Sidebar

Thứ Sáu
26.04.2024

Lúa miến và cỏ lùng

 

Tôi không hài lòng với cách chuyển dịch trong bài đọc các ngày Chúa Nhật. Nó không luôn luôn diễn tả ý nghĩa trung thực của nhiều phần trong Thánh Kinh, và bài Tin Mừng hôm nay là một thí dụ điển hình. Trong bản văn gốc Latin cũ, sách Tin Mừng dịch chính xác ý nghĩa của “lúa miến và cỏ.” Nó không nói là “lúa miến và cỏ,” nhưng là “lúa miến và cỏ lùng.” Khi tôi nghĩ đến cỏ thì tôi liên tưởng đến cỏ gà hay cỏ bông anh hoặc những thứ cỏ tương tự, nhưng cỏ lùng là loại cỏ đặc biệt. Trong bài Tin Mừng hôm nay, dụ ngôn nói rằng lúa miến và cỏ lùng lớn. Thực ra nó không có nghĩa là như thế, nó không nói là “lớn.” Nó có nghĩa là mọc ra và cao lên. Cỏ lùng là thứ cỏ trông rất giống với lúa miến. Tôi tin là các bạn đã có lần trông thấy nó mà có thể là không nhận ra nó là loại cỏ gì. Nhưng khi nó mọc trong ruộng thì trông giống như cây lúa, và nếu các bạn để cỏ lùng và lúa miến mọc lên với nhau trong ruộng, trừ khi là nhà chuyên môn, bạn sẽ không thể phân biệt chúng ra với nhau. Khi chúng lớn lên cùng với nhau, bạn không phân biệt được trừ khi bạn là người rất thành thạo. Do đó nó rất dễ bị lầm lẫn khi chúng mọc chung với nhau. Sẽ không thể phân biệt được cho đến khi chúng trổ bông, khi ngọn lúa miến trổ ra và ngọn của cỏ lùng lộ diện, bạn sẽ thấy sự khác biệt. Lúc đó là thời điểm, như dụ ngôn nói, “thợ gặt sẽ phân cách lúa miến ra khỏi cỏ lùng.”

Sự Thật và Dối Trá

Trong hoàn cảnh xã hội của chúng ta ngày nay chúng ta ở trong một tình cảnh rất tương tự. Sự thật của lời Chúa trở nên lẫn lộn với sai lầm của thế gian. Sự tốt lành của Thiên Chúa và các giáo huấn của Chúa, những sự tốt lành đó lớn lên với những thứ xấu xa và đôi khi rất khó phân biệt cái nào ra cái nào. Bởi vì sự yếu đuối mỏng dòn của chúng ta, đôi khi chúng ta không thể phân biệt sự thật và giả trá.

Các bạn thường bị tràn ngập trong đời sống với truyền hình, báo chí và những phương tiện truyền thông khác, cho nên các bạn rất dễ bị lầm lạc.

Biến Hóa

Một thí dụ điển hình rất thông dụng, hầu như được mọi người chấp nhận. Ai cũng chấp nhận thuyết biến hóa, dường như là vậy. Giống như là thứ cỏ dại mọc lên. Các bạn nói, “Ừ, nó nghe có vẻ hay.” Chúng ta có những thuyết và chương trình khảo cứu trình bày trên truyền hình nói cho chúng ta về cách con người biến hóa từ thứ này và thứ kia. Trẻ em học ở nhà trường và ai cũng nói về thuyết biến hóa. Nếu biến hóa là thật, và như thế tức là Thiên Chúa đã không dựng nên con người. Thiên Chúa đã không dựng nên A-dong và E-và, và họ đã không phạm tội đầu tiên, tội tổ tông. Và nếu không có tội tổ tông thì không cần có sự cứu độ. Một cái tin thuyết nhỏ sai lầm đó truyền đi chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nó có vẻ thật đơn giản, không nguy hiểm, tuy vậy người ta lại tin nó. Và nó chắc chắn là điều sai trái. Con người không biến hóa. Con người được tạo dựng. Tin khác đi là nghịch lại với các giáo huấn của Chúa Kitô và của Giáo Hội.      

Dạy Phái Tính Dục

Có nhiều những tin thuyết sai lạc khác đang đánh lừa, bao vây các bạn, những tin thuyết không luôn luôn đúng. Thí dụ, ít năm về trước, người ta quan tâm lo ngại về trẻ vị thành niên mang thai và sống buông thả. Họ nói, “Chúng ta có thể giải quyết điều đó bằng cách dạy giáo dục phái tính dục trong các trường học và huấn luyện cho các trẻ em và chúng sẽ biết cái này là cái gì, và cái kia là cái gì.” Do đó họ đã  bắt đầu huấn luyện người ta ở nhà trường, cho họ học phái tính dục, và trong vài năm số vị thành niên mang thai tăng gấp đôi. Nó chẳng chữa trị được cái gì. Nó nghe thì có vẻ hay, nhưng sai lầm. Một trong những lý do sai lầm là bởi vì họ đã không bao giờ dạy những giá trị luân lý cùng với chương trình đó; không bao giờ nói về cái đúng và cái sai; cái gì là giáo huấn của Chúa Kitô và cái gì không phải là giáo huấn của Chúa Kitô. Kết qủa là chúng ta thấy những người này lớn lên với một lầm tưởng đây là một phương cách chữa trị cho một cái gì đó. Và nó chẳng chữa trị gì cả. Thực ra nó đã làm cho vấn đề nên tồi tệ hơn. Nếu các bạn đọc nhật báo buổi sáng mới đây, tôi đọc như là việc đền tội, các bạn có thể đã đọc thấy bài trên trang đầu nói về ba người trẻ bàn luận về việc họ cố gắng quyết đoán xem họ có nên là những người đồng tình luyến ái hay không. Lý do đưa họ đến cuộc bàn luận xung khắc như thế bởi vì họ đã học mọi cái ở nhà trường về phái tính dục. Họ đã bị lừa dối nghĩ đây là một kiểu khác trong lối sống. Chúng ta đang bị dồn dập từ nhiều nguồn, truyền hình, báo chí, và các nhà lãnh đạo quốc gia, để chấp nhận đồng tình luyến ái. Họ không bao giờ nói đó là vô luân lý. Nếu bạn không chấp nhận, bạn là người không nhân nhượng, và không nhân nhượng là cái gì rất ghê tởm, theo như những nguồn này. Chúng ta không thể nhân nhượng với sự xấu. Chúng ta không thể nhân nhượng tội lỗi. Chúng ta có thể nhân nhượng với tội nhân, nhưng không nhân nhượng với tội.

Có nhiều những vấn đề khác nữa. Thí dụ, chúng ta có ứng viên làm bộ trưởng y tế của Hoa Kỳ. Bà đã có chủ trương rất rõ là không muốn dạy cho các thiếu niên mười sáu mười bảy tuổi về phái tính dục. Bà muốn bắt đầu dạy cho học sinh từ cấp mẫu giáo. Bà muốn điều khiển trí khôn của trẻ em và uốn nắn trí khôn của chúng qua hệ thống giao dục công để chúng hoàn toàn được tắm gội trong não trạng buông thả trần tục. Bà muốn biết chắc là bảy mươi lăm phần trăm các em thụ thai sẽ được phá thai. Rồi bạn nghe thấy người ta nói là chúng ta phải biết thương cảm. Chúng ta tăng gấp đôi mức độ buông thả trong giới thanh thiếu niên, trẻ em và người lớn và nói chúng ta không thể để cho các em này mang thai, chúng ta phải khuyến khích phá thai, chúng ta phải tỏ ra thương cảm. Họ đã để cái dối trá này vào hầu che giấu sự thật. Tất cả những thứ này luôn tiếp tục quấy phá các bạn. Tôi có thể tiếp tục một danh sách dài cả thước về những cái khác mà các bạn phải đối phó trong đời sống. Nó trở nên thật khó khăn.

Thần Chân Lý

Làm thế nào để chúng ta biết sự thật? Một người đã kể với tôi là ông đi dự Lễ ở một nhà thờ khác ngoài giáo phận nhà và cha giảng thuyết đã nói là các bạn không cần phải tin vào đức Thánh Cha, các bạn không phải chấp nhận ngài. Chung qui thì các bạn là những người Công Giáo suy nghĩ đúng, các bạn có thể tự quyết định cho mình. Thử nghĩ xem, một người nghĩ gì khi họ nghe nói từ tòa giảng là các bạn có thể phủ nhận quyền của Đức Thánh Cha? Do đó bạn bị rối trí. Tôi có thể bị rối trí. Và giải quyết ra sao? Nếu để bị tùy thuộc theo tính yếu đuối riêng, sự tối tăm của lý trí và yếu nhược của ý chí, chúng ta sẽ bị nguy to.

Nhưng Thánh Phao-lô nói với chúng ta trong bài đọc thứ hai, “Có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa.”

Tôi muốn cho các bạn một bài về nhà làm, như là một điều thật. Tôi đề nghị các bạn về nhà và đọc hết thư của Thánh Phao-lô gởi các tín hữu Rô-ma, có rất nhiều thần học hay ở trong thư đó. Thánh Phao-lô nhắc nhở chúng ta trong bài đọc ngắn hôm nay là chúng ta có Thánh Thần soi sáng cho chúng ta, cầu nguyện cho chúng ta. Các bạn đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần khi chịu phép rửa. Các bạn tiếp nhận Chúa Thánh Thần lần nữa khi lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Các bạn nhận lãnh Chúa Thánh Thần mỗi lần đi xưng tội, mỗi lần rước lễ trong tình trạng ơn thánh. Hãy cầu nguyện để Chúa Thánh Thần tiếp tục soi sáng cho các bạn để các bạn có thể trở thành lúa miến cho Chúa Kitô gặt hái trong nước của Ngài vào ngày tận thế. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.

+   Msgr. Edward Peter Browne

1674    21-07-2017