Sidebar

Thứ Sáu
26.04.2024

Bức Họa "Salvator Mundi" Của Danh Họa Leonardo da Vinci Được Bán Với Giá Kỷ Lục 450 Triệu USD

 

Một bức họa về Đức Kitô của bậc thầy hội họa thời Phục Hưng là Leonardo da Vinci đã được bán với mức giá kỷ lục 450 triệu USD (380 triệu euros) tại một buổi đấu giá vào Thứ Tư (15/11/2017), phá vỡ hết mọi kỷ lục trước về các tuyệt tác hội họa được bán trong buổi đấu giá hay riêng tư.

Bức họa, có tên gọi là “Salvator Mundi”, tiếng Ý có nghĩa là “Đấng Cứu Độ Trần Gian”, là một trong số hiếm của 20 bức họa của Leonardo nổi tiếng là đã tồn tại và là bức duy nhất đang nằm trong tay một cá nhân. Nó được bán tại nhà đấu giá Christie, mà hiện tại vẫn chưa cung cấp thông tin người mua.

“Bức ‘Salvator Mundi’ là một bức họa về một hình tượng nổi bật nhất trên thế giới bởi một danh họa quan trọng nhất mọi thời đại”, ông Loic Gouzer, đồng chủ tịch về nghệ thuật đương đại và hậu chiến tranh tại trung tâm Christie. “Cơ hội để đưa tuyệt phẩm này ra thị trường là một vinh dự diễn ra chỉ một lần trong đời”.

Mức giá cao nhất từng được trả cho một tác phẩm nghệ thuật tại một buổi đấu giá là 179.4 triệu USD (152 triệu euros), cho bức họa “Women of Algiers (Version O)” của Pablo Picasso vào Tháng 5/2015, cũng tại trung tâm Christie ở New York. Mức giá bán nổi tiếng cho bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào là 300 triệu USD (253 triệu euros), cho bức tranh “Interchange” của Willem de Kooning, đã được bán riêng vào Tháng 9/2015 bởi Quĩ David Geffen cho một nhà quản lý quỹ Kenneth C. Griffin.

Một nhà bảo trợ cho cuộc đấu giá bức “Salvator Mundi” đã đảm bảo một mức giá tối thiểu là 100 triệu USD (85 triệu euros). Cuộc đấu giá khởi đầu với mức bán 75 triệu USD và diễn ra trong vòng 19 phút. Giá đạt tới mức 300 triệu USD vào khoảng nửa chặng đường đấu giá.

Mọi người trong nhà triển lãm đấu giá đã vỗ tay và chúc mừng khi mức giá đạt tới 300 triệu USD và khi chiếc búa đóng xuống cho lần ngả giá sau cùng là 400 triệu USD. Mức giá bán kỷ lục 450 triệu USD gồm cả khoảng tiền hoa hồng của người bán, một khoản phí mà người mua trả cho nhà thầu.

“Chúng tôi cực kì hài lòng với kết quả phá vỡ kỷ lục cho tác phẩm tuyệt vời và mang tính lịch sử này”, ông Gouzer nói.

Mức họa cao 26 inch (66 cm) của Leonardo được vẽ vào khoảng năm 1500 và thể hiện Đức Kitô mặc trang phục theo phong cách Phục Hưng, tay phải Ngài giơ lên ban phép lành trong khi tay trái của Ngài cầm một quả tinh cầu.

Con đường của bức họa từ phòng vẽ của Leonardo đến khu nhà bán đấu giá tại Christie thì không bằng phẳng tí nào. Đã từng được Vua Charles I của Anh sở hữu, nó biến mất cho đến năm 1900, rồi nó lại xuất hiện và đã được một nhà sưu tập người Anh sở hữu. Vào thời đó được cho là một môn đệ của Leonardo, hơn là chính vị chủ.

Bức họa được bán lại vào năm 1958 và rồi được nhận lại vào năm 2005, đã bị hư hoại nặng nề và đã vẽ lại một phần, bởi một nhóm các con buôn nghệ thuật là những người đã trả dưới mức 10,000 USD (8,445 euros). Các con buôn nghệ thuật đã khôi phục lại bức họa và đã làm hồ sơ về tính chân thực của bức họa là một tác phẩm của Leonardo.

Bức họa được bán vào Thứ Tư bởi nhà tỷ phú người Nga Dmitry Rybolovlev, là người đã mua bức họa vào năm 2013 với giá 127.5 triệu USD (108 triệu euros) trong một vụ bán riêng tư đã trở thành một chủ đề cho một vụ kiện đang diễn ra.

Nhà Thầu Christitie’s cho biết hầu hết các học giả đều đồng ý rằng bức họa là của Leonardo, mặc dù một số nhà phê bình đã đặt vấn đề về việc gán này và một số cho rằng sự khôi phục làm lu mờ đi tính tác quyền của tác phẩm.

Nhà Thầu Christie’s đã nhấn mạnh về lòng yêu thích của công chúng đối với Leonardo, coi ông là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất trong mọi thời đại, với một chiến dịch truyền thông đặt tên cho bức họa là “Bức Họa Cuối Cùng Của Da Vinci”. Tác phẩm đã được triển lãm tại Hong Kong, San Francisco, London và New York trước khi nó được bán.

Tại New York, một nơi mà không có một bảo tàng nào sở hữu một bức của Leonardo, nên những người yêu hội họa đã xếp hàng dài phía ngoài trụ sở của Trung Tâm Rockefeller của Christie vào Thứ Ba để chiêm ngưỡng bức “Salvator Mundi”.

Svetla Nikolova, một người đến từ Bulgaria nhưng đang sống tại New York, đã gọi bức họa là “ngoạn mục”.

“Đó là một kinh nghiệm một đời người chỉ có một lần”, bà nói. “Cần phải xem bức họa này. Thật tuyệt vời vì nó đang ở New York. Tôi thật quá may mắn khi đang ở New York vào lúc này”.

Joseph C. Pham (Theo AP)

484    30-10-2019