Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Buôn bán trẻ em: Cô Rani Hong, bị bắt cóc lúc bảy tuổi

Buôn bán trẻ em: Cô Rani Hong, bị bắt cóc lúc bảy tuổi

Lên tiếng thức tỉnh công luận

Mme Rani Hong @ Tronie Foundation

Chị Rani Hong, bị lừa bắt cóc lúc 7 tuổi, và ngày nay là Chủ tịch của một cơ sở, đọc diễn văn tại Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội về thử thách của cô.

“Giúp các nạn nhân của Nạn Buôn Người – Những cách Tốt nhất để Tái hội nhập, Trợ giúp Pháp lý và Đền Bù” là chủ đề của Hội nghị, được tổ chức trong  lâu đài Pius IV Casina tại Vatican, từ 4-6 tháng 11, 2017.

Hội nghị kết thúc với một cuộc họp báo ngày 6 tháng Mười Một, với Đức ông Marcelo Sanchez Sorondo, Chưởng ấn của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội; Bà Margaret S. Archer, Chủ tịch; Bà Jami Solli, luật sư, đồng tổ chức và là Nhà sáng lập tổ chức “the Global Alliance for Legal Aid,” (Liên minh Toàn cầu Hỗ trợ Luật pháp) và chị Rani Hong, Chủ tịch của Cơ sở Tronie hoạt động chống lại buôn người và nô lệ. Chính bản thân chị Hong đã bị bắt cóc khỏi tay cha mẹ ở Ấn độ khi chị bảy tuổi, và bị bán làm nô lệ và bị hành hạ ở một tiểu bang khác của Ấn độ. Sau đó, chị bị bệnh và bị bán lại một lần nữa và được đưa vào chương trình nhận con nuôi quốc tế vào Mỹ và Canada. Chị kể câu chuyện của bà bằng tiếng Anh.

Sau đó, điều bà gọi là “phép lạ của Chúa” đã xảy ra khi chị tìm lại được mẹ của chị.

Hôm nay chị chia sẻ điều chị gọi là “niềm hy vọng” của chị: cùng với chồng chị thành lập Cơ sở Tronie, “để thay đổi thế giới.”

Chị cảm ơn Đức ông Sanchez Sorondo và đặc biệt là bà Archer đã tạo cơ hội cho những người không có tiếng nói: “Tôi nói thay cho những người không có tiếng nói, tôi kêu gọi sự giúp đỡ của các bạn (. . .). Tôi có một tên gọi, một khuôn mặt, một người cha và một người mẹ, và tôi hy vọng khơi gợi được nguồn cảm hứng cho các quốc gia xây dựng luật pháp và thi hành những luật đó.”

Chị kể chuyện: tôi đã không được giao tiếp với ai; tôi đã phải học lại cách giao tiếp, quyền căn bản của tôi đã bị tước mất.”

“Cảm ơn,” chị nói với một giọng mạnh mẽ, “vì tiếng nói của những người sống sót đã được nghe thấy. Tôi đến đây với hy vọng rằng người ta có thể đưa ra được một sự thay đổi.”

Bà phân tích rõ rằng nạn bán trẻ em cho việc nhận con nuôi tấn công trực tiếp vào “trẻ em đường phố.” Và chị Hong nói một đứa trẻ bị bán đi bán lại nhiều lần. Việc bán trẻ em “chuyển từ người chủ này sang người chủ khác” và điều này “là để phục vụ cả thế giới hoặc lấy nội tạng bán.” Và việc buôn bán trẻ em như vậy “đang phát triển,” còn lâu mới giảm bớt.

Bà kêu gọi công luận phải nhạy cảm với vấn đề, đặc biệt các gia đình mong muốn nhận con nuôi quốc tế.

Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester

JF

[Nguồn: zenit]

697    19-11-2017