Sidebar

Thứ Ba
19.03.2024

Năm lời khuyên để giúp con cái có một ý chí vững mạnh

Năm lời khuyên để giúp con cái có một ý chí vững mạnh

Giáo dục ý chí trong thời buổi mà ham muốn  ngự trị tối cao, đó là thách thức đối với các nhà giáo kitô giáo. Làm thế nào chúng ta có thể truyền cho trẻ em sức mạnh ý chí để các em hành động?

Trẻ em – thiếu niên

Bây giờ là 7 giờ sáng ở Trung tâm Samuel de Bayonne. Từng học sinh một, vẫn còn ngái ngủ,  các em nội trú ở đây đi vào nhà nguyện. Trong thời khóa biểu của các em, một ngày bắt đầu với mười lăm phút cầu nguyện trong thinh lặng. Với các em, đây là một cuộc đấu tranh thực sự. Ông Benoỵt Sinnig, giám đốc nhà nội trú giải thích: “Quyết định đi cầu nguyện mỗi ngày là hành động của ý chí. Nhưng, đây không phải là cố gắng để có niềm vui là mình đã cố gắng. Vấn đề là khi ý chí được lặp đi lặp lại qua những hành động nhỏ sẽ giúp các em có tình thương tốt đẹp hơn và làm cho các em hạnh phúc thật sự.”

“Nếu các con muốn thay đổi thế giới, các con hãy bắt đầu bằng việc dọn giường mỗi sáng. Nếu các con không thể làm những việc nhỏ cho đúng, thì các con sẽ không thể làm việc lớn cho đúng được.” Đây là một trong mười bài học cuộc sống được một quân nhân cao cấp của Mỹ dạy cho những người trẻ. Đoạn video về đoạn này đã tạo nhiều tiếng vang trên YouTube (“Tại sao việc dọn giường mỗi sáng là điều cần thiết”).

Tất cả chúng ta đều có một ý chí, nghĩa là, một năng lực để hành động hướng tới một mục tiêu. Xếp bộ đồ ngủ để dưới gối mỗi sáng, làm bài tập hàng ngày, dọn dẹp máy rửa chén, chạy trong rừng vào cuối tuần, chăm chú lắng nghe con cái, vợ chồng, một người bạn hoặc một đồng nghiệp ít thiện cảm, chịu lạnh khi đi ra ngoài, cầu nguyện hàng ngày… tất cả những hành vi này làm được là nhờ ý chí. Khó khăn là học cách dùng, vì nó cũng như máy vi tính: máy chỉ hoạt động nếu nó được bật lên.

Các hành vi nhỏ của ý chí lặp đi lặp lại sẽ giúp các em có tình thương tốt đẹp hơn và làm cho các em hạnh phúc thật sự.

Ngày nay nói về ý chí thì có vẻ tầm phào, vì “mọi thứ phải có ngay lập tức” được dâng lên mâm mời các bạn trẻ. Tìm trên Google cho bài viết thì nhanh như gió, trong khi vài năm trước, chúng ta phải đến thư viện tìm tài liệu, tin tức cập nhật liên tục như mở tủ lạnh lấy ly nước… dễ dàng là vua! Linh mục Cédric Anastase, tuyên úy sinh viên và là tác giả quyển Yêu và làm những gì bạn muốn (Aime et fais ce que tu veux, nhà xuất bản Emmanuel) cho biết: “Tất cả đều ở trong tầm tay, nhưng với cái giá phải trả là chúng ta đánh mất ý nghĩa của cố gắng, nghĩa là chiến đấu để đạt được điều mình muốn.” Các em không được giúp đỡ, bà Apolline Delplanque, huấn luyện viên ở Viện  Giáo dục Gia đình, Ipef, lấy làm tiếc: “Từ cuối cấp tiểu học, các em được khuyên nên làm theo những gì các em cảm nhận, theo cảm tính. Tâm lý này không có lợi cho các em!”.

Để phục hồi sức sống, ý chí cần hai yếu tố: mục tiêu và rèn luyện. Nhà giáo dục sẽ phải hành động dựa trên hai điểm này, trước tiên là cho chính mình – vì cách giáo dục tốt nhất vẫn là bằng gương – và sau đó mới đến các em mình có trách nhiệm. Ngày nay chúng ta giáo dục ý chí như thế nào?

Học cách thể hiện ý chí như thế nào?

1- Đặt mục tiêu để thúc đẩy bản thân

Có một mục tiêu thúc đẩy thì mới dẫn đến ý chí. Bà Cécile, mẹ của bốn người con cho biết: “Khi các con không muốn sắp chén bát đã rửa xong, tôi nói với các con, không ai thích làm việc này, nhưng các con làm vì các con thương mẹ. Tôi cho các con một mục tiêu, thay vì nói: ‘Các con phải’”. Cha mẹ có thể giúp các con lựa chọn mục tiêu (có tinh thần phục vụ hơn, tiến bộ trong một môn học, cầu nguyện, chuẩn bị rước lễ lần đầu, v.v.). Bà Apolline Delplanque giải thích: “Chúng tôi thảo luận với các con và giúp các con chọn những mục tiêu khá nhỏ và có thể làm được. Ví dụ, không trở thành nghệ sĩ vĩ cầm điêu luyện nhưng chọn một tác phẩm vừa tầm để học và trình diễn trước các bạn của mình.

2- Tiến bộ dần dần để tạo năng lực

Ý chí giống như bắp thịt, được phát triển nhờ tập luyện mỗi ngày. Ý chí được vững mạnh nhờ làm những việc nhỏ, linh mục Cédric Anastase khuyên: “Kiên trì với bổn phận của mình: với các em nhỏ thì dọn dẹp phòng, với các em tuổi vị thành niên thì không trì hoãn bài tập về nhà, với các con đã là sinh viên thì dọn dẹp chén bát, ấn định giới hạn dùng điện thoại thông minh, v.v.”. Anh Charles Girier, 24 tuổi, trưởng hướng đạo nhận xét: “Chính trong sự đa dạng của các công việc hàng ngày mà ý chí được rèn luyện. Tôi thức dậy ngay bây giờ hay tôi ngủ thêm năm phút? Cứ lặp lại hành động này thì một năng lực sẽ được tạo nên.” Giáo dục ý chí bắt đầu từ khi còn rất nhỏ, trong dịu dàng và tập thói quen như chào hỏi, xin vui lòng, xin lỗi, cám ơn… Sau này khi đến tuổi vị thành niên, thì chính bạn trẻ tự quyết định cho mình.

Để không ở trong giai đoạn ham muốn, thực hiện những hành động nhỏ, bắt đầu từ việc khó nhất, sẽ giúp khởi đầu, cẩm nang hướng đạo hàng ngày là một thực hành rất tốt. Nhờ những việc nhỏ mà bạn có thể làm được những việc lớn.

Chính trong sự đa dạng của các công việc hàng ngày, ý chí thực sự được thử thách.

3- Tạo một khung để có các điểm chuẩn trong cuộc sống

Trong gia đình cũng như trong cuộc sống đơn độc hay thuê chung nhà, ý chí sẽ dễ dàng thực hiện nếu chúng ta có một khung tiêu chuẩn. Như thế chúng ta sẽ dễ dàng ngưng các công việc buổi trưa, nếu đã có khung mọi người phải chuẩn bị bữa ăn trưa. Ông Benoỵt Sinnig, giám đốc nhà Samuel giải thích: “Trong những ngày nghỉ lễ, tôi xin các người trẻ không để bị các ham muốn của mình dẫn dắt, mà thu xếp thì giờ để có giờ cho bản thân, giờ cho người khác và giờ cho Chúa.”

Ông Julien Tavernier, người cha gia đình và là trưỏng một nhóm hướng đạo có nhận xét: “Một khi đã có khung thì để các em tự đặt các quy tắc cho mình, chẳng hạn chúng tôi yêu cầu sử dụng điện thoại di động một cách hợp lý và để mỗi đứa trẻ tự quyết định quy tắc của mình. Chúng tôi nói chuyện với con về điều này và chúng tôi tin tưởng con. Nhưng nếu chúng tôi thấy con phá quy tắc của nó, chúng tôi sẽ trừng phạt.”

4- Khuyến khích các con đến tự lập

Có được ý chí trong một tiến trình lâu dài, các em sẽ có động lực hơn khi người lớn biết cách nâng cao giá trị của nó. Các em cần ý thức, bắt tay vào hành động đòi hỏi ít nhiều cố gắng, và tất cả tùy thuộc vào tính khí mỗi em. Bà Aliette de Clebsattel, người mẹ và là tác giả quyển sách Cô đơn nơi trẻ vị thành niên (La Solitude chez l’adolescent, nhà xuất bản Téqui) lưu ý: “Một số trẻ em cần được khen khi làm một việc. Một em thụ động sẽ khó rời quyển tiểu thuyết để đi dọn bàn, hơn là một em năng động luôn chủ động. Chúng ta đặc biệt phải khuyến khích những em có tính dễ xúc động và các em ít hiếu động.”

Linh mục Cédric Anastase nói: “Trên tất cả, chúng ta phải cho các em thấy, ‘làm điều tốt sẽ tạo chuyện tốt’.” Nếu đứa trẻ cảm thấy tự hào và vui vì đã làm hết sức mình và đạt được mục tiêu thì nó sẽ có đôi cánh để tiếp tục đi. Nhà giáo dục có thể giúp trẻ tìm hiểu bằng cách chỉ cho trẻ cách nhìn lại ngày của mình.

Cha Anastase giải thích: “Được cha mẹ, nhà giáo, bạn bè tốt hỗ trợ là đã có một động lực tích cực. Chúng ta có cùng mục đích chung, được trau dồi bởi những người bạn rất năng động”.

5- Cầu nguyện để được vững mạnh

Khi ban cho chúng ta ơn, Chúa giúp chúng ta phân biệt điều tốt và ban cho chúng ta sức mạnh để hoàn thành điều đó. Chúng ta có thể cầu xin điều đó mỗi ngày trong lời cầu nguyện và trong các bí tích để chúng ta được vững mạnh. Như thế chúng ta bảo vệ mình khỏi cám dỗ của tính kiêu ngạo, một chuyện khá thường tình khi chúng ta thành công đạt được mục tiêu của mình: chúng ta vội vàng cho đó là do cố gắng của mình. Ông Benoỵt Sinnig giải thích: “Nhất là giúp chúng ta trông cậy vào nguồn, ý chí được dùng để phục vụ tình yêu trong sự thật.” Đó là lý do tại sao tôi xin các bạn trẻ bắt đầu ngày của họ với lời cầu nguyện, bởi vì chính từ Tình yêu mà sức mạnh của tình yêu sẽ đến.”

Ý chí, không phải là…

– Ý định thoáng qua của một người nghĩ mình sẽ làm những chuyện này nhưng rồi không làm. Có biết bao nhiêu bạn trẻ có những giấc mơ đẹp như vác ba-lô đi một mình trong ba ngày, mà không bao giờ bước qua ngưỡng cửa phòng của họ?

– Mong muốn, một chuỗi mong muốn bất tận không phải là mục tiêu và không bao giờ hoàn thành.

– Có ý chí để chỉ có ý chí, làm các cố gắng để tỏ ra mình cố gắng, vì theo thời, vì theo bạn bè. Ông Benoỵt Sinnig nêu ra: “Chẳng hạn trong bữa cơm gia đình, cố gắng tỏ ra đàng hoàng là chỉ vì theo thời, cố gắng cho có cố gắng. Nếu chúng ta cư xử vì tình thương cho những người chung quanh thì ý chí sẽ bị đe dọa. Cố gắng mà không hiểu ý nghĩa là chúng ta sẽ gặp nguy cơ, vì một khi ra ngoài khuôn khổ, thì chúng ta bỏ hết.

Ý chí, dưới con mắt của… các bạn trẻ

– Louise, 21 tuổi: “Ý chí đặc biệt hữu ích trong các mối quan hệ của tôi với người khác, để chống lại nỗi sợ bị loại trừ. Nếu tất cả bạn bè của tôi đi uống một ly và nếu tôi kiệt sức, tôi sẽ nói không. Tôi rất ngưỡng phục ông bà ngoại tôi, ông bà đã 80 tuổi nhưng rất mạnh khỏe. Tôi muốn giống ông bà khi đến tuổi đó. Ngay lập tức, tôi có siêu động lực để tập thể dục thường xuyên. Khi bạn quyết định làm điều gì đó bất chấp lười biếng hay sợ hãi, bạn đã vượt qua chính mình, đó là niềm phấn khởi. Chúng ta cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của ý chí và giúp nó chống lại những cám dỗ hoặc sự yếu đuối bằng cách không đặt mình vào trường hợp mà chúng ta sẽ bị cám dỗ quá nhiều.”

–  Raphaël, 15 tuổi:

“Khi tôi ở cuối lớp và không có ai ở bên cạnh, tôi cần có ý chỉ để có cảm tưởng chung quanh tôi có người lắng nghe.”

– Guillaume, 20 tuổi: “Theo tôi, dấu hiệu của ý chí, chẳng hạn như một tiếng động dễ chịu vào buổi sáng khi tôi chưa tắm hoặc chưa làm xong những gì tôi đã dự trù trong ngày. Điều này không dễ dàng, vì khi đi thực tập về, tôi rất lười biếng. Khi ở tuổi vị thành niên, tôi có những ước mơ, nhưng không phải mục tiêu. Tôi không biết phải làm gì để có mục tiêu. Chúng ta có được ý chí khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ thực sự. ”

Marta An Nguyễn dịch

778    09-05-2021