Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Cha mẹ của Đức Gio-an Phao-lô II: Ngài không thể có một người cha và mẹ tốt lành hơn

 

29

Khi chúng ta đánh dấu ngày 18 tháng Năm là sinh nhật của ngài, một cái nhìn về đôi vợ chồng đã cho thế giới một vị thánh nhân.

“Chị làm ơn mở cửa sổ giúp được không? Em muốn Lolek nghe được bài hát ca khen Đức Nữ Đồng Trinh,” thân mẫu của ngài Karol Wojtyła nói sau khi con trai của bà chào đời. Sau đó thân phụ của ngài cho ngài “chủng viện gia đình đầu tiên.” Đây là cha mẹ của vị giáo hoàng và thánh nhân tương lai.

Một buổi tối sùng kính Đức Bà được tổ chức ngày 18 tháng Năm, 1920 trong Nhà thờ Wadowice lễ Đức Mẹ Dâng Mình, Emilia Wojtyła 36 tuổi sinh đứa con thứ ba; chị đặt tên đứa con trai vừa chào đời là Karol (cách gọi tắt tên Lolek).

Sau khi lâm bồn thành công, người mẹ kiệt sức yêu cầu bà đỡ bằng một giọng yếu ớt: “Chị làm ơn mở cửa sổ giúp được không? Em muốn Lolek nghe được bài hát ca khen Đức Nữ Đồng Trinh.” Những lời này vẽ nên cho bạn hình ảnh một gia đình trong đó một con người chào đời, và về sau trở thành Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II.

Đó là một gia đình Công giáo rất sùng đạo, mọi thành viên đều bắt đầu một ngày với Thánh Lễ, cầu nguyện trước mỗi bữa ăn, và buổi tối lắng nghe người cha đọc các trích đoạn Tin mừng.

Theo lẽ tự nhiên, khi Karol còn nhỏ, thân mẫu của ngài có ảnh hưởng lớn nhất đối với ngài. Mặc dù thân mẫu chỉ sống trên dương thế cùng với ngài một thời gian không lâu, nhưng rõ ràng ngài đã thừa hưởng sự nhiệt tình của thân mẫu dành cho những người hàng xóm, tính lạc quan và sự vui vẻ của bà, biệt tài hài hước của bà. Nhưng chính Đức Giáo hoàng thừa nhận trong quyển sách Ân sủng và Mầu nhiệm, sự góp phần của thân mẫu trong giáo dục tôn giáo cho ngài “thực sự rất sâu sắc.”

Chính người mẹ của đức giáo hoàng tương lai dạy cho ngài những lời kinh nguyện và dấu thánh giá đầu đời. Lòng đạo hạnh ảnh hưởng trên Lolek có thể nhìn thấy trong một biến cố trọng đại, đó là thái độ của Karol đối với sự chia buồn của nhiều người trước cái chết của người anh Edmund của ngài. Dù hai anh em rất thân với nhau, thái độ của cậu bé Wojtyła trước cái chết của anh trai thể hiện qua lời nói: “Đây là điều Chúa muốn.” Đây chắc chắn là lời cậu nhắc lại của thân mẫu, có lần nghe thấy bà nói câu này với người hàng xóm rằng chúng ta nên tuân theo thánh ý của Thiên Chúa.

Sự tác động của thân mẫu cậu bé giảm bớt theo thời gian và căn bệnh ngày càng nặng thêm của bà Wojtyła. Mọi việc quán xuyến trong nhà và nuôi dạy đứa con út dần dần chuyển sang cho chồng của bà, ông Karol Wojtyła.

Sau cái chết của vợ, chính ông hy sinh trọn vẹn để chăm sóc cậu Lolek 9 tuổi. Để có thể có thêm thời gian cho con, ông nghỉ hưu sớm và không bao giờ tái hôn.

Những quyết định như vậy của ông Wojtyła làm cho cả hai không thể rời nhau. Sau giờ tan trường hay các ngày Chúa nhật hoặc những ngày lễ tôn giáo, họ tản bộ dọc theo các con đường của Wadowice, leo các ngọn núi ở gần đấy, ngắm cảnh vật, và chuyện trò.

Chẳng trách nhiều năm sau đức giáo hoàng đã kể lại như sau: “Những năm của thời thơ ấu và thiếu niên của tôi chủ yếu gắn với hình ảnh của cha tôi.”

Nói về thân phụ, Đức Gio-an Phao-lô II nói thêm: “Tôi có thể quan sát người thật gần và nhìn thấy người rất khắt khe với bản thân … Điều này cực kỳ quan trọng trong thời gian rất có ý nghĩa cho một cậu bé đang lớn. Cha tôi, một người rất khắt khe với bản thân, nhưng mặt khác lại không đòi hỏi quá khắt khe với con trai của mình. Nhìn vào người, tôi học được rằng con người phải tự khắt khe với bản thân và tự cam kết chu toàn những bổn phận của họ.”

Sự ngay thẳng và ý thức trách nhiệm của Wojtyła, được kế thừa bởi người con trai, đã không làm Karol Wojtyła, Sr. không được người khác công nhận ông là “một con người có văn hóa cao, đôn hậu và kiên nhẫn.” Ông cũng là một nhà ái quốc, năm 1915 ông gia nhập Binh Đoàn Ba lan, tiếp tục phục vụ trong quân đội giải phóng Ba lan.

Ông đã cấy lòng ái quốc vào trong con trai mình, dạy cậu những bài ca yêu nước và đọc cho cậu nghe những trích đoạn của tác phẩm bộ ba của Henryk Sienkiewicz. Nhiều câu nói của đức giáo hoàng trong các lần hành hương về quê nhà là bằng chứng rằng các nỗ lực của thân phụ ngài không bị lãng phí.

Thật thú vị, thân phụ của cậu Karol là một người mẫu mực của đời sống cầu nguyện liên lỉ; Đức Gio-an Phao-lô II gọi mẫu gương của ngài là “chủng viện gia đình đầu tiên.”

Theo cách nhìn của ngày nay, người ta có thể nói rằng những nỗ lực giáo dục của cha mẹ của vị giáo hoàng tương lai đã rất thành công. Sự thành công này do việc cầu nguyện liên lỉ và sự ngay thẳng đạo đức của họ cũng như tính lạc quan và kỷ luật.

Tuy nhiên, trên tất cả cha mẹ của đức giáo hoàng đã dành trọn tình yêu thương cho con của họ và đây chính là điều họ muốn con cái của họ phải ganh đua.

[Nguồn: aleteia]

1134    23-05-2017