Sidebar

Thứ Tư
24.04.2024

ĐHY Müller: không thể có “những thay đổi mô hình” trong Giáo Hội

Bàn về những thay đổi mô hình “dường như là một sự tái phạm thành một cách diễn giải đức tin Công giáo hiện đại và chủ quan,” ngài nói.

Giáo hội Công giáo không thể có “những thay đổi mô hình” trong việc giải thích về sự ký thác đức tin của mình,” Đức Hồng y Gerhard Müller đã nói.

Cựu Tổng trưởng của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin đã viết rằng mặc dù học thuyết của Giáo hội không phát triển, nó chỉ có thể thực hiện như vậy khi nó căn cứ vào những gì đã xảy ra trước đó.

“Phát triển học thuyết ... đề cập đến tiến trình mà Giáo Hội, trong ý thức của mình về đức tin, tiến đến một sự hiểu biết về khái niệm và trí tuệ sâu sắc hơn bao giờ hết về sự tự mạc khải của Thiên Chúa,” Đức Hồng y viết trong cuốn First Things.

 “Phát triển học thuyết là có thể bởi vì trong chân lý duy nhất của Thiên Chúa tất cả các chân lý được mạc khải của đức tin được liên kết, và những điều mà tiềm ẩn hơn có thể được tường minh.”

Ngược lại, những người theo chủ nghĩa cách tân lại tìm cách giải thích lại học thuyết và làm như vậy “băng hoại” hơn là phát triển nó.

Những lời của ngài đến sau khi Đức Hồng y Blase Cupich đưa ra một bài nói chuyện có tựa đề “Cuộc cách mạng của Đức Giáo hoàng Phanxicô về lòng thương xót: Amoris Laetitia như một mô thức mới của đạo Công giáo.” Trong cuộc nói chuyện đó, ngài kêu gọi một “thay đổi chủ yếu trong cách tiếp cận liên bộ mà không có gì là cách mạng.”

“Thay đổi mô hình” này sẽ liên quan đến việc chuyển từ cách tiếp cận tập trung vào “áp dụng máy móc những nguyên tắc phổ quát” tới cái gọi là “không ngớt đắm mình” trong “những tình huống cụ thể.”

Khi được hỏi liệu điều này có nên được công nhận như là một nỗ lực áp đặt sự thay đổi nguyên lý học thuyết căn bản đối với Giáo hội không, Đức Hồng y nói những người có những quan tâm như vậy nên tự vấn: “Chúng ta thật sự tin rằng Thần Khí không còn hướng dẫn Giáo Hội nữa phải không?”

Tuy nhiên, Đức Hồng y Müller viết rằng khi người ta nói về một “sự thay đổi mô hình” liên quan đến Amoris Laetitia “điều này dường như là một sự tái tái phạm trở thành một cách diễn giải đức tin Công giáo hiện đại và chủ quan.”

Giải thích về nguồn gốc của thuật ngữ, ngài viết:

Vào năm 1962, Thomas Kuhn lúc ấy đã giới thiệu ý tưởng gây tranh cãi của ông và đồng thời có sức thuyết phục về “thay đổi mô hình” trong cuộc tranh luận nội bộ đối với triết học khoa học, nơi mà sự diễn tả đã nhận được một ý nghĩa kỹ thuật đúng đắn. Ngoài ngữ cảnh này, tuy nhiên, thuật ngữ này cũng có một cách sử dụng hàng ngày, đề cập đến bất kỳ hình thức thay đổi căn bản nào trong các hình thức tư duy lý thuyết và hành vi xã hội. “Chúa Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một” (Do Thái 13: 8) – điều này, tương phản, mô hình của chúng ta, chúng ta sẽ không trao đổi đối với bất kỳ ai khác. “Vì không có nền móng nào khác ngoài nền móng đã được đặt ra là Chúa Giê su Kitô” (1Cor 3:11).

 Ngài cũng cảnh báo rằng những người tìm cách giải thích lại học thuyết có nguy cơ theo những người dị giáo Gnostic. “Giáo hội Roma nói chung và đặc biệt hàng giám mục của Giáo hội là người cuối cùng theo lời thỉnh cầu của Gnostic bằng cách đưa ra một nguyên tắc giải thích mới là đưa ra một hướng hoàn toàn khác cho tất cả giáo huấn của Giáo Hội,” ngài viết.

 

Vì đối với ý tưởng mà Chúa Thánh Thần đang dẫn dắt là sự phát triển trong học thuyết. Đức Hồng y Müller nói: “Phát triển có nghĩa là tăng trưởng sự hiểu biết về các thực tại tinh thần và thần học, được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Linh (xem Dei Verbum, số 8). Sự tăng trưởng này không xuất phát từ bất cứ thứ nhu cầu tự nhiên nào, và nó không liên quan gì đến niềm tin tự do tiến bộ nào.”

Quốc Vụ khanh Tòa thánh Vatican, Đức Hồng y Pietro Parolin, là người đầu tiên đề xướng rằng Amoris Laetitia là một “sự thay đổi mô hình” trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News vào tháng trước.

Ngài nói rằng tài liệu này là kết quả của một “mô hình mới mà Đức Giáo hoàng đang thực hiện với sự khôn ngoan, thận trọng, và kiên nhẫn.”

“Đó là một sự thay đổi mô hình, và tự thân văn bản nhấn mạnh vào điều này, đó là những gì được yêu cầu của chúng ta - tinh thần mới này, cách tiếp cận mới này! Vì vậy, mọi thay đổi luôn mang lại những khó khăn, nhưng những khó khăn này phải được giải quyết và phải đối mặt với sự tận tụy,” ngài nói thêm.

 

Source: Catholic Herald. Nguyễn Minh Sơn

340    24-02-2018