Sidebar

Thứ Năm
28.03.2024

Linh mục Stéphane Joulain: “Đồng hành thiêng liêng với các linh mục cũng rất quan trọng”

 

 

Ở giáo phận Orléans, một linh mục bị đặt vấn đề vì “ứng xử không thích ứng” với các cô vị thành niên, linh mục này đã tự tử vào ngày 20 tháng 10 vừa qua.

Linh mục Stéphane Joulain là tâm lý gia chuyên ngành trong việc trị liệu các lạm dụng tình dục, linh mục đưa ra các đề nghị để cùng đồng hành với các linh mục ở trong tình trạng mong manh.

Theo Tổng Giám mục Jacques Blaquart giáo phận Orléans thì các sự kiện đáng tiếc của linh mục 38 tuổi tự tử ở giáo xứ Gien (Loiret) là khi linh mục ở trong “vùng xám”. Làm thế nào để hiểu cụm từ này?

Linh mục Stéphane Joulain: Đó là vùng có bất trắc cao. Người bị cho là không thích ứng về mặt tình cảm và có các úng xử “vị thành niên” nên trong một lúc khó khăn nào đó, họ có thể có khuynh hướng đi tìm bù trừ nơi những người mà họ cảm thấy thoải mái.

Sau vụ tự tử ở giáo phận Rouen, đến lượt giáo phận Orléans lại bị sốc vì một linh mục tự tử

Theo tôi, đã có một “hồi chuông báo động” mà chúng ta phải rất quan tâm ngay từ giai đoạn đào tạo: sự kiện một linh mục (hay một tân linh mục) rất thoải mái với người nhỏ tuổi hay với trẻ con hơn là với người đồng tuổi. Nếu những chuyện này vẫn xảy ra sau 26 tuổi thì tiên quyết, nó sẽ không thay đổi nữa. Khi đó phải cẩn thận với thái độ quá lạc quan, kiểu  cứ nói: “Anh ấy sẽ lớn lên và anh ấy sẽ chín chắn…”. Nếu đến một số tuổi, những chuyện này không được chấn chỉnh thì theo tôi, đây là một trở ngại để tiếp tục đi ttên con đường sứ vụ.

Các linh mục trẻ có cho thấy họ có các yếu đuối đặc biệt gì không?

Khi chúng ta nhìn bản báo cáo Pennsylvania được công bố ngày 14 tháng 8, bản báo cáo ghi này chi tiết các vụ lạm dụng tình dục trong sáu giáo phận đông-bắc Mỹ thì chúng ta thấy, đa số các linh mục đã vi phạm lạm dụng trong mười năm đầu tiên sứ vụ của họ.

Một linh mục yếu đuối khi đi ra chủng viện, linh mục đó đột nhiên thấy mình phải đối diện với thực tế: trong một vài vùng nông thôn Pháp, họ sống vừa cô đơn, vừa cô lập.  Khi đó cám dỗ có thể xảy ra qua việc họ ẩn núp bên cạnh các bạn trẻ để tìm sự hỗ trợ về mặt tình cảm. Nhưng đâu phải đây là vai trò của người trẻ?!

Tuy nhiên tôi nghĩ, các linh mục trẻ ở Pháp đặc biệt được đặt trên bệ thờ. Khi một số người xây dựng căn tính của họ chung quanh chuyện này và khi bệ thờ bị sụp vì họ bị đổ lỗi có các hành vi không phù hợp, thì khi đó thảm họa có thể xảy đến cho họ.

Làm thế nào đồng hành với các linh mục có các hành vi ở “vùng xám” này?

Nếu chúng ta nhận ra các hành vi đáng lo lắng thì đương nhiên phải báo động ngay, đừng chờ điều này trở nên nghiêm trọng. Phải giúp họ ý thức rằng cách ứng xử của họ là nguy hiểm, vì nó có thể kết thúc trong sự vi phạm mà họ không nhận ra.

Như một biện pháp phòng ngừa cẩn thận, chúng ta có thể tách linh mục ra khỏi các người trẻ, cho đến khi chắc chắn linh mục đó không sẽ không gây nguy hiểm cho các người trẻ. Một vài giáo phận cố gắng đặt các nhân viên xã hội hoặc các nhà tâm lý học để cùng đồng hành với các linh mục khi họ ở trong “vùng xám” này. Việc đồng hành thiêng liêng cũng rất quan trọng nhưng các chuyện này ít tồn tại ở Pháp hiện nay.

Các tu sĩ lắng nghe các nạn nhân các vụ lạm dụng tình dục

 

Phần này, các giám mục cần phải nắm vững: Một mặt Giáo hội phải ở bên phía lắng nghe các nạn nhân và chiến đấu chống mọi hành vi lệch lạc, mặt khác phải săn sóc đến những người liên hệ. Không khoan nhượng áp dụng cho các hành vi, chứ không cho các con người. Đặc biệt là nếu các linh mục này được tháp tùng và học cách hành xử thì khi đó họ sẽ có ít nguy cơ đối với người trẻ hơn. Theo tôi, sẽ là vấn đề nếu Giáo hội không tin vào các phục hồi như vậy!

Khi nào chúng ta nên đặc biệt quan tâm để tránh các thảm kịch như thảm kịch tự tử của linh mục Jean-Baptiste Sèbe ở Rouen hay của linh mục Pierre-Yves Fumery ở Orléans?

Có ba thời khắc quan trọng có thể đưa đến việc tự tử với các người bị tố cáo: khi đối diện với các cáo buộc, khi bị đưa ra báo chí và cuối cùng là khi trị liệu, họ ý thức mức độ nghiêm trọng các hành vi mình đã phạm. Trong ba thời điểm này, phải tăng thêm cảnh giác đối với họ, tháp tùng họ và cho họ biết, họ không đơn độc. Cuối cùng, tôi nghĩ không nên ngần ngại nói với những người này về sức khỏe tinh thần của họ, thậm chí phải đề cập đến nguy cơ tự tư. Tự tử là chữ cấm kỵ, đặc biệt trong Giáo hội, nhưng sẽ giải thoát được khi nó được đề cập đến.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

403    25-10-2018