng đại thưở xưa. Cái ngày đẹp ấy còn ghi dấu trong hồn người thân. Và hôm nay, người ấy nguyện xin cho đời linh mục của tôi mãi mãi "đẹp như ngày ban đầu".

Trong lời chúc ấy có lo âu nếu hôm nay tôi không còn thiết tha như thưở đầu tiên. Lời chúc ấy đến từ cảm nghiệm của cuộc sống thực, vì trong cuộc sống cho thấy với thời gian, cung đàn nào rồi cũng có thể phôi pha.

Sau bao năm sống đời linh mục, bao nhiêu lần dâng lễ, mà nay chỉ mong sao cho được như ngày ban đầu thôi. Trong hôn nhân, tình yêu những ngỡ rằng như dòng sông sau bao nhiêu khúc quanh, ngang miền gian khổ mà đi thì nay vận điệu phải là trường ca, ấy thế mà lời cầu chúc cũng chỉ mong sao cho hôn nhân của họ được đẹp ngày đầu thôi.

Những lời chúc mừng ấy là phản xạ rất trung thực của đời sống thực tế hôm nay. Ước mơ được như ngày đầu có nghĩa là sợ rằng đã xa hạnh phúc ban đầu ấy rồi. Ngày xưa dâng lễ sốt sắng, bây giờ phôi pha. Ngày xưa hôn nhân hạnh phúc, bây giờ chán chường.

Linh mục hay hôn nhân mà nhìn những ngày  tương lai không thể hạnh phúc hưn ngày đầu được thì trong hạnh phúc của những ngày đầu ấy đã là hàm số chứa đựng nuối tiếc đang đến rồi.

Ngày hôn lễ chỉ là khởi điểm của những ngày hạnh phúc hơn về sau. Họ không mừng ngày hôn lễ như ngày đích điểm tận cùng đã tới. Ngày ấy chỉ là vết than hồng cho ngọn pháo bông ngày mai. Ngày thụ phong linh mục cũng vậy. Những nghi lễ, chúc mừng chỉ là phụ thuộc cho một hành trình nột tâm mà hôm nay lối ngõ mới chợt mở. Nếu không săn sóc sự thật này, chao đảo dưới chân ngày thụ phong linh mục và hôn nhân sẽ đưa những hoang vắng đến.

Ngày thụ phong linh mục hay hôn lễ là ngày tình yêu lên đường. Tình yêu như những hạt lúa, đi tới đâu làm thửa đất thành ruộng mạ tới đó. Hành trình tình yêu ấy càng dài thì người mang tình yêu ấy càng hạnh phúc.

Lúa vàng không có ở chân bàn thờ trong ngày thụ phong linh mục. Cánh đồng lên màu, mùa gặt chỉ đến sau những ngày lao tác. Ngày thụ phong linh mục là tấm phên cửa sổ mở ra cho thấy những huyền nhiệm hạnh phúc khác đang đến. Huyền nhiệm hạnh phúc ấy là những ngày truyền giáo, có thể là xuôi ngược như Phanxicô, có thể là trong chiêm niệm trầm lắng mà tha thiết như Têrêsa. Đó là những chiều mỏi mệt mà không từ chối ban bí tích giải tội cho một linh hồn đang gõ cửa. Đó là những ngày hối hả mà vẫn tha thiết với bí tích Thánh Thể, sốt sắng cho giờ dâng lễ.

Ngày làm linh mục là ngày dâng lễ thứ nhất. Như thế, sẽ có hàng ngàn thánh lễ sắp xếp theo thời gian. Nhưng thánh lễ nào cũng phải là thánh lễ "mở tay". Tân linh mục không chỉ dâng lễ "mở tay" một lần. Thánh lễ nào cũng mới. Thánh lễ nào cũng linh thiêng mầu nhiệm. Trên thập giá, tay Đức Kitô lúc nào cũng giang rộng. Mở tay để nắm lấy tay người, và để người nắm tay mình. Đường về nhà Chúa là đường Hiệp Nhất. Khi bàn tay nắm lại là dấu chỉ của thách đố, tranh đấu, chỉ thị, ra lệnh quyền uy. Những thánh lễ không "mở tay" là thánh lễ không có ơn cứu độ.

Nếu linh mục không thể chỉ có một thánh lễ "mở tay", mà là suốt đời, thì có phải đường hôn nhân cũng là như thế, không thể chỉ có một ngày cưới mà sáng nào cũng là hôn lễ.

Lạy Chúa, sáng mai con dâng lễ trong nhà nguyện nhỏ không trang trọng như ngày con dâng lễ "mở tay". Nhưng giữa con và Chúa vẫn là thánh lễ rất đặc biệt.

Bánh thánh không bao giờ cũ.

Xin cho con chút linh hồn nghệ sĩ để thấy không buổi chiều nào có hai màu mây giống nhau. Mỗi bình minh là một độc đáo. Thì, mỗi thánh lễ là một ơn cứu độ khác biệt quý giá.

Xin cho con ngày thụ phong linh mục cuả con, trước mặt Chúa và trước mơ ước của con sẽ không phải là ngày đẹp nhất để rồi xuống dần. Những ngày con đang sống, những ngày đang tới với con phải là những ngày đẹp hơn và hạnh phúc hơn, vì lòng thương xót của Chúa cứ theo thời gian mà ban xuống cho con cơ mà.

TRANG TU SĨ

LỄ VẬT VÔ GIÁ

Sống Thánh Lễ tích cực hơn với tôi là như thế nào? Ngay từ nhỏ, tôi sinh ra và lớn lên trong một Giáo xứ không có Cha sở tại, một tuần mới có Thánh Lễ một lần, nên sự khao khát Thánh Lễ trong tôi thật mãnh liệt, nhưng lúc đó tôi thật sự vẫn không hiểu hết tầm quan trọng của Thánh Lễ.

Ngày tôi chuẩn bị lãnh Bí Tích Thêm Sức, Cha giảng tĩnh tâm cho chúng tôi đã nói "Chúng con hãy chú ý, hãy đọc kỹ câu sau đây: Nầy là mình Thầy sẽ bị nộp vì các con ... này là máu Thầy sẽ ...." , không phải là đã bị nộp nhưng là sẽ bị nộp, ý muốn rằng Đức Giêsu tự nguyện hiến thân để cứu chuộc cho chúng ta. Người đang mời gọi con cũng hãy vui chấp nhận "bị nộp" vì những ganh ghét, giận hờn, chỉ trích". Hiểu được điều này, tôi mỗi ngày cố gắng sống Thánh Lễ kéo dài trong cuộc sống  như lễ tế trong đời sống của mình. Cho tới một ngày, tôi đọc được trên Vietcatholic bài " Mạc khải về Thánh Lễ" theo giải thích của Chúa Giêsu cho chị Catarina nước Mexicô. Tôi cảm thấy bỡ ngỡ, và thổn thức trong tâm hồn mình. Ah, ra là tôi đã bỏ biết bao nhiêu Thánh Lễ trôi qua một cách hững hờ, và tôi cũng đã bắt đầu tập sống từng giây phút trong Thánh Lễ một cách có ý thức, tôi đang tập sống như thế này, xin mời bạn ta cùng nhau nhìn lại cách thức tham dự Thánh lễ của mình.

Mỗi lần tham dự Thánh lễ, tôi cố gắng đến nhà thờ sớm hơn để có thì giờ chuẩn bị tâm hồn mình đón rước Chúa cách sốt sắng. Khi lắng nghe Lời Chúa qua phần phụng vụ Lời Chúa, tôi xin Chúa cho tôi hiểu và sống Lời Chúa. Tôi chọn một câu Lời Chúa tâm đắc trong bài Phúc Âm trong ngày để Lời Chúa đó trở thành sự sống cho tôi, và tôi tin Lời Chúa có sức biến đổi tôi.

Đến phần Phụng vụ Thánh Thể, tôi cũng mượn lời Đức Mẹ dạy cầu nguyện mà thưa cùng Chúa: " Lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa toàn thân con, tất cả mọi thứ con có, con đặt hết trong tay Chúa, xin Chúa bồi đắp toàn thân con. Lạy Thiên Chúa toàn năng, cậy nhờ công nghiệp của Con Chúa, xin Chúa biến đổi con, và cứu rỗi các linh hồn".  Trong ngày sống của tôi, tôi đã cố gắng tập sống hy sinh những việc nhỏ để làm lễ phẩm dâng Chúa, thậm chí nếu không có thì ngay lúc ấy tôi cũng cố gắng dâng lên Chúa những bất toàn tội lỗi của mình cho Chúa. Quả vậy, giây phút truyền phép rất quan trọng, vì giây  phút ấy Con Thiên Chúa sinh ra và hiến tế chính thân mình trên thánh giá qua đôi tay của Linh Mục. Giây phút mà triều Thần Thánh đều thờ lạy và con người được lãnh nhận hồng phúc của Thiên Chúa. Trong giây phút này tôi chỉ có một điều duy nhất phải làm là thưa cùng Chúa - Lạy Chúa, con yêu Chúa chừng nào, con thờ lạy Chúa là Vua các vua. Khi cùng cộng đoàn dâng lời kinh lạy Cha, tôi cũng cố gắng hiệp với tâm tình Chúa dạy - Vì danh Chúa Giêsu, con xin được ơn tha thứ vì những xúc phạm đến Chúa và đên anh em, đồng thời con cũng sẽ thứ tha cho anh em đã xúc phạm đến con và chúc bình an cho họ. Đặc biệt giây phút rước Mình Thánh Chúa là thời điểm hạnh phúc viên mãn vì tôi được chính Chúa thân chinh ngự giá vào ngôi nhà tâm hồn bé nhỏ của tôi. Thật sự không cân xứng chút nào nhưng Chúa đã không chê. Thật vinh dự cho Tôi!  Thật vậy, khi tôi ý thức được Thánh Lễ là chính Chúa Giêsu kéo dài sự sống và hiến tế của Ngài trên thánh giá giữa chúng ta và nếu không có công nghiệp và bửu huyết của Ngài để dâng lên trước tòa Thiên Chuá Cha, chúng ta chẳng là gì hết, chỉ là tội nhân mà thôi.

Tham dự Thánh Lễ cách tích cực là chúng ta dâng lên Chúa sự chúc tụng lớn lao nhất vì đã hiệp với Lễ dâng vô giá là Đức Giêsu. Thật vậy, không có lễ dâng nào cao trọng bằng Thánh Lễ, và qua Thánh lễ hiệp dâng chúng ta cầu nguyện cho kẻ có tội ăn năn trở lại, xin ơn tha phạt cho các Đẳng linh hồn nơi chốn luyện hình và đền phạt cho những bất xứng bội bạc của bản thân. Các bà mẹ muốn cầu nguyện cho những đứa con lầm lạc, hoặc các bà vợ xin ơn cho các thân. Các bà mẹ muốn cầu nguyện cho những đứa con lầm lạc, hoặc các bà vợ xin ơn cho các

MTG Cái Nhum

THÁNH LỄ - VIỆC THỜ PHƯỢNG CAO TRỌNG NHẤT

Nơi họ đạo tôi đang giúp, có một bà rất đạo đức, hàng ngày đi dự lễ với xâu chuỗi trong tay. Bà có lòng kính mến Đức Mẹ cách đặc biệt nên lúc nào cũng lần chuỗi Mân Côi, ngay cả lúc Cha đang dâng lễ. Tôi tìm dịp thuận tiện để giúp bà hiểu giá trị của thánh lễ. Một hôm, khi Cha bắt đầu giảng, bà liền cầm chuỗi lên, tôi đến ghé vào tai bà nói nhỏ:

-   "Cô Sáu ơi, Cha đang nói với cô đó! Cô nghe đi, Lời Chúa hôm nay hay lắm! Lát nữa xong lễ cô hãy lần chuỗi."

-   "Vậy hả Dì Út?" Bà hỏi rồi để xâu chuỗi vào túi áo và lắng nghe, thỉnh thoảng gật gù tỏ vẻ hài lòng. Sau thánh lễ, bà ra ngoài gặp tôi và nói:

-   "Dì Út ơi, bữa nay con vui lắm, Cha giảng đúng hoàn cảnh của con quá trời! Con dâng lễ cũng sốt sắng hơn nữa." Tôi nắm lấy cơ hội tốt này và bắt đầu một "giờ giáo lý" ngắn:

-   "Cô hiểu được vậy là tốt rồi! Không có việc đạo đức nào (dù là lần chuỗi) cao trọng cho bằng thánh lễ. Trong thánh lễ, cả triều thần thánh trên trời và cả Giáo Hội cùng nhau chung lời chúc tụng Chúa. Nơi đó, Thiên Chúa nói cho chúng ta nghe, dạy chúng ta biết phải sống làm sao cho tốt. Quan trọng nhất là trên bàn thờ, một lần nữa Chúa Giêsu lại chết đi, giống như ngày xưa Chúa đã chết trên thánh giá để cứu chuộc chúng ta. Rồi Chúa còn cho chúng ta ăn chính Thịt Máu của Chúa, để chúng ta được sống đời đời. Không có phần nào trong thánh lễ là không quan trọng, từ khi Cha làm dấu thánh giá mở đầu thánh lễ, cho tới khi ban bình an kết thúc thánh lễ, Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta, Ngài dùng đôi tay linh mục ban phát ơn lành cho chúng ta. Đây là cách để chúng ta tỏ lòng kính yêu, thờ phượng, vinh danh và tạ ơn Chúa đúng đắn nhất, hoàn hảo nhất. Cho nên, cách tốt nhất là chúng ta để hết tâm trí, tâm tình của mình vào thánh lễ; từng lời kinh tiếng hát, từng lời đáp thưa phải được làm bằng tất cả tấm lòng. Như vậy mới xứng đáng. Còn việc lần chuỗi là một việc tốt và cần phải làm, nhưng là làm ngoài giờ lễ."

-   "Cám ơn Dì Út, con đã hiểu. Từ đó tới giờ, con cứ tưởng là giờ nào mình không thưa đáp là có thể lần chuỗi được. Từ nay con biết phải làm sao để dự lễ sốt sắng rồi."

-     Thế đó, người giáo dân luôn muốn sống tốt, muốn làm nhiều việc lành để thể hiện lòng thành đối với Chúa; nhưng lòng đạo đức bình dân của họ nhiều khi còn lệ thuộc vào thói quen và sự thiếu hiểu biết về giá trị của các việc lành đó. Họ cần được học hỏi thêm để có thể hiểu biết và thực hành cho đúng, nhất là thái độ cần phải có khi tham dự thánh lễ.

Đến với thánh lễ, người tín hữu cần ý thức mình là phần tử của đoàn Dân Chúa, được hiệp nhất với Chúa và với nhau nhờ Mình và Máu Chúa Kitô. Thánh lễ là hy tế được Chúa Giêsu thực hiện trong tình yêu và cho tình yêu, nên việc dâng lễ và đón nhận Mình Máu Chúa chỉ có giá trị khi chúng ta nhận ra trách nhiệm của mình là yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh chị em. Tình yêu ấy không chỉ được thực hiện trong thánh lễ khi chúng ta cùng rước lấy Mình Máu Chúa, nhưng còn phải được diễn tả trong đời sống thường ngày bằng cuộc sống chia sẻ, thông cảm, đỡ nâng những anh chị em túng thiếu tinh thần và vật chất.

Giá trị của thánh lễ thì không cùng: "Tất cả các việc lành trên đời này hợp lại, cũng không thể bằng Thánh lễ Misa. Vì các việc lành là của loài người, Thánh lễ là việc của Chúa. Tử đạo cũng không bằng Thánh lễ, vì tử đạo là hy sinh của loài người, Thánh lễ là hy sinh của Thiên Chúa". (Thánh Gioan Maria Vianey)

Được diễm phúc sống ơn gọi thánh hiến, trong nhà dòng, tôi được tham dự thánh lễ mỗi ngày. Tôi luôn ý thức đời mình là một của lễ dâng lên Chúa. Hàng ngày, tôi được cùng Chúa Giêsu dâng lễ hy sinh lên Chúa Cha; cùng với Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn, sự thờ phượng, cùng với lòng thống hối, để làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Đó chính là chóp đỉnh của phụng vụ Giáo Hội, là nguồn mạch tình yêu và ơn cứu độ cho toàn nhân loại.

MTG Cái Mơn

TRANG SỐNG ƠN GỌI

SỰ ĐÁP TRẢ CỦA CON NGƯỜI

Tất cả chúng ta đều phải nghiêm chỉnh tìm ra ơn gọi cho cuộc đời của mình, như phần quan trọng nhất của thánh ý.

Ơn gọi chính là một mầu nhiệm, vì đó là sự gặp gỡ giữa tự do của ơn Chúa và sự tự do đáp trả của con người. Con người có toàn quyền tự do để đáp lại lời mời gọi của Chúa. Khi dựng nên ta, Chúa không hỏi ý kiến ta. Ngài dựng nên ta vì Ngài yêu ta, Ngài muốn điều tốt đẹp cho ta. Ngài ban cho ta điều qúi giá nhất, đó là sự tự do. Nhưng khi muốn cứu chuộc ta, Ngài cần sự cộng tác của ta, Ngài tôn trọng sự tự do của ta. Vì tự do, chúng ta có thể phản bội Ngài, chống lại Ngài. Sự tự do lựa chọn này luôn tạo ra những giằng co, những thử thách, những hy sinh, đắng cay và đôi khi cả  tủi nhục nữa.

Ơn gọi là một mầu nhiệm. Nếu Chúa mời gọi mà ta không đáp trả, Chúa cũng phải chịu, vì Ngài tôn trọng tự do của ta. Nhưng, nếu ta muốn mà Ngài lại không gọi, ta cũng phải hiểu rằng, Ngài có lý do của Ngài. Bởi đó, ta luôn phải tìm hiểu thánh ý Ngài: "Anh em đừng hoá ra ngu xuẩn, nhưng hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa." (Eph 5, 17) Để biết được thánh ý Chúa, ta luôn phải tỉnh thức và sẵn sàng, cầu nguyện và lắng nghe.

a. Tỉnh thức và sẵn sàng

Chúng ta không thể biết trước được khi nào Chúa mời gọi chúng ta và mời gọi như thế nào. Chúa có thể gọi ta bước theo Ngài vào bất cứ lúc nào trong đời và bằng nhiều cách khác nhau, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người. Tỉnh thức và sẵn sàng sẽ giúp ta đọc ra được những dấu chỉ, những tiếng gọi thầm kín và nhẹ nhàng của Chúa ngay trong cuộc sống hằng ngày.

Trong Cựu ước, Chúa gọi Maisen nơi bụi gai bốc cháy (x. Xh 3, 1-6), Chúa gọi Isaia trong đền thờ (x. Is 6, 1-8), Chúa gọi Samuen vào giữa đêm khuya (x. Sm 3, 1-20),... Có khi Chúa gọi trực tiếp và rõ ràng như Chúa gọi Abraham (x. St 12, 1). Trong Tân ước, Chúa gọi các tông đồ Phêrô, Anrê, Giacôbê, Gioan và Matthêu (x. Mc 1:14-20; 9, 9-13) đều đột ngột và bất ngờ. Không ai trong các ông biết trước rằng vào một lúc nào đó mình sẽ được gặp Chúa và Ngài sẽ gọi mình. Nhưng các ông đã đáp lại tiếng gọi không một chút do dự. Không ai trong các ông biết Chúa là ai? Họ đã bỏ tất cả và lập tức theo Ngài. Thánh Antôn, khi vào nhà thờ nghe đoạn Tin mừng: "Nếu con muốn nên trọn lành, hãy về bán hết..." (Mt 19, 21; Mt 6, 34), đã cảm nhận được tiếng Chúa gọi ngài, và ngài đã bán hết của cải, bố thí cho kẻ nghèo để bước theo Chúa.

Tỉnh thức và sẵn sàng nghĩa là khi Chúa đến, ta gặp được Ngài; khi Ngài gọi ta: "Hãy theo Ta", ta nghe được tiếng gọi đó cách huyền nhiệm và ta "lập tức" đáp lại. Thật vậy, không thiếu những dấu chỉ, những lời gọi trong đời sống của mỗi người. Tỉnh thức để có thể nghe và hiểu được tiếng Chúa gọi, sẵn sàng để đáp lại một cách quảng đại, không do dự.

Muốn tỉnh thức và sẵn sàng, ta cần phải biết cầu nguyện và lắng nghe tiếng Chúa.

b. Cầu nguyện và lắng nghe

Cầu nguyện là yếu tố then chốt để biết được thánh ý Chúa. Ơn gọi phát xuất từ Thiên Chúa. Do đó, cầu nguyện để có thể nghe được tiếng gọi của Ngài. Đây là điều kiện không thể thiếu cho một người luôn tỉnh thức và sẵn sàng trước tiếng gọi của Chúa. Dụ ngôn "10 cô trinh nữ" (x. Mt 25, 1-13) cho thấy nếu muốn luôn tỉnh thức và sẵn sàng, thì phải luôn dự trữ dầu đầy bình. Dầu ở đây chính là lời cầu nguyện: khi không còn dầu, đèn sẽ tắt; khi không cầu nguyện, con tim sẽ khô héo. Khi cầu nguyện, chúng ta lắng nghe được tiếng Chúa nói. Cầu nguyện thực sự là tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa và tìm kiếm Thiên Chúa trong mọi sự. Bởi đó, để gặp được Chúa và nghe được tiếng Người, ta cần phải liên lỉ cầu nguyện. Khi cầu nguyện liên lỉ, chúng ta sẽ sống kết hợp mật thiết với Chúa. Và nhờ đó, ta càng nghe rõ tiếng Người gọi ta, cũng như biết rõ được ý định của Người cho ta. Khiêm tốn lắng nghe tiếng Chúa, ta sẽ nghe được tiếng của Người.

Chúng ta cần cầu xin Chúa Thánh Thần, Ngài là nguồn gốc mọi ơn gọi và đặc sủng, để xin Ngài mở lòng trí chúng ta, giúp chúng ta luôn tỉnh thức và sẵn sàng.

Lời cầu nguyện liên lỉ sau đây sẽ giúp ta tìm hiểu về ơn gọi của ta và lắng nghe ý Chúa:

Lạy Chúa, con đây, Chúa muốn con làm gì? Này con xin đến để thực thi ý Chúa. Xin cho con biết được ý Chúa và vâng theo ý Ngài. Chúa muốn con sống đời tu trì hay sống đời hôn nhân? Nếu Chúa muốn, con xin hiến thân để phụng sự Chúa. Xin cho con luôn can đảm và quảng đại để dấn thân phụng sự Chúa....

Không có một ơn gọi hay một bậc sống nào là dễ dàng cả. Ơn gọi nào cũng đòi hỏi phải bỏ mình, hy sinh và dấn thân. Khi biết được Chúa gọi ta, dù ta cảm thấy bất xứng và yếu hèn, ta cần can đảm, tin tưởng và phó thác vào Chúa, vì "ơn Chúa luôn đủ cho chúng ta" (2Cr 12, 9). Các tông đồ ngày xưa là những con người quê mùa chất phát, nhưng Thiên Chúa đã tuyển chọn họ để trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng. Thiên Chúa đã tuyển chọn những con người tầm thường để làm nên những công trình tuyệt tác của Ngài. Như vậy, ta mới nhận thức được rằng đó chính là công trình của Thiên Chúa chứ không phải do  người phàm, vì đối với Thiên chúa không có gì là không có thể.

Đức Giáo hoàng Phaolô VI, nhân ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu 13/5/1973, đã kêu gọi lòng quảng đại dấn thân của các bạn trẻ: "Chúng tôi kêu gọi cách riêng các bạn trẻ mà chúng tôi rất ưu ái. Các bạn chưa có một quyết định tối hậu nào để các bạn tỏ ra hào hiệp hy sinh. Có rất nhiều tiếng gọi. Có rất nhiều ngả đường đang mở ra trước mắt các bạn, kêu mời các bạn tiến lên để phục vụ dân Chúa và Giáo hội. Phải chăng tiếng gọi này sẽ không có đáp ứng? Phải chăng con đường ấy sẽ không có người đi? Các bạn đầy rộng lượng hy sinh. Hãy hy sinh cho lý tưởng ấy. Vì sao bạn dừng chân và chờ đợi? Trong khi đó thế giới này đang thay đổi mau chóng. Từng đoàn người mới xuất hiện trên trái đất. Tin mừng phải được rao giảng cho mọi người, cho người nghèo khó hôm qua cũng như hôm nay và ngày mai. Luôn luôn có những người đói khát, lao tù, những người bệnh tật trong thể xác và tâm hồn. Họ đang chờ đợi bạn. Trong họ, Chúa Giêsu đang chờ đợi bạn. Có việc cho mọi người. Có chỗ đang đón bạn."

Nguồn: canhdongtruyengiao.net

TRANG THIẾU NHI

Thánh Thể Có Thực Là Kho Tàng Của Đời Bạn?

Từ ngữ kho tàng mỗi khi được nhắc đến ai cũng hiểu đó là nơi chất chứa nhiều điều quý giá. Có thứ  đã được người ta khám phá, có thứ vẫn còn là một bí ẩn để người ta vẫn cứ đi tìm. Cái quý giá của kho tàng cũng như những bí ẩn của nó làm cho trí lòng con người không ngủ yên, có khi phải đánh đổi bao hiểm nguy, ngay cả mạng sống để được một kho tàng quý giá.

Kho tàng nơi thế gian khiến bao kẻ phải bận lòng, nhưng có một thứ kho tàng quý giá không gì quý hơn nhưng lại có ít kẻ đi tìm: Thánh Thể Chúa Giêsu. Công Đồng Vatinan II gọi "Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống kitô hữu (Lumen Gentium, số 11), nhưng  phải đau lòng mà hỏi rằng có bao nhiêu người ý thức vai trò của Bí tích Thánh Thể khi cử hành Thánh lễ và sống Bí tích Thánh Thể trong đời sống hằng ngày. Thánh Thể Chúa Giêsu có thực là kho tàng cho đời bạn chưa?

Thánh thể là nguồn mạch đời sống

Khi nói Bí Tích Thảnh Thể là nguồn mạch đời sống kitô hữu có nghĩa là toàn thể đời sống tâm linh của người kitô hữu đều bắt nguồn từ Bí Tích Thánh Thể. Mục đích đời sống kitô hữu là gì nếu không phải cố gắng mỗi ngày trở nên giống Chúa Kitô. Việc đón nhận Chúa Giêsu là cơ hội để trở nên giống Chúa Giêsu mỗi ngày một hơn. Nhờ đón nhận Thánh Thể Chúa mà mỗi ngày ta được gần Chúa nhiều hơn.

Bí tích Thánh Thể là "nguồn mạch" của đời sống kitô hữu, điều này giúp ta hiểu được rằng việc ta được Chúa cứu độ trước là hết là do tình thương Thiên Chúa chứ không phải nhờ vào sức riêng ta. Ta được cứu độ nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu chứ không do công trạng của ta.

Thánh thể là tột đỉnh của đời sống

Thánh Thể là "tột đỉnh" đời sống nghĩa là Thánh Thể là điểm quy chiếu của tất cả mọi tư thưởng hành động của người kitô. Việc đến với Bí Tích Thánh Thể, hay đón nhận Thánh Thể không chỉ là một hành động ngắn ngủi đưa tay đón lấy nhưng là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài cho xứng đáng. Thánh Thể là tột đỉnh vì đây là của lễ cao trọng, đầy ân sủng mà nhờ đó con người dâng của lễ đời mình hợp cùng Con Một Chúa dâng lên Chúa Cha. Chúng ta cùng dâng lên Chúa cả thân xác, linh hồn, tư tưởng, lời nói và cả đời sống như một của lễ đẹp lòng Thiên Chúa.

Nếu mỗi chúng ta luôn ý thức cuộc sống là Thánh Lễ nối dài thì chắc hẳn linh mục không cử hành Thánh Lễ cách máy móc hay vì bổng lộc danh dự riêng tư nhưng tất cả chỉ vì sứ vụ đời mình là loan báo Lời Chúa và ban phát ân ban qua các Bí tích. Nếu các tín hữu hiểu được giá trị Thánh lễ thì sẽ không có tình trạng đi trễ về sớm. Họ sẽ không coi việc tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật là một nhiệm vụ ràng buộc nhưng là một hồng ân, họ cũng sẽ không than phiền Thánh Lễ dài hay ngắn mà chỉ nhắm đến đời sống thiêng liêng mình đã trưởng thành thế nào mỗi lần dâng lễ.

Thánh Thể Chúa là kho tàng quý giá

Thánh Thể Chúa thực là một kho tàng quý giá nhưng Thánh Thể có là "kho tàng thực" đối với bạn chưa, điều đó hoàn toàn tùy thuộc nơi bạn. Nếu là kho tàng thực thì ai cũng phải kiếm tìm. Nếu là kho tàng thực thì sẽ có rất nhiều người chạy đến tranh giành cho bằng được. Nếu là kho tàng thực ắt hẳn người ta sẽ dành hết tiền của, tâm trí, sức khỏe để đạt được nó.

Ta thử tự hỏi lòng, mình có thích đi xem lễ như xem trò chơi giải trí không? Khi xem văn nghệ ta vẫn thường đi sớm và chọn chỗ nhất thử hỏi ta có ưu tiên cho việc đi lễ như những lần ta đi giải trí không? Ta có cố gắng tranh giành để được đi lễ như những cuộc trành "kho báu" hay "bí kiếp" mà ta thường thấy trong phim ảnh không?

Nếu có ai đã bảo sao tôi thấy người đó đi lễ hoài mà đời sống chẳng thay đổi gì hết thế có nên đi lễ hay không. Điều này là một nỗi buồn nhưng mỗi chúng ta nên nhớ rằng mình có bổn phận thay đổi chính mình và biết cầu nguyện cho người khác. Mỗi chúng ta luôn tin tưởng rằng Bí tích Thánh Thể ban cho chúng ta ân sủng để sống đời kito hữu giữa trăm ngàn thử thách. Chúng ta hãy cầu nguyện luôn và năng kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể để chính bản thân mình và nhiều người cũng được biến đổi.

BÀI 6. CẦU NGUYỆN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC

"Chúc ông được bình an, chúc gia đình ông được bình an, chúc ông vạn sự bình an ! (1 Sm 25, 6)

Trẻ em sẽ thoải mái và an toàn khi được ở trong nhà mình vì biết rằng ngôi nhà là nơi tràn đầy ơn bình an của Chúa. Các con sẽ được bình an khi chúng ta mời Cha trên trời đến ngụ trong nhà mình. Cha mẹ nên dạy con cầu nguyện trong tinh thần đó.

Lạy Cha trên trời chúng con mời Ngài đến sống dưới mái nhà chúng con xin Cha sống nơi tâm hồn của mỗi người trong gia đình. 

Tha thứ và chịu đựng lẫn nhau là dấu hiệu mọi người trong nhà đang hưởng phúc bình an của Chúa. 

Lạy Cha trên trời, xin hãy giúp chúng con tha thứ cho nhau mỗi khi chúng con nóng giận, xúc phạm tới nhau. Xin giúp chúng con kiên nhẫn, hiền hòa, giúp chúng con biết nói lời. Xin lỗi. nhau khi có lỗi với nhau. 

Khi con rời khỏi nhà đi học, hãy dạy con xin Chúa: 

- bảo bọc con trẻ em sẽ can đảm hơn để đối diện với khó khăn nếu các em tin rằng Thiên Chúa luôn che chở các em để trở về nhà an toàn. 

- chúc lành cho con 

Hãy khuyến khích con chia xẻ với bạn bè, người chung quanh về sự hiện diện của Thiên Chúa mà con cảm được tại nhà. 

Khi đi xa, hãy giúp con cầu nguyện để Chúa bảo vệ căn nhà hạnh phúc khỏi những kẻ đột nhập cho đến khi gia đình trở về. 

Thành Tín, dunglac.org

TRANG GIỚI TRẺ

NHỮNG BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI

BÀI GIÁO LÝ THỨ HAI VỀ CẦU NGUYỆN

Dưới đây Bài Giáo Lý của ĐTC Bênêđictô XVI về Cầu Nguyện, ngày Thứ Tư 11 tháng 5, năm 2011. Chuyển ngữ từ bản Tiếng Pháp của Tòa Thánh.

Anh chị em thân mến,

Hôm nay tôi muốn tiếp tục suy niệm về việc làm sao mà cầu nguyện và cảm thức tôn giáo lại là một phần của nhân loại trong suốt lịch sử của họ.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà những dấu chỉ của chủ nghĩa thế tục thật là hiển nhiên.  Thiên Chúa dường như đã khuất dạng khỏi chân trời của nhiều người hoặc trở thành một thực thể mà người ta coi thường.  Tuy vậy, chúng ta đồng thời cũng thấy nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng đang có một sự phục hồi của cảm thức tôn giáo, một tái khám phá về tầm quan trọng của Thiên Chúa đối với cuộc đời con người, một nhu cầu tâm linh, với việc vượt ra ngoài nhãn quan thuần túy nhân bản và vật chất của cuộc sống con người.

Nhìn vào lịch sử gần đây, người ta thấy sự thất bại của những kẻ, trong thời đại Khai Minh, đã tiên báo về sự biến mất của các tôn giáo, và đề cao một lý trý tuyệt đối, tách rời đức tin, một lý trý có thể xóa tan bóng tối của chủ nghĩa tôn giáo giáo điều và giải thể "thế giới thánh", phục hồi nhân phẩm, tự do và sự độc lập với Thiên Chúa của con người. Kinh nghiệm của thế kỷ trước, với hai cuộc Thế Chiến bi thảm, đã làm gián đoạn sự tiến bộ mà lý trí tự trị, cho rằng con người không cần Thiên Chúa, dường như đảm bảo.

Sách Giáo Lý của Hội thánh Công Giáo khẳng định rằng: "Qua việc tạo dựng, Thiên Chúa kêu gọi vạn vật từ hư vô bước vào hiện hữu.... Ngay cả khi đã đánh mất nét giống Thiên Chúa vì phạm tội, con người vẫn còn mang hình ảnh của Đấng Tạo Hóa, vẫn còn khao khát Đấng dựng nên mình. Mọi tôn giáo đều nói lên ước vọng tìm kiếm cơ bản này của con người" (số 2566).  Như tôi đã trình bày trong bài giáo lý lần trước, chúng ta có thể nói rằng không có một nền văn minh lớn nào từ thời thượng cổ đến ngày nay mà không phải là nền văn minh tôn giáo.

Con người theo bản chất là tôn giáo, họ là con người tôn giáo (homo religiosus) cũng như họ là con người khôn ngoan (homo sapiens) và con người làm việc (homo faber) "Một lần nữa, Sách Giáo Lý khẳng định, ước muốn của Thiên Chúa được ghi khắc trong tâm hồn con người vì con người được tạo dựng bởi Thiên Chúa và cho Thiên Chúa "(số 27). Hình ảnh của Đấng Tạo Hóa được in trên con người và con người cảm thấy cần phải tìm ra một ánh sáng để trả lời những câu hỏi liên quan đến ý nghĩa sâu sắc hơn về thực tại; một câu trả lời mà họ không thể tìm thấy được trong chính mình, trong sự tiến bộ, hay trong khoa học thực nghiệm.

Con người tôn giáo (homo religiosus) không những chỉ liên quan đến thế giới cổ đại, mà còn trải qua toàn bộ lịch sử nhân loại. Về mặt này, lãnh địa phong phú của kinh nghiệm con người đã phát sinh ra các hình thức khác nhau về cảm thức tôn giáo, trong cố gắng đáp ứng ước vọng được sung mãn và hạnh phúc, sự cần thiết của ơn cứu độ, việc tìm kiếm ý nghĩa. Con người "số học", giống như con người ăn lông ở lỗ, tìm trong kinh nghiệm tôn giáo những phương cách để vượt qua tình trạng hữu hạn của mình và đảm bảo an toàn cho cuộc phiêu lưu bấp bênh của mình trên trần thế. Hơn nữa, nếu không có một chân trời siêu việt, cuộc đời sẽ mất ý nghĩa trọn vẹn của nó và mất hạnh phúc, là điều mà tất cả chúng ta đều tìm kiếm, điều nhắm thẳng cách tự nhiên về phía một ngày mai chưa đến.

Công đồng Vaticanô II, trong Tuyên Ngôn Nostra Aetate, đã nhấn mạnh dưới hình thức tóm lược rằng: "Con người mong đợi ở các tôn giáo khác nhau câu trả lời về những bí nhiệm tiềm ẩn trong thân phận con người, là những điều xưa nay vẫn làm tâm hồn họ phải xao xuyến sâu xa: con người là ai? Đời người có mục đích và ý nghĩa gì? Sự thiện và tội ác là chi? Đâu là nguyên nhân và mục đích của đau khổ? Đâu là con đường dẫn tới hạnh phúc thật? Cái chết, sự phán xét, và thưởng phạt sau khi chết là gì? Sau cùng, sự huyền nhiệm tối hậu khôn tả vẫn bao trùm cuộc sống chúng ta là chi, chúng ta phát xuất từ đâu và chúng ta hướng về đâu?" (số 1).

Con người biết rằng họ tự mình không thể đáp ứng được nhu cầu hiểu biết cơ bản của họ. Tuy nhiên người ta đã và còn nuôi dưỡng ảo tưởng là mình có thể tự túc dù họ đã kinh nghiệm sự thiếu thốn của chính mình. Họ cần mở lòng ra cho một điều gì khác, cho một cái gì đó hay một người nào đó có thể cho họ những gì họ thiếu, có thể thỏa mãn chiều rộng và chiều sâu của ước vọng của họ.

Con người mang trong mình một khát vọng vô cùng, một ước mong về cõi vĩnh hằng, một tìm kiếm cái đẹp, một mong muốn tình yêu, một nhu cầu về ánh sáng và chân lý, là những điều đẩy họ về phía Đấng Tuyệt Đối; con người mang trong mình ước vọng về Thiên Chúa. Và con người biết, bằng cách nào đó, là mình có thể quay về phía Thiên Chúa, rằng mình có thể cầu nguyện với Ngài.

Thánh Tôma Aquinô, một trong những thần học gia vĩ đại nhất của lịch sử, định nghĩa cầu nguyện như một "cách diễn tả lòng khao khát Thiên Chúa của con người."  Sức hấp dẫn về phía Thiên Chúa này, mà chính Ngài đã đặt trong con người, là linh hồn của cầu nguyện, sau đó được diễn tả bằng rất nhiều hình thức và phương thức theo giòng lịch sử, thời điểm, giờ phút, ân sủng và ngay cả tội lỗi của mỗi người cầu nguyện.  Thực ra, lịch sử của con người đã biết nhiều hình thức cầu nguyện, bởi vì nó đã phát triển những cách mở lòng ra khác nhau đối với "Đấng Khác" và với "Đấng Ở Bên Ngoài", vì vậy chúng ta có thể nhận ra cầu nguyện như một kinh nghiệm hiện diện trong mọi tôn giáo và văn hóa.

Thật vậy, anh chị em thân mến, như chúng ta đã thấy hôm Thứ Tư tuần trước, cầu nguyện không gắn liền với một khung cảnh cụ thể, nhưng được ghi khắc trong tim mỗi người và mọi nền văn minh. Đương nhiên, khi nói về cầu nguyện như một kinh nghiệm của con người như thế, homo orans [con người  cầu nguyện], chúng ta cần nhớ rằng nó là một thái độ nội tâm, trước khi là hàng loạt những cách thực hành và công thức, một cách sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa trước khi thực hiện những việc thờ phượng hoặc nói ra những lời [bên ngoài]. 

Cầu nguyện đặt trọng tâm và bắt nguồn tận đáy lòng con người, cho nên người ta không dễ giải đoán được, vì lý do đó, nó dễ bị hiểu lầm và trở thành bí ẩn.  Theo nghĩa này chúng ta cũng có thể hiểu được từ ngữ: cầu nguyện thì khó. Thực ra, cầu nguyện là một cách tốt nhất để tỏ lòng biết ơn, là cố gắng đến cùng Đấng Vô Hình, Đấng Bất Ngờ, Đấng Khôn Tả. Đó là lý do tại sao kinh nghiệm cầu nguyện là một thách thức cho tất cả mọi người, một "ân sủng" để cầu xin, một hồng ân từ Đấng mà chúng ta hướng về. 

Trong cầu nguyện, ở mỗi thời đại của lịch sử, con người tự đặt mình và hoàn cảnh của mình trước Thiên Chúa, từ Thiên Chúa và trong tương quan với Thiên Chúa, và cảm nghiệm thấy rằng mình là một tạo vật cần được giúp đỡ, không có khả năng tự mình đạt được tất cả những gì thích hợp với đời mình và ước vọng của mình.  Triết gia Ludwig Wittgenstein nhắc nhở chúng ta rằng "cầu nguyện có nghĩa là cảm giác rằng ý nghĩa của thế giới nằm ở bên ngoài thế giới này."

Trong động năng của mối quan hệ này với Đấng đem lại ý nghĩa cho cuộc đời, với Thiên Chúa, cầu nguyện có một trong những cách diễn tả điển hình của nó là quỳ gối. Đó là một cử chỉ, mà tự nó là một mâu thuẫn tận căn bản: trên thực tế, tôi có thể bị bắt buộc phải quỳ xuống - một tình trạng của kẻ khốn cùng và nô lệ - nhưng tôi cũng có thể quỳ xuống một cách tự nhiên, nói lên tình trạng hạn hữu của tôi và, vì thế, tôi cần một Đấng Khác. Đối với Ngài, tôi nhìn nhận mình yếu kém, thiếu thốn, và là "một kẻ có tội."

Trong kinh nghiệm về cầu nguyện, con người như tạo vật nói lên tất cả ý thức về mình, tất cả những thành công trong việc hiểu chính sự hiện hữu của mình, và đồng thời, hoàn toàn quay về với Đấng mà mình đang đứng trước mặt, hướng linh hồn về Mầu Nhiệm mà ở đó mình đang mong làm trọn được những ước muốn sâu xa nhất, và sự trợ giúp để khắc phục tình trạng nghèo nàn của cuộc sống riêng mình. Trong việc quay về "Đấng Khác", hướng mình "ra ngoài", chứa đưng bản chất của cầu nguyện, như một cảm nghiệm về một thực tại vượt trên những gì ngẫu nhiên và có thể cảm giác được.

Tuy nhiên, chỉ trong Thiên Chúa, Đấng tự tỏ Mình ra, mà việc tìm kiếm của con người mới được thực hiện cách trọn vẹn. Lời cầu nguyện mở lòng ra và nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, như thế trở thành một mối liên hệ cá nhân với Ngài. Và ngay cả khi con người quên Đấng Tạo Hóa của mình, Thiên Chúa hằng sống và chân thật không ngừng kêu gọi con người trước để gặp Ngài cách huyền nhiệm trong cầu nguyện.

Như Sách Giáo Lý khẳng định: "Trong cầu nguyện, Thiên Chúa trung tín và yêu thương luôn đi bước trước; phần con người luôn chỉ là đáp lời. Khi Thiên Chúa từ từ tỏ mình ra và mặc khải cho con người biết về chính họ, thì cầu nguyện được coi như một cuộc trao đổi lời mời, một diễn trình giao ước. Qua lời nói và hành vi, diễn trình này thu hút được chú ý của trái tim. Diễn trình này đã được diễn ra trong suốt lịch sử cứu độ" (số 2567).

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy học cách ở lại lâu hơn trước mặt Thiên Chúa, là Đấng tự tỏ Mình ra trong Đức Chúa Giêsu Kitô, chúng ta hãy học hỏi để nhận ra trong thinh lặng, trong tận đáy lòng mình, tiếng nói của Người kêu gọi và đưa chúng ta trở lại tận những nơi sâu thẳm của cuộc đời mình, đến nguồn mạch sự sống, đến nguồn ơn cứu độ, để giúp chúng ta vượt qua những giới hạn của đời mình, và mở lòng ra cho chiều kích của Thiên Chúa, cho mối liên hệ với Ngài, là Tình Yêu Vô Biên. Cảm ơn anh chị em.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ, giaoly.org

Mọi ý kiến, thắc mắc của các bạn trẻ về đức tin và luân lý có thể thể gửi về cha đặc trách giới trẻ theo địa chỉ  dưới đây để tham vấn:

Cha Tôma Nguyễn Ngọc Tân
Nhà Thờ Chánh Toà Vĩnh Long
141, Lê Thái Tổ, P. 2 - Tp. Vĩnh Long

Email: gioitrevinhlong@gmail.com

TRANG GIA ĐÌNH

BÀI 2. HÔN NHÂN CÔNG GIÁO

"Bởi thế, người ta lìa bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình và cả hai nên một thân xác. Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh." (Ep 5,31-32)

Khi một người nam và một người nữ kết hôn, họ trở thành vợ chồng theo luật tự nhiên. Hôn nhân của họ là một khế ước, có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Đối với người Kitô hữu, hôn nhân không chỉ là một khế ước, mà còn là một bí tích. Thánh Gioan Kim Khẩu nói: "Hôn nhân là bí tích tình yêu... Khi vợ chồng nên một trong hôn nhân, cả hai không còn là hình ảnh dưới trần nữa, mà là hình ảnh của Chúa trên trời."

1. Hôn nhân Công giáo là một bí tích

Từ xưa đến nay, hầu như nền văn hoá nào cũng coi hôn nhân là việc linh thiêng. Vì thế, trước khi về chung sống với nhau, cô dâu chú rể thường xin trời đất, thần linh hoặc ông bà tổ tiên chứng giám và phù hộ cho cuộc hôn nhân của mình qua một nghi lễ công khai và long trọng.

Trong Cựu Ước, giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ngài thường được ví như một cuộc hôn nhân thuỷ chung, duy nhất [x. Hs 1-3; Is 54; 62; Gr 2-3; 31; Ed 16; 23]. Sang Tân Ước, hôn nhân được coi là hình ảnh sự kết hợp giữa Đức Kitô và Hội Thánh [x. Ep 5, 22-33]. Đức Kitô được ví như chàng rể của giao ước mới [x. Mc 2,19]. Còn Hội Thánh được ví như cô dâu, đã được Đức Kitô yêu thương đến hy sinh mạng sống [x. Ep 5, 25].

"Ngay khi bắt đầu đời sống công khai, Chúa Giêsu đã có mặt trong một tiệc cưới tại Cana và đã làm dấu lạ đầu tiên, biến nước thành rượu để giúp hai họ nối tiếp cuộc vui (Ga 2,1-11). Sự hiện diện này được Hội Thánh hiểu như là một chứng thực của Đức Kitô đối với giá trị hôn nhân, đồng thời cũng tiên báo sự hiện diện thường xuyên của Ngài trong đời sống hôn nhân [GLHT 1613]".

"Trong khi rao giảng, Chúa Giêsu dạy rõ ràng về ý nghĩa nguyên thủy của việc phối hợp giữa người nam và người nữ như thuở ban đầu Đấng Tạo Hóa đã muốn. Sự phối hợp này là bất khả phân ly. Việc Môsê cho phép bỏ vợ là một nhượng bộ trước lòng chai dạ đá của người nam (x. Mt 19, 3-8) [GLHT 1614]".

"Khi tái lập trật tự ban đầu của công trình sáng tạo đã bị tội lỗi làm xáo trộn, Chúa Giêsu đã ban sức mạnh và ân sủng để các đôi vợ chồng sống đời hôn nhân trong chiều kích mới của Nước Thiên Chúa. Ân sủng của hôn nhân Kitô giáo là hoa quả của Thánh Giá Đức Kitô, nguồn mạch mọi đời sống Kitô hữu [GLHT 1615]".

"Thánh Phaolô cho thấy điều đó khi nói: "Người làm chồng hãy yêu thương vợ như Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh, và hiến mình vì Hội Thánh để thánh hóa Hội Thánh" (Ep 5, 25-26). Ngài còn nói thêm: "Bởi thế, người ta lìa bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình và cả hai nên một thân xác. Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh." (Ep 5, 31-32) [GLHT 1616].

"Toàn bộ đời sống Kitô giáo mang dấu ấn của tình yêu "hôn nhân" giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Bí tích Thánh tẩy, cửa ngõ dẫn vào Dân Thiên Chúa, cũng đã là một mầu nhiệm "hôn nhân": có thể nói đó là nghi thức thanh tẩy (x. Ep 5, 26-27) trước khi bước vào tiệc cưới là bí tích Thánh Thể. Hôn nhân Kitô giáo trở thành dấu chỉ giao ước giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Hôn nhân giữa hai người đã được rửa tội là một bí tích thực sự của Giao ước Mới, vì nó biểu thị giao ước giữa Đức Kitô và Hội Thánh, và thông ban ân sủng cho họ [GLHT 1617]".

Như vậy, ta có thể nói, Thiên Chúa đã thiết lập khế ước hôn nhân ngay trong vườn địa đàng, giữa người nam và người nữ đầu tiên. Còn Chúa Giêsu, Ngài đã nâng hôn ước đó lên hàng Bí tích.

Qua bí tích hôn phối, tình yêu của hai vợ chồng được Thiên Chúa đóng ấn; họ nhận được những ơn siêu nhiên giúp họ sống ơn gọi hôn nhân và gia đình, và trở nên dấu chỉ mầu nhiệm Đức Kitô kết hiệp với Hội Thánh.

2. Đặc tính của hôn nhân Công giáo

Tình yêu giữa hai vợ chồng Công giáo có ý nghĩa rất phong phú và sâu sắc, vì bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa và rập theo khuôn mẫu tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Tình yêu đó có hai đặc tính là đơn nhất và bất khả phân ly.

2.1. Đơn nhất

Đơn nhất nghĩa là một vợ một chồng. "Tự bản chất, tình yêu vợ chồng đòi hỏi sự đơn nhất và bất khả phân ly. "Họ không còn phải là hai, nhưng là một xương một thịt" (x. Mt 19, 6; St 2, 24). Họ được mời gọi không ngừng lớn lên trong tình hiệp thông với nhau qua việc mỗi ngày trung thành sống lời cam kết hôn nhân, là trao hiến trọn vẹn cho nhau. Sự hiệp thông này được củng cố, thanh luyện và hoàn thiện nhờ bí tích Hôn phối đem lại sự hiệp thông trong Đức Kitô. Sự hiệp thông này càng thâm sâu hơn nhờ cùng chia sẻ một đức tin và cùng đón nhận Mình Thánh Chúa [GLHT 1644]."

"Phải nhìn nhận sự bình đẳng giữa vợ chồng trong tình tương thân tương ái trọn vẹn, để nhờ đó biểu hiện rõ ràng tính đơn nhất của hôn nhân đã được Đức Kitô xác nhận. Đa thê là đi ngược với tình yêu vợ chồng, cũng như với sự bình đẳng giữa hai vợ chồng [GLHT 1645; x. MV 49,2; GĐ 19]."

2.2. Bất khả phân ly

Bất khả phân ly nghĩa là không thể ly dị. "Lý do sâu xa nhất đòi hỏi hai vợ chồng phải chung thủy chính là sự trung tín của Thiên Chúa với giao ước, và sự trung tín của Đức Kitô với Hội Thánh. Nhờ bí tích Hôn phối, hai vợ chồng được ban ơn để diễn tả và làm chứng cho sự trung tín ấy. Do bí tích, tính bất khả phân ly của hôn nhân tiếp nhận một ý nghĩa mới và sâu xa hơn [GLHT 1647]."

Ngoài ra sự liên kết mật thiết giữa hai vợ chồng, cũng như lợi ích của con cái, buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín với nhau [x. GLHT 1646; MV 48,1].

Chung thuỷ suốt đời với người phối ngẫu là một trong những đặc điểm nổi bật của hôn nhân Công giáo, đồng thời còn có ý nghĩa đặc biệt hơn đối với thế giới hiện nay, khi mà ly dị thường được coi là giải pháp bình thường cho những khó khăn hoặc thất bại trong đời sống hôn nhân. Quả thực, đối với nhiều trường hợp, chung thuỷ là một thách đố lớn lao và phải cậy dựa vào ơn Chúa, vì chỉ nhờ sức riêng của mình mà thôi thì không đủ. Trong đời sống hôn nhân, đôi vợ chồng cần nhớ rằng sự liên kết với nhau không phải chỉ do quyết tâm của họ mà còn là kết quả của ơn Chúa. "Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly"(Mt 19,6). Hội Thánh không ngừng cầu nguyện cho các đôi vợ chồng được trung thành với nhau suốt đời. Ngược lại, chính Hội Thánh cũng được nâng đỡ luôn trung tín với Chúa Giêsu nhờ sự chung thuỷ của các đôi vợ chồng.

3. Hiệu quả bí tích Hôn phối

"Do hôn nhân hợp pháp, giữa vợ chồng phát sinh một mối dây ràng buộc vĩnh viễn và độc nhất tự bản chất. Hơn thế nữa, trong Kitô giáo, vợ chồng được Thiên Chúa tăng sức và thánh hiến bằng một bí tích riêng biệt, để chu toàn những bổn phận và sống xứng đáng bậc sống của mình [GLHT 1638; x. GL 1134]."

Bí tích Hôn phối đem lại hai hiệu quả:

3.1. Dây hôn phối

"Sự ưng thuận tự do, qua đó đôi phối ngẫu tự trao hiến và tiếp nhận nhau, được chính Thiên Chúa đóng ấn. Từ hôn ước của họ phát sinh một định chế. Định chế này đã được chính Thiên Chúa ấn định và có giá trị trước mặt xã hội. Hôn ước được liên kết với giao ước Thiên Chúa ký kết với nhân loại: Tình yêu vợ chồng đích thực được hoà nhập trong tình yêu Thiên Chúa[ GLHT 1639]."

"Dây hôn phối do chính Thiên Chúa liên kết, nên hôn nhân thành sự và hoàn hợp, giữa hai người đã được rửa tội, không bao giờ được tháo gỡ. Dây liên kết này là kết quả của việc hai người tự nguyện kết hôn và do sự hoàn hợp của hôn phối. Đây là một thực tại không thể đảo ngược, và trở thành một giao ước được Thiên Chúa trung tín bảo đảm. Hội Thánh không có quyền nói ngược lại sự an bài khôn ngoan của Thiên Chúa [GLHT 1640; x. GL 1141]."

3.2. Ân sủng của bí tích Hôn phối

Ân sủng đặc biệt của bí tích Hôn phối kiện toàn tình yêu vợ chồng, củng cố sự hiệp nhất bất khả phân ly của họ. "Nhờ ân sủng này, họ giúp nhau nên thánh trong đời sống hôn nhân, trong việc đón nhận và giáo dục con cái".[ x. GH 11]

"Đức Kitô là nguồn mạch ân sủng đặc biệt này. Như xưa, Thiên Chúa đến gặp Dân Ngài bằng một giao ước yêu thương và trung thành, thì ngày nay, Đấng Cứu Thế, Bạn Trăm Năm của Hội Thánh cũng đến với đôi vợ chồng qua bí tích Hôn phối. Ngài ở lại với họ, ban cho họ sức mạnh để họ vác thập giá theo Ngài, để họ chỗi dậy mỗi khi sa ngã, để họ tha thứ cho nhau, mang gánh nặng cho nhau, "phục tùng nhau trong sự kính sợ Đức Kitô" (Ep 5,21), và yêu thương nhau với một tình yêu siêu nhiên, tế nhị và phong phú. Trong khi họ vui hưởng tình yêu và cuộc sống gia đình, Ngài ban cho họ, ngay từ đời này, được nếm trước hạnh phúc Nước Trời [x. GLHT 1642]."

4 GHI NHỚ :

1. H. Hôn nhân Công giáo là gì?

T. Hôn nhân Công giáo là bí tích Chúa Giêsu đã lập, để kết hợp hai người tín hữu, một nam một nữ, thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh, cùng ban ơn giúp họ sống xứng đáng ơn gọi của mình.

2. H. Hôn nhân Công giáo có những đặc tính nào?

T. Hôn nhân Công giáo có hai đặc tính này:

- Một là đơn nhất, nghĩa là một vợ một chồng.

- Hai là bất khả phân ly, nghĩa là trung thành yêu thương nhau trọn đời.

3. H. Bí tích Hôn phối ban cho vợ chồng những ơn nào?

T. Bí tích Hôn phối ban ơn giúp các đôi vợ chồng yêu thương nhau, như Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh, kiện toàn tình yêu tự nhiên, củng cố sự hiệp nhất bất khả phân ly và thánh hoá họ trong đời sống siêu nhiên.

4 GỢI Ý SUY NGHĨ :

1. Khi nhìn vào tình yêu Đức Kitô dành cho Hội Thánh, anh chị học được điều gì cho tình yêu của anh chị?

2. Trung thành với nhau đến chết phải chăng là một thách đố?

3. Ân sủng bí tích Hôn phối mang lại điều gì cho đời sống hôn nhân?

4 CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu thương Hội Thánh đến độ đã hiến mình vì Hội Thánh để Hội Thánh được xinh đẹp lộng lẫy, thánh thiện tinh tuyền. Chúng con đang đứng trước ngưỡng cửa ơn gọi hôn nhân và gia đình, xin cho chúng con biết đến với Chúa, lắng nghe Lời Chúa, nhìn ngắm mẫu gương của Chúa, để học biết yêu thương như Chúa. Xin đổ Thánh Thần Tình yêu của Chúa xuống trên chúng con để chúng con có đủ can đảm bước theo con đường Chúa đang mời gọi chúng con. Amen.

Nihil Obstat : Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25.08.2004

Lm. Augustinô Nguyễn Văn Trinh

Imprimatur : Mỹ Tho, ngày 03.09.2004

+ Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám Mục Mỹ Tho

   Chủ tịch Ủy Ban Giáo lý Đức tin

Nguồn:  UB Giáo Lý Đức Tin, HĐGMVN, giaoducconggiao.net

TRANG GIÁO LÝ VIÊN

PHẦN II : HUẤN LUYỆN NHÂN BẢN

BÀI 4.  MỘT SỐ ĐỨC TÍNH CĂN BẢN CỦA GIÁO LÝ VIÊN (tiếp theo)

7. CÔNG BẰNG TRONG ĐỐI XỬ

Công bằng trong đối xử là đức tính rất quan trọng đối với người lãnh đạo.

-   Người đối xử công bằng thì không bao giờ thiên vị ai và không để tình cảm yêu ghét lấn át mình. Một giáo lý viên thiếu công bằng trong đối xử sẽ tạo ra sự ganh ghét và mối chia rẽ giữa các em mình coi sóc.

-   Người công bằng không tìm tư lợi, danh vọng bản thân nhưng làm tất cả vì ích chung và sự thăng tiến của các tâm hồn.

-   Người công bằng còn dám nhận lỗi về mình chứ không tìm cách thoái thác hay đổ lỗi cho người khác.

8. DẤN THÂN

Dấn thân là chấp nhận chịu gian khổ, khó khăn cho bản thân mình để đem lại lợi ích cho người khác. Giáo lý viên đã lãnh nhận một sứ mệnh nơi Thiên Chúa và Ngài kêu mời chúng ta hãy dấn thân, hãy gánh lấy bổn phận trong sự tận tụy, hy sinh. Tuy nhiên, sự dấn thân cần phải có sự khôn ngoan đi kèm để có thể nhận định chính xác công việc mình làm là nhắm đến việc phục vụ cách hữu hiệu chứ không bị lừa dối mà làm những công việc vô ích.

9. TRÁCH NHIỆM

Nghệ thuật lãnh đạo và trách nhiệm đi đôi với nhau. Ý thức trách nhiệm là hiểu biết nhiệm vụ của mình, hiểu việc mình làm sẽ gây ra hậu quả thế nào cho người khác và cho chính mình. Từ đó biết chu toàn nhiệm vụ, biết cân nhắc, chọn lựa kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào việc. Và khi được giao phó nhiệm vụ hay đã quyết định làm việc gì thì mọi hậu quả xảy đến, dù thành công hay thất bại, cũng dám lãnh nhận, không thoái thác, không lẩn trốn và không đổ lỗi cho người khác.

Giáo lý viên có tinh thần trách nhiệm sẽ không bỏ qua, quên sót hay coi thường công việc mình đã nhận lãnh nhưng luôn tìm cách làm tốt đẹp nhất và sẵn sàng sửa chữa những thiếu sót trong công việc cũng như những thiếu sót của chính bản thân.

10. SỰ ĐIỀM ĐẠM

Điềm đạm là thói quen làm chủ được mình, không để cho hoàn cảnh ngoại tại cũng như nội tại làm mất sự trầm tĩnh sáng suốt và tác phong nhu nhã đúng mực của mình. Người điềm đạm là người vẫn có tình cảm rất bén nhạy, nhưng họ biết điều khiển được mọi ảnh hưởng bên ngoài, không để mình mất thăng bằng do vui quá hay buồn quá. Những ảnh hưởng bên ngoài dù mãnh liệt đến đâu cũng không làm thay đổi được sự nhu nhã bên ngoài cũng như sự bình tĩnh sáng suốt bên trong và sự kiên quyết hướng về lý tưởng của mình.

Muốn có được đức điềm đạm, giáo lý viên cần phải bình tĩnh và đúng mực trong mọi hành động, không bất bình với ai dù là với kẻ dưới, với kẻ thù, kẻ nhục mạ mình và không làm gì có thể chạm tự ái của người khác.

Khi có đức điềm đạm, giáo lý viên sẽ không quá lo đến kết quả theo ý mình đến nỗi bất an. Đương nhiên Ta phải cố gắng làm cho được điều mình muốn, nhưng khi đã dùng hết mọi cách mà không đạt kết quả mong muốn, chắc chắn ta cũng sẽ đựơc đền bù bằng một kết quả khác cho dù bên ngoài có gặp thất bại.

11. CƯƠNG NHU

Cương nhu là biết tùy người, tùy việc, tùy hoàn cảnh mà đối xử. Tốt nhất là nên dùng nhu vì mềm mỏng bao giờ cũng dễ thuyết phục hơn là cường bạo. Thường thì người biết cư xử mềm dẻo mới là người có tinh thần cao độ. Người thích dùng sức mạnh thường là người yếu và sợ, vì yếu và sợ nên mới dùng sức mạnh để trấn áp kẻ khác, từ đó sinh ra đụng chạm, mất bầu khí an hòa. Thật ra cũng có lúc phải dùng cương, nhưng dùng thế nào để cho người khác thấy đó chỉ là tình thương và lòng ước muốn cho người khác nên tốt hơn.

12. BIẾT ẤN ĐỊNH CHUẨN MỰC CAO 

Khi quyết định làm một công việc gì, hãy chuẩn bị kỹ càng, cần định hướng cho đúng, tạo điều kiện tốt và đặt chuẩn mực cao để tiến tới. Tuy nhiên việc đặt chuẩn mực phải cụ thể, thích hợp và có khả năng thực hiện được. Nếu kết quả kém của công việc mà đã làm ta vừa lòng, thì sẽ khó đạt được một kết quả nào khá hơn.

13. TỰ TIN

 Người tự tin là biết nhận ra những khả năng của mình và tin tưởng rằng nếu biết tận dụng những khả năng đó, mình sẽ thành công trên đường đời, trở thành người hữu ích. Người tự tin là người khi thi hành một việc gì thì đem tất cả tin tưởng và an tâm thực hiện cho đến khi đạt thành quả tốt đẹp mới thôi. Nếu có gặp trục trặc, họ sẽ suy nghĩ thêm hoặc đi bàn hỏi với những người giầu kinh nghiệm để lại tiếp tục cho đến khi đạt được mục đích.

14. KHIÊM TỐN

Người khiêm tốn là người biết rõ khả năng, những sở trường, sở đoản của mình để sử dụng đúng lúc. Người có khiêm tốn không tự mãn nhưng luôn thận trọng và học hỏi không ngừng. Biết cách thu thập ý kiến hay của kẻ khác và biết phòng xa tiên liệu chứ không chỉ dựa vào khả năng và sự hiểu biết của mình.

15. LẠC QUAN

Lạc quan là thói quen nhìn người khác và nhìn đời bằng cặp mắt vui tươi phấn khởi. Lạc quan không phải là ảo tưởng, không thấy được những mặt trái của cuộc đời. Trái lại người lạc quan thấy rõ tính đa diện và những giới hạn của con người, nhưng vì họ có sức khỏe tinh thần, có lòng bao dung và có niềm tin nên dù đối diện với những khó khăn phức tạp, họ vẫn giữ được sự vui tươi, phấn khởi để bình tĩnh vượt qua mọi trở ngại.

Giáo lý viên cần luyện tập đức tính lạc quan để không bị chán nản hay thoái lui khi gặp những khó khăn, hiểu lầm trong khi thi hành sứ mệnh.

16. ĐỨC THU TÂM

Đức thu tâm là khả năng thu phục lòng người, biết cởi mở và hiệp nhất với người khác, vì thế cần phải :

- Dễ quen được với bất kỳ ai ta gặp gỡ, tiếp xúc, dù là quen hay lạ, già hay trẻ, bạn hay thù...

- Dễ cộng tác được với người khác, nhất là những người giỏi hơn mình. Thành công không phải là nhằm trổi vượt hơn kẻ khác để rồi khoe khoang tự hào với sự trổi vượt này. Sự tự hào đó chỉ làm ta xa cách tha nhân, làm mất cảm tình của họ và mất luôn hạnh phúc của ta. Thành công chỉ có giá trị và tạo thành hạnh phúc cho ta khi giúp ta chia sẻ, cảm thông và hiệp nhất được với tha nhân, nhất là với những người trổi vượt hơn ta..

- Luôn tỏ ra quý trọng người khác bằng cách lắng nghe với tất cả tấm lòng. Biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và thông cảm. Không bao giờ lên án, nhưng luôn hòa nhã và niềm nở để giúp người khác tự do, thoải mái, không có gì phải sợ, nhờ đó họ dễ dàng phát huy những tiềm năng của họ.

KẾT:

Để có thể chung tay góp sức xây dựng thế hệ tương lai, chắc chắn giáo lý viên phải chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết về mặt đức tính, kiến thức và tài năng. Kiến thức và tài năng thì cần thiết nhưng đức tính thì quan trọng hơn. Ta có thể nói rằng : giá trị thật của con người là ở nhân cách. Nhiều người có tài năng, kiến thức sâu rộng nhưng nếu chưa đủ phần nhân bản thì chưa gọi là một con người có nhân cách và đạo đức. Một người lãnh đạo tốt trước hết phải là người tốt, có đức độ, có ý thức trách nhiệm cao, có uy tín và được mọi người kính nể.

Khi làm bất cứ một việc to nhỏ nào, người ta cũng cần có thời gian chuẩn bị, huống chi để đạt thành công trong một nhiệm vụ cao cả được Thiên Chúa và Giáo Hội ủy nhiệm, giáo lý viên không thể coi thường việc trau dồi những vốn liếng cần thiết cho sứ mệnh mình. Ngày nay, chủ nghĩa cá nhân ngày càng được coi trọng, vì thế mối liên hệ giữa người với người hình như đang lỏng lẻo và phai nhạt dần. Người ta đang phải nhấn mạnh nhiều đến tình đoàn kết, chia sẻ và yêu thương, bởi vì cái "Tôi" đang trở thành trung tâm của mọi sự hiểu biết và mọi lẽ phải. Và, một khi mọi cái đều ưu tiên cho cái "Tôi", thì người ta dễ khoan dung rộng rãi với chính mình mà khe khắt với mọi người.

Để có một khả năng làm việc tốt và dễ thành công trong sứ mệnh, giáo lý viên nên nghiêm túc với bản thân bằng cách luôn xét lại cung cách sống và lối làm việc của mình để có thể gọt dũa những thiếu sót. Vì với bản chất tự nhiên không được tu bồi, giáo lý viên khó có thể sống sung mãn nhân cách của mình. Nhân cách càng cao, chúng ta càng dễ thành công.

Nguồn: Huấn Luyện Giáo Lý Viên, mancoichihoavn.com

TRANG QUỚI CHỨC

SỐNG ĐẠO

Đạo không phải là một cái nhãn để người ta mang vào để trang trí, mà có thể nói đó là phương châm sống, là một chương trình, qui luật sống cho suốt cả cuộc đời.

Rất nhiều người đã không hiểu điều này, chính vì thế mà có nhiều xưng mình là Kitô hữu nhưng thực chất họ chỉ có được cái danh chứ trong trong cuộc sống, cung cách cư xử của họ không có gì để nhận ra họ là bạn của Chúa Kitô.

Đạo là đường. Đường là phương tiện để dẫn người ta đến một nơi nào đó mà người ta cần đến, đã là đường thì có khuông khổ, lề lối, có định hướng. người dùng đường đó không thể tự do hành xử theo ý riêng mà phải chấp nhận nép mình theo khuông thước, chuẩn mực và định hướng của con đường đó. Và để có thể đến nơi người ta phải đi theo đường thì mới có thể đến được.Biết đường mà không đi, không thể đến; đi không theo qui định của con đường, đi không an toàn và có thể gặp nạn.

Con đường thiêng liêng cũng thế thôi, nó cũng là phương tiện để chúng ta về tới nhà Cha chúng ta trên trời, nó cũng có lề lối để chúng ta bước đi, có những bản cấm (những điều không được làm) để chúng ta không phải gặp tai nạn, có những bảng chỉ dẫn (những việc phải làm) để ta biết hướng mà tiến bước. Tất cả đã được Thiên Chúa thiết lập sẳn và được Đức Giêsu hoàn thành và trao lại cho Hội Thánh để truyền đạt lại cho chúng ta qua : giáo lý, qua giáo huấn của Giáo Hội.Việc còn lại rất đơn giản là đi theo con đường đó để đến nơi mà thôi.

Nhưng có phải mọi người đã được rửa tội đều đi trên đường đó? Không phải tất cả. Có những người đã không thuộc đường vì việc học giáo lý quá sơ sài, không nghe Giáo Hội chỉ dẫn, giải thích, dặn dò qua những bài giáo huấn, bài giảng...có thể nói những người này đã quá vội vã lên đường khi chưa nắm chắc được hành trình. Lỗi do ai? có thể do hoàn cảnh xã hội, do những người chỉ đường đã không tận tình, cũng có thể do chính đương sự đã không quan tâm ghi nhớ những lời chỉ dẫn mà nghĩ rằng mình sẽ có thể lần mà mà tìm tới. Đó là những kẻ học đạo qua loa, không tới nơi tới chốn.

Một số khác học biết rõ ràng nhưng lại không đi. Họ chờ được ẳm bồng để đưa họ tới nơi. Đó là những kẻ biếng lười, biết đạo mà không giữ.

Một số khác cũng học biết giáo lý hẳn hoi nhưng không muốn nép mình theo không phép, chỉ muốn tự do làm theo ý mình. Họ biết đường mà không bước trên đường, họ muốn đi ngang về tắt, thậm chí họ còn muốn sửa con đường theo ý của họ. Đó là những người không giữ luật đạo. Những người này sẽ về đâu ? tới đâu ?

Là một quới chức, chúng ta xét mình có nằm trong số những người này không ?

Đức Giêsu là đường và cũng là người dẫn đường, Người đã vất vã, uốn mình theo chương trình mà Chúa Cha đã định, đã đi suốt con đường này đến cuối cuộc sống ở trần gian để có thề về với Chúa Cha. Chúng ta là môn đệ chẳng lẽ lại có cách khác hay hơn thầy mình sao ?

SỐNG ĐẸP

Trở Ngại

Ngày xưa, có một ông vua muốn thử xem dân chúng ra sao, liền ăn mặc quần áo thường dân đi thật xa ra ngoài cung thành. 

Ông đặt một tảng đá thật to giữa một con đường nhiều người qua lại,không phải để bắt buộc người dân phải bê nó đi, mà muốn xem người dân sẽ phản ứng tự nhiên ra sao với những vật gây cản trở mà họ bất ngờ gặp trên đường.           


Sau khi đặt tảng đá, ông nấp vào một chổ gần đó, làm người quan sát. Nhiều người trông rất giàu có và lịch sự, ăn mặc rất diện đi qua. Họ than phiền với nhau rằng tảng đá làm nghẽn đường đi, coi nó là một vât đáng ghét. Thậm chí còn xúc phạm Đức Vua đã không cho người giữ đường xá sạch sẽ. Nhưng rõ ràng ai cũng bỏ qua tảng đá ở đó, họ thà đi vòng qua nó chứ không chịu đẩy nó ra khỏi đường đi.           


Rồi một bác nông dân nghèo đi chợ về ngang với một giỏ đầy rau. Nhìn thấy tảng đá, bác đặt giỏ của mình xuống và cố đầy tảng đá đi. Nhiều người đi qua thấy vậy, cười giễu bác là nhiễu sự. Không ai dừng lại giúp đỡ bác.

Sau nhiều nỗ lực cuối cùng bác nông dân cũng thành công. Khi đẩy tảng đá đi được, bác mới phát hiện có một cái túi nằm trên đường, ở chổ mà lúc nãy tảng đá nằm.
Bác mở cái túi thì thấy có rất nhiều tiền, vì bác đã hiểu được một điều mà nhiều người khác không hiểu. 

Mỗi trở ngại đều ẩn chứa những cơ hội cho mỗi con người.

Nguồn: songdep.xitrum.net

CHUYỆN THƯỜNG NGÀY

Những Đứa Trẻ

Những đứa trẻ sống giữa những người phê phán thì học lên án.

Những đứa trẻ sống trong bầu không khí thù địch thì hay đánh nhau.         

Những đứa trẻ sống trong sự sợ hãi thì học được thói sợ sệt.           

Những đứa trẻ sống trong cảnh đau xót thì học được sự đồng cảm. 

Những đứa trẻ sống trong bầu không khí đố kị thì học được thế nào là tham vọng.

Những đứa trẻ sống trong bầu không khí khoan dung thì học được sự nhẫn nại.    

Những đứa trẻ sống giữa những nguồn động viên thì học được lòng tin.     

Những đứa trẻ sống giữa những lời khen tặng đúng lúc thì học đánh giá cao những gì bao quanh chúng.  

Những đứa trẻ sống trong niềm tự hào thì học cách phấn đấu.

Những đứa trẻ sống trong sự san sẻ thì học để trở nên hào hiệp.      

Những đứa trẻ sống trong sự trung thực và sự công minh thì học được chân lý và lẽ công bằng.   

Những đứa trẻ sống trong hạnh phúc thì học được rằng thế giới là nơi tốt đẹp để sống.     

Nguồn: songdep.xitrum.net

HỎI ĐÁP MỤC VỤ

Có Buộc Rước Lễ Khi Tham Dự Thánh  Lễ Không?

Hỏi:  Xin cha cho biết có luật nào buộc phải rước lễ khi tham dự Thánh Lễ không?

Trả lời: Trước hết, cần nhắc lại mục đích của Thánh Lễ cử hành trong Giáo Hội.

Thánh Lễ Tạ Ơn (Eucharist) - hay còn gọi vắn tắt là lễ Misa - là việc cử hành phụng vụ thánh cao trọng nhất trong Giáo Hội Công Giáo từ xưa đến nay. Thánh Công Đồng Vaticanô II đã gọi đây  là "đỉnh cao của đời sống Giáo Hội" vì trong Thánh Lễ Tạ Ơn, toàn  thể cộng đồng dân Chúa "cùng nhau qui tụ ngợi khen Chúa giữa lòng Giáo Hội, thông phần Hiến Tế và ăn tiệc của Chúa."  (x. Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh, SC, số 10).

Nói khác đi,  Thánh lễ Tạ Ơn là việc làm sống lại qua nghi thức phụng vụ Bữa Ăn của Chúa Giêsu với 12 Tông Đồ trong buổi chiều trước đêm Người nộp mình để chịu chết ngày hôm sau trên thập giá, cũng là bàn thờ để Người dâng Hy Tế đền tội cho nhân loại. Như thế, Thánh lễ Tạ ơn vừa diễn lai Bữa Tiệc cuối cùng của Chúa Giêsu vừa cử hành lại  Hy Tế của Người dâng lên Chúa Cha trên bàn thờ ngày nay cùng thể thức và mục đích như xưa trên thập giá. Trong Bữa Ăn này, Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể để biến bánh và rượu nho thành mình và  máu Chúa cho "Ai ăn thịt và uống máu tôi thì được sống muôn đời." (Ga 6:54 ).

Vì thế Thánh Lễ Tạ Ơn là việc đạo đức cao trọng nhất và có giá trị cứu độ nhất cho những ai tham dự với tất cả lòng tin và mộ mến.

Giáo Hội qui định việc cử hành Thánh lễ với hai phần chính là phụng vụ lời Chúa và phụng vụ thánh thể:

I- Phụng vụ lời Chúa (Liturgy of the word): với các bài đọc lấy từ Kinh Thánh Cựu và Tân Ước trong chu kỳ 3 năm.

Giáo dân tham dự Thánh lễ được mời gọi sốt sắng lắng nghe lời Chúa qua các bài kinh thánh này cũng như  chú ý  nghe lời giải thích và áp dụng  qua bài giảng của linh mục chủ tế.

Ngoài ra, cũng phải tích cực tham dự  trong phần đáp ca và các phần ứng đối khác  kể cả lời nguyện giáo dân trong thánh lễ. Lời Chúa cũng là của ăn nuôi linh hồn con người như Kinh Thánh đã chép: "Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra." ( Mt 4:4)

II- Phụng vụ Thánh Thể (liturgy of the Eucharist): diễn lại bữa ăn của Chúa Giêsu với 12 tông đồ. Trong bữa ăn này, Chúa Giêsu đã biến bánh và rượu lần đầu tiên thành chính mình và máu thánh Người cho các ông ăn và uống, kể cả cho Phêrô sắp chối Chúa và cho Giuđa sắp nộp Thầy.

Như thế, Thánh Lễ, về một phương diện, là bữa ăn của Chúa Giêsu với 12 tông đồ trong đêm Người bị bắt vì Giuđa phản bội, bán Chúa cho các thượng tế và kỳ mục Do Thái.

Giáo Hội tha thiết mong muốn giáo dân tham dự cách trọn vẹn và  sốt sắng cả hai phần chính trên đây của Thánh Lễ Tạ Ơn. Nghĩa là phải chú ý nghe lời Chúa qua các bài đọc và qua phần diễn giảng ý nghĩa và áp dụng thực tế của bài giảng. Trong phần phụng vụ thánh thể, hiệp lễ (hay rước lễ) là phần chủ yếu vì qua đó người tham dự thánh lễ được ăn "Bánh bởi Trời" là chính Mình và Máu Chúa Kitô thực sự  hiện diện dưới hai hình thức bánh và rượu nho, sau khi chủ tế đọc lại lời Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly.

Về điểm này, Hiến Chế về Phụng Vụ thánh (SC) của Công Đồng Vaticanô II  dạy như sau: "Rất khuyến khích các tín hữu tham dự thánh lễ hoàn hảo hơn, bằng cách, sau khi linh mục rước lễ, họ cũng lãnh nhận Mình Chúa trong cùng một Hy Lễ đó" ( SC. 55).

Giáo lý của Giáo Hội chỉ buộc "các tín hữu phải tham dự Phụng vụ thánh các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ,  và họ phải rước Mình Chúa (rước lễ) ít nhất mỗi năm một lần; nếu có thể thì trong mùa Phục Sinh, sau khi họ đã được chuẩn bị bằng bí tích hòa giải. Giáo Hội hết lòng khuyên các tín hữu rước lễ các ngày Chúa Nhật và ngày lễ (lễ kính, lễ buộc) hay siêng năng hơn thì mỗi ngày." ( SGLGHCG, số 1388)

Cũng cần giải thích rõ về việc chuẩn bị qua bí tích hòa giải như sau: Nếu ai xét thấy mình đang có tội trọng thì không được rước lễ. Do đó, chỉ trong trường hợp này, tín hữu mới cần đi xưng tội trước khi hiệp lễ mà thôi. (X. Sđd, số 1385; giáo luật số 916)

Như thế, Giáo hội rất khuyến khích giáo dân năng rước Mình Máu Thánh Chúa mỗi khi tham dự Thánh Lễ, vì  như đã nói ở trên, Thánh lễ diễn lại Bữa Tiệc và là Hy Tế của Chúa Kitô.

Là Bữa ăn, thì mọi người tham dự phải cùng ăn cùng uống mới hợp tình hợp lý. Thực tế trong mọi nền văn hóa là khi được mời đi ăn hay dự tiệc cưới, tiệc vui nào, thì không ai lại đến dự  chỉ để nhìn người khác ăn, uống, còn mình thì không!       

Vậy nếu Tiệc Thánh Thể mà Chúa Giêsu khoản đãi mỗi khi Thánh Lễ được cử hành còn quan trọng và cao trọng hơn bất  cứ bữa tiệc nào của con người, thì làm sao người tham dự thánh lễ lại có thể không hiệp lễ (rước lễ) cùng với bao người khác có mặt trong dịp này?

Đành rằng không có luật buộc phải rước lễ mỗi khi tham dự thánh lễ, nhưng xét  về mặt lợi ích thiêng liêng và ý nghĩa của tiệc thánh thể, thì chúng ta không thể bỏ qua hay coi nhẹ việc  rước lễ mỗi khi tham dự thánh lễ, trừ khi xét thấy mình đang có tội trọng như đã giải thích ở trên.

Tóm lại, khi tham dự thánh lễ, thì mọi tín hữu được khuyên phải hết sức chú ý nghe lời Chúa và rước lấy Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, vì Mình Máu Chúa thật là của ăn và của uống cho những ai muốn sống đời đời. (Ga: 6:53-54)

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

MỘT CHÚT TÂM TÌNH

Cơ Hội Của Sự Chối Từ

Bạn ao ước tham gia đội bóng, nhưng đội trưởng lại nghĩ khác. Đầu tiên cậu ta lựa chọn những người bạn thân nhất, sau đó là những người có khả năng ghi bàn. Và danh sách cuối cùng không có bạn.           

Bạn thấy mình hoàn toàn có khả năng tham gia đội văn nghệ. Cả lớp bầu chọn mãi, cũng tuyển được những "nghệ sĩ" đại diện cho lớp. Nhưng cuối cùng bạn đành ngậm ngùi làm khán giả.


Nếu bạn không có năng lực, chúng ta sẽ nói về sự công bằng. Còn ở đây, bạn có năng lực, nhưng người ta vẫn có thể từ chối bạn, viện dẫn hàng tá lý do: dáng vẻ bên ngoài, sự giàu nghèo, tôn giáo, đôi khi cả giới tính cũng bị đưa lên bàn cân. Cảm giác bị cô lập, lòng tự trọng bị tổn thương, tự dằn vặt mình có thể làm trái tim bạn tan nát, thế giới như sụp đổ. Và có rất nhiều, rất nhiều người quá yếu đuối đã không thể vượt qua được một lần bị bỏ rơi.            


Thế nhưng không phải sự chối từ nào cũng tệ hại. Một sự từ chối cũng có nghĩa là thêm một cơ hội mới cho bạn khám phá. Khi bạn lớn lên và đi xin việc, sự từ chối có thể giúp bạn tiếp cận với những cơ hội lớn hơn trong đời mình. Một lời từ chối ở nơi này chính là con đường đưa bạn đến với một vị trí cao hơn ở một nơi khác tốt hơn. Bạn có bao giờ nghĩ thế không ?   


Sự chối từ còn cho phép bạn tự khám phá chính bản thân mình, cho phép mình nhận ra mình cứng cỏi và bản lĩnh hơn mình nghĩ khi bạn vượt qua được điều đó. Nó còn giúp bạn nhìn nhận ra bản chất của những con người xung quanh, đâu là những người "bạn", và những ai chỉ đơn giản là "bè".            


Cũng giống như những thứ khác trong cuộc đời, bị từ chối sẽ gây ra những vết thương nông sâu khác nhau. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là tất cả mọi người đều từng bị từ chối, ít nhất một lần, hoặc vài lần, vào một lúc nào đó trong đời mình. Vì thế, nếu điều đó có đến với bạn thì hãy tin tôi, đây không phải là ngày tận thế.            

Vậy thì nếu có bao giờ bị từ chối bởi một ai đó, bị loại bỏ, bị cho ra rìa trong một tập thể, ở một nơi nào đó, thì bạn của tôi ơi, xin hãy nhớ một điều, khi một cánh cửa đóng lại trước mặt bạn, nghĩa là có những cánh cửa khác đang mở ra, và những cánh cửa mở luôn dẫn đến những điều tốt đẹp. Bạn hãy mỉm cười, bước lên và đi đến đó.

Nguồn: songdep.xitrum.net

3390    05-06-2012 16:09:38