Sidebar

Thứ Sáu
19.04.2024

Đức Giáo Hoàng nói với các tân Hồng Y: Hãy làm chứng cho Đức Kitô bằng lòng thương cảm

 Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vinh thăng 13 tân Hồng Y trong một Công Nghị tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào chiều thứ Bảy, và suy tư về tầm quan trọng của việc ý thức về lòng thương cảm của Thiên Chúa.

“Lòng thương cảm”: Đây là một từ khoá trong bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Công Nghị hôm nay, được cử hành tại Vatican trước các thành viên của Hồng Y Đoàn, và các phái đoàn đến từ 5 châu lục.

“Lòng thương cảm là một từ khoá trong Tin Mừng”, Đức Giáo Hoàng nói. “Từ ấy được viết mãi mãi trong trái tim của Thiên Chúa”.

Lòng thương cảm kiên vững

Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục khi đưa ra các gương của lòng thương cảm của Chúa Giêsu đối với những người đau khổ. “Chúng ta càng đọc, chúng ta càng chiêm niệm”, Đức Giáo Hoàng nói, “thì chúng ta càng đi đến chỗ nhận ra rằng lòng thương cảm của Chúa không phải là một tình cảm mang tính thi thoảng, rời rạc, mà là mang tính kiên định và thực ra dường như là một thái độ của trái tim Ngài”.

Chúa Giêsu là lòng thương cảm

Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng nói, “nhập thể ý muốn của Thiên Chúa để thanh luyện những người nam nữ bị tiêm nhiễm bởi sự tàn phá của tội lỗi; Ngài là ‘cánh tay nối dài của Thiên Chúa’, Đấng chạm vào da thịt của người bệnh và chu toàn công việc này bằng việc tạo nên sự kết nối cho lỗ hồng của sự chia rẽ”.

Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “đi ra tìm kiếm người bị loại trừ, những người không có niềm hy vọng”. Lòng thương cảm này luôn ở đó nơi Thiên Chúa, Đức Giáo Hoàng nói thêm, “ghi khắc trên trái tim Phụ Tử của Ngài”.

Thiếu lòng thương cảm

Tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân của Người được “thấm đẫm bằng lòng thương cảm”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, trong khi “thật buồn để nói, dường như là con người đang thiếu lòng thương cảm biết bao”. Các môn đệ của Chúa Giêsu thường thiếu lòng thương cảm, Đức Giáo Hoàng giải thích. Khi đối diện với vấn đề phải nuôi đám đông, các ông đã nói họ tự lo cho mình. “Đây là một thái độ phổ biến nơi chúng ta là những con người”, Đức Giáo Hoàng nói tiếp. “Luôn có những biện minh; đôi khi những thứ biện minh này còn được thậm chí là hợp pháp hoá và tạo nên sự “coi thường mang tính thể chế’…vốn tạo ra những tổ chức thiếu lòng thương cảm”.

Ý thức về lòng thương cảm

Sau đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các thành viên của Hồng Y Đoàn, và những người sẽ trở thành Hồng Y, khi hỏi các vị liệu các vị có ý thức “về việc là đối tượng của lòng thương cảm của Thiên Chúa hay không,…của việc luôn được đi trước và đồng hành bởi lòng thương xót của Ngài hay không”.

“Chúng ta có một sự ý thức sống động về lòng thương cảm này mà Thiên Chúa dành cho chúng ta không?”, Ngài hỏi. “Trừ khi tôi cảm thấy tôi là đối tượng của lòng thương cảm của Thiên Chúa, còn không thì tôi không thể hiểu được tình yêu của Ngài”, Đức Giáo Hoàng nói. “Nếu tôi không cảm thấy lòng thương cảm, thì làm sao tôi có thể chia sẻ, làm chứng, và ban lòng thương cảm trên người khác?”

Thể hiện lòng thương cảm

Khả năng trung thành trong sứ vụ của chúng ta tuỳ thuộc vào sự nhận thức này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói tiếp. “Sự sẵn sàng của một vị Hồng Y để đổ máu mình, như đã được chỉ ra bởi màu của dây lưng của anh em, được đảm bảo nếu sự sẵn sàng ấy bén rễ trong sự nhận thức về việc được thể hiện lòng thương cảm và trong khả năng thể hiện lòng thương cảm. Bằng không, người ta không thể trung thành”, Ngài nói.

“Nhiều hành động không trung thành về phía hàng giáo phẩm được sinh ra từ sự thiếu cảm thức về việc được thể hiện lòng thương cảm”, Đức Giáo Hoàng nói thêm, “và qua thói quen của việc chuyển hướng tầm nhìn của bản thân, một thói quen của sự thờ ơ”.

Một tâm hồn thương cảm

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc bài giảng của Ngài khi cầu nguyện xin ân sủng về một tâm hồn thương cảm, “để là những chứng nhân cho Đấng đã nhìn đến chúng ta bằng sự ưu ái, Đấng đã chọn chúng ta, thánh hiến chúng ta, và sai chúng ta đi để đem cho mọi người Tin Mừng cứu độ”.

Âu Dương Duy (Vatican News)

447    08-10-2019