Sidebar

Thứ Tư
24.04.2024

Đức Giêsu: Thiên Chúa hay chỉ là một thanh niên tốt lành?

 

Cùng phân tích 3 phương án chúng tôi đưa ra để giải thích Danh tính của Đức Giêsu: Là một kẻ nói dối, một người điên hay là Thiên Chúa?

Những tuyên bố khác biệt của Đức Giêsu về Thiên Chúa đã loại trừ việc làm phổ biến của những người theo chủ nghĩa hoài nghi xem Ngài như một người đạo đức hay một tiên tri đã nói nhiều điều sâu sắc.

Vì thế những kết luận đó được thông qua như điều duy nhất có thể chấp nhận đối với các nhà thông thái hay là kết quả hiển nhiên của một quá trình suy luận trí thức.

 

 

Vấn đề là nhiều người gật đầu đồng ý và không bao giờ nhìn ra được sự dối trá trong những lý luận như vậy.

Phân tích lời tuyên xưng Đức Giêsu là Thiên Chúa

C.S. Lewis một giáo sư đại học Cambridge và một thời gian là người theo thuyết bất khả tri, đã hiểu rõ ràng vấn đề này. Ông viết:

“Tôi đang cố gắng để ngăn chặn bất cứ ai nói điều rất ngu ngốc về Ngài rằng: ‘Tôi sẵn sàng chấp nhận Đức Giêsu là một bậc thầy luân lý vĩ đại, nhưng tôi không chấp nhận lời tuyên xưng Đức Giêsu là Thiên Chúa’. Đó là điều chúng ta không nên nói. Một thanh niên chỉ đơn thuần là một con người, đã nói những điều như Đức Giêsu đã nói, không thể là một bậc thầy luân lý vĩ đại. Ông ấy có thể là một kẻ điên cuồng – cùng mức độ với người đã nói ông là một quả trứng chần – nếu không, ông ta có thể là một Quỷ Vương. Bạn phải chắc chắn sự lựa chọn của bạn. Hoặc người thanh niên này đã và đang là Con Thiên Chúa, hoặc một người mất trí hay một cái gì đó tệ hơn”.

Sau đó, Lewis thêm rằng: “Bạn có thể kết luận rằng Ngài là một kẻ ngốc, bạn cũng có thể khạc nhổ vào Ngài và giết Ngài như một tên ác quỷ; hay bạn cũng có thể sụp lạy dưới chân và gọi Ngài là Chúa và Thiên Chúa. Đừng để chúng ta đi đến việc đưa ra những lời vô nghĩa về việc Ngài là một thầy giáo vĩ đại về nhân tính. Ngài đã không để lại câu trả lời rõ ràng cho chúng ta. Ngài không có ý định đó.”

Những lời của Kenneth Scott Latourette, nhà sử học Cơ đốc giáo ở đại học Yale: “Không phải những lời dạy của Ngài làm nên một Đức Giêsu rất đáng chú ý. Mặc dù những lời dạy đó đủ để làm nên sự khác biệt của Ngài. Đó là sự kết hợp giữa những lời dạy và chính con người Ngài. Cả hai yếu tố đều không thể tách rời.”

Đức Giêsu tuyên bố Ngài là Thiên Chúa. Ngài không để lại bất kỳ một phương án gợi mở nào khác. Lời tuyên bố đó phải là đúng hoặc sai. Vì vậy, có nhiều điều cần phải xem xét cách nghiêm túc.

Câu hỏi của Ngài với các môn đệ: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” (Mt 16, 15) có nhiều giả định đặt ra.

Đầu tiên, giả thiết rằng lời tuyên xưng ‘Ngài là Thiên Chúa’ là sai. Vậy chúng ta chỉ còn hai chọn lựa. Hoặc Ngài biết điều đó là sai chứng tỏ Ngài là kẻ nói dối, hoặc Ngài không biết, chứng tỏ Ngài là một kẻ điên khùng.

Chúng ta sẽ xem xét từng giả định riêng và kiểm chứng.

Ngài là kẻ nói dối

Nếu khi tuyên xưng điều đó, Đức Giêsu biết ông không phải là Thiên Chúa, nhưng vẫn cố tình nói dối và nhận những người theo mình cách toan tính.

Nhưng nếu ông ta là một kẻ nói dối, ông ta cũng là một kẻ giả hình. Bởi chính ông dạy dỗ người khác phải thành thật bằng bất cứ giá nào, trong khi chính ông dạy và sống với sự gian dối to lớn.

Hơn thế nữa, ông là một tên quỷ. Bởi ông đã nói với người khác hãy tín thác vào ông về cuộc sống đời đời của họ. Nếu ông không thể thực hiện lời tuyên bố của mình và đã biết trước điều đó, thì ông ta là một kẻ độc ác vô cùng tận.

Cuối cùng, ông ta cũng là một kẻ ngốc nghếch bởi lời tuyên bố ‘là Thiên Chúa’ đã dẫn ông đến với cái chết trên thập giá của mình.

Nhiều người sẽ nói rằng Đức Giêsu là người thầy luân lý vĩ đại. Hãy thực tế một chút. Làm sao ông ta có thể là một bậc thầy vĩ đại và làm cho người khác hiểu sai về điều quan trọng nhất trong giáo huấn của mình – bản tính của chính ông ta? Bạn phải kết luận cách hợp lý rằng ông ta là kẻ nói dối có suy tính.

Cái nhìn này về Đức Giêsu, dù sao cũng không giống với những gì chúng ta biết về Ngài và cả cuộc sống và giáo huấn của Ngài.

Ở bất cứ đâu Đức Giêsu đã đến rao giảng, cuộc sống đều được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Các quốc gia trở nên tốt hơn, kẻ trộm được biến đổi nên trung thực, người nghiện rượu được chữa lành, những người hận thù thành nơi trao yêu thương, kẻ bất công trở nên chính trực.

William Lecky một trong những sử gia nổi tiếng nhất ở Anh và là một người tận tâm với việc chống lại tổ chức Cơ đốc giáo, đã viết: “Điều đó đã được dành riêng cho Cơ đốc Giáo để giới thiệu với thế giới về một nhân cách lý tưởng qua tất cả những thay đổi trong 18 thế kỷ qua, đã truyền vào trái tim con người một tình yêu mãnh liệt; cho thấy khả năng hoạt động trong mọi lứa tuổi, mọi quốc gia, mọi tính khí và thân phận; đó không chỉ là mẫu gương cao nhất về đức hạnh mà còn là sự khích lệ mạnh mẽ nhất để thực thi… Bản ghi chép đơn sơ về những việc đã làm trong ba năm hoạt động công khai ngắn ngủi đã tái sinh và làm mềm lòng nhân loại hơn tất cả các cuộc phân tích của các triết gia và tất cả những lời khuyên của các nhà đạo đức.”

Nhà sử học Philip Schaff nói: “Làm thế nào, bằng một cái tên hợp lý, khả năng thông thường và sự trải nghiệm, một kẻ lừa đảo – một người đàn ông dối trá, ích kỷ, đồi bại – đã có thể sáng chế và kiên định bảo vệ từ đầu đến cuối, nhân vật trong sạch nhất và đáng kính nhất được biết đến trong lịch sử với thái độ hoàn hảo nhất của lẽ phải và thực tế? Làm thế nào Ngài có thể xây dựng ý tưởng và thực hiện thành công một kế hoạch yêu thương vô nhị, đạo đức cao cả, siêu phàm và hy sinh chính mạng sống mình cho kế hoạch đó trước những thành kiến mạnh mẽ của dân tộc và thời đại của Ngài?”

Nếu Đức Giêsu chỉ muốn người ta theo Ngài và tin Ngài là Thiên Chúa, tại sao lại tới với dân Do Thái? Tại sao phải dùng thân phận một người thợ mộc Nazaret để đến với một dân tộc nhỏ bé, ít người và tuyệt đối thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất? Tại sao Ngài không đến với Ai Cập hay Hy Lạp nơi mà người ta tin đa thần và thờ nhiều ngẫu tượng khác nhau?

Những người đã sống như Đức Giêsu đã sống, dạy như Đức Giêsu đã dạy và chết như Đức Giêsu đã chết không thể nào là một kẻ nói dối.

Phải chăng Ngài là một người điên?

Không thể tưởng tượng được Đức Giêsu lại là một kẻ nói dối, vậy có thực Ngài nghĩ mình là Thiên Chúa, nhưng lại bị nhầm lẫn? Sau tất cả, có thể là cả hai điều: chân thành và sai sót.

Nhưng chúng ta phải nhớ rằng, việc người nào đó nghĩ họ là Thiên Chúa, đặc biệt trong một nền văn hóa tin Một Chúa duy nhất cách mãnh liệt như Do Thái, sau đó lại nói với những người khác rằng sự sống đời đời của họ tùy thuộc vào việc tin ở người đó, thì không phải là ánh sáng của một trí tưởng tượng phong phú mà là suy nghĩ của một người điên trong mọi chiều hướng.

Đức Giêsu Kitô là một người như thế nào?

Ai tin mình là Thiên Chúa thì cũng giống như vài người ngày nay nghĩ mình là Napoleon. Người đó sẽ bị đánh lừa và tự lừa dối chính mình. Có lẽ người đó sẽ bị khóa chặt lại, như thế họ sẽ không làm tổn thương chính mình hay người khác.

Tuy nhiên, ở Đức Giêsu, chúng ta không nhìn thấy những điều bất thường, bất cân bằng đi kèm với chứng loạn trí. Tư cách và sự điềm tĩnh của Ngài chắc chắn sẽ là điều hết sức kinh ngạc nếu Ngài là một kẻ mất trí.

Noyes và Kolb, trong một báo cáo y khoa, đã mô tả người bị tâm thần phân liệt thì giống với người bị tự kỷ hơn là thực tế. Tâm thần phân liệt mong ước thoát khỏi thế giới thực. Đối diện với điều đó, đòi hỏi ở lại với Thiên Chúa chắc chắn sẽ là một cuộc tĩnh tâm thoát khỏi thực tiễn.

Trong ánh sáng của những điều khác, chúng ta biết về Đức Giêsu, khó để tưởng tượng rằng Ngài bị xáo trộn về tinh thần. Đây là người đàn ông đã nói những điều sâu sắc nhất được ghi chép lại. Sự chỉ dẫn của Ngài đã giải phóng nhiều cá nhân bị nô lệ tinh thần.

Clark H. Pinnock thắc mắc: “Có phải ông ấy đã lầm lẫn về sự vĩ đại của mình, một người hoang tưởng, một kẻ lừa gạt vô tình, một người bệnh tâm thần phân liệt? Lần nữa, kỹ năng và chiều sâu của những giáo huấn của ông ấy nuôi dưỡng toàn bộ trí tuệ đúng đắn của ông. Giá mà chúng ta cũng chuẩn mực như ông ấy!”

Một sinh viên ở đại học California đã kể với tôi, giáo sư tâm lý của anh ta đã nói trước lớp rằng: Tất cả những gì ông ấy phải làm là cầm cuốn Kinh Thánh lên và đọc vài đoạn trong những bài giảng của Đức Kitô cho bệnh nhân của ông ấy nghe. Đó là tất cả những lời khuyên mà họ cần.

Bác sĩ tâm thần J. T. Fisher phát biểu: “Nếu bạn đã tổng kết được tất cả những bài viết có căn cứ đích xác được viết bởi các nhà tâm lý và bác sĩ tâm thần có chuyên môn nhất về vấn đề vệ sinh tâm lý – nếu bạn đã phối hợp, chắt lọc và loại bỏ những phát biểu dư thừa – nếu bạn lấy tất cả phần thịt mà loại bỏ cần tây, nếu bạn có những đoạn ngắn nguyên tuyền của kiến thức khoa học súc tích được thể hiện bởi những tác giả hiện thời có khả năng nhất, bạn sẽ có một kết luận rườm rà và thiếu đầy đủ của Bài Giảng Trên Núi. Và nó sẽ phải chịu đựng cùng cực qua việc đối chiếu, so sánh. Bởi vì gần 2000 năm qua, Kitô giáo toàn cầu đã nắm trong tay những câu trả lời hoàn hảo cho những mong mỏi không ngừng nghỉ và vô ích. Ở đây… dừng lại với bản kế hoạch cho cuộc sống thành công của con người với sự lạc quan, tinh thần khỏe mạnh và sự bằng lòng.”

 S. Lewis viết: “Lịch sử khó khăn của việc trao ban sự sống, lời nói và ảnh hưởng của bất kỳ lời giảng nào của Đức Giêsu cũng không gian khổ hơn sự rao giảng của các Kitô hữu, đó là điều tuyệt vời. Sự không thống nhất giữa chiều sâu và sự ngay thẳng… của những lời dạy và chứng hoang tưởng quá khích đều phải nằm dưới những giảng dạy thần học của Ngài, trừ khi Ngài thực sự là Thiên Chúa – điều chưa bao giờ được giải thích cách hài lòng. Do đó, các giả thuyết không phải Cơ đốc giáo đã thành công ở việc sinh sôi không ngừng nghỉ trong sự hoang mang.”

 Philip Schaff đưa ra: “Là khả năng hiểu biết – rõ ràng như bầu trời, giăng lối như không khí trên núi, sắc nhọn và bén nhạy như một thanh gươm, hoàn toàn lành mạnh và đầy khí lực, luôn sẵn sàng và luôn bình tĩnh – chịu trách nhiệm về sự lừa gạt căn bản và nghiêm trọng nhất về đặc tính và sứ mạng của Ngài. Trí tưởng tượng phi lý!”.

 Phải chăng Ngài là Thiên Chúa?

Tôi không thể kết luận cách cá nhân rằng Đức Giêsu là một kẻ nói dối hay một tên điên dại. Chỉ còn một phương án khác rằng Ngài là Đức Kitô, Con Thiên Chúa như Ngài đã tuyên bố.

Khi tôi nói đến điều này với phần lớn người Do Thái, ‘Thú vị biết bao!’ họ trả lời như vậy. Họ thường nói với tôi, Đức Giêsu là một người đạo đức, ngay thẳng, một vị lãnh đạo tôn giáo, một thanh niên tốt lành hay đại loại như một nhà tiên tri. Sau đó tôi chia sẻ với họ về những lời tuyên xưng của Đức Giêsu làm nên chính Ngài và là ‘chất liệu’ làm nên bộ ba suy đoán (kẻ nói dối, tên điên hay Thiên Chúa).

Sau đó, tôi hỏi liệu họ có tin Đức Giêsu là một kẻ nói dối, họ trả lời một từ sắc bén: ‘Không!’.

Tôi hỏi, “Thế bạn có tin Ngài là tên điên khùng?’. Câu trả lời là ‘Dĩ nhiên là không!’

“Thế bạn tin Ngài là Thiên Chúa?”

Trước khi tôi kịp hít thở thêm lần nữa. Họ khẳng định “Tuyệt đối không!”

Vấn đề với 3 phương án là không điều nào có thể – bởi vì hiển nhiên cả 3 điều đều có khả năng. Thay vào đó, câu hỏi đặt ra là “Điều nào khả quan hơn?”

Ai trong các bạn phân định Ngài không phải là một người sở hữu trí tuệ vớ vẩn. Bạn cũng không thể đặt Ngài là một giáo viên luân lý vĩ đại cho xong. Đó là một chọn lựa vô căn cứ.

“Nhưng” Thánh Gioan Tông Đồ đã viết “những điều đã được viết ở đây là để anh em tin Đức Giêsu là Đấng Kitô Con Thiên Chúa, và” điều quan trọng hơn là “để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (Ga, 20, 31).

Bằng chứng rõ ràng cho việc Đức Giêsu là Thiên Chúa. Tuy nhiên, vài người bác bỏ bằng chứng rõ ràng này vì những liên quan luân lý kéo theo. Họ không muốn đối mặt với trách nhiệm và những hệ quả của việc gọi Ngài là Thiên Chúa.

 

Trích từ cuốn sách A Ready Defense của Josh McDowell.

Mary Nguyễn chuyển ngữ từ https://www.cru.org/

845    12-11-2018