Sidebar

Thứ Sáu
19.04.2024

Câu chuyện của lão Vương hay lòng can đảm của tha thứ

 

Không phải dễ để tha thứ. Tuy nhiên không có gì là không thể và linh mục văn sĩ Dòng Tên Henri Ghéon đã làm chứng trong tác phẩm Ba Minh Triết của lão Vương, tác phẩm này được xuất bản năm 1927. Chứng từ này cho chúng ta thấy sức mạnh và lòng can đảm của tha thứ.

Câu chuyện xảy ra lúc có cuộc khởi loạn của các Võ sĩ đã tác hại đến Trung Quốc vào đầu thế kỷ 20. Cuộc xung đột làm cả nước bị chia rẽ, trong một ngôi làng nhỏ, có một ông tàn sát cả gia đình ông Vương, người cha già theo kitô giáo, sau đó tên giết người bỏ trốn. Vài tháng sau khi tình hình yên ổn, thủ phạm xin linh mục Lebbe, một nhà truyền giáo có mặt ở đó, xem ông có được về làng không. Linh mục mời ông Vương đến và nói chuyện với ông về gia đình của ông, sau đó linh mục hỏi ông: “Vương, nếu kẻ giết cả gia đình con xin về làng thì con nghĩ sao?”. Lão Vương run rẩy trả lời: “Con sẽ nhảy đến siết cổ nó”.

Linh mục tiếp tục nói chuyện với ông, dù ngài biết đòi hỏi chuyện này thì vượt quá sức con người. Được cảm nghiện bởi một sức mạnh bên trong, ngài nói: “Vương, con là kitô hữu hoặc con không phải là kitô hữu. Đôi khi trong đời sống không có trung gian giữa tội lỗi và các đỉnh cao nhất. Vương, con phải tha thứ cho người đàn ông này”. Rồi linh mục im lặng chờ và không ngừng cầu nguyện. Khi đó lão Vương khóc lóc và nhận lời. Nhưng câu chuyện không ngừng ở đó.

Một ít thời gian sau, dân làng họp nhau chung quanh nhà truyền giáo. Cả làng xúc động. Chiều hôm đó là chiều tên sát nhân giết cả nhà lão Vương về làng. Ông ta cúi đầu đi và sụp dưới chân nhà truyền giáo. Khi đó dân làng đã chứng kiến một cảnh cực kỳ cảm động: lão Vương đi đến nâng người đàn ông đó lên và ôm hôn ông ta.

Một hành vi cực kỳ can đảm đến mức tên sát nhân xin theo đạo. Ông xin lão Vương làm cha đỡ đầu và thành người con thiêng liêng của lão Vương.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

447    16-11-2018