Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Những Nẻo Tâm Linh Ngoài Kitô Giáo - 1

 

 
Khoá trình Linh Đạo cơ bản: Trước khi tìm hiểu “sự đa dạng linh đạo” trong khung cảnh Kitô giáo, chúng ta thử dành một cái nhìn thoáng qua những nẻo đường linh đạo của một số tôn giáo lớn (hầu hết xuất phát tại Á Châu)[1] đã và đang dẫn dắt rất đông con người tiến bước về tiêu đích “chân, thiện, mỹ”. Đây cũng chính là việc làm cần thiết mà giáo huấn của Giáo Hội đã xác nhận với 3 mục đích sau :

tongiao.jpg

- “giữ một niềm kính phục sâu xa nhất đối với các truyền thống này và tìm cách chân thành đối thoại với các môn sinh của truyền thống đó”[2],

- “làm tăng triển những giá trị tâm linh, luân lý cũng như các giá trị xã hội-văn hoá nơi những tín đồ thuộc các tôn giáo khác, nhờ việc đối thoại và hợp tác với thái độ thận trọng và bác ái…”[3]

- “quy tụ toàn thể nhân loại thành đoàn Dân duy nhất của Thiên Chúa, kết thành thân thể duy nhất của Chúa Kitô, và xây nên đền thờ duy nhất của Chúa Thánh Thần…hoàn tất ý định của Đấng Tạo Hoá…cùng đồng thanh cất tiếng : “Lạy Cha chúng con”[4]. (Xem thêm : Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu, số 6)[5]

Chúng ta lựa chọn 6 tôn giáo (ngoài Kitô giáo) đại diện cho 3 vùng của Á Châu là Ấn Độ, Trung Hoa và Trung Đông, đó là : ẤN GIÁO, PHẬT GIÁO (Ấn Độ), KHỔNG GIÁO, ĐẠO GIÁO (Trung Hoa) VÀ DO THÁI GIÁO, HỒI GIÁO (Trung Đông), và sẽ tập trung dừng lại 2 chiều kích chính : NGUỒN GỐC GIÁO LÝ và TRUYỀN THỐNG LINH ĐẠO; từ đó, rút ra vài khía cạnh, chiều kích linh đạo tích cực để vận dụng vào con đường hoàn thiện của Tin Mừng.

1. Các tôn giáo xuất xứ từ Ấn Độ :

1.1 : ẤN GIÁO :

a. Nguồn gốc :

Theo “Tự điển tôn giáo giản yếu” thì Ấn giáo (Hinduism) là “tên gọi chung của phương Tây để chỉ cấu trúc và thể chế tôn giáo và xã hội truyền thống của Ấn Độ. Là tôn giáo có nguồn gốc huyền thoại, Ấn giáo không biết tới người sáng lập (khác với Phật giáo, Hồi giáo, hay Kitô giáo), cũng như điển lễ cố định. Điểm chung của mọi tín đồ Ấn giáo là tin vào luật của nghiệp”.[6]

Về lịch sử, trong các tôn giáo lớn nêu trên, Ấn giáo có nguồn gốc lâu đời nhất (xuất hiện khoảng năm 2000 trước Công nguyên) và cũng biến thái phức tạp nhất qua nhiều giai đoạn lịch sử với những cấu trúc đặc biệt phản ảnh trọng tâm giáo lý và biểu hiện thái độ tín ngưỡng với 3 hình thái của 3 thời kỳ sau :

- Thời Vệ-đà giáo (Vedism) từ khoảng năm 2000 – 800 trước Công nguyên (Ấn giáo sơ nguyên) : Đặt nền tảng trên bộ kinh Vệ-đà (Veda), là bộ kinh cổ nhất và quan trọng nhất của Ấn giáo; nội dung chủ yếu của bộ kinh và cũng là trọng tâm đức tin của Ấn giáo trong thời đại nầy chính là mối tương quan giữa con người với các Thần linh và với vũ trụ cần được thể hiện qua lễ tế, cúng bái. Giai đoạn nầy Ấn giáo mang tính đa thần và thuộc hình thức tôn giáo bình dân.[7]

- Thời Ba-la-môn giáo (Brahnanism) từ năm 800 – 200 trước Công nguyên (Ấn giáo chính truyền) : Đặt nền tảng trên 2 bộ kinh chú giải từ bộ kinh Vệ-đà : Bộ Brahmana thiên về nghi thức tế tự, lễ điển; bộ Upanishad thiên về thần học, nghị luận.

- Thời Ấn độ giáo (Hinduism) khoảng từ thế kỷ 2 trước Công nguyên đến nay[8] (Ấn giáo hiện đại) : Vẫn giữ những điểm cốt yếu của Vệ đà giáo và Bà-la-môn giáo nhưng canh cải cho phù hợp với đà tiến của xã hội và tinh lọc trước ảnh hưởng của Phật giáo. Đây cũng là thời kỳ Ấn giáo trở thành quốc giáo của Ấn Độ và phát triển theo hướng triết lý.

b. Nội dung giáo lý và chiều hướng linh đạo :

- Tất cả các nội dung giáo lý cũng như linh đạo và nền phụng tự của Ấn giáo được đều phát xuất từ những bộ Kinh thánh quan trọng (Veda, Bramana, Upanishsad…), những bộ Sử thi huyền diệu như Mahabharata, Ramayana, Bhagavad-Gita (Chí tôn ca)…cùng với bộ Luật Manu. Tất cả làm nên tổng luận giáo lý cũng như nền linh đạo Ấn giáo.

- Về thượng đế quan và nhân sinh quan của Ấn giáo xoay quanh hai phạm trù sau : Brahman : Đại ngã tương đương với thực tại Thần linh, Đấng tối cao và Vũ trụ đại thể bao trùm vạn vật trong đó có Atman là Tiểu ngã tan hoà trong Đại ngã. Để giác ngộ được chân lý Đại ngã và tiểu ngã, nghĩa là thoát khỏi vòng luân hồi (Samsara) do Nghiệp báo (Karma), con người phải gắng sức tu luyện và giác ngộ toàn bộ bản thân. (Xem bài viết của Phúc Trung : Ấn giáo hay Bà la môn giáo)[9]

- Về “linh đạo của Ấn giáo” có thể tóm tắt qua phương thức “4 chặng đường đời”[10]: Chặng ấu thơ thời môn sinh thụ huấn và giác ngộ Veda (brahmacarya); chặng trưởng thành dấn thân vào xã hội (grihastha); chặng khổ luyện trên rừng (vanaprasthya); chặng hành khất thoát tục (sannyasin) và “ba nẻo giải thoát” : nẻo Tri thức (jina-marga) : giác ngộ đại ngã (Brahman); nẻo hành động (karma-marga) : phụng tự và thực hành luân lý; nẻo Sùng tín (bhakti-marga) : thực hành yêu thương và hoán cải. Song hành với 3 “nẻo” trên, từ thế kỷ thứ 2 sau CN, xuất hiện con đường tu thân dưỡng tính mang tên YOGA với những phương thế tích cực ảnh hưởng sâu rộng cho tới hôm nay.[11]

c/. Linh đạo và bài học từ Ấn giáo :

Công Đồng Vatican II trong Tuyên ngôn về mối liên hệ của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo Giáo Hội (Nostra Aetate) đã tóm tắt toàn bộ giáo lý, linh đạo và phụng tự của Ấ độ giáo như sau :

“Như trong Ấn giáo, con người tìm hiểu huyền nhiệm thần linh và tìm cách diễn đạt bằng những thần thoại vô cùng phong phú cũng như bằng các nỗ lực suy tư triết lý sâu sắc, đồng thời đi tìm lối thoát khỏi những nỗi lo âu của kiếp người, hoặc bằng nếp sống khổ hạnh, hoặc nhờ tịnh niệm thâm sâu, hay tìm nương ẩn nơi Thượng Đế với lòng kính yêu và tin tưởng.”[12]

Qua nhận định trên của Công Đồng Vaticanô II, chúng ta có thể rút ra các điểm tích cực sau đây trong con đường tâm linh của Ấn giáo :

- Cội nguồn đích thực để con người đạt tới hạnh phúc trọn hảo là trở về, là kết hiệp với Thượng Đế tối cao qua con đường công đức, thực hành lễ tế để thoát “Nghiệp” (Karma Marga).

- Song song với thực hành “công đức” con người phải luôn mài dũa tri thức để biết, để ngộ được mình (Atman) thuộc về Đại ngã (Brahman).

- Sau cùng, bằng sự sùng tín, bác ái, sẻ chia…trong tâm thể bình yên, đợi chờ hạnh phúc vĩnh hằng. (Xem thêm : Ruth S. Anderson trên trang mạng “NHU LIỆU THÁNH KINH”. Mục ẤN GIÁO; và Phan Tấn Thành, ĐỜI SỐNG TÂM LINH I, DẪN NHẬP VÀO CÁC KHOA HỌC TÔN GIÁO, tr. 350-351).

Trong một xã hội quay cuồng, động đạt, bon chen…của não trạng duy vật hưởng thụ và nô lệ cho đam mê vật chất, các đề nghị “giải thoát” của Ấn giáo thật là quý giá và cần thiết.

1.2 : PHẬT GIÁO (Bouddhism):

a. Nguồn gốc :

Nếu Ấn giáo không tìm thấy “Đấng sáng lập” thì Phật Giáo được sáng lập bởi Đức Siddharta Gautama (Tất Đạt Đa Thích Ca), ra đời tại thành Kapilavastu (Ca-tì-la-vệ) thuộc thung lũng sông Hằng, ở vùng Nepal, Ấn độ, vào khoảng năm 563 trước Công nguyên, thuộc bộ lạc Aryan, con trai của vị raiah (tiểu vương) trong giai cấp Kshatriya, tức giai cấp chiến sĩ của vương triều.

Một trong khúc quanh quan trọng và cũng là điểm xuất phát Phật giáo chính là sự “giác ngộ” của Đức Thích Ca sau 49 ngày thiền định, nghiền ngẫm những lẽ sinh diệt của cuộc đời dưới gốc cây Bồ đề (bohdi cũng được gọi là tri thức). Sự “đắc đạo” hay “ánh quang minh” tiếng Phạn gọi là Buddha (Phật) và từ đó gắn liền với tên của Ngài : Đức Phật, tức Đấng Đại giác, Đắc đạo, Quang minh và tên của tôn giáo do Ngài xướng xuất : đạo Phật (Bouddhism)[13]

Xuất thân từ môi trường Ấn giáo và được dạy dỗ các lẽ đạo của tôn giáo nầy, Đức Phật đã tìm ra con đường riêng cho mình, vừa bổ túc những chân lý Ấn giáo mà ngài cho là chưa thoả đáng, vừa đề xuất những phương cách độc đáo để “giải thoát chúng sinh”.

Đức Phật, sau 49 năm ngược xuôi truyền giảng Phật pháp, đã qua đời ở tuổi 80 mà các môn sinh tin rằng “Ngài đã nhập Niết Bàn”, tức đi vào cõi được giải thoát vĩnh viễn khỏi vòng Luân hồi.

Kể từ đó, Phật giáo đã lan rộng khắp Ấn độ , Sri Lanka (Tích Lan), Miến Điện, Thái Lan, Trung Hoa, các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á… và đã trở thành một trong các tôn giáo có tàm ảnh hưởng nhất của thế giới cho tới hôm nay.

b. Nội dung giáo lý và chiều hướng linh đạo :

- Nền tảng Phật pháp : Giáo lý Phật giáo chứa đựng và căn cứ trên ba bộ hợp tuyển kinh sách gọi là TAM TẠNG (TRIPIKATA) : Tạng kinh (Sutra pitaka), Tạng luật (Vinaya pitaka), Tạng luận (Abhidhamma pitaka).

- Do các chuyển biến của lịch sử, việc truyền tải TAM TẠNG phân rẽ theo hai đường : phía Bắc với ngôn ngữ Sancrit làm nên truyền thống Phật giáo Bắc Tông hay Phật giáo Đại thừa, ảnh hưởng các vùng Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cỗ, Mãn Châu, Cao ly, Nhật Bản, Việt Nam….; phía nam với ngôn ngữ Pali, làm nên truyền thống Phật giáo Nam tông, hay Phật giáo Tiểu thừa (nguyên thuỷ), ảnh hưởng các vùng : Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonésia…[14]

- Trọng tâm và tiêu đích : Nếu hiểu tôn giáo, tín ngưỡng là một khái niệm luôn gắn kết với một Đấng Thượng Đế, một “Đấng Khác”, thì có lẽ Phật Giáo chỉ dừng lại ở một “triết lý nhân bản”, một “luân lý tu thân”, một “phương thế tự giải thoát”…hơn là một tôn giáo; vì đích điểm của con đường tâm linh nơi Phật giáo không dẫn đến một Đấng Thượng Đế, không đạt tới “Ơn cứu độ từ Đấng Toàn Năng”…mà là một cõi “Niết bàn” đồng nghĩa với một “cõi hư vô tuyệt đối” ! Chính Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, trong tác phẩm “Bước Qua ngưỡng cửa Hy vọng”, nơi câu trả lời liên quan đến Phật giáo, đã nhận xét : đích điểm của Phật giáo là “vô thần”[15].

Cho dù vậy, trong thực hành “Phật pháp”, có rất nhiều giá trị luân lý và tu thân ảnh hưởng tích cực trên con đường hành thiện mấy ngàn năm của nhân loại. Người ta tìm thấy những điểm cốt yếu về luân lý và thực hành tâm linh của Phật giáo qua “bốn lẽ huyền diệu” được mệnh danh là “TỨ DIỆU ĐẾ” (Ariya Saccani) và “tám con đường sự thật” gọi “BÁT CHÁNH ĐẠO”.

b.1/. TỨ DIỆU ĐẾ bao gồm :

- Khổ đế (Dukka) : Bể khổ mênh mông của đời sống với “đại diện” là “ngủ khổ” (Skandas) : sinh, lão, bệnh, tử, ly.

- Tập đế (hay nhân đế - Sameda Dukka) : Nhận thức để khắc phục nguyên nhân của bể khổ với 12 biểu hiện dục vọng, ham muốn gọi là “Thập nhị nhân duyên (Vô minh (mê muội), Hành (hành động tạo nghiệp), Thức (ý thức), Danh sắc (tên và hình, biểu hiện của tái sinh, luân hồi), Lục căn (6 giác quan), Xúc (cảm xúc), Thụ (Lưu giữ tác động bên ngoài), Ái (luyến ái, khao khát), Thủ (bám chặt), Hữu (tồn tại), Sinh (hiện hữu, sống ở đời), Lão - tử (già và chết). Trong “đế” này cũng nhắc tới việc nhận ra “10 phiền não” để loại trừ, trong đó có “Tham, Sân, Si” là những nguyên nhân chủ yếu.

- Diệt đế (Nirodha Dukka) : Hiệu quả tốt lành sau khi đã diệt khổ.

- Đạo đế (Nirodha Gamadukka) : Phương pháp tu hành để diệt khổ, “linh đạo” dẫn tới cõi “Niết bàn”.[16]Bao gồm 8 con đường gọi là “Bát Chánh Đạo)[17]

b.2/. BÁT CHÁNH ĐẠO :

- Chánh kiến (nhận thức đúng đắn).

- Chánh tư duy (Suy nghĩ đúng đắn).

- Chánh ngữ (Lời nói đúng đắn).

- Chánh nghiệp (hành động đúng đắn).

- Chánh mạng (Sinh sống bằng nghề nghiệp đúng đắn).

- Chánh tinh tấn (Nỗ lực, chuyên cần phấn đấu để tiến lên).

- Chánh niệm (tâm niệm đạo đức đúng đắn).

- Chánh định (Tập trung tư tưởng đúng đắn).

Theo quan niệm chung của các nhà nghiên cứu Phật pháp thi 8 con đường trên có thể tập hợp theo 3 nhóm :

- Nhóm 1 (2 Chánh : Chánh Kiến, Chánh Tư duy) liên quan đến chiều kích trí tuệ, sự hiểu biết gọi chung là “TUỆ” (Prajna).

- Nhóm 2 (3 Chánh : Chánh ngữ, chánh nghiệp, Chánh mạng) : Liên quan đến chiều kích tu đức, hoàn thiện bản thân theo luân lý, giới luật gọi chung là “GIỚI” (Shila).

- Nhóm 3 (3 Chánh : Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) : liên quan đến sự giác ngộ do tâm trí được rèn luyện, gọi chung là “ĐỊNH” (Samadhi).[18]

c. Linh đạo và bài học từ Phật giáo :

Những đề nghị “diệt khổ, diệt dục” để đạt “phật tính”, tiến vào cõi “Niết bàn”… của Phật giáo qua các thực hành rèn luyện tâm trí, trai giới, nhu hoà, an định, từ bi hỷ xả, khắc chế tham sân si…đã trở thành những phương pháp tu tâm dưỡng tính của bao thế hệ con người từ đông sang tây và vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trên nhiều lãnh vực của xã hội con người.

Riêng Giáo Hội Công Giáo với Công Đồng Vatican II đã dành một sự trân trọng đặc biệt đối với Phật giáo qua những nhận định sau trong Tuyên ngôn về mối liên hệ của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra Aetate) :

“Phật giáo với nhiều tông phái khác nhau, đã nhận ra sự bất túc tận căn của thế giới vô thường này và đã khai sáng lối đường cho những người chính tâm và thành tín, giúp họ tìm thấy sự giải thoát hoàn toàn hay đạt đến sự giác ngộ tối thượng, nhờ những nỗ lực của bản thân hoặc sự tế độ của ơn trên.”[19]

Và có lẽ chúng ta đều đồng ý với tiến sĩ Nguyễn Như Lai khi truy nhận đức “TỪ BI HỈ XẢ” trong giáo lý Phật giáo gần như trùng khớp với ý nghĩa “Chạnh lòng thương”, lòng trắc ẩn của tình yêu tự hiến trong Tin Mừng; và phải chăng, đó chính là con đường dẫn đến sự hoàn thiện :

“Những ”Trọn hảo của sự Khôn ngoan” (Prajnaparamita) nói rằng: ”Không cần phải dạy cho các Bồ Tát (Bodhisavattva) nhiều giới luật. Chỉ có một giới luật bao gồm mọi giới luật: Khi một Bồ Tát có lòng trắc ẩn vô lường, tức là ngài đã có đủ mọi điều kiện mang đặc tính Phật đà, cũng như ai có giác quan sinh lực (sens vital) thì nơi họ mọi giác quan đều vận hành”[20]

2. Các tôn giáo thuộc Trung Hoa :

2.1. KHỔNG GIÁO (Confucianism) :

a. Nguồn gốc :

Khổng giáo mang tên của chính vị sáng lập là Đức Khổng Tử (Confucius)[21] (hay Khổng Phu Tử), sinh khoảng năm 551 trước Công nguyên tại nước Lỗ, đồng thời với Lão Tử, Phật Thích Ca, Plato, Aristotle…Khổng giáo xuất hiện vào thời nước Trung Hoa thuộc triều đại Đông Chu (771-256 Trước CN) trong bối cảnh xã hội đầy phức tạp, rối ren, bất ổn; nhưng cũng từ đó, đã phát sinh hai luồng tư tưởng quan trọng chi phối toàn bộ văn hoá, xã hội, tín ngưỡng Trung Hoa và ảnh hưởng cho tới mãi hôm nay.[22]

Trong bối cảnh xã hội phong kiến đầy bất ổn và thối nát đó, Đức Khổng dấn thân chu du thuyết giảng những con đường luân lý nhân bản nhằm canh tân các mối tương quan trong xã hội và thăng tiến nhân cách, đạo đức làm người.

Theo nhà nghiên cứu Ruth S. Anderson thì : “Khổng Tử đã dùng những năm cuối cùng của mình để dạy dỗ và biên soạn môt số sách cổ điển của Trung Hoa. Vị sư phụ nầy đã qua đời vào năm 479 T.C và được các đệ tử ông cư tang, than tiếc. Sự tôn kính dành cho ông lớn lên, và theo thời gian, ông đã được thần thánh hóa như một vị thần. Suốt trong triều đại nhà Hán, vào khoảng năm 220 T.C. Hoàng đế triều Hán là Hán Vũ đã được một học giả môn phái Khổng giáo thuyết phục, và tuyên bố Khổng giáo là quan niệm học chính thức của Trung Hoa. Nó đã nhảy một bước lớn để hội nhập vào đất nước.”[23]

b. Nội dung giáo lý và chiều hướng linh đạo :

Xét về mặt tôn giáo-tín ngưỡng theo nghĩa hẹp (tương quan với Thượng đế), thì gần giống như Phật giáo, Khổng giáo chưa phải là một tôn giáo đúng nghĩa cho bằng một “học thuyết, một triết thuyết”, một “tổng hợp đạo lý nhân bản” hướng dẫn làm người, xây dựng xã hội. (Xem thêm khảo luận của Ruth S. Anderson về Khổng giáo)[24]

Nền tảng học thuyết và triết lý của Khổng giáo căn cứ trên hai bộ sách quan trọng, hoặc do chính Khổng tử san định, sưu tập, sáng tác, hoặc do các đồ đệ của ngài biên soạn sau nầy. Hai bộ sách đó là NGŨ KINH và TỨ THƯ.

b.1/. NGŨ KINH :

- Kinh Thư : Chuyên đề lịch sử và các văn kiện liên quan đến cấu trúc đạo đức Trung hoa.

- Kinh Thi : Tuyển tập thơ ca, ca dao tục ngữ cổ đại.

- Kinh Lễ : Nghi thức lễ điển.

- Kinh Dịch : Lẽ biến dịch, đổi thay.

- Kinh Xuân Thu : “biên niên sử của thời Xuân Thu”. Đây là cuốn sách duy nhất tương truyền do chính Đức Khỏng Tử là tác giả, giải thích về nước Lổ vào thời Khổng Tử.

b.2/. TỨ THƯ :

Những điều Khổng Tử dạy hầu hết tập trung nơi NGŨ KINH. Sau nầy, các môn sinh Khổng giáo san định lại các lời dạy của Khỏng Tử và làm thành một bộ sách khác làm nên giá trị phong phú của học thuyết của Khổng giáo. Đó chính là bộ TỨ THƯ :

- Sách Luận Ngữ : Đây là bộ sưu tập về các câu nói của Khổng Tử và của một số môn đệ ông.

- Sách Đại Học : Giáo huấn và đào tạo người quân tử .

- Sách Trung Dung : Mối tương quan giữa bản chất con người với trật tự đạo đức trong xã hội.

- Sách Mạnh Tử. Hệ thống triết lý của Khổng Phu Tử.[25]

b.3/. Các nền tảng luân lý :

- Quan hệ giữa con người và trong xã hội :

TAM CƯƠNG : Quân thần cương (Đạo vua tôi); Phụ tử cương (Đạo cha con); phu phụ cương (Đạo vợ chồng).

NGŨ LUÂN : Quân thần (Đạo vua tôi), Phụ tử (Đạo cha con), Phu phụ (Đạo vợ chồng), Huynh đệ (Đạo anh em), Bằng hữu (Đạo bạn bè).

NGŨ THƯỜNG : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

TAM TÒNG : Tại gia tòng phụ (Phụ nữ còn ở nhà phải nghe theo cha); xuất giá tòng phu (Lấy chồng phải nghe theo chồng); phu tử tòng tử (Chồng qua đời phải nghe theo con trai).

TỨ ĐỨC : Công (khéo léo trong công việc), dung (chỉnh chu trong cung cách), ngôn (cẩn trọng trong lời nói), hạnh (đúng mực trong ứng xử).

- Chân dung NGƯỜI QUÂN TỬ : Lý tưởng đạo đức của Khổng giáo được biểu hiện cách rõ nét và sinh động qua chân dung người QUÂN TỬ. Đây là một nhân cách nghiêm túc chu toàn các đức tính căn bản (Ngũ thường) và hoàn thiện các mối tương quan (Tam cương, Ngũ luân); đồng thời cũng là người hiểu được mệnh trời (Tri Thiên mệnh), sống đạo đức với bản thân, đúng mực nơi gia đình, chính trực trong xã hội và mưu ích nhân loại (Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ).

Như vậy, có thể nói được rằng : giáo lý, linh đạo của Khổng giáo mang chiều kích “nhân bản”, một con đường hướng dẫn tu thân tích đức gần gũi với giai đoạn “Ascétique” (tu đức, khổ chế) của Kitô giáo.

c/. Linh đạo và bài học từ Khổng giáo :

Cuộc “chạm mặt” đàu tiên giữa Khổng giáo và Kitô giáo, dĩ nhiên, không tránh khỏi những đố kỵ, hiểu lầm, thái độ bất bao dung đến từ cả hai phía : những “môn đồ trung tín của Khổng Mạnh” và các Kitô hữu, đặc biệt các thừa sai nước ngoài. Kèm vào đó, những tác động về chính trị, về não trạng bảo thủ của các vương triều phong kiến chọn triết lý Khổng Nho làm nền tảng thiết chế xã hội…đã gây nên những cuộc bách hại khủng khiếp (các chỉ dụ cấm đạo của các vương triều)[26], cùng với những luận điệu bài xích, xuyên tạc (các điều lệ, văn bản, tác phẩm như “Điều lệ hương đảng” của vua Gia Long ban hành 1804, Thập huấn điều của Minh Mạng ban hành năm 1834, Đạo Biện (Tự Đức 1862), Tây Dương gia bí lục của nhóm nho sĩ bài Công Giáo cuối thế kỷ 19…) đầy tính tiêu cực và khích bác lẫn nhau của cả hai phía.[27]

Dù vậy, không thể phủ nhận những trân trọng và đánh giá cao của các thừa sai về các giá trị nhất định của nền văn hoá và tư tưởng Khổng giáo trong thực hành xây dựng và điều hướng giềng mối đạo đức xã hội và con người, cách riêng, góp phần không nhỏ trong tiến trình chuẩn bị, củng cố và đào sâu các giá trị của Tin Mừng, như một số nhận định tiêu biểu của các linh mục thừa sai : linh mục Alexandre de Rhodes[28], linh mục F.Buzômi[29], hoặc Giám Mục Hermosilla (Liêm)… .[30].

Cách riêng trong lãnh vực linh đạo, hay con đường nên thánh, phải kể đến nhận định rất thâm thuý của cụ Giuse Nguyễn Như Lai, trong luận văn tiến sĩ mang tựa đề “Truyền Thống Tôn Giáo Tâm Linh Xã Hội tại Việt Nam” (La Tradition Religieuse Spirituelle Sociale au Vietnam) khi nêu bật giá trị tuyệt vời của hai đức trong “Ngũ thường” : ĐỨC “NHÂN” VÀ ĐỨC “NGHĨA”; đặc biệt là đức “Nhân”, rất gần với ý nghĩa của đức “Ái”, con đường cốt yếu dẫn tới sự thánh thiện Kitô giáo[31] :

2055    08-11-2018