Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Hãy theo Chúa trên con đường khổ giá

Thứ Sáu Tuần VI Mùa Thường Niên 

 St 11, 1-9; Mc 8, 34-39   (Hl 8, 34 - 9, 1)

HÃY THEO CHÚA TRÊN CON ĐƯỜNG KHỔ GIÁ

Con đường thập giá, chẳng những Chúa Giêsu đã chọn cho riêng mình, mà Người đã chọn cho tất cả những ai muốn theo Người: "Nếu ai muốn theo tôi, thì..."

Tất cả mọi Kitô hữu (giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân) có đón nhận thập giá, mới trở thành môn đệ Chúa Giêsu.

Thật khó cho tất cả chúng ta đang bước theo chân Chúa Giêsu, vì có ai dại gì mà đón nhận đau khổ, thử thách cho mình, làm khổ thân mình bao giờ. Thông thường, chúng ta chỉ muốn được hơn là muốn mất; chúng ta muốn được yên thân, được bình an và hạnh phúc hơn là chịu đau khổ, gian nan, thiếu thốn.

Giáo Hội hiện tại rất đa năng đa dạng, Giáo Hội có thể có mặt một cách khéo léo và hiệu quả trong hầu hết mọi lãnh vực của đời sống con người; nhưng đôi khi Giáo Hội đã bỏ quên một sở trường có thể là quan trọng nhất, đó là làm người phát ngôn bảo vệ các giá trị tuyệt đối của Tin Mừng và bảo vệ cho đến cùng như được nhắc lại trong Tin Mừng hôm nay.

Sau khi nghe Phêrô nói lên sự thật: "Thầy là Ðức Kitô", thì Chúa Giêsu xác định rõ hơn thế nào là Kitô theo quan điểm của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không ngần ngại minh định tư cách Kitô của mình, đó là một Ðấng Kitô theo hình ảnh của Người Tôi Tớ Yavê như được nhắc đến trong sách Tiên tri Isaia. Ngài sẽ không là Ðấng Kitô theo ý riêng của mình, nhưng hoàn toàn theo ý Thiên Chúa Cha như đã được tiên báo nơi hình ảnh người tôi tớ Yavê và ngày càng được mạc khải rõ hơn nơi Người Con yêu dấu của Thiên Chúa; Thiên Chúa muốn Ngài hoàn thành kế hoạch bằng chính đau khổ và cái chết của Ngài. Mạc khải ấy lẽ ra phải được các môn đệ đón nhận với cảm thông và chia sẻ. Phêrô đã đại diện các Tông đồ để tuyên xưng: "Thầy là Ðức Kitô", nhưng chỉ tiếc liền sau đó, ông đã không hoàn toàn cảm nghĩ theo cách thức Thiên Chúa, nhưng đã theo cách thức nhân loại. Phêrô phản đối thái độ vâng phục của Chúa Giêsu, và một cách vô tình, ông đã lôi kéo Ngài ra khỏi tư cách Kitô.

Sau khi nghe Phêrô nói lên sự thật: "Thầy là Ðức Kitô", thì Chúa Giêsu xác định rõ hơn thế nào là Kitô theo quan điểm của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không ngần ngại minh định tư cách Kitô của mình, đó là một Ðấng Kitô theo hình ảnh của Người Tôi Tớ Yavê như được nhắc đến trong sách Tiên tri Isaia. Ngài sẽ không là Ðấng Kitô theo ý riêng của mình, nhưng hoàn toàn theo ý Thiên Chúa Cha như đã được tiên báo nơi hình ảnh người tôi tớ Yavê và ngày càng được mạc khải rõ hơn nơi Người Con yêu dấu của Thiên Chúa; Thiên Chúa muốn Ngài hoàn thành kế hoạch bằng chính đau khổ và cái chết của Ngài. Mạc khải ấy lẽ ra phải được các môn đệ đón nhận với cảm thông và chia sẻ. Phêrô đã đại diện các Tông đồ để tuyên xưng: "Thầy là Ðức Kitô", nhưng chỉ tiếc liền sau đó, ông đã không hoàn toàn cảm nghĩ theo cách thức Thiên Chúa, nhưng đã theo cách thức nhân loại. Phêrô phản đối thái độ vâng phục của Chúa Giêsu, và một cách vô tình, ông đã lôi kéo Ngài ra khỏi tư cách Kitô.

Chúa Giêsu chẳng những quở trách Phêrô, Ngài còn đưa ra một giáo huấn quan trọng: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta". Từ nay cả Phêrô lẫn những ai muốn làm môn đệ Chúa đều phải sống thân phận tôi tớ như Chúa. Nhưng Ngài còn thêm: "Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất". Làm tôi tớ Thiên Chúa, từ bỏ chính mình, vác thập giá, đồng nghĩa với chấp nhận hy sinh mạng sống mình vì Tin Mừng. Nếu có bao giờ con người cảm thấy ngại ngùng với những yêu sách đó, thì cần phải nhớ một lời cảnh giác của Chúa cũng như trong bối cảnh đó: "Ai hổ thẹn chối Ta và các lời Ta, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn chối nó, khi Ngài đến trong vinh quang Cha Ngài với các thánh thiên thần."

Tại sao Chúa Giêsu đòi các môn đệ phải từ bỏ mình và vác thập giá? Có hai lý do :

Một là rèn luyện các môn đệ, để các ông biết đi vào con đường hẹp, con đường đau khổ, con đường hy sinh và sẵn sàng từ bỏ những tính toán, những khuynh hướng xấu có sẵn trong con người. Có khổ luyện thì con người mới thành người, như người xưa dạy rằng : “Lửa thử vàng, gian nan thử đức”.

Hai là để các môn đệ trở thành những con người can đảm, hy sinh, chấp nhận những thiệt thòi, và đón nhận thập giá trên con đường dấn thân phục vụ, rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Nhờ lòng can đảm, chấp nhận thiệt thòi nơi bản thân, các môn đệ ngày càng trở nên giống Chúa hơn nữa.

Chúa Giêsu chẳng những quở trách Phêrô, Ngài còn đưa ra một giáo huấn quan trọng: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta". Từ nay cả Phêrô lẫn những ai muốn làm môn đệ Chúa đều phải sống thân phận tôi tớ như Chúa. Nhưng Ngài còn thêm: "Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất". Làm tôi tớ Thiên Chúa, từ bỏ chính mình, vác thập giá, đồng nghĩa với chấp nhận hy sinh mạng sống mình vì Tin Mừng.

Nếu có bao giờ con người cảm thấy ngại ngùng với những yêu sách đó, thì cần phải nhớ một lời cảnh giác của Chúa cũng như trong bối cảnh đó: "Ai hổ thẹn chối Ta và các lời Ta, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn chối nó, khi Ngài đến trong vinh quang Cha Ngài với các thánh thiên thần."

Ðành rằng con đường của Chúa là cả một đoạn trường, nhưng đã là môn đệ Chúa và muốn thi hành số mệnh của mình, chúng ta không còn một chọn lựa nào khác. Xin Chúa cho chúng ta can đảm sống đúng tư cách môn đệ của Chúa, mạnh dạn thực hiện những đòi hỏi của Tin Mừng, để ngày nay Danh Chúa được mọi người nhận biết và mai sau chúng ta được Chúa đón nhận vào Nước Trời.

Lời kêu gọi của Chúa nhắc chúng ta rằng : Không có con đường nào khác, cũng không có cách thức nào khác có thể đưa chúng ta đến hạnh phúc thật.

“Ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình.”

Chúa mời gọi chúng ta phải tập luyện để đi vào con đường thập giá của Chúa, một cách kiên trì và liên tục, bằng những hy sinh, từ bỏ cách tự nguyện.

Bước vào con đường thập giá, chấp nhận những thử thách gian nan, sức của ta có hạn, cần có ơn Chúa trợ giúp.

Chúng ta hãy theo gương Chúa Giêsu, Đấng đã chịu chết trên thập giá và đã sống lại. Chúng ta theo gương các tông đồ đã can đảm, hy sinh ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân, cũng đã chịu tử đạo, chịu chết và được nên giống như Thầy Giêsu. Chúng ta noi gương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, là những bậc tiền bối của Giáo Hội Việt Nam và của người tín hữu Việt Nam đã hy sinh tưới gội máu đào của mình để xây dựng đức tin và Giáo Hội Việt Nam, và trở thành những tấm gương sáng cho tất cả con cháu của các ngài.

Chân Phước Anrê Phú Yên đã nói những lời cuối cùng trước khi bị trảm quyết rằng : “Chúng ta hãy lấy tình yêu để đáp trả tình yêu của Chúa chúng ta, hãy lấy mạng sống đáp trả mạng sống".

Trong gia đình của chúng ta, luôn có những khó khăn, thử thách xảy đến. Chúng ta hãy tin tưởng vào tình thương của Chúa nâng đỡ và giúp cho gia đình vượt qua những sóng gió. Đồng thời, nhờ có tình yêu, lòng hy sinh và can đảm của mỗi người, chắc chắn gia đình chúng ta sẽ tìm thấy niềm vui, hạnh phúc.

1580    17-02-2017 04:09:19