Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Lịch sử đứng về phía các tín hữu Trung Quốc

 

 
Các cộng đồng giáo dân ở Trung Quốc khôn khéo trong cách tổ chức cuộc sống và sống đức tin

lay-chinese-communities.jpg
Người Công giáo Trung Quốc cầu nguyện tại Vương Cung
Thánh Đường Đức Mẹ Sheshan ở Thượng Hải.
Ảnh: Peter Parks/AFP

Khi nào họ mới biết? Liều thuốc bổ tốt nhất khơi dậy niềm tin tôn giáo mạnh mẽ đích thực và cam kết lớn lao hơn trong một xã hội độc tài là ngược đãi tín đồ.

 

Và tình trạng này đang tái diễn mạnh mẽ tại Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc – phổ biến nhất là nơi người Hồi giáo ở Tân Cương, theo tin cho biết tại đây có hàng trăm ngàn người, có thể là một triệu người Duy Ngô Nhĩ hiện đang bị giam trong các trại cải tạo.

 

Điều tương tự cũng đang xảy ra với Kitô hữu thuộc tất cả các giáo phái, người theo Phật giáo và ngay cả tín đồ Lão giáo, tôn giáo bản địa, trên khắp Trung Quốc, nhưng có thể không mạnh bằng người Hồi giáo dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Nhưng mục đích và ý định giống nhau.

 

Tình trạng ngược đãi tín đồ như thế không thấy từ khi ‘lãnh tụ vĩ đại của dân nhân (hay còn gọi là Mao Trạch Đông) khởi xướng cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản (1966-1976). Vốn là một sự kiện, nên nó không mang tính vô sản hay cách mạng, mà là một cuộc tranh giành quyền lực tàn nhẫn trong nội bộ đảng Cộng sản, không may đã lan tỏa trong công chúng. Và nó nói về củng cố quyền lực hơn là thay đổi mang tính cách mạng.

 

Làn sóng ngược đãi hiện nay nhắm vào các tín hữu nằm trong chiến dịch lớn hơn nhiều đó là một cuộc đàn áp đối với bất kỳ hình thức bất đồng chính kiến nào hay bất kỳ tổ chức nào có thể trở thành nơi trú ẩn cho các nhà bất đồng chính kiến. Và nó cho thấy rõ ràng sự bất an như thế nào trong thể chế chính trị của Trung Quốc. Nếu có bất kỳ nhóm lãnh đạo nào khăng khăng khẳng định họ đang nắm được bao nhiêu quyền lực, bạn có thể đoán được là họ nghĩ mình không thể có.

 

Không ai biết chính xác chuyện gì đang xảy ra nơi người Hồi giáo. Chính quyền đang kiểm soát họ chặt chẽ và nói đó chỉ vì lợi ích của họ.

 

Tuy nhiên, đối với Kitô hữu nói chung và người Công giáo nói riêng, bằng chứng bằng hình ảnh và báo cáo chi tiết, hiện nay là một vấn đề ai cũng biết.

 

Và thử đoán xem đó là gì? Câu trả lời có thể đoán được đã rõ ràng nơi Kitô hữu, các cộng đồng bí mật mọc lên như nấm. Theo như  www.ucanews.com đưa tin, nếu người Công giáo ở Trung Quốc không thể đến nhà thờ được, họ mang nhà thờ về nhà, và người Tin Lành cũng đang làm như thế.

 

Và chuyện gì đang xảy ra? Công an đang đàn áp “các nơi thờ tự không được cấp phép” trong các cộng đồng không “đăng ký”. Cuộc đàn áp đang tái diễn và như trong bộ phim Casablanca khi Thiếu tá Strasser, đảng viên đảng Quốc xã, bị Rick (Humphrey Bogart) bắn trước mặt Đại úy Renault, đây là lúc “vây bắt các nghi phạm thông thường!”

 

Chuyện này đã có tiền lệ trong lịch sử ở Trung Quốc và còn có ở Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Chuyện đó đã xảy ra có lúc qua nhiều thập niên và có lúc qua hàng thế kỷ? Tín hữu có thể bị tàn sát, linh mục bị sát hại và những người thay thế họ bị ngăn cản nhưng các cộng đồng vẫn tồn tại và xuất hiện nguyên vẹn ngay sau khi hành động tàn bạo đó chấm dứt.

 

Khi người ngoại quốc được phép trở lại Hàn Quốc vào giữa thế kỷ 19, họ phát hiện các cộng đồng Công giáo nhỏ nhưng đầy nhiệt huyết vốn không từng thấy linh mục trong 70-80 năm. Khi các tu sĩ dòng Tên đến Trung Quốc vào những năm 1840, họ phát hiện các cộng đồng đầy nhiệt thành ở nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc không thấy mặt linh mục từ những năm 1770.

 

Tại Việt Nam, Giáo hội Công giáo được thành lập nhờ những người Công giáo Nhật Bản chạy trốn cuộc bách hại ở quê hương họ, để rồi bị ngược đãi nhiều hơn tại Việt Nam vào thế kỷ 17, vẫn còn tồn tại khi các thừa sai đến đây cùng với người Pháp vào những năm 1840.

 

Ngay cả ở Nhật Bản, sau thời Minh Trị Duy tân năm 1868, khi người nước ngoài một lần nữa được phép nhập cảnh Đất nước mặt trời mọc, họ phát hiện các cộng đoàn giáo dân tồn tại đến 200 năm mà không có linh mục – các Kitô hữu bí mật này theo đạo Công giáo từ thế kỷ 16. Tất cả đều là các cộng đoàn giáo dân sống động.

 

Trung Quốc chứng kiến Kitô giáo phát triển nhanh chóng vào các thập niên 1980 và 1990. Không người nào có được con số chính xác hay đáng tin cậy vì tất cả các hồ sơ lưu trữ về Kitô giáo cuối cùng cũng bị công an tịch thu và không ai muốn nằm trong danh sách của họ. Nhưng trong hàng chục triệu người và nhiều nơi trong đất nước này đang bị nhắm mục tiêu trong cuộc đàn áp hiện nay có các biệt danh như “little Jerusalem” vì có rất nhiều Kitô hữu trong đó.

 

Và tại sao có rất nhiều người Trung Quốc trở thành Kitô hữu vậy? Một phần do chính quyền. Hành động xóa sổ văn hóa Khổng giáo của chủ tịch Mao và loại bỏ các truyền thống tôn trọng và giá trị trong các mối quan hệ đã dẫn đến một xã hội trống rỗng về đạo đức, và người ta sẽ nói với bạn rằng họ không tin tưởng nhau chút nào.

 

Xây dựng các cộng đồng Kitô hữu vững mạnh không chỉ lồng ghép một số nguyên tắc vào cách người Trung Quốc giao thiệp với nhau, mà còn tạo ra các mối quan hệ xã hội bắt người ta phải chịu trách nhiệm với nhau. Do đó, các mối quan hệ làm ăn buôn bán giữa những người trong các cộng đồng Công giáo và Tin Lành – hiếm thấy hay được công bố – là nền tảng của sự thịnh vượng ở một số vùng.

 

Thờ tự còn giúp thăng tiến hơn. Nhưng những cộng đoàn giáo dân này khôn khéo trong cách tổ chức cuộc sống của mình. Năm 2016, tôi đến thăm một cộng đoàn rất năng nổ, họ gặp nhau trong phòng khiêu vũ của một khách sạn đầy đủ tiện nghi ở Thượng Hải, để tránh con mắt tò mò của công an. Và khi cộng đoàn phát triển, giống như thằn lằn, lột xác và tách một phần lớn trong cộng đoàn thành một nhóm riêng và bắt đầu xây dựng lại cộng đoàn nòng cốt.

 

Làm sao mà công an và mạng lưới tình báo của đảng Cộng sản có thể theo dõi được cách hoán vị và tổ hợp thường xuyên như thế? Họ không thể nào!

 

Mặc dù những nỗ lực rất lớn hiện nay của đảng Cộng sản và quyền lãnh đạo của họ bị đe dọa có thể xấu xa, lịch sử vẫn đang đứng về phía những người có đức tin. Họ nhiều lần chứng minh câu tục ngữ của người Trung Quốc nói về cách người dân Trung Quốc đối phó những đau khổ và các cuộc biến loạn trong bối cảnh chính trị đang thay đổi.

 

Câu tục ngữ đó là: “Người Trung Quốc giống như cây tre. Khi gió thổi, họ uống cong người chạm đất. Khi gió ngừng thổi, họ đứng thẳng trở lại”.

 

Y chang, không khác gì với các cộng đồng tôn giáo tại Trung Quốc.

 

(UCAN 19.09.2018)

304    20-09-2018