Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Sau cái chết của ông Epstein, các thần học gia thảo luận về tự sát, ơn cứu độ, và các điều buộc đối với nhà nước

Vào ngày 10/8, nhà đầu tư ngân hàng và là tỷ phú là Jeffrey Epstein đã được phát hiện là đã chết trong buồng giam của ông ở nhà tù, điều mà các quan chức gọi là một sự tự sát minh nhiên.

Ông Epstein, một người xâm hại tình dục đã bị kết án, đang đợi chờ phiên toà cho những cáo buộc về mua bán tình dục của ông, gồm cả một tội trạng về buôn bán tình dục một trẻ em và một tội trạng về đồng loã để thực hiện việc buôn bán tình dục. Ông đã bãi nại để không phạm tội trong cả hai tội trạng.

Sau cái chết của ông, các lý thuyết về cái chết của ông xuất hiện.

Một người có nhiều mối quan hệ như Epstein, là người có những thái tử và tổng thống và những người ưu tuyển khác trong số những người đồng bạn của ông, có thể sẽ tiết lộ các tội phạm của những người bạn quyền lực tại phiên toà, và mối nguy của việc tiết lộ ấy, một số dự phỏng, có lẽ đã tạo nên một sự sát hại.

Ông Epstein đã được gỡ khỏi tầm kiểm soát tự sát chỉ 12 ngày trước cái chết của ông. Theo một bài đăng trên The New York Times, thì hai cảnh vệ là những người được cho là sẽ kiểm tra ông Epstein mỗi 30 phút đã ngủ khoảng 3 tiếng và đã làm mập mờ những hồ sơ ghi lại các vòng của họ trong một nỗ lực để che đậy sai lỗi của họ. Kể từ đó họ đã bị cho thôi vị trí tại Trung Tâm Giáo Dục Thành Phố ở Manhattan, nơi ông Epstein bị giam giữ.

Một cuộc khám nghiệm tử thi ông Epstein đến giờ tạo ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.

Liệu là ông Epstein có tự sát hay không thì vẫn chờ xác nhận. Nhưng dữ liệu liên bang cho thấy tỷ lệ tự sát tại Hoa Kỳ là đang ở mức cao nhất kể từ khi Thế Chiến Thứ II, và thậm chí còn cao hơn cả trong thời kỳ Đại Khủng Hoảng, theo một bài viết trên tạp chí TIME.

Giáo Hội Công Giáo dạy rằng tự sát là vi phạm điều răn thứ 5 “Chớ giết người”, và là một trọng tội.

CNA đã trao đổi với 3 nhà thần học luân lý về tự sát, về niềm hy vọng ơn cứu độ mà Giáo Hội dạy đối với những người tự kết liễu đời mình, và những luật buộc nhà nước để bảo vệ các tù nhân khỏi chính họ.

Vấn đề nghiêm trọng và tội trọng

David Cloutier là một nhà thần học luân lý và là giáo sư liên kết về thần học tại Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ ở Washington.

Giáo Sư Cloutier cho CNA biết rằng khi xét đến việc tự sát, thì thật quan trọng để nhớ rằng việc đó đã được Giáo Hội dạy rằng là một tội trọng.

“Điều đó có nghĩa là tất cả mọi sự được xét, đây là một vấn đề nghiêm trọng, và thực hiện một chọn lựa đi ngược lại sự sống là chọn lựa chống lại Thiên Chúa, Đấng ban cho mọi người ơn ban sự sống, và cũng là chọn lựa để chống lại những điều buộc đối với những người khác”, Cloutier cho CNA biết.

Trong một phần về tự sát, Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo nói rằng Thiên Chúa là chủ sự sống, và rằng con người “buộc phải đón nhận sự sống cách biết ơn và giữ gìn sự sống vì danh dự của mình và vì ơn cứu độ các linh hồn. Chúng ta là những người quản gia, chứ không phải là chủ, của sự sống mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho chúng ta. Không phải quyền của chúng ta để bỏ đi sự sống. Việc tự sát trái với khuynh hướng tự nhiên của con người để duy trì và kéo dài sự sống của mình”.

Giáo Lý thêm rằng việc tự sát “là đang phá vỡ cách bất công những mối dây liên đới với gia đình, quốc gia, và các xã hội con người khác mà chúng ta đang có những ràng buộc. Tự sát thì trái với việc yêu mến Thiên Chúa hằng sống”.

Mặc dù tự sát là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng Giáo Lý cũng nhấn mạnh rằng để một người thực hiện một tội trọng, thì ba điều kiện phải được thoả: đó là tội là một vấn để nghiêm trọng, và rằng người ấy thực hiện tội “với đầy đủ sự hiểu biết và sự đồng thuận có chủ đích”.

Có thể có những yếu tố miễn trừ, như là bệnh tâm thần hay một vài kiểu suy sụp khác, vốn gỡ cho một người ít nhất là một vài khả năng thực hiện việc tự sát, giáo sư Cloutier cho biết.

Niềm hy vọng cứu độ

Ngay cả trước tình trạng nghiêm trọng của việc tự sát, thì người Kitô Hữu cần luôn hy vọng vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa trong những trường hợp tự sát, Scott Hefelfinger, một thần học gia luân lý và là giáo sự trợ giảng về thần học tại Viện Augustine tại Denver, đã cho CNA biết.

“Nếu chúng ta đánh mất hết niềm hy vọng với sự tôn trọng đối với ơn cứu độ của người này, thì thực ra chúng ta lại thuộc về một kiểu lặp lại cùng một sự thể hiện cảm xúc tuyệt vọng đã tiêm nhiễm người ấy là người đã thực hiện việc tự sát. Vì thế, chúng ta được khuyên dạy là hãy hy vọng hơn là thất vọng”, ông nói.

“Chúng ta đặt niềm tín thác của mình vào lòng thương xót của Thiên Chúa”.

Hơn thế nữa, giáo sư Cloutier nói, bản thân Giáo Lý “thì khá thẳng” trong việc nói rằng những người tự sát thì không nhất thiết bị khước từ ơn cứu độ muôn đời, vì tình trạng của tư tưởng và linh hồn họ tại thời điểm thực hiện hành vì là một yếu tố.

Nếu một người ở trong “một kiểu căng thẳng cảm xúc, hay tuyệt vọng, hay những cách khác mà cảm xúc của người ấy đi vào đường lối của việc biết trọn vẹn điều họ đang thực hiện”, thì trách nhiệm của họ ít nhất một cách nào đó được miễn trừ, ông nói.

Cha Edward Krasevac, OP, là một giáo sư về thần học, và chủ tịch khoa thần học tại Trường Triết và Thần Dòng Đa Minh tại Berkeley, California.

Cha Krasevac nói rằng vì ý muốn sống như là một bản năng cơ bản, thì dường như có thể là nhiều trường hợp tự sát được người ta thực hiện là những người bị ảnh hưởng bởi sự phiền muộn mang tính y học hay các loại bệnh tâm thành khác hay những yếu tố tâm lý vốn làm mất quân bình khả năng phán đoán của họ và làm giảm bớt ít nhất một mức độ sự đồng thuận ý muốn của họ.

“Người ta bị phiền muộn về mặt y khoa thì không nghĩ sáng suốt, họ không thể nghĩ sáng suốt”, Cha Krasevac nói.

Ngài nói thêm có thể có những yếu tố giảm trừ khác nơi cuộc sống của một người, chẳng hạn như sự sợ hãi về nỗi đau của sự chết, hay sợ về điều sẽ diễn ra với họ nếu họ sống, chẳng hạn như một người “đang đối diện với toàn bộ đời họ không ở trong tình trạng tù tốt, mất hết mọi sự họ có, không có khả năng xử lý cuộc sống trong tù…đây là những điều mà chúng ta gọi là những bổ sung trách nhiệm”.

“Vì thế trong quá nhiều trường hợp tự sát, thì trách nhiệm của một người bị bỏ đi cách nghiêm túc”, Cha nói. “[Trong một trường hợp như thế] thì đó không phải là một trọng tội mang tính chủ quan mặc dù nhìn có vẻ như thế từ bên ngoài và đó là một trọng tội mang tính khách quan”.

Một lý do khác để hy vọng là việc một người có thể đã sám hối về các hành động của họ trong những thời khắc trước khi họ chết, Hefelfinger nhấn mạnh.

“Trong trường hợp một người, có thể nói là có khả năng về hành vi tự sát, và họ bắt đầu tiến trình này. Đúng, thường sẽ có một vài nỗi khổ có liên hệ, và thường là cái chết không diễn ra đồng thời”, ông nói.

“Và vì thế, lòng thương xót của Thiên Chúa không cần một vết hở rộng để đi qua. Tôi nghĩ luôn có những cơ hội trước khi chết, trong một tích tắc trước khi chết, nơi mà chúng ta chắc chắn không muôn loại bỏ khả năng của lòng thương xót của Thiên Chúa”, ông nói.

“Và một lần nữa, chúng ta nói điều này mà không có một cách nào loại bỏ tình trạng nghiêm trọng của hành vi. Đó là tình trạng nghiêm trọng của hành vi vốn giúp chúng ta dựa vào lòng thương xót của Thiên Chúa quá nhiều, vì thế chúng ta hướng sự chú ý đến điều đó và cầu nguyện cho điều đó hết sức”.

Nhà nước và người tự sát

Giáo Hội Công Giáo dạy rằng các nhà nước có một nghĩa vụ phải tôn trọng thiện ích chung của xã hội, và mặc dù Giáo Lý không nói cách cụ thể đâu là điều mà nhà nước cần thực hiện nơi ngươi tự sát, ông Cloutier nói nhà nước có vài lợi ích của việc ngăn chặn việc tự sát của người ấy trong tù.

“Lý do mà nhà nước muốn tránh việc tự sát là vì nhà nước muốn để cho tù nhân có được một phiên toà công bằng, công khai, vốn là điều lợi ích cho công chúng”, ông nói.

“Chính trong lợi ích của phạm nhân, vì sau đó người ấy có thể lại được tuyên bố vô tội, và chính trong lợi ích của công chúng, vì nếu tù nhân bị tuyên án qua điều này, thì sau đó phạm nhân sẽ phải chịu hình phạt thích đáng”, ông nói thêm.

“Vì thế nhà nước…có một lợi ích về mặt con người khi qua hệ thống pháp lý”.

Trong việc tôn trọng thiện ích chung, thì nhà nước cũng có một lợi ích trong việc giữ cho các tù nhân sống, Giáo Sư Cloutier nói. “Đây là lý do vì sao mà chúng ta có hệ thống giám sát tự sát. Đó cũng là trường hợp mà trong xã hội của chúng ta, chúng ta tin là bất cứ ai tự sát thì phải được ngăn chặn khỏi việc tự kết liễu đời họ”, ông nói.

Tự sát là căn nguyên hàng đầu của cái chết trong tù. Theo dữ liệu mới đay từ Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, 372 vụ tự sát đã diễn ra tại 3,000 nhà tù liên bang vào năm 2014. Con số này là cao gấp 2.5 lần tỷ lệ tự sát tại các nhà tù bang và 3.5 lần cao hơn tổng xã hội.

Trong trường hợp của người giống như ông Epstein, là người vào thời điểm được phát hiện là tự sát, thì nhà nước nhận trách nhiệm về sức khoẻ tâm thần của người ấy trong khi họ ở trong tù, và do đó cắt khỏi các cộng đồng hỗ trợ khác, ông Hefelfinger nói thêm.

Âu Dương Duy (Theo CNA)

496    17-08-2019