Sidebar

Thứ Năm
25.04.2024

Thời tiết tác động đến sức khỏe thế nào?

THỜI TIẾT TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHOẺ NHƯ THẾ NÀO?

Sau nhiều nghiên cứu, khảo sát thực tế, các nhà khoa học và các bác sỹ đã chứng minh được rằng thời tiết có ảnh hưởng đến trí lực và thể lực của con người.

Nếu trời mưa:

Tăng cân: Các nhà khoa học trường ĐH Aberdeen phát hiện ra rằng nếu thời tiết khắc nghiệt sẽ có tác động xấu tới những người đang ăn kiêng. Bởi những người béo phì thường có mức vitamin D thấp.

Lượng vitamin D được máu vận chuyển tới các cơ quan vận động thông qua hormon gọi là leptin. Chính hormon này thông báo cho não biết là dạ dày đã đầy và cơ thể đã đủ năng lượng. Nhưng vì những người béo phì có hàm lượng vitamin D thấp cho nên chức năng của hormon này hoạt động kém, dẫn đến tình trạng thèm ăn và tiếp tục tăng cân.

Khuẩn E.Coli: Trời mưa nặng hạt, độ ẩm tăng cao là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển các vi khuẩn gây bệnh. Các nhà khoa học đã phát hiện thấy trời càng mưa nhiều thì số lượng người bị nhiễm khuẩn E.Coli càng tăng. Do các trang trại bị ẩm ướt, gia súc bị nhiễm khuẩn E.Coli O157. Loại khuẩn này dính vào những đôi ủng của người nông dân và truyền bệnh sang vật nuôi trong nhà. Từ đó lây truyền sang người.

Những vết sẹo đã lành bị đau tấy: Có rất nhiều người có những vết thương cũ tuy đã lành nhưng mỗi khi thời tiết xấu thì vết thương tự nhiên lại bị đau tấy. Giải thích cho hiện tượng này, BS Adam Carey (Hiệp hội Olympic Anh) cho biết áp suất không khí tăng thường kèm theo tín hiệu có bão. Khi áp suất ngoài trời sụt giảm đột ngột, vùng da ở vết sẹo không co giãn kịp mà bị cứng lại, không linh hoạt theo cử động của cơ thể. Kết quả là dây thần kinh cảm giác bị kéo căng và xuất hiện cơn đau.

Hiện tượng đẻ non: "Áp suất thấp dẫn tới nhiều biến chứng cho phụ nữ mang thai. Kết quả là khi thời tiết xấu đã có nhiều bà mẹ trở dạ do áp suất máu tăng cao", BS Bowen Simpkin giải thích.

Cơn đau nhức: Những phụ nữ có tuổi thường than phiền rằng khi thời tiết ẩm ướt là lúc cơ thể họ bị đau nhức và bệnh viêm khớp mãn tính lại hoành hành. Thật ra không có gì là khó hiểu cả.

Cơ thể rất nhạy cảm khi có một sự thay đổi nhỏ về áp suất. Dây thần kinh nhận những tín hiệu về sự thay đổi nhỏ nhưng liên tục này và tạo thành một chuỗi các phản ứng liên hoàn. Và cơn đau nhức xuất hiện.

Các bệnh về tai: Chứng viêm tai là bệnh điển hình khi thời tiết ẩm ướt. Do độ ẩm cao trong không khí là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Chứng viêm tai là do bệnh truyền nhiễm qua lớp da mỏng ở tai, qua ống tai vào trong tai, làm thay đổi môi trường trong tai và gây ra ngứa tai. Những người sống ở những vùng ẩm ướt thường hay mắc bệnh này.

Bệnh gút: Các nhà khoa học ở trường ĐH Boston Mỹ đã phát hiện thấy bệnh gút thường tấn công cơ thể trong môi trường có độ ẩm cao hay tình trạng khử nước của cơ thể.

Khi trời nắng:

Một trong những hiện tượng điển hình là tự sát. Các nhà nghiên cứu cho biết sau khi nghiên cứu hơn 50.000 vụ tự sát ở Anh và ở xứ Wales từ năm 1993 - 2003. Lúc này cơ thể con người thường hay xuất hiện chứng hoang tưởng do thần kinh căng thẳng.

Khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh dần:

Bệnh về dạ dày: Là do nhiệt độ bất ngờ hạ thấp, hệ miễn dịch đột ngột phải điều chỉnh theo điều kiện ngoại cảnh. Hiện tượng này diễn ra nhanh chóng và dồn dập do một loại vi rút điều khiển. Bởi thế, mùa đông thường xuất hiện nhiều vi rút gây bệnh.

Những cơn đau tim và đột quỵ: Hơn 20.000 người tử vong ở Anh là do đột quỵ và đau tim, bệnh này có liên quan đến nhiệt độ của thời tiết.

Nhiệt độ thấp, không khí lạnh khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Khi thiếu oxy sẽ xảy ra tình trạng đau tim. Những người có bệnh tim bẩm sinh hoặc có tiền sử về đau tim thì nên chú ý điều này.

Đột quỵ cũng thường xảy ra do máu bị "đặc" lại trong thời tiết lạnh, tạo thành những cục máu đông, gây chứng nghẽn mạch máu não.

Cảm cúm và cảm lạnh: Vào mùa này, chúng ta thường bị cảm lạnh hoặc cảm cúm là do khứu giác đột ngột hít phải hơi lạnh. Những tế bào ngăn cản bệnh truyền nhiễm trong mũi hoạt động kém hiệu quả. Vi rút xâm nhập vào trong cơ thể qua dịch nhầy của mũi. Điều này giải thích vì sao bệnh cảm cúm lây từ người này sang người khác.

Khi trời mưa bão và có nhiều gió:

Chứng đau đầu và đau nửa đầu xuất hiện: Nhiệt độ không khí thay đổi phức tạp trước khi bão xảy ra. Những tế bào thần kinh vùng não điều khiển vận động của toàn cơ thể nhận được tín hiệu khác nhau một cách dồn dập, các mạch máu bị co thắt gây ra chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Hen suyễn: Có rất nhiều người đã phải chịu đựng căn bệnh này mỗi khi thời tiết thay đổi. Trước khi bão xuất hiện thường kèm theo rất nhiều đám bụi bị hất tung lên không trung, nếu gia đình nào trồng hoa thì phấn hoa lại là thủ phạm. Chúng sẽ theo đường hô hấp vào phổi và tấn công phổi.

Chứng căng thẳng thần kinh (stress): Lúc này, cơ thể bị tác động của nhiều phản xạ khác nhau, đan xen và lẫn lộn khiến cho tim đập nhanh và không kiểm xoát được cảm xúc.

(Theo TimNhanh)


2614    26-02-2011 08:53:01