Sidebar

Thứ Năm
28.03.2024

Đức Phanxicô: “Các bạn trẻ không được để mình bị biến chất!”

 

Trong quyển sách mới của mình, Đức Phanxicô cảnh báo chống các vết thương hiện đại của chúng ta và không theo bè phái. “Chúa thì trẻ”, quyển sách Đức Phanxicô nói chuyện với nhà nghiên cứu, nhà báo trẻ Thomas Leoncini.

Nặng về thiêng liêng hơn là thần học, về mục tử hơn là người rao giảng, Đức Jorge Bergoglio muốn trao truyền kinh nghiệm.

Rõ ràng Đức Phanxicô không bao giờ ở nơi mình đang chờ! Từ năm năm nay, kể từ ngày ngài đưa ra câu chào trứ danh “Chào buổi chiều” ở ban-công Đền thờ Thánh Phêrô để giới thiệu mình với thế giới, giáo hoàng Châu Mỹ La Tinh, giáo hoàng Dòng Tên không đến từ Âu châu, Đức Phanxicô không ngừng đi con đường ngược chiều, các con đường của vùng ngoại vi.  Trong quyển sách mới “Chúa thì trẻ” (Dieu est jeune) của các nhà xuất bản Robert Laffont và Presses de la Renaissance sẽ phát hành vào ngày 22 tháng 3 sắp tới, báo Le Point trích một vài trích đoạn cuộc nói chuyện của Đức Phanxicô với nhà nghiên cứu, nhà báo trẻ người Ý Thomas Leoncini. Cuộc trao đổi phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề, có các câu nổi bật, các câu lý thú, các đề tài mở rộng lạ lùng, chẳng hạn từ đá banh đến hy vọng, đến tha thứ…

Tinh thần sắc bén được nuôi dưỡng bởi các Bài tập linh thao, trong đó Thánh I-Nhã, nhà sáng lập Dòng Tên đã có rất nhiều phản ảnh từ các bài Phúc Âm với các kinh nghiệm riêng đời sống của mình, các “động thái tâm hồn” theo Thánh I-Nhã mà Đức Phanxicô thường trích trong các bài nói chuyện của mình, các kinh nghiệm sống rất cụ thể. Nặng về thiêng liêng hơn là thần học, về mục tử hơn là người rao giảng, người lãnh đạo của 1 tỷ 200 000 tín hữu muốn trao truyền một kinh nghiệm, kinh nghiệm của ngài cho người đối diện, nhưng qua đó là cho tất cả các bạn trẻ, những người ngài đặt trọng tâm vào triều giáo hoàng của mình, mà ngày hôm nay 300 người trẻ đang về Rôma để chuẩn bị cho thượng hội đồng giới trẻ sẽ tổ chức vào tháng 10 sắp tới.

Tham nhũng biến chất, vết thương của thời hiện đại

Và nhất là ngài muốn chia sẻ hành trang thiêng liêng với các thanh niên nam nữ, những ngày ngài cho là ngôn sứ của thời đại, ngài ca ngợi động thái của họ, và ngài mong những người lớn tuổi cũng thích nghi theo. Trong các trích đoạn sau, người của hành động, người của biến đổi đã nói và truyền lệnh cho người đối thoại với mình “làm và không nói”. “Nếu bạn bắt đầu nói là bạn bắt đầu kéo bè, và kéo bè là sử dụng dân chúng”, Đức Phanxicô đưa ra một trong các câu kinh ngạc, mà chỉ duy có ngài mới nắm được bí mật và mời gọi chúng ta suy nghĩ.

Tất cả cũng như đoạn chúng tôi trích về tham nhũng, vết thương hiện đại, gồm lời mời gọi lớn lao là đón nhận mọi chứng tá, kể cả chứng tá của kẻ có tội ăn năn trở lại. “Ngay cả người lớn tuổi khi họ ăn năn, ngày xưa họ từng là người tham nhũng biến chất thì họ cũng có thể hữu ích cho sự phát triển của người trẻ, vì họ biết các cơ chế của tham nhũng”. Chúng tôi đã nói, Đức Giáo hoàng không ngừng làm chúng ta ngạc nhiên. 

Trích đoạn 4 “Làm và không nói”

Khi tôi ở Krakow trong Ngày Thế giới Trẻ, một sinh viên hỏi tôi: “Làm sao con có thể nói chuyện với một trong các bạn đồng thời của con nếu bạn đó vô thần? Con có thể nói gì với một bạn trẻ vô thần, họ không có một quan hệ gì với Chúa?”

Tôi đã trả lời cho anh: “Tại sao con dứt khoát phải nói? Chúng ta phải làm và không nói. Vậy con phải làm. Các bạn trẻ rất nhạy cảm với các chứng tá, họ cần người làm gương, những người làm những chuyện không chờ gì ở người khác, những người chứng tỏ họ là như vậy, chấm hết. Chính họ, những người trẻ khác sẽ đặt câu hỏi cho con, khi đó là lúc con trả lời, con nói”. (…)

Chúa sinh ra chúng ta tất cả, không phân biệt. Chúa cũng là mẹ chúng ta. Đức Gioan-Phaolô I đã nhấn mạnh hình ảnh Chúa là mẹ nhân loại. (…)

Các cảm nhận về lòng dịu dàng thường hay lặp đi lặp lại trong Sách Thánh, tình yêu Thiên Chúa ở tận trong sâu thẳm khó để dùng lời con người để nói. Tôi thấy đoạn Phúc Âm Thánh Luca 13, 34 thật ý nghĩa: “Giêrusalem, Giêrusalem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu!” Khi Chúa Giêsu nói những lời này, Ngài khóc cho Giêrusalem…

Nhưng tôi cũng muốn nói thêm một vài điều về Chúa. Trong sách Khải huyền (21, 5) có câu: “Đấng ngự trên ngai phán: ‘Này đây Ta đổi mới mọi sự”. Vì thế Chúa là Đấng đổi mới tất cả mọi sự, không ngừng, bởi vì Ngài luôn mới: Chúa thì trẻ! Chúa là vĩnh cửu, Chúa không có thời gian nhưng có thể làm mới, làm trẻ liên tục và làm trẻ mọi sự. Các nét đặc trưng của người trẻ cũng là các nét của Ngài. Ngài trẻ vì Ngài “làm chuyển động mọi sự” và Ngài yêu những điều mới mẻ; bởi vì Ngài làm kinh ngạc và ngài thích những chuyện kinh ngạc; bởi vì Ngài  được mạc khải và Ngài có khát khao của các giấc mơ của chúng ta; bởi vì Ngài mạnh mẽ và nhiệt tình; bởi vì Ngài xây dựng các quan hệ và Ngài đòi hỏi chúng ta cũng phải xây dựng, bởi vì Ngài mang tính xã hội.

Tôi đưa ra hình ảnh của một người trẻ và tôi thấy ở họ một khả năng “vĩnh cửu”, lên đường với tất cả sự trong sáng, sáng tạo, can đảm, năng lực, đi kèm theo là các giấc mơ và minh triết của người lớn tuổi. Đó là một chu kỳ, tạo một tiếp nối mới nhắc cho tôi hình ảnh của vĩnh cửu. (…)

Đó là thượng hội đồng các giám mục nhưng để phục vụ tất cả người trẻ, có đạo hay không có đạo. Chúng ta không tạo khác biệt ở đây vì có thể làm cho đối thoại bị khép lại: khi tôi nói tất cả là tôi muốn nói tất cả. Bạn là người trẻ? Bạn có thể lên tiếng, chúng tôi ở đây để nghe bạn. Trước khi thượng hội đồng họp, có thể có một cuộc họp các bạn trẻ để họ cùng thảo luận nhiều chủ đề khác nhau, sau đó kết quả các cuộc thảo luận này sẽ được đưa cho các giám mục: tôi tin chính tinh thần cởi mở này sẽ kích thích đối thoại và đối diện tích cực. 


Trích đoạn 5 “Tham nhũng biến chất”

Chủ đề tham nhũng biến chất được nằm trong chương trình bàn thảo. Nhưng người trẻ không được chấp nhận tham nhũng biến chất, không được xem đây là một tội bình thường, các người trẻ không bao giờ được quen lờn với tham nhũng biến chất, bởi vì những gì chúng ta buông kệ hôm nay, nó sẽ thể hiện ngày mai, cho đến khi chúng ta thành thói quen, chính chúng ta phải trở thành bánh xe thiết yếu. Các người trẻ và người lớn tuổi cùng chia sẻ tính trong sáng. Người trẻ, người lớn tuổi chúng ta phải tự hào đã cùng gặp nhau – trong sáng, tinh tuyền và thánh thiện – để mở ra một tiến trình của một đời sống chung không bị ô nhiễm bởi tham nhũng biến chất. Tôi muốn giải thích ý tưởng trong sáng, một ý tưởng hội tụ nơi người trẻ và người lớn tuổi. Họ tinh tuyền vì họ không biết tham nhũng trong da thịt họ, họ đang ở một mức độ nào đó có thể định hình được trong hiện tại, đến mức có thể nguy hiểm vì sự tinh tuyền mà chúng ta đang sống, có thể biến đổi ra một cái gì đó xấu, bẩn, không tinh tuyền, nhất là khi chúng ta phải đối diện với các cám dỗ lặp đi lặp lại không ngừng của kéo bè kéo phái cũng như bao nhiêu là lời mời gọi phải phù hợp với đám đông. Với tuổi già – ít nhất là trong chung chung, vì đáng tiếc có những trường hợp đặc biệt không được tích cực – con người quay trở lại trong một hình thức nào đó của tình trạng “tinh khiết” của họ, họ đánh mất đi mong muốn thành công, khao khát quyền lực, họ không còn bị điều kiện hóa bởi sự phù du như họ có thể có ở tuổi trưởng thành. Và chú ý: ngay cả người lớn tuổi khi họ ăn năn, ngày xưa họ từng là người tham nhũng biến chất thì họ cũng có thể hữu ích cho sự phát triển của người trẻ, vì họ biết các cơ chế của tham nhũng, họ nhận ra, họ định danh để có thể giúp người trẻ, qua kinh nghiệm của họ làm thế nào để khỏi rơi vào bẫy tham nhũng biến chất, giải thích cho người trẻ làm sao chấm dứt với tham nhũng biến chất. Vì thế chứng từ là rất quan trọng.

Người tham nhũng không biết khiêm tốn, họ luôn xoay xở để nói “không phải tôi”, với bộ mặt thánh họ sống bề ngoài, họ cảm thấy mệt mỏi khi xin tha thứ và họ dừng lại, họ không muốn xin tha thứ. Ngược lại với Thánh Kinh, Thánh Mát-thêu, người kẻ trộm lành, ông Giakêu đều là các nhân vật đã phạm tội, nhưng họ không bị biến chất, họ không nhường bước trước sự thoái hóa; họ ở trong phao cứu che chở họ.

Một luồng hy vọng trong tâm hồn đủ để cho Chúa đi vào.

Chúng ta nói nhiều về người trẻ, nhưng vẫn còn hy vọng khi các người trẻ chưa bị thoái hóa.

“Chúa thì trẻ, Nói chuyện với Thomas Leoncini” Nxb. Robert Laffont – Presses de la Renaissance.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

458    30-11--0001