Sidebar

Thứ Sáu
26.04.2024

Cha Sosa: Những cuộc tấn công chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắm vào việc ảnh hưởng lên mật nghị kế tiếp

“Những tấn công chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong giáo hội ngày nay” là “một cuộc chiến giữa những người muốn giáo hội mơ về bởi Công Đồng Vatican II và những người không muốn điều này”, Cha Arturo Sosa, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, đã nói trong Hiệp Hội Báo Chí Nước Ngoài tại Rôma vào ngày 16/9.

Khi nói với báo giới tại Ý, Ngài nói: “Không hoài nghi gì, có một cuộc chiến mang tính chính trị [đang tiếp diễn] tron giáo hội ngày nay”. Nhưng, Cha nói thêm, “Tôi tin là đó không chỉ là một cuộc tấn công chống lại vị giáo hoàng này. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tin về điều Ngài đang thực hiện, kể từ khi Ngài được bầu chọn làm giáo hoàng. Ngài sẽ không thay đổi”. Và những người phê bình Ngài “biết là Ngài sẽ không thay đổi”, Cha Sosa nói, khi thêm rằng “Trong thực tế, những cuộc tấn công này là một cách gây ảnh hưởng lên cuộc bầu chọn của vị giáo hoàng kế tiếp”.

Cha Sosa đã trả lời những câu hỏi về những cuộc tấn công Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ một thiểu số các nhà lãnh đạo giáo hội với sự ủng hộ từ một số giới truyền thông Công Giáo.

“Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là một người trẻ”, Cha Sosa nói, “và vì tuổi của Ngài, thì triều đại giáo hoàng của Ngài sẽ không phải là triều đại dài nhất trong lịch sử. Họ đang nhắm đến sự kế vị vì họ biết rằng cần mất thời gian lâu dài, 50 năm, để thật sự áp dụng Công Đồng Vatican II”.

Ngài giải thích rằng “trong cuộc chiến này có một yếu tố mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn đề cập, đó chính là nạn giáo sĩ trị, đó là một cách hiểu về việc thực thi quyền bính trong Giáo Hội”. Cha nói, “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang đấu tranh chống lại nạn giáo sĩ trị và việc thực thi quyền lực này” và vì thế “đề ra một giáo hội mang tính thượng hội đồng”, vốn khích lệ tính đoàn thể và sự tham gia vào việc đưa ra quyết định.

“Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người con của Công Đồng Vatican II”, Cha Sosa nói với báo giới quốc tế. Thực vậy, Cha nói, “như là trách nhiệm của một người con của Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt hết sức lực và khả năng của Ngài avfo việc tháp nhập Công Đồng và biến thành một thực tại là biến cố này đã mơ đối với giáo hội, và dường như đối với tôi thì đây là sự đóng góp lớn lao cho giáo hội”. Cha giải thích rằng Ngài tin là giáo hội sẽ cho thấy “một sự cải tổ thật sự” “giáo hội ngày càng gần gũi hơn với chương trình của Công Đồng Vatican II”.

Vị linh mục noi thêm rằng “như đã từng xảy ra cách đây 50 năm” thì ngày nay cũng thế “cũng có những người yêu thích Công Đồng Vatican II và những người chống lại Công Đồng này”. Nhưng, Ngài nói thêm, “50 năm thì không phải là quá nhiều” theo nghĩa áp dụng một công đồng vào giáo hội.

Một số người đã tấn công văn kiện cho Thượng Hội Đồng về Amazon và đã cho rằng có sự dị giáo trong văn kiện đó. Cha Sosa, người Châu Mỹ La Tinh đầu tiên được chọn làm bề trên tổng quyền Dòng Tên, đã nhấn mạnh rằng cùng những người này đã tấn công vào hai Thượng Hội Đồng về gia đình và Thượng Hội Đồng về giới trẻ giờ đây đang tấn công Thượng Hội Đồng về Amazon.

Ngài không đồng ý với những người này và nói Ngài tin tiến trình thượng hội đồng mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra “tạo nên sự hiệp nhất”. Ngài nói Ngài đã chứng kiến điều này tại Thượng Hội Đồng về giới trẻ, và giờ Ngài đang thấy điều này cũng trong tiến trình chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng về Amazon nơi mà Ngài thấy “sự hiệp nhất lớn lao nơi Repam” hay Red Eclesial Panamazónica, mạng lưới các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm tổ chức Thượng Hội Đồng sắp tới.

Khi được hỏi về quyết định của Đức Giáo Hoàng khi vinh thăng 3 vị hồng y mới thuộc Dòng Tên tại công nghị ngày 5/10, Cha Sosa nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô không tham vấn ai cả, thậm chí không tham vấn cả những vị tân hồng y này, nhưng những chọn lựa của Ngài gửi đi “những thông điệp”. Ngài nói việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Michael Czerny, S.J., một người có kinh nghiệm nơi nhiều châu lục, là một “sự khẳng định” mạnh mẽ là những người di dân và tị nạn là một ưu tiên cho triều giáo hoàng này và giáo hội ngày nay.

Quyết định của Đức Giáo Hoàng trao mũ đỏ cho Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, S.J., tổng giám mục Luxembourg, một vị dành nhiều năm đời mình tại Nhật Bản cho đến khi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI bổ nhiệm Ngài, là một sự cổ võ cho ý tưởng về sự hiệp nhất Châu Âu, theo Cha Sosa. Ngài nói thêm rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng để chọn Đức Tổng Giám Mục người Lithuania, Sigitas Tamkevičius, là một hồng y phản ánh sự nhìn nhận của Ngài về sự bách hại các Kitô Hữu trong thế giới ngày nay. Đức Tổng Giám Mục đã bị bắt vào năm 1983 và đã dành 10 năm trong trại giam Perm và Mordivia.

Khi được hỏi về hiệp ước mà Toà Thánh ký với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục, Cha Sosa nói thoả thuận này “rất quan trọng” và mang lại “một niềm hy vọng nghiêm túc” cho sự hoà giải của Giáo Hội tại Trung Quốc. Đó không phải là một thoả thuận “mang tính không trù liệu”, Cha nói, nhưng là kết quả của một tiến trình dài đã khởi đi từ những năm đầu của triều đại giáo hoàng của Thánh Gioan Phaolô II, đã được tiếp tục dưới thời Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và đã được kết lại dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Ngài nói với các phóng viên rằng như Đức Giáo Hoàng Phaolô III đã phê chuẩn và đã minh xác công thức mà Thánh Ignatius và 10 anh em của Ngài đã “biện phân” cho Dòng Tên, thì cũng vậy Đức Giáo Hoàng Phanxicô “xác nhận” bốn tham chiếu tông đồ mang tính hoàn vũ mà anh em Dòng Tên đã biện phân trong vài năm là cách tiến bước đối với Dòng Tên vào thời điểm này của lịch sử.

Vài năm trước Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi các dòng tu tại Rôma hãy mở nhà của họ ra cho những người di dân và tị nạn. Cha Sosa xác nhận là nhiều nhà của Dòng Tên đã làm như vậy. Tại Palermo và tại Rôma anh em Dòng Tên đã đón nhận 30 gia đình, và họ đã thêm khả năng mới cho những người di dân và tị nạn tại Trung Tâm Astalli của Dòng Tên. Tại đại bản doanh Dòng Tên, họ đã mở một khu lưu xá cho những người không có nơi để ngủ. Những dòng tu khác đã làm điều tương tự.

Cha Sosa đã nói với báo giới là trục chính của các ơn gọi Dòng Tên đã chuyển từ Châu Âu sang Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi, với một số lớn đang nổi lên tại Ấn Độ. Ngài mong đợi con số sẽ giảm từ 15,000 anh em Dòng Tên hiện tại xuống thành 10,000 trong vòng 15 năm, nhưng nhấn mạnh rằng tuổi trung bình sẽ trẻ hơn nhiều so với ngày nay.

Joseph C. Pham (America Magazine)

500    22-09-2019