Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Lòng mộ đạo và sự đúng mực

 

“Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. … Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. (Mt 6: 5-6)

hông hiểu sao, xưa nay, giáo hội và từng cá nhân chúng ta vẫn chậm chạp trong việc tôn trọng các lời cảnh cáo của chúa Giê-su, rằng không nên tỏ lòng mộ đạo của chúng ta trước công chúng. Vậy mà chúa Giê-su cảnh cáo chúng ta một cách rất rõ ràng và mạnh mẽ, không được thực hiện trước công chúng những hành động riêng tư thầm kín như cầu nguyện, sùng kính và sống khổ hạnh. Hơn nữa, trong lời cảnh cáo này, Chúa không phân biệt liệu đó là hành động phát xuất từ trái tim chân thành hay giả dối. Chân thành hay giả dối không phải là mối quan tâm duy nhất của Người. Nhưng việc bày biện lòng mộ đạo trước công chúng, dù chân thành đến mấy, mới là vấn đề.

Tại sao vậy? Có gì sai trái trong việc bày tỏ lòng mộ đạo trước công chúng? Chẳng lẽ việc đó không truyền cảm hứng cho người khác?

Điều sai trái khi phô bày tình cảm riêng tư của chúng ta ở nơi công cộng có thể được trả lời chỉ với một chữ: thẩm mỹ. Đó là loại nghệ thuật hạ cấp, loại làm cho người khác khó chịu hơn là truyền cảm hứng. Đó là phô bày không lành mạnh. Tại sao?

Bởi vì mộ đạo là cái gì riêng tư mà những gì thuộc lãnh vực riêng tư thì cần có một thái độ đúng mực. Riêng tư là một cái gì sâu lắng tự đáy lòng, giữa đương sự và những gì riêng tư này đòi hỏi cách biểu lộ tình cảm kín đáo.

Chẳng có gì trừu tượng ở đây. Chúng ta ai cũng biết cần làm tình sau cánh cửa khép kín. Sự thầm kín, từ chính bản chất của nó, đòi hỏi kín đáo, riêng tư, đúng mực, một tấm khiên để tránh cái nhìn xoi mói của người khác, một điều mà giáo hội tiên khởi gọi là kỹ luật giữ kín, cái gì vô hình thì đẹp hơn là hữu hình. Đó là lý do vì sao chúng ta cảm thấy không thoải mái khi bắt gặp những người tỏ tình cảm thân mật quá trớn ở nơi công cộng. Phản ứng tức thời của chúng ta là nhìn đi nơi khác, cảm thấy không thoải mái, mong rằng điều này đang không xảy ra trước mắt mình; phản ứng này lành mạnh, vì những gì chúng ta đang thấy là cách phô diễn thiếu lành mạnh, dù tình cảm thân mật giữa hai người là lành mạnh. Không phải  tình yêu có gì sai trái, mà việc phô bày trước công chúng mới thiếu lành mạnh. Tình cảm thân mật riêng tư cần phải thiêng liêng hơn trong việc giữ cho riêng tư tính cách đúng mực của nó.

Điều này cũng đúng với việc cầu nguyện riêng tư, lòng thành kính riêng tư, và lời sám hối riêng tư. Dù chân thành hay không, thì việc phô bày chúng trước công chúng là thiếu lành mạnh. Ai cũng chấp nhận, khi Chúa Giêsu cảnh cáo chúng ta phải ăn năn sám hối, cầu nguyện nơi khuất mắt là Người đang răn chúng ta không được đạo đức giả, không được tự xem là tốt đối với cái tốt đích thực. Nhưng Người cũng răn chúng ta không được phô bày công khai chính cái việc cầu nguyện riêng tư, dù việc này có chân thành đến mấy.

Ví dụ, giáo hội thuở đầu thực hiện cái gọi là kỹ luật giữ kín. Đây là một thông lệ, mà bất cứ tín hữu Ki-tô nào đã được rửa tội và tham dự bí tích Thánh Thể đã bị cấm không được đưa một người bạn chưa được rửa tội đến dự bí tích này, thậm chí không được kể lại cho người khác nghe buổi lễ này. Đây không phải là tạo ra một loại sùng bái bí mật đối với bí tích Thánh Thể, mà để bảo vệ tính cách riêng tư của nó. Đối với họ, bí tích Thánh Thể cũng giống như thể hiện tình yêu, nó phải được làm sau cánh cửa đóng kín.

Tôi may mắn được thấy cha mẹ tôi giữ quan niệm này một cách lành mạnh, cả ở đời sống cầu nguyện lẫn trong mối quan hệ giữa hai người. Mẹ và cha tôi thương yêu nhau sâu đậm và chắc chắn, sau cánh cửa đóng kín, họ làm tình nhiều với nhau. Nhưng họ không bao giờ thể hiện tình cảm thương yêu đó trước mặt người khác. Nói ra chuyện này thì bây giờ các gia đình chỉ mỉm cười, đôi khi chúng tôi cũng thấy cha mẹ ngồi bên nhau, cầm tay nhau, khi họ nghĩ không có ai nhìn thấy. Đời sống cầu nguyện của họ cũng vậy. Cả hai đều có một đức tin sâu sắc, đều sùng đạo, nhưng cả hai đều cẩn thận giữ gìn để việc cầu nguyện và lòng mộ đạo của họ là thầm kín và riêng tư. Cả hai đều có vẻ e dè khi họ thấy lòng mộ đạo hay tình cảm thân mật bị phô bày lộ liễu ở nơi công cộng. Có lẽ đó là lý do tại sao tôi thừa hưởng cái gen dị ứng với việc phô bày lộ liễu lòng mộ đạo.

Nhưng, hầu hết chúng ta đều chưa xem trọng lời răn của chúa Giêsu về chuyện này. Đôi khi lại còn làm ngược lại, đưa chuyện cầu nguyện riêng tư tôn lên như một điều lý tưởng. Một ví dụ: Cách đây vài năm, tôi dự một buổi lễ ngày chúa nhật do vị phụ tá Giám mục làm chủ lễ. Ngay trước khi rước lễ, trước người tham dự hơn 500 người, với tất cả lòngï chân thành và tôn kính, ông giơ hai cánh tay lên bàn thờ, cúi mặt xuống giữa hai cánh tay, và cứ giữ tư thế tôn kính đó trong hơn một phút, trong khi mọi người không biết làm gì hơn là nhìn ông biểu lộ hành vi tôn kính riêng tư đó. Lúc ấy, tôi chỉ thấy khó chịu vì cái việc mà tôi cho là làm không đúng nơi, không đúng lúc, thứ nghệ thuật hạ cấp, nhưng sau đó, tôi còn sửng sốt hơn khi đi ra nhà thờ và nghe người ta bình luận: “Thật là tuyệt vời, nhỉ?” “Đức tin sâu đậm thật!”

Đức tin sâu sắc thì có lẽ đúng. Nhưng tuyệt vời thì không. Hoàn toàn có lý do đúng đắn khi chúng ta nhất thời co rúm lại khi thấy những cử chỉ thân mật lộ liễu quá mức, vốn thật ra là để biểu lộ nhưng xúc cảm sâu kín riêng tư.

J.B. Thái Hòa dịch

777    19-11-2017