Sidebar

Thứ Sáu
26.04.2024

Ý Nghĩa Thật Của Giáng Sinh

Colossê 1, 15-20

Câu trả lời có thể làm bạn ngạc nhiên?

Với nhiều người, Giáng sinh là thời gian để nghĩ đến ĐGS như một em bé trong máng cỏ. Trong khi việc sinh hạ của ĐGS là một sự kiện đặc biệt và kỳ diệu, lại không được nhấn mạnh. Sự thật trung tâm của lễ Giáng Sinh là câu chuyện: Hài Nhi được sinh ra là Thiên Chúa.

THIÊN CHÚA TRONG MÁNG CỎ

Giáng sinh không tập trung vào yếu tố khởi sự chương trình của Đấng Cứu Thế; nhưng ở chính thần tính của Người. Việc sinh hạ khiêm tốn của Người không nhằm vào việc che dấu sự thật Thiên Chúa đã được sinh hạ vào trần gian.

Tuy vậy, tư tưởng hiện đại về lễ giáng sinh lại không chú trọng vào điều này. Nhưng lại luôn luôn chú trọng một cách mạnh mẽ hơn vào phần nhân tính, lễ giáng sinh không bao hàm tất cả mọi ý nghĩa. Nghĩa là không chú trọng mọi ngữ nghĩa, nhưng chỉ một nghĩa đúng thôi.

Tôi không giả thiết rằng mọi người có thể hiểu được ý nghĩa của việc Thiên Chúa giáng sinh trong máng cỏ. Làm sao có thể giải thích được việc Thiên Chúa lại cúi mình để trở thành một con người. Trí khôn của chúng ta không thể bắt đầu hiểu được điều gì có liên quan, điều gì đã tham gia vào việc trở thành người của Thiên Chúa?

Không ai có thể giải thích được tại sao Thiên Chúa lại trở thành một hài nhi. Nhưng đã xảy ra như thế. Không hề bỏ đi thần tính hay giảm bớt thiên tính, Ngài đã bước vào thế giới của chúng ta như một trẻ nhỏ.

Ngài hoàn toàn là con người, với tất cả nhu cầu và tình cảm mà mọi con người bình thường đều có. Nhưng Ngài cũng hoàn toàn là Thiên Chúa, với tất cả sự khôn ngoan và sức mạnh.

Hơn 2.000 năm qua, nhiều cuộc tranh luận đã nảy ra xung quanh việc thật sự Đức Giêsu là ai? Nhiều tư tưởng đã được đề ra. Họ nói ngài là một trong những vị thần, là một loài thụ tạo, là thiên thần thượng phẩm, là một thầy dạy tốt lành, một tiên tri, v.v.. Điểm duy nhất của tất cả những giả thuyết mà họ đưa ra đều nhằm làm giảm bớt “giá trị” Thiên Chúa của Người. Ngược lại, những bằng chứng mà kinh Thánh đưa ra đều nhấn mạnh vấn đề rằng hài nhi trong máng cỏ là Thiên Chúa nhập thể. 

Đoạn thư cụ thể của Thánh Phaolo, thể hiện được bản tính thần linh của Đức Giêsu và nhấn mạnh đến sự thật làm cho lễ giáng sinh thật sự có ý nghĩa lớn lao.

Colossê 1,15-20 nói:

“Thánh tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thụ tạo, vì trong người, muôn vật đươc tạo thành, trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong người. Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của hội thánh, người là khởi nguyên là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự người đứng hàng đầu. Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời”.  

ĐÓ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT ẢO GIÁC CÓ TÍNH MA MỊ?

Phaolo viết cho những Kito hữu ở Colossê. Thành phố đang chịu ảnh hưởng tư tưởng ngộ đạo thuyết.  Tín đồ của trường phái này tin rằng mình là người duy nhất có khả năng hiểu biết được những sự thật phức tạp mà người thường không thể biết được. Giữa những thứ khác, họ dạy nền triết học nhị nguyên – với ý tưởng chính vật chất là cái ác và tinh thần là cái tốt. Họ tin rằng, vì Thiên Chúa thuộc lãnh vực tinh thần, Ngài thuộc cái tốt, nên Ngài chẳng bao giờ chạm đến vật chất, vì thuộc cái ác.

Theo đó, họ cũng kết luận rằng Thiên Chúa không thể là Đấng sáng tạo thế giới vật chất, vì nếu Thiên Chúa là chủ tể tạo nên vật chất thì Ngài phải có trách nhiệm trước sự dữ. Vậy, họ đi đến quan điểm Thiên Chúa không thể trở thành con người, vì với thân phận con người Ngài phải lưu lại nơi thân xác, cái tạo nên sự dữ.

Phái tiền ngộ đạo thuyết đã giải thích xa hơn vấn đề nhập thể rằng Đức Giêsu là một thiên thần tốt mà thân xác của Ngài chỉ là một ảo ảnh. Các tư tưởng loại này xuất hiện tràn ngập thời đầu của Giáo Hội; nhiều bản văn Tân Ước đã bác bỏ ý tưởng của ngộ đạo thuyết. Thánh tông đồ Gioan đã tấn công nền tảng của những lời dạy của ngộ đạo thuyết khi ngài viết rằng: “Bởi điều này mà anh em biết Thần Khí Đức Chúa, thần khí nào tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đến và hóa nên người phàm là thần khí bởi Thiên Chúa”.

Thánh Paul cũng biện luận như thế: “Vì trong Người muôn vật được tạo thành trên trời cũng như dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người” (Colossê 1,16). Ngài nhấn mạnh một cách đặc biệt rằng Đức Giêsu là Thiên Chúa làm Người – Đấng sáng tạo mọi loài.

CHA NÀO, CON NẤY

Trớ trêu thay, những giả thuyết từ chối thần tính của Đức Giêsu lại sử dụng chính đoạn thư Corinto 1,15-20 để bảo hộ cho quan điểm của mình. Thí dụ, họ đề nghị rằng, cụm từ “hình ảnh thiên Chúa vô hình” (c. 15) hàm ý rằng Đức Giêsu thật là một tạo vật và chính Người đã sinh ra hình ảnh Thiên Chúa trong cùng cách như mọi người. Sự thật là dù chúng ta có được dựng nên trong cùng cách thế của Thiên Chúa, chúng ta chỉ là giống Thiên Chúa thôi. Nói cách khác,  Đức Giêsu mới chính xác là hình ảnh của Thiên Chúa.

Từ Hy Lạp được dịch là “hình ảnh” có nghĩa là một bản mô phỏng hoàn hảo, một bản copy chính xác, hay một bản sao. Paul nói rằng Thiên Chúa đã biểu lộ hoàn toàn trong Người con của Ngài, Người không ai khác là Đức Giêsu Kitô. Người là hình ảnh đích thực của Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu cũng đã nói: “Ai nhìn thấy tôi là thấy cha” (Gioan 14,9).

Chương 1 thư Do Thái rất song song với Colossê 1,15-20 ở một số điểm chính. Liên quan đến việc xác định Đức Giêsu là hình Thiên Chúa, thí dụ, thư Do Thái 1, 3 khẳng định tương tự: “Người là phản ảnh vẽ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa”. Đức Kitô là Thiên Chúa như sự rực rỡ ấm áp của ánh sáng mặt trời. Ngài đã đem Thiên Chúa vô hình tới từng tâm hồn của mọi người nam và người nữ. Ngài mạc khải sự hiện hữu chân thực của Thiên Chúa. Đấng không thể bị chia cắt, và cũng không có sự tồn tại nào mà không có phần còn lại – Thiên Chúa là một (Gioan 10, 30).

Kinh Thánh nói rằng Thiên Chúa vô hình (Gioan 1,185,371 Timothy 1,17; và Colossê 1,15). Nhưng qua Đức KiTô, Thiên Chúa vô hình trở nên hữu hình. Hình ảnh đầy đủ của Thiên Chúa được mạc khải nơi Ngài. Colossê 1,19 bước đến một sự thật cao hơn: "Vì TC đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người”. Ngài không chỉ là một bản phát họa của Thiên Chúa; Ngài hoàn toàn là TC. Colossê 2:9 xác định chắc chắn hơn:  "Thật vậy, nơi Người, tất cả sự viên mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể”. Không gì là thiếu hụt. Không thuộc tính nào vắng bóng. Ngài là TC trong hình ảnh hoàn hảo nhất, trọn vẹn nhất.

NGƯỜI THỪA KẾ HỢP PHÁP

Colossê 1,15 Paul nói Đức GiêSsu là “Đấng được sinh ra trước mọi tạo vật”. Những người từ chối thiên tính của Đức Giêsu rất thích áp dụng câu này vì nó bao hàm ý nghĩa Đức Giêsu là một thụ tạo. Nhưng từ được dịch là “sinh ra trước” để diễn tả cho cấp trật của Đức Giêsu, lại không có ý nói về nguồn gốc của Ngài. Người sinh ra trước trong gia đình người Do thái là người thừa kế, hàng đầu tiên, người có quyền thừa kế. Và trong gia đình hoàng tộc, đây là người có quyền kế vị lãnh đạo.

Vì thế Đức KiTô là người thừa kế các tạo vật và có quyền cai quản trên chúng. Điều đó, không có nghĩa Ngài sinh ra trước các tạo vật, vì Ngài không phải là tạo vật.

Thánh Vịnh 89, 27 Thiên Chúa nói với Davit: “TC nói cùng Davit, phần Ta, Ta sẽ đặt Người làm trưởng tử, cao cả hơn vua chúa trần gian”. Nghĩa của “trưởng tử” được chỉ định rõ ràng là: “Cao cả hơn vua chúa trần gian”. Như thế, trưởng tử có nghĩa Đức Kitô là Vua muôn vua, Chúa các chúa” (Khải Huyền 17,16).

Thư Do thái cũng có một xác định tương tự. TC đã chỉ định Con của Ngài là người thừa kế mọi sự. Ngài là đứa con đầu, người con có quyền thừa kế, người con được xếp đầu, Chúa của mọi sự, thừa kế vạn vật.

ĐẤNG SÁNG TẠO VÀ LÀ VUA

Ý kiến cho rằng “trưởng tử” có nghĩa là Đức KiTô là một thụ tạo hoàn toàn bị bác bỏ qua đoạn thư Colossê 1,15

Hãy nhớ rằng, chúng ta từng xem câu 16,17 rõ ràng khẳng định Danh ngài là Đấng Sáng Tạo mọi loài. Đức Kitô không là một phần của thụ tạo; Ngài là Đấng Sáng tạo, cánh tay của TC, hoạt động ngay từ lúc khởi đầu việc kêu gọi vũ trụ và tất cả các tạo vật đi vào sự hiện hữu. Gioan 1, 3 nói: “Tất cả mọi loài nhờ Ngài mà có, tách biệt ra khỏi Ngài thì không gì có thể tồn tại”. Điều này không bao giờ có thể thành sự thật nếu như chính bản thân Ngài cũng là một thụ tạo.

Thư Do thái 1, 2 cũng xác định Đức Kitô là Đấng sáng tạo. Đức Kitô là con Thiên Chúa qua Người thế gian được sáng tạo và nhờ Người thế gian được hiện hữu.

Kích cỡ của vũ trụ là một sự không thể hiểu được. Ai đã làm nên những điều đó? Nhiều nhà khoa học đã nói rằng có một vũ nổ lớn từ đó tạo nên những đầm lầy nguyên thủy, và các nhà khoa học đã không giải thích được điều đó. Thiên Chúa đã tạo nên nó. Ai? Hài nhi ở Bethlehem. Ngài đã làm nên mọi điều.

(Minh Thái dịch từ Internet)

 

1152    24-12-2015 00:33:38