Sidebar

Thứ Sáu
19.04.2024

Phần chất thơ thặng dư này đã biến mất ở châu Âu

 

Vấn đề là châu Âu không còn chất thơ. Và đây là dấu hiệu của cuộc khủng hoảng hiện nay, ngài đã giải thích với một giọng khiêm tốn nhưng cương quyết trong cuộc họp báo với các ký giả trên chuyến bay từ Nhật về Rôma ngày 26 tháng 11 vừa qua. Một cách chính xác, ngài nói: “Đây là ý kiến riêng của tôi, nhưng tôi nghĩ phương Tây thiếu chất thơ hơn một chút. Có những điều nên thơ tuyệt đẹp và phương Đông đi xa hơn. Phương Đông có thể nhìn sự việc với con mắt vượt ra bên ngoài, tôi không dùng chữ “siêu việt” vì một vài tôn giáo đông phương không nhắc đến siêu việt nhưng là một cái nhìn vượt quá giới hạn của vô thường, mà không nói đến siêu việt. Tôi sẽ dùng các từ như thơ ca, nhưng không, tìm kiếm sự hoàn hảo của chính mình trong việc ăn chay, sám hối, trong việc đọc các sách khôn ngoan của các nhà hiền triết phương đông. Tôi nghĩ ở phương Tây tốt hơn nếu ngừng một chút và dành thời gian cho minh triết.”

Điều này có thể làm ngạc nhiên khi một giáo hoàng đề nghị có thêm chất thơ để chữa trị cho cuộc khủng hoảng của xã hội phương Tây ngày nay, một trực giác khởi đi từ xa và cần được xem xét nghiêm túc và kỹ lưỡng.

Đối với nhà thơ nổi tiếng người Buenos Aires, Jorge Luis Borges mà Đức Bergoglio đã hợp tác và dệt một tình bạn thân thiện thì bản chất của thơ là nắm bắt những điều của cuộc sống như “những điều lạ lùng.” Con người sống trải nghiệm thực tế và tìm thấy điều gì đó tuyệt vời vì, con người tìm được một cái gì bí ẩn, dù nó gần với một cái gì đó quen thuộc, như thể mọi thứ che giấu một bí mật, một cái gì đó không thể giải thích cũng không thể xác định. Theo nhà thơ Borges, người ta có thể định nghĩa một hình đa giác nhưng không định nghĩa được đau răng. Chính “cái nhiều hơn” này làm Đức Giáo hoàng quan tâm và mời gọi người phương Tây nhìn sự việc với con mắt vượt ra ngoài. Tiểu thuyết gia Henry Miller trong một bài khảo luận ngắn đã viết về sự sáng tạo:

“Dù bạn bắt đầu vẽ hoa, vẽ ngôi sao, vẽ ngựa hay thiên thần, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tôn trọng và ngưỡng phục cho từng yếu tố trong vũ trụ chúng ta. Bạn sẽ nhận ra nó trong những gì là bản chất của nó và bạn tạ ơn Chúa chính xác cho những gì chúng là. Bạn sẽ từ bỏ việc cải thiện thế giới hay cải thiện chính bạn. Bạn sẽ học để thấy không phải những gì bạn muốn thấy nhưng chính bản chất thế giới […]. Rốt cuộc, chúng ta đã sống từ vài trăm triệu năm nay […] và, từ đầu cho đến cuối, vũ trụ vẫn là một bí ẩn đối với chúng ta […]. Vấn đề, tại thời điểm khi sáng tạo một tác phẩm mới là: “Trong những gì chúng ta thấy, có nhiều hơn những gì chúng ta có thể thấy bằng mắt không?” Và câu trả lời luôn là có. Dù trong các vật khiêm tốn nhất, chúng ta cũng có thể tìm thấy cái chúng ta đi tìm – cái đẹp, sự thật, hiện thực, thần thánh – và các phẩm chất này không do người nghệ sĩ tạo ra: người nghệ sĩ chỉ khám phá ra chúng khi họ bắt đầu vẽ”.

Về chủ đề thặng dư, một tiểu thuyết gia khác Dostoevsky, người được Đức Phanxicô rất yêu mến từ lâu đã suy nghĩ, và, trong phần đầu của một bản văn quen thuộc với thanh niên trẻ Bergoglio, Ký ức từ thế giới ngầm (Mémoires de l’underground) đã trình bày vấn đề này khi giới thiệu chủ đề tội ác và tự do. Theo nhà văn Dostoevsky, có một xen kẽ giữa cái nhìn của “hai cọng hai là bốn” và “hai cọng hai là năm”; trong trường hợp đầu đó là hợp lý của toán học để giải thích thế giới, nhưng trong một thế giới chỉ nhỏ như “tổ kiến” thì mọi thứ hoạt động “một cách đơn giản”, trường hợp thứ hai rõ ràng là phi lý nhưng lại sát với thực tế với chuyện, những con người tự do có thể làm đảo lộn các cơ sở hợp lý và thêm vào “nhiều hơn”, cả trong cái ác và trong các vụ tàn bạo, không giúp hai đầu nối lại với nhau.

Nắm bắt sự dư thừa này có nghĩa là sống một cách nên thơ, thậm chí là “ở trong thơ” như một nghệ sĩ khác cũng được Đức Phanxicô rất mến mộ là nhà thơ người Đức Hoelderlin nổi tiếng trong câu thơ: “Đầy công trạng, nhưng một cách thơ mộng, chàng/nàng sống nhờ điều này trên trái đất”. Những chữ bí ẩn đã làm mê hoặc cả tư tưởng gia như Heidegger, người từ lâu đã suy nghĩ về ý nghĩa của chúng. Có lẽ lời mời gọi của nhà thơ lãng mạn vượt ra khỏi sự hợp lý của “công trạng” mà con người phải làm một cái gì đó nhiều hơn, tập trung vào những chuyện và tìm trong cuộc hiện sinh của mình một cái gì đó thoát khỏi mình và vượt lên mình chỉ dẫn cho mình một số phận lớn hơn.

Thơ, cái nhìn thơ mộng phải làm với sự dư thừa, mà ý nghĩa của nhưng không sớm biến thành lòng biết ơn và tạ ơn. Vấn đề là phương Tây điên cuồng nhắm mắt với  sự thặng dư này, và một “thay đổi” nhỏ nhưng đáng kể đã giảm và sự thặng dư đã giảm như Đức Phanxicô luôn nhấn mạnh trong câu trả lời đầu tiên của ngài trong cuộc họp báo trên chuyến bay thứ ba 26-11 vừa qua: “Ánh sáng đến từ phương Đông, xa xỉ, tiêu dùng đến từ phương Tây”, lux ex Oriente, ancien luxus occidental.

Marta An Nguyễn dịch

513    02-12-2019