Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Người Công giáo Trung Quốc trông vị hồng y họ yêu mến được phong thánh

Người Công giáo Trung Quốc trông vị hồng y họ yêu mến được phong thánh


 
Đức Hồng y Celso Costantini kêu gọi các thành viên trong Giáo hội hội nhập văn hóa Trung Quốc vào đạo Công giáo

Cardinal-Celso-Costantini.jpg
Đức Hồng y Celso Costantini được Đức Thánh cha Piô XI
bổ nhiện làm Đại Diện Tông Tòa tiên khởi tại Trung Quốc.
Ảnh được cung cấp

Năm 1922, Đức Hồng y Celso Costantini (1876-1958) – hiện đang được xem xét tôn phong thánh – được Đức Thánh cha Piô XI bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Tòa tiên khởi tại Trung Quốc cho đến năm 1933.

 

Trung Quốc bị ảnh hưởng các cuộc nội chiến cũng như cuộc xâm lược của Nhật Bản và đất nước này bị các cường quốc phương Tây phân chia theo các nhóm lợi ích.

 

Chế độ bảo hộ tôn giáo của Pháp được xem là chướng ngại vật đối với Trung Quốc trong quan hệ ngoại giao với Vatican, đặc biệt là trong thời gian tạm thời nối lại quan hệ Trung Quốc-Vatican từ năm 1885-1918.

 

Nói đúng ra là không thể gọi là Giáo hội Trung Quốc vì các giáo điểm trên vùng đất Trung quốc làm việc độc lập với nhau.

 

Trong 12 năm sống tại Trung Quốc, Đức Hồng y Costantini vạch rõ giữa chính trị và công tác Giáo hội cho tất cả các thừa sai và giáo sĩ Trung Quốc.

 

Và Đức Hồng y Costantini làm theo lời khuyên và hướng dẫn của Đức Thánh cha để phát triển đạo Công giáo tại Trung Quốc.

 

Trong khi làm như thế, Đức Hồng y Costantini khéo léo xử lý vấn đề nhạy cảm trong ngoại giao và trở ngại từ Pháp để có thể trung thành với Đức Thánh cha.

 

Trong khi làm như thế, Đức Hồng y Costantini khéo léo xử lý vấn đề nhạy cảm trong ngoại giao và trở ngại từ Pháp để có thể trung thành với Đức Thánh cha.

 

Đức Hồng y Costantini còn triệu tập Hội nghị khoáng đại đầu tiên của Trung Quốc (Primum Concilium Sinense) tại Thượng Hải năm 1924 và thành lập các hạt Đại Diện Tông Tòa mới, cũng như các dòng tu mới ở Trung Quốc và cổ vũ mỹ thuật Công giáo theo kiểu Trung Quốc.

 

Những nỗ lực này hướng tới mục tiêu “Trung Quốc hóa” đạo Công giáo Trung Quốc, và vẫn còn ảnh hưởng cho đến ngày nay.

 

Đức Hồng y Costantini nỗ lực chỉ ra những lợi ích của các cường quốc Tây phương cũng như đề ra tiêu chuẩn cho tất cả các thừa sai, linh mục địa phương và tín hữu noi theo.

 

Từ năm 1935-1953, ngài đóng vai trò quan trọng trong việc cải cách phụng vụ giúp giải quyết vụ tranh cãi nên chấp nhận như thế nào về vấn đề người Công giáo Trung Quốc còn cử hành các nghi lễ Khổng giáo thờ kính ông bà tổ tiên.

 

Những thành tựu của ngài đã làm cho ngài trở thành nhân vật được người Công giáo Trung Quốc yêu mến.

 

Trung Quốc và Vatican hiện đang tổ chức các cuộc thương lượng lịch sử nhằm giải quyết những bất đồng.

 

Thuật ngữ Trung Quốc hóa đã trở thành từ ngữ chính khi nói về các mối quan hệ giữa chế độ cộng sản Trung Quốc và các nhóm tôn giáo.

 

Nhưng nó cũng nhắc nhớ người ta về công lao đóng góp của Đức Hồng y Costantini cho Trung Quốc.

 

Theo quan điểm thần học, Giáo hội học và lịch sử Giáo hội, thuật ngữ Trung Quốc hóa vốn được chính quyền Trung Quốc nhấn mạnh dựa trên hệ tư tưởng chính trị.

 

Nó áp đặt các biện pháp chính trị và pháp lý vốn không liên quan đến giáo lý Công giáo hay quản trị Giáo hội.

 

Đức Hồng y Costantini loại trừ các nhân tố chính trị và kêu gọi các thành viên trong Giáo hội hội nhập văn hóa Trung Quốc vào đạo Công giáo.

 

Trong bối cảnh hiện, quan điểm Trung Quốc hóa có khả năng nới rộng khoảng cách giữa Giáo hội Trung Quốc và Vatican.

 

Những vấn đề hiện nay tập trung vào cộng đồng Giáo hội công khai được chính quyền công nhận và cộng đồng thầm lặng mang tính phức tạp.

 

Nỗ lực phong thánh cho Đức Hồng y Constantini sẽ là tấm gương tốt cho tất cả các thành viên trong Giáo hội Trung Quốc, thậm chí cho Giáo hội Hoàn vũ.

 

Và mặc dù có thể kéo dài, nỗ lực này sẽ thể hiện tình yêu của Giáo hội Công giáo dành cho Trung Quốc theo tinh thần của đức cố hồng y.

 

Và mặc dù có thể kéo dài, nỗ lực này sẽ thể hiện tình yêu của Giáo hội Công giáo dành cho Trung Quốc theo tinh thần của đức cố hồng y.

 

Mặc khác, song song với việc chính quyền Trung Quốc gia tăng kiểm soát các vấn đề tôn giáo, việc làm này sẽ khiến Giáo hội thầm lặng hoạt động mạnh hơn.

 

Quan điểm Trung Quốc hóa là biểu hiện mới nhất của ‘Phong trào Công giáo Yêu nước’ do chính quyền cổ vũ từ năm 1949 do nghi ngờ đạo Công giáo.

 

Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn lại Chiến tranh Trung –Nhật (1937-1945), có vô số người Công giáo tham gia các hoạt động chống Nhật Bản.

 

Cha Vincent Lebbe (1877-1940), mang quốc tịch Trung Quốc, còn hướng dẫn chủng sinh và nữ tu Trung Quốc giúp cứu chữa những người bị thương, trong khi Ma Xiangbo, lãnh đạo giáo dân, được gọi là “bậc tiền bối yêu nước”.

 

Từ đó chúng ta có thể thấy rằng lòng yêu nước của người Công giáo không phải do chính sách chính trị hình thành nên, nhưng do lòng tin vào Thiên Chúa và tình yêu quê hương đất nước của họ, bao gồm lịch sử, văn hóa và dân tộc.

 

Thế nhưng, đôi khi người Công giáo bị tước mất tình yêu đất nước của mình.

 

Alexandre Tsung-ming Chen là giám đốc nghiên cứu tại Viện Ferdinand Verbiest, K.U.Leuven, Bỉ.

 

(UCAN 18.10.2017)

508    21-10-2017