Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Bạn có tử tế dễ thương mỗi ngày không?

 

 

Được thành lập ở Hà Lan năm 2003, Ngày Quốc tế Khen ngợi 1 tháng 3, ngày này mong sẽ là ngày tích cực nhất năm. Nhân dịp này triết gia và văn sĩ Pháp Emmanuel Jaffelin trả lời trên báo Aleteia về chỗ đứng của sự tử tế dễ thương trong xã hội và về vai trò của lời khen trong các giao tiếp xã hội.

Ông Hans Poortvielt người Hà Lan, người có sáng kiến thành lập Ngày Quốc tế Khen ngợi khẳng định: “Một lời khen cá nhân chân thành không tốn kém gì nhưng ảnh hưởng của nó trên người nhận là vô cùng to lớn”. Nhân dịp này, triết gia và văn sĩ Pháp (tác giả sách Ca ngợi sự dễ thương, Cẩm nang nhỏ của các việc làm tử tế dễ thương, Éloge de la gentillesse, Petit cahier d’exercices de gentillesse) trả lời trên báo Aleteia về tầm quan trọng của sự tử tế dễ thương và sự cần thiết phải biết khen và biết nhận lời khen.

Aleteia: Dễ thương là một đức tính hay một khiếm khuyết?

Emmanuel Jaffelin: Tính dễ thương thường không được thích cho mấy, tính dễ thương là đức tính có thể là cơ sở của đức tin. Nhưng qua lịch sử từ vựng, chữ dễ thương mang ý nghĩa khá mơ hồ. Gốc la-tinh của chữ “dễ thương-gentil” có nghĩa là cao cả, người sinh ra đã là cao cả. Sau đó chữ này đã bị dùng sai khi dính với tôn giáo: người do thái dùng chữ “goy” để nói đến những người không-do thái, người kitô hữu dùng chữ “gentil” để nói đến những người không-kitô hữu. Chẳng hạn vào thế kỷ 13, Thánh Tôma Aquinô đã viết một khảo luận thần học có tên Tổng luận chống những người gentil (Somme contre les gentils). Thánh Phaolô có tên là tông đồ của những người gentil! Vì thế ngày nay có sự mơ hồ khi dùng chữ này. Tôi cố gắng chuyển chữ này, đặt nó trên nền tảng đạo đức mà trung tâm của nó không có gì khác hơn là sự thông cảm. Dễ thương là thông cảm, là giúp một người đang nhờ mình giúp. Người dễ thương là người giúp đỡ, là người cao cả qua những việc họ làm. Những người thực hành hạnh dễ thương là các quý ông, quý bà lịch sự của thế kỷ 21. Khái niệm này dùng để phân biệt với sự tôn trọng và thông cảm, cũng cùng trong lãnh vực này nhưng có một vài khác biệt: một bên là thông cảm lạnh lùng, một bên là thông cảm nồng nhiệt.

Con người thường dễ dàng chỉ trích hơn là khen ngợi… Làm sao để chữa?

Khen ngợi là một hành vi nhằm khen một người, thể hiện uy thế vào một lúc nào đó. Nếu đôi khi nó mang một ý tưởng thuần phục hay tính đạo đức giả bắt buộc nào đó để duy trì một thứ trật, thì lời khen mang một ý nghĩa tinh thần rất tích cực. Nó giúp chúng ta nhận biết một người nào đó trong uy thế của họ để khuyến khích, lên tinh thần, mang lại tin tưởng. Chỉ trích cũng như lời khen đều nằm trong các giao tiếp nhân bản. Không có gì để chữa ở đây, đơn giản là hiểu sự tử tế dễ thương được thật sự mến chuộng trong nghĩa cao đẹp nhất của chữ! Khi tôi giúp ai, tôi thật sự quan tâm đến giao tiếp mà tôi vun xới để làm thuận lợi cho tinh thần xã hội, tinh thần đạo đức, tôi không chỉ tập trung vào tôi. Từ đó, có sự quan tâm, có ý chỉ khởi đầu để tạo nên quan hệ, để tạo khả năng giao tiếp, để được dễ gần. Cùng với người khác, sự tử tế dễ thương song song với sự phát triển một tinh thần đạo đức. Cũng buồn cười là đôi khi chúng ta từ chối lời khen vì sợ bị xem là… thích khen. Dù sao, khi chân thành khen nhau, khi đối diện với ego của người kia, ego của mình sẽ được… tiêu tan! 

Đâu là chỗ đứng của lời khen trong xã hội ngày nay?

Vì cuộc Cách mạng Pháp mà chúng ta sống một nền dân chủ rất đặc biệt ở Pháp. Cách mạng Pháp được xem như sự chấm dứt của chế độ quân chủ và sự ra đời của một nền dân chủ và bình đẳng. Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cách mạng Pháp không gạt bỏ chế độ quân chủ. Nó làm cho chế độ quân chủ bành trướng ra, bị lan nhiễm, bị di căn hóa. Ngày nay, mỗi người tự cho mình là vua. Sẽ rất khó cho người nào đã tự cho mình là vua, là người có uy quyền tối thượng lại có thể đi khen người khác… Vì thế, lời khen không có chỗ xứng đáng của nó trong xã hội chúng ta. Cần có cả một nghệ thuật sư phạm để giáo dục về chủ đề này.

Làm thế nào để làm được một lời khen?

Rất đơn giản! Lời khen là trí thông minh của cảm xúc, là tích cực làm nên điều tích cực. Lời khen cốt yếu nhắm đến người nào thiếu, người nào không có tự tin ở mình. Lời khen là khớp nối kết với cột sống cho người nhận. Lời khen không làm cho cột sống cứng đơ, nhưng giữ cột sống thẳng, giúp cho người nhận lời khen đứng vững và ý thức tầm cao cả của mình. Lời khen, là biết quỳ gối xuống để nâng người khác lên. 

Và làm thế nào để nhận lời khen?

Cũng một cách khi nói lời khen, với tất cả sự đơn giản! Phải biết nhận với cả tấm lòng thành. Trong trường hợp này hay trường hợp kia, đó là Chúa Kitô ở cuối chân trời.

 

Marta An Nguyễn dịch

533    19-07-2018