Sidebar

Thứ Sáu
26.04.2024

Đức Giáo Hoàng nói về những thách đố đạo đức của sự tiến bộ công nghệ

Khi Đức Hồng Y Ravasi nói với Đức Giáo Hoàng vào khởi đầu buổi Tiếp Kiến, Ngài nói chính là sự phúc tạp của cuộc nghiên cứu khoa học đang tiếp diễn trong lãnh vực văn hoá số vốn đã gợi hứng cho hai Thánh Bộ Vatican “cùng chung sức”.

Từ Trí Tuệ Nhân Tạo đến Sự Chủ Nghĩa Siêu Nhân

Đức Hồng Y đã liệt kê một vài vấn đề được thảo luận trong cuộc họp của các vị: từ các hệ thống kĩ thuật số đến vũ khí tự trị, từ trí tuệ nhân tạo đến tiền ảo, từ việc robot hoá đến chủ nghĩa siêu nhân. “Ngôi sao chỉ đường” của những suy tư của họ, Ngài nói, vẫn là “giá trị của thiện ích chung và việc bảo vệ phẩm giá con người”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đáp trả bằng việc nhìn nhận “những phát triển ấn tượng trong lãnh vực công nghệ, đặc biệt là những lãnh vực có liên quan đến trí tuệ nhân tạo”, và cách mà những sự phát triển này “mang lại những áp dụng ngày càng ý nghĩa trong các lãnh vực của hoạt động con người”.

Công nghệ và đạo đức

Khi tham chiếu đến Tông Thư Laudato Si, Đức Giáo Hoàng nói “lợi ích không thể chối cãi là con người có thể rút ra từ sự tiến bộ công nghệ tuỳ thuộc vào mức độ mà qua đó các cơ hội mới đang có trong tay của chúng ta được áp dụng theo một cách đạo đức”. Ngài nói đến “mô thức kĩ trị” vốn hứa hẹn những áp đặt sự tiến bộ không kiểm soát và vô giới hạn vốn đang làm nguy hại đến toàn thể nhân loại. Thay vào đó, Đức Giáo Hoàng khích lệ cách cụ thể việc nuôi dưỡng “nền văn hoá gặp gỡ và cuộc đối thoại liên ngành”.

Thiện ích chung

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khen ngợi “cuộc đối thoại bao gồm và sinh hoa trái” vốn là nét đặc thù của cuộc họp, và việc đó “sẽ giúp mọi người họ từ nhau và không cho phép bất cứ ai tự khép mình lại vào những phương pháp đã có sẵn”.

Khi nhận xét về những mục tiêu của chính cuộc họp, Đức Giáo Hoàng đã nhìn nhận thách đố của việc đưa ra cách cụ thể “cả những nguyên tắc mang tính lý thuyết và đạo đức thực tế” để “những “thách đố đạo đức được xét đến có thể được giải quyết một cách cụ thể trong bối cảnh thiện ích chung”.

Người máy

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói cách cụ thể về những vai trò tích cực và tiêu cực của người máy ở nơi làm việc: một mặt, khi “đảm nhạn những kiểu việc lặp đi lặp lại nhàm chám”, mặc khác, lấy đi “việc làm của nhiều ngàn người, đặt phẩm giá của họ vào trong tình trạng nguy”.

Trí tuệ nhân tạo

Đức Giáo Hoàng cũng nói về vấn đề trí tuệ nhân tạo. Trong khi giúp cho “việc truy cập vào nguồn thông tin đáng tin cậy”, thì AI cũng có thể làm lan toả “những ý kiến bảo thủ và dữ liệu giả” vốn có thể “thao túng ý kiến của hàng triệu người, đến mức đe doạ cả nhiều nền hiến pháp quan trọng vốn đang đảm bảo sự sống chung dân sự hoà bình”, Ngài nói.

Sự tốt lành của cá nhân

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói thêm một lời cảnh báo: “Nếu cái gọi là sự tiến bộ công nghẹ đã trở thành một kẻ thù của thiện ích chung”, Ngài nói, “thì điều này sẽ dẫn đến một sự qui hồi không may, để hình thành nên một chủ nghĩa bạo loạn vốn được vận hành theo luật của kẻ mạnh nhất”. “Thiện ích chung có thể bị tách ra khỏi sự tốt lành cụ thể của mỗi cá nhân”.

Một thế giới tươi đẹp hơn

Đức Giáo Hoàng kết thúc bằng việc khẳng định rằng “một thế giới tươi đẹp hơn là có thể nhờ vào sự tiến bộ công nghệ, nếu điều này đi kèm với một nền đạo đức được gợi hứng từ một tầm nhìn về thiện ích chung, một nền đạo đức của sự tự do, trách nhiệm và huynh đệ, có khả năng nuôi dưỡng sự phát triển toàn vẹn con người trong mối liên hệ với người khác và với toàn thể công trình tạo dựng”.

Đan Sĩ (Vatican News)

663    29-09-2019