Sidebar

Thứ Ba
19.03.2024

Linh mục Thomas Michelet: “Với Đức Phanxicô, Amazon là phòng thí nghiệm truyền giáo”


Với Tông huấn Amazon yêu quý, đâu là thông điệp Đức Phanxicô gởi cho toàn Giáo hội công giáo? 
Linh mục Dòng Đa Minh Thomas Michelet, giáo sư giáo hội học và thần học bí tích tại Viện Angelicum, Rôma, tác giả quyển tổng luận Các Giáo hoàng và môi sinh (Les Papes et l’écologie, nxb. Artège, 2016), giải mã các vấn đề.

 

Đức Phanxicô ký ông huấn hậu Thượng hội đồng Amazon ở… nhà thờ Thánh Gioan Latran. Xin cha giải thích ý nghĩa điều này?

Cho đến bây giờ, các tài liệu thường được ký “gần Thánh Phêrô ở Rôma”, như thế chữ ký lần này khá bất thường. Ngày xưa rất nhiều tài liệu được ký ở Latran vì giáo hoàng ở đó, nhưng từ nhiều thế kỷ nay tất cả đều được ký ở Vatican. Tuy nhiên Tông huấn Đức Kitô Sống (Christus Vivit) sau Thượng Hội đồng giới trẻ và ơn gọi được Đức Phanxicô ký ở “Lorette” nhấn mạnh đến khía cạnh tôn nghiêm và mộ đạo bình dân gắn bó với đền thánh này. Lần này Đức Phanxicô ký “gần Thánh Gioan Latran”, có thể Đức Phanxicô muốn nói lên tư cách giám mục giáo phận Rôma của mình. Chúng ta có thể xem đây như dấu hiệu của đồng nghị. Điều này không có nghĩa là mang ít tính giáo hoàng hơn, vì người kế vị Thánh Phêrô cũng như giám mục giáo phận Rôma, cả hai luôn liên kết với nhau. Nhưng ngài đặt mình giữa các giám mục khác, với một vị trí đặc biệt: Cùng với Phêrô và dưới quyền Phêrô, “cum Petro et sub Petro”. Chúng ta có thể nói chữ ký ở Thánh Gioan Latran nhấn mạnh đến chữ “cùng với Phêrô, cum Petro” dù chữ “dưới quyền Phêrô, sub Petro” đứng bên cạnh.

Nhưng có thể xem đây là một cử chỉ của đại kết

Thực sự chúng ta có thể thấy, đây đúng là cách thức mới để thực thi sứ vụ của giáo hoàng, nó không còn là trở ngại cho những người phương đông, vì Đức Gioan-Phaolô II đã hình thành nó. Chúng ta càng nhấn mạnh vào tính đồng nghị thì những người phương đông sẽ càng thoải mái hơn, dù sự hiệp nhất cũng sẽ thông qua cảm nhận hiệp thông với người kế vị Thánh Phêrô.

Tông huấn Amazon yêu quý được công bố ngày 12 tháng 2, ngày kỷ niệm cái chết của nữ tu Dorothy Stang bị giết cách đây 15 năm ở Amazon vì bảo vệ cho những người bị áp bức, nhưng lại được ký vào ngày 2 tháng 2: đâu là ý nghĩa của ngày này với bản văn?

Ngày 2 tháng 2 là ngày Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền thánh, Chúa Kitô là ánh sáng các quốc gia, như tên của Hiến chế tín lý về Hội Thánh Lumen Gentium ở Công đồng Vatican II, Giáo hội là ánh sáng cho muôn dân chứ không riêng gì người công giáo. Đây cũng là một cách để nói vùng Amazon là ánh sáng các quốc gia, vì Amazon nhận được ánh sáng của các quốc gia là Chúa Kitô. Do đó, tài liệu này thể hiện không phải chỉ cho chủ nghĩa toàn cầu, nơi mọi người sẽ giống nhau, nhưng còn là tôn trọng các nền văn hóa. Về cơ bản, giáo hoàng đang phát triển một khái niệm sinh thái về văn hóa, ngài thúc đẩy nét đa dạng sinh học văn hóa: nếu chúng ta mất một nền văn hóa, chúng ta sẽ mất một cái gì đó trong nét đa dạng của nhân loại. Theo Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato si, chúng ta thấy hệ sinh thái được mở ra toàn diện, không chống với khủng hoảng xã hội, khủng hoảng sinh thái và khủng hoảng văn hóa.

Đức Phanxicô phát triển một quan niệm sinh thái về văn hóa, ngài thúc đẩy sự phát triển đa dạng sinh học văn hóa.

Trong văn bản của mình, Đức Phanxicô nói ngài muốn “trình bày” tài liệu cuối cùng của thượng hội đồng – được đề xuất, đặc biệt là phong chức linh mục cho các phó tế vĩnh viễn đã kết hôn và suy nghĩ về chức phó tế phụ nữ – nhưng ngài khuyên nên đọc mà… không mang lại cho nó giá trị giáo huấn. Như thế có nghĩa là gì?

Đức Phanxicô không muốn lặp lại những gì đã viết trong tài liệu thượng hội đồng, nhưng ngài dùng để tham chiếu. Ngài “mời gọi” chúng ta đọc tài liệu này. Ngài “dùng lại” các kết luận theo nghĩa kép của chữ này: ngài cáng đáng ñaùng một số, sửa chữa một số, như con đường phong chức các ông đã lập gia đình và chức phó tế phụ nữ. Vì ngài không chỉ không nói đến nó. Ngài vào thẳng vấn đề, và phân biệt những gì dành cho các linh mục và những gì dành cho giáo dân, ngài mời chúng ta suy nghĩ về sự kết nối giữa hai chức thánh, rửa tội và phong chức. Chẳng hạn không có vấn đề “giáo sĩ hóa” phụ nữ khi phong chức phó tế cho họ, trong khi phải “giải hóa các giáo sĩ”, không biến thiên chức sứ vụ thành vấn đề quyền lực. Bằng cách chia sẻ quản trị nhiều hơn, chúng ta tránh được cả hai vấn đề.

Điều gì là điểm chính cho suy nghĩ của Đức Phanxicô về Giáo hội?

Trên hết là truyền giáo, loan báo Tin Mừng cho toàn Tạo dựng, như ngài đã viết, nếu không làm như vậy, Giáo hội sẽ biến thành một tổ chức Phi Chính Phủ. Điều thú vị là ngài trích dẫn Tin Mừng Thánh Máccô, nói rao giảng Tin Mừng cho toàn thể Tạo dựng, ngài không trích Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, rao giảng Tin Mừng cho tất cả các quốc gia. Một cách nào đó là rao giảng Tin Mừng cho cả các động vật và thực vật! Như thế Tin Mừng chạm hết tất cả tương quan với Tạo dựng. Đây không phải chỉ cứu rỗi cho con người, nhưng con người còn là người anh cả cho mọi tạo vật. Và đây không phải chỉ là biểu tượng. Cuối cùng Đức Phanxicô mời gọi chúng ta tránh hai cạm bẫy: hạ Giáo hội xuống chỉ còn là cơ quan xã hội khi từ bỏ rao giảng Tin Mừng hoặc rao giảng Tin Mừng mà không loan báo công lý và hòa bình. Ngài nhắc Giáo hội trước hết là loan báo Chúa Kitô, nhưng loan báo Chúa Kitô phải tiếp tục đi đến việc biến đổi xã hội.

Văn bản này là tông huấn theo đúng nghĩa của nó: một sự khích lệ để trở thành tông đồ.

Tông huấn về Amazon được gởi đến “toàn thế giới”: làm thế nào thế giới thích ứng với?

Mọi người cảm thấy mình bao gồm trong đó, không phải chỉ vì Amazon là một hệ thống sinh tháii, là lá phổi của hành tinh, hay vì đó là một văn hóa hấp dẫn, nhưng vì truyền giáo ở Amazon đóng một vai trò phổ quát hoàn vũ. Ngài giải thích, chúng ta đến được với hoàn vũ qua nét đặc biệt riêng của mình, đó là lý do vì sao ngài thích giới thiệu mình là giám mục giáo phận Rôma, vì Giáo hội địa phương này vừa là dấu hiệu của một giáo hội hoàn vũ vừa là dấu hiệu của một giáo hội đặc biệt. Trong nhãn quan của ngài, vùng Amazon là một loại phòng thí nghiệm để truyền giáo, một hình thức truyền giáo mà đôi khi không được thực hiện tốt như vậy. Ý tưởng này đã là nguồn gốc của một hình thức truyền giáo mới ở Châu Mỹ La Tinh cách đây vài năm: hồi xưa người ta xem việc truyền giáo đầu tiên là áp đặt Âu châu lên các dân tộc không có văn hóa này. Về điểm này, Đức Phanxicô nhắc chúng ta cần tránh hai cạm bẫy: áp đặt người dân vùng Amazon phải trở thành người Âu châu hoặc xem vùng Amazon không phải là vùng kitô giáo vì tôn trọng người dân Amazon thì không được loan báo Chúa Kitô. Đức Phanxicô đưa ra cùng lời kêu gọi như thế cho các nhà truyền giáo! Đây là một tông huấn theo đúng nghĩa của nó: một sự khích lệ để trở thành tông đồ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

665    15-02-2020