Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Một viễn cảnh tối tăm đối với nền kinh tế Châu Âu khi số ca coronavirus tăng

Nền kinh tế Châu Âu mới chỉ bắt được hơi thở của nó từ điều đã tưng là một sự suy thoái nặng nề nhất trong lịch sử hiện đại. Một sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus vào tháng này là một cú tát đắng cay vốn rất có thể sẽ biến điều có ý nghĩa là một giai đoạn chữa lành nền kinh tế thành một mùa đông héo gầy của những sự mất việc và những vụ phá sản.

Các quán bar, nhà hàng, hãng hàng không và vô số các ngành kinh doanh khác đang đi vào chỗ đối diện với những giới hạn mới khi các chính trị gia đang nỗ lực cách vô vọng trong việc giới hạn lại sự gia tăng các ca nhiễm vốn đang nhanh chóng lấp đầy hết các bệnh viện.

Đỉnh cao của nạn dịch vào mùa xuân qua đã khiến cho nền kinh tế của 19 nước đang dùng đồng tiền euro bị chìm bởi con số 11.8% trong quý từ tháng 4 đến tháng 6 so với giai đoạn 3 tháng trước đó. Sự tổn hại đã được giải quyết chỉ bởi một quyết định nhanh chóng của các chính phủ để chi hàng trăm tỷ euro (đô la) để giữ cho 45 triệu việc chi trả lương bổng và các công ty được vận hành.

Một nhân viên tiệm bánh đeo khẩu trang ở Pamplona, Bắc Tây Ban Nha (AP Photo/Alvaro Barrientos)

Trong khi những giới hạn mới tính đến giờ thì không khốc liệt như khi một sự đóng cửa hầu như hoàn toàn đời sống công được áp đặt vào mùa xuân, những giới hạn này đang kích thích một nền kinh tế đang đi xuống. Đối với nhiều người Châu Âu, thì có một kiểu cảm giác déjà vu phủ bóng trước.

“Đó là một thảm hoạ”, ông Thomas Metzmacher, một người làm chủ một nhà hàng tại một trung tâm tài chính của Đức là Frankurt, khi chính phủ quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm 11g đêm.

Ông nhấn mạnh ngay cả trước khi có những lệnh giới hạn mới thì nhiều người trong lãnh vực của ông cũng chỉ tồn tại. Lệnh giới nghiêm mới có nghĩa là người vào quán dùng bữa không uống thêm bia hay rượu mạnh, vốn là những điểm mà các nhà hàng kiếm được lợi nhuận nhiều nhất. “Giờ là đi: đi ăn, đi uống xong, trả tiền, về nhà”, ông nói.

Một nhà hàng vắng khách tại Barcelona, Tây Ban Nha (AP Photo/Emilio Morenatti, File)

Các chuyên gia nói rằng cả một nền kinh tế toàn cầu đang lệ thuộc vào cuộc khủng hoảng y tế: Chỉ khi nào nạn dịch được kiểm soát thì nền kinh tế sẽ phục hồi.

Các nước như Trung Quốc, đến giờ đã tránh được sự bùng phát lớn như Châu Âu, đang phục hồi tốt hơn về kinh tế. Hoa Kỳ chưa bao giờ đưa làn sóng đầu tiên của mình vào tầm kiểm soát và nền kinh tế của họ vẫn bị khập khiễng bởi dịch.

Châu Âu đã giảm các ca nhiễm nhanh hơn Hoa Kỳ và đã thành công ngăn chặn nạn thất nghiệp. Nhưng câu chuyện vốn làm tương phản những thành công của Châu Âu với sự thất bại của bộ máy ông Trump để ngăn chặn nạn dịch sẽ nhanh chóng được xem lại.

Khi các ca nhiễm coronavirus lại mới tăng ở Châu Âu, thì các nhà kinh tế đã đưa ra những dự báo của họ.

Thành phố Milan về đêm (Claudio Furlan/LaPresse via AP, File)

Ông Ludovic Subran, kinh tế gia lớn tại doanh nghiệp dịch vụ tài chính Allianz, đã cho biết là có mối nguy cao là các nền kinh tế của Pháp, Tây Ban Nha, và Hà Lan sẽ thu hẹp lại trong 3 tháng cuối năm nay. Ý và Bồ Đào Nha cũng có thể có nguy cơ. Trong khi Đức lại đang thấy một sự gia tăng các ca nhiễm, nên nó cũng thật thệ và nền kinh tế dường như đang co giãn hơn.

“Chúng tôi thấy một mối nguy gia tăng về một sự suy thoái kép sâu ở các quốc gia mà một lần nữa đang khôi phục các lệnh giãn cách mục tiêu và khu vực”, ông nói.

Nạn dịch đang trở nên tồi tệ khi các chính phủ đang nỗ lực để nới lỏng hàng loạt khối lượng hỗ trợ tài chính mà họ đã dành cho các hộ gia đình và các chủ doanh nghiệp.

Nhiều chính phủ đã có những chương trình mà họ sẽ trả phần lớn các khoản lương cho nhân viên là những người thoải mái trong niềm hy vọng là họ sẽ có thể nhanh chóng trở lại làm việc sau nạn dịch. Tại Pháp và Anh đang bao tiêu một phần ba lực lượng lao động vào lúc này, và 20% tại Đức. Họ cũng cấp phát tiền mặt cho các hộ gia đình và các chủ doanh nghiệp.

Nhà hàng vắng khách tại Paris (AP Photo/Francois Mori, File)

Hiện tại các chính phủ đang áp dụng một số biện pháp ấy và đang nhắm sẽ mang lại sự trợ giúp có mục đich cho người dân đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những giới hạn mới. Việc đó sẽ không giúp những người bị ảnh hưởng gián tiếp về công việc. Một hộp đêm đang đối diện với lệnh giới nghiêm, cho biết, sẽ hợp pháp để nhận được sự trợ giúp lương cho nhân sự của họ nhưng nhà máy cung cấp bia thì có thể không.

Sự ảnh hưởng sẽ rất khác nhau giữa các nước – trong khi ở Anh đang chuyển sang một kế hoạch hỗ trợ lương bớt dần, thì Đức lại đang mở rộng chương trình này.

Với sự bùng phát đợt đầu của nạn dịch vào mùa xuân, các thành phần ở Châu Âu bị ảnh hưởng nhất bởi những giới hạn về đời sống công cộng là các dịch vụ gồm du lịch và lưu trú – những dịch vụ lệ thuộc hoàn toàn vào sự liên lạc trực tiếp giữa người với người.

Các quốc gia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp lệ thuộc rất nặng vào du lịch. Ngành này chiếm 12% nền kinh tế Tây Ban Nha, so với ít hơn 3% đối với Hoa Kỳ và khoảng 7% đối với Pháp.

Đường phố trung tâm Lyon, Pháp (AP Photo/Laurent Cipriani, File)

Các hãng hàng không lớn tại Châu Âu đang mong đợi hoạt động khoảng 40% các cấp bình thường vào mùa đông này và một lần nữa giờ đang cắt giảm các chuyến bay. Hãng Lufthansa và British Airways và các hãng khác đang cắt giảm hàng chục ngàn việc làm khi khọ mong đợi không có một sự trở lại nhanh chóng mà mọi thứ đã là trước khi có nạn dịch – kể cả với sự trợ giúp chính phủ.

Ngay cả nơi không có những giới hạn cứng rắng, thì sự nguy hại y tế đã làm cho khách hàng sợ hãi, vì thế các cửa tiệm rất có thể sẽ kinh doanh ít hiệu quả hơn.

Châu Âu đang đưa ra 750 ngàn tỷ euros (880 ngàn tỷ đô la) hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên để giải quyết với sự đổ vỡ. Các chính phủ như chính phủ Tây Ban Nha đã có kế hoạch đầu tư vào các dự án dài hạn như là năng lượng tái tạo và công nghệ. Hiện giờ dường như họ sẽ phải chi tiêu hơn nữa để giữ cho nền kinh tế được nổi lên, vốn đang cho vay giá rẻ đối với các nước có các nền tài chính yếu kém như Tây Ban Nha và Ý.

Nhưng nạn dịch càng kéo dài, thì các quyết định phải thực hiện về cách chi viện trợ tài chính lại càng trở nên chính trị hơn, ông Subran, một kinh tế gia cho biết. Các đảng phái chính trị đang chiến đấu về cách triển khai các nguồn lực, các hiệp hội đang biểu tình đề ảnh hưởng lên việc đàm phán. Điều đó lặp lại sự hỗn loạn tại Hoa Kỳ, nơi mà một gói kích cầu tồi tệ đã bị đình lại.

Đối với Ludovic Nicolas-Etiene, một người dân Paris đi mua thực phẩm nơi các quầy hàng giữa quảng trường trung tâm Bastille, thì đó là một chiến lược được dự báo trước. Anh đã quở trách những người mà trong suốt mùa hè đã coi thường những đề nghị an toàn để tiệc tùng và giao tiếp xã hội sau những tháng cách ly.

“Tôi mong đợi điều này”, anh nói, đeo khẩu trang khi ra ngoài sau khi Pháp thông báo tình trạng khẩn. “Một số người không trách nhiệm đủ, vì thế người tốt phải trả giá vì người tồi tệ”.

Âu Dương Duy

356    17-10-2020