Sidebar

Thứ Sáu
19.04.2024

Chỉ có một số ít người phản đối việc lấy tên Giáo sĩ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đặt tên cho đường phố ở thành phố Đà Nẵng - tt

Chữ Quốc ngữ đã biến thành “linh hồn” của dân tộc

 

Ngoài ra Nguyễn Đắc Xuân còn nói: “chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu, không nên có suy nghĩ “nhờ vào chữ quốc ngữ( la tinh hóa) mà tiến bộ, văn minh”.

 

Sinh thời Wilhelm von Humboldt nói: Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc. Mục đích của người sáng lập ra chữ quốc ngữ với mục đích để truyền đạo mà thôi, nhưng sau đó chúng ta tiếp thu và biến nó thành “linh hồn” của dân tộc. Chữ quốc ngữ đã trở thành linh hồn của dân tộc Việt Nam. Ngày 3/10/2015 tại Hội thảo ở Phú Yên với chủ đề “Chữ Quốc ngữ: Sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hóa Việt Nam”, PGS-TS Võ Văn Sen- Hiệu trường Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Quốc gia TP.HCM phát biểu: “Tiếng Việt ngày nay như một chiếc cầu nối đưa văn hóa Việt Nam ra ngoài thế giới và góp phần đưa văn hóa thế giới đến với dân tộc Việt Nam. Có được diện mạo và có được một sức hút mãnh liệt như hiện nay, tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới cũng trải qua bao thăng trầm cùng với dân tộc”(14)

 

Cũng vậy, khi thực dân Pháp xây dựng cầu Trường Tiền ở Huế với mục đích là phục vụ cho chiến tranh và khai thác thuộc địa chứ không có ý định phục vụ cho việc đi lại của người dân Việt Nam. Nhưng sau khi Pháp rút đi thì cầu Trường Tiền được người dân Huế tu bổ, tôn tạo và biến nó thành biểu tượng của xứ Huế. Vậy người dân xứ Huế nói riêng và người dân cả nước nói chung có nên biết ơn thực dân Pháp không? Tục ngữ Việt Nam có câu: “Ơn kẻ dữ không ơn chi người lành”. Bài đồng dao “ Nhớ ơn”: “ Ăn một bát cơm/ Nhớ người cày ruộng/ Ăn đĩa rau muống/ Nhớ người đào ao…” đáng để cho Nguyễn Đắc Xuân suy ngẫm!

 

Nhất định không đặt tên đường Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes, dù là đường lớn hay đường nhỏ

 

Nguyễn Đắc Xuân nói: “Đặt tên đường là vinh danh cho một nhân vật có công, chúng ta không thể phớt lờ đi được những vấn đề đó. Khi đã vinh danh thì phải vinh danh những người có công với đất nước, với dân tộc. Còn với hai nhân vật này (Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes- T/g) dù là đặt tên đường lớn nhỏ gì cũng không được, vì như thế là đã vinh danh họ”

 

Không biết khi phát biểu câu này, Nguyễn Đắc Xuân có “uốn lưỡi” không? Ở TP. HCM tên giáo sĩ Alexandre de Rhodes được đặt cho một con đường trước Hội trường Thống Nhất. Vậy xin hỏi Nguyễn Đắc Xuân: Các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (đồng chí của Nguyễn Đắc Xuân) thuộc đảng bộ TP.HCM “lú” hết rồi sao mà lại đem tên của một tội đồ dân tộc đặt cho một con đường trang trọng ở TP.HCM?

 

Kết luận

 

Trong thời gian qua, đây đó trên đất nước Việt Nam đã có những Hội thảo về chữ quốc ngữ với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử không mang “hận thù tôn giáo” và qua đó vinh danh các giáo sĩ có công trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ. Nhưng cũng có một số ít người mang tâm lý “hận thù tôn giáo” cố tình xuyên tạc công lao của các giáo sĩ đã có công trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ.

 

Theo tôi trong tương lai sẽ còn nhiều Hội thảo về chữ quốc ngữ và qua đó vinh danh các giáo sĩ có công trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ. “Tháng 12 tới, Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo 100 năm tôn vinh chữ Quốc ngữ. Ông Hùng cho biết, các chuyên gia sẽ tiếp tục đánh giá về những cống hiến của hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes, từ đó dư luận có cái nhìn khách quan hơn”.  Lời phát biểu của ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao Đà Nẵng rất là hợp với câu ngạn ngữ: “Chó sủa thì chó cứ sủa, đoàn người đi cứ đi”

 

Thái độ bao dung, vị tha, biết ơn… là đức tính của những người Việt chân chính.

 

Nguyễn Văn Nghệ

Phú Lộc Tây- Thị trấn Diên Khánh- Khánh Hòa

 

 Chú thích

 

  1- Bài viết: Đà Nẵng lấy ý kiến đặt tên đường hai giáo sĩ có công chế tác chữ Quốc ngữ- T/g Nguyễn Thành

 

baomoi.com/da-nang-lay-y-kien-dat-ten-duong-hai-giao-si-co-cong-che-tac-chu-quoc-ngu/c/32471693.epi

 

  2- Tập đại thành: theo Từ điển Hán Việt của Trần Văn Chánh, Nxb Trẻ trang 2136 giải thích: “Góp hết lại, thu góp rộng rãi đầy đủ (thu góp các ý kiến, tài liệu, sách vở để dựng nên một học thuyết lớn, một tác phẩm lớn)”

 

  3-     sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7387

 

      -   xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/ai-tri-an-ai-boi-bac-trong-coi-tran-ai-ai.html

 

  4- Bài viết: Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không?

 

    nghiencuuquocte.org/2019/06/26/nho-giao-va-chu-le-co-troi-buoc-con-nguoi-khong/

 

   5-      vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

 

   6-   sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7387

 

         xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/ai-tri-an-ai-boi-bac-trong-coi-tran-ai-ai.html

 

  7- Bài viết: Bản thân chữ quốc ngữ “có tội” với dân tộc Việt Nam không?

 

   nghiencuulichsu.com/2016/08/31/ban-than-chu-quoc-ngu-co-toi-voi-dan-toc-viet-nam-khong/

 

   8-Bài viết: Alexandre de Rhodes và việc hội nhập văn hóa Việt Nam. T/g Mặc Giao

 

     vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/alexander-de-rhodes-va-viec-hoi-nhap-van-hoa-viet-nam

 

   9-Bài viết: Đạo cộng sản T/g Mặc Giao

 

   vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=115656

 

   10- Bài viết:Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes dẫn đến các dẫn dụng khác nhau. T/g Chương Thâu

 

  talawwas.org/talaDB/showFile.php?res=7314&rb=0302

 

-Bài viết: Những kẻ kiến nghị đã dung tài liệu giả để vu khống. T/g Nhã Hoàng

 

 xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/nhung-ke-kien-ngh-dung-tai-lieu-gia-e.html

 

 vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

 

  11- Xem bài viết: Bản thân chữ quốc ngữ “có tội” với dân tộc Việt Nam không?

 

   12-Bài viết: Nguyễn Văn Vĩnh với tiếng mẹ đẻ và chữ quốc ngữ. T/g Nguyễn Lân Bình

 

  chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nguyen-van-vinh-voi-tieng-me-de-va-chu-quoc-ngu.html

 

   13-Bài viết: Nguyễn Văn Vĩnh với tiếng mẹ đẻ…

 

   14-Bài viết: Bản thân chữ quốc ngữ “có tội” với dân tộc Việt Nam không?

782    28-11-2019