Sidebar

Thứ Sáu
19.04.2024

Cách tốt nhất để giúp đỡ nạn nhân của lạm dụng tình dục theo đại diện của Vatican và Liên hiệp quốc

Cách tốt nhất để giúp đỡ nạn nhân của lạm dụng tình dục theo đại diện của Vatican và Liên hiệp quốc

 

Hội nghị thượng đỉnh về lạm dụng dự kiến ​​bắt đầu vào ngày 21 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu các giám mục trên khắp thế giới gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng. Ngài đã dẫn dắt bằng ví dụ, chứng minh rằng lắng nghe là cách để trải nghiệm nỗi đau của họ và bắt đầu con đường hàn gắn cho cả đôi bên.

 

Trong một hội nghị tại Đại học Gregorian ở Roma, Cha Fr. Hans Zollner, nhà tổ chức Hội nghị thượng đỉnh từ Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Người trẻ vị thành niên cùng với đại diện của Liên hiệp quốc, xác nhận những cách tốt nhất để giúp các nạn nhân tiến về phía trước.

 

Cha Fr. Hanz Zollner, Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ trẻ vị thành niên:

“Cho đến lúc này, việc lắng nghe những người sống sót của nạn nhân bị lạm dụng là vô cùng quan trọng. Một khi bạn lắng nghe bằng cách mà bạn ở cùng với nỗi đau, cơn thịnh nộ, giận dữ, nước mắt và hy vọng của những người đã gánh chịu nỗi đau mà bạn không thể thản nhiên.”

 

Bà Marta Santos Pais, Đại diện LHQ, Bạo lực đối với trẻ em:

“Điều đầu tiên là nói về nó, bạn biết là sử dụng con người là để truyền tải thông điệp về những gì mà không thể chấp nhận được. Và thông điệp về những gì mọi người có thể làm cho nó, đọc một thông cho những gia đình, những cộng đồng, giúp họ hiểu rằng bất kỳ hình thức bạo lực nào cũng không được chấp nhận mà họ có thể báo cáo họ có thể tìm kiếm, làm thế nào để họ có thể mang trải nghiệm đau thương của họ vào kiến thức và hành động của các tổ chức được thành lập nhằm hỗ trợ cho họ.”

 

Một số người ngạc nhiên khi nạn nhân kể câu chuyện của họ nhiều năm sau khi lạm dụng đã diễn ra. Nhưng điều đó là bình thường, bởi vì bạo lực tình dục thường bắt đầu ở độ tuổi rất trẻ khi những người sống sót hiện tại dễ bị tổn thương nhất.

 

Theo Cha Zollner, nạn nhân của lạm dụng tình dục cần khoảng 20-30 năm sau khi họ đã trải qua lạm dụng để bắt đầu nói chuyện.

 

Cha Fr. Hanz Zollner, Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ trẻ vị thành niên:

“Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận ra rằng một số người trong số họ sẽ không bao giờ nói về điều này bởi vì họ không tìm đúng thời điểm và đúng người để giãi bày. Ngay cả khi họ đã cố gắng làm như vậy với cha mẹ hoặc bất cứ ai mà họ thấy đáng tin, nhiều lần nạn nhân báo cáo rằng họ không tin. Rồi họ hoàn toàn im tiếng. Họ kiềm chế; họ cố quên.”

 

Bà Marta Santos Pais, Đại diện LHQ, Bạo lực đối với trẻ em:

“Thông điệp tồi tệ nhất mà chúng ta có thể đưa ra cho nạn nhân đó là chúng không quan trọng; chúng không đủ quan trọng.”

 

Do đó, khi các giám mục Công giáo được triệu tập tại Vatican trong tuần này, cả hai đại diện đều tuyên bố rằng mọi người cần phải hiểu rằng bất kỳ hình thức bạo lực nào đều không được chấp nhận, báo cáo nếu họ thấy và lắng nghe bất kỳ nạn nhân nào, cả trong Giáo hội và xã hội.

 

Nguyễn Minh Sơn

 

470    17-02-2019