Sidebar

Thứ Ba
19.03.2024

Suy nghĩ về ơn gọi

 

Sau một thời gian ngắn vào dòng Trappe, Thomas Merton viết câu chuyện trở lại của ông và nhật ký đời sống tu trì thành quyển sách Bảy Câu Chuyện Trên Núi. Quyển sách trở thành sách bán chạy, ngoài ra nó còn tạo được sức tưởng tượng lãng mạn cho thế hệ của ông. Những năm sau đó, các dòng Trappe tràn ngập đơn xin gia nhập dòng, đương nhiên không phải tất cả đều nhận định đúng ơn gọi, nhưng một số lớn tu sĩ cho rằng họ trở thành tu sĩ chỉ vì lý tưởng lãng mạn trong câu chuyện của Merton đã gợi lên cho họ.

Theo ý tôi, sự vắng bóng một loại lý tưởng lãng mạn này đã là một trong những lý do chính vì sao ngày nay, ở thế giới phương Tây, càng ngày càng có ít người, cả nam lẫn nữ, đáp trả lời kêu gọi làm linh mục và sống đời sống tu trì.

Chúng ta cần có lại một lý tưởng cho đời sống tu trì để giáo dân có thể phải lòng với một cái gì đó, từ đó đốt cháy sức tưởng tượng của tính lãng mạn. Điều đó ngày nay đã biến mất. Theo tôi, hình như các rắc rối giả tạo đã giết chúng ta. Chúng ta mệt mỏi và thường tỏ ra yếm thế trước các ơn gọi này. Không ngạc nhiên khi chúng ta có ít ơn gọi. “Không cho phép có các ảo tưởng lãng mạn!” gần như là câu khẩu hiệu. Nếu áp dụng câu này cho các đám cưới thì cũng ít có ai dám làm đám cưới.

Đến một điểm nào đó, sự chín chắn dấn thân tùy thuộc vào một quyết định có suy nghĩ chứ không tùy vào tính ngây thơ, lãng mạn, tình cảm, bổn phận cưỡng bách hay không có một khả năng làm gì khác. Tôi rất thích khẩu hiệu của nhóm Gặp Gỡ Hôn Nhân hay dùng: “Tình yêu là một quyết định!”. Họ đúng. Chúng ta có thể, và trong nhiều trường hợp, quyết định dấn thân vì ngây thơ, vì thiếu cơ hội, vì cảm xúc lãng mạn, nhưng chúng ta không bền đổ, ít nhất không phải là không có chua xót hay không trụ lâu, ngoại trừ, ở một điểm nào đó, chúng ta chọn lại theo một cách mới và thanh thoát.

Và trưởng thành chín chắn sẽ đến theo đó. Chúng ta chỉ trưởng thành khi chúng ta chọn yêu thương, phục vụ, vâng lời, sấp mình, tự do nhiều hơn, quên mình hơn cho tha nhân hay cho một công việc nào đó bởi vì chúng ta biết và chấp nhận đó là việc đúng phải làm, bất chấp đến chúng ta cảm nhận về nó như thế nào hoặc có những chuyện khác hấp dẫn hơn lôi cuốn.

Nhưng – đầu tiên hết đó không phải là sự thật. Đầu tiên hết bạn phải mê đắm, phải “phải lòng”! Ai là thi sĩ, nhà thần bí, người lãng mạn sẽ hiểu ngay điều này. Những người lấy nhau cũng quá biết điều này. Cứ cho là như vậy, sau thời gian yêu nhau họ phải quyết định, nhưng đó không phải là chuyện đầu tiên đưa đến đám cưới. Trước hết họ phải “phải lòng” nhau. Bạn được một lý tưởng lôi cuốn. Lý tưởng này có thể một phần nào đó là ảo tưởng nhưng trước tiên hết, nó cho bạn có can đảm lấy cơ hội và biết quên mình. Morris West, một tiểu thuyết gia lớn nói: “Tất cả phép lạ bắt đầu bằng việc sa vào lưới tình!” Hầu hết các dấn thân lâu dài trong cuộc sống đều bắt đầu bằng cách này.

Lại một lần nữa, chúng ta cần một lý tưởng lãng mạn cho ơn gọi linh mục và đời sống tu trì, nếu không chúng ta sẽ thấy trong tương lai ngày càng có ít linh mục, tu sĩ nam nữ.

Điều này đưa ra ngay lập tức câu hỏi : Thế nào là một lý tưởng lãng mạn? Quyển sách của Meron nói cái gì mà các quyển sách khác hiện nay nói về đời sống tu trì không nói đến?

Cái gì làm chạy công việc và cái gì không? Lý tưởng của mẹ Tê-rê-xa chẳng hạn, đã làm đốt cháy ngọn lửa tưởng tượng lãng mạn cho một số người nhưng lại không làm được cho người khác. Bà là thánh và lý tưởng đời sống tu trì của bà, dù nghiêm nhặt, nhưng vẫn là một cái gì có tính cách lãng mạn tuyệt vời. Nhưng tại sao nó không gây cơn lũ nơi các cô gái trẻ trong thế giới phương Tây để các cô đẩy cánh cửa bước vào dòng tu?

Có thể chúng ta sẽ thích thú khi đọc bản văn Người Chết Biết Đi của nữ tu Helen Prejean, bà viết lý tưởng của đời sống tu trì là có một đời sống thế tục cao. Câu chuyện của bà có những điểm tương tự với Bảy Câu Chuyện Trên Núi: Cả hai đều ở trong nhà dòng, đều có công việc nghệ thuật để làm, đều làm cho đạo đức có bộ mặt lôi cuốn hơn, đều có lời mời gọi một cách tinh tế, đều mô tả đời sống tu trì dưới một khía cạnh tốt đẹp, đều lãng mạn tuyệt vời và khai quật đời sống tu trì thầm kín của từng tu sĩ nam nữ chúng ta. Cả hai quyển sách Bảy Câu Chuyện Trên Núi và Người Chết Biết Đi làm cho đời sống tu trì có một nét gì lãng mạn. Tại sao họ không khơi dậy ơn gọi như người xưa đã làm được? Tôi hy vọng tôi biết được đều này.

Có nhiều lý do cho câu hỏi này, ngày nay, ở phương Tây, các giáo xứ, tu viện, chủng viện cũ kỹ và trống vắng. Các nhà bảo thủ cho rằng vì đời sống thế tục, vì đánh mất ý nghĩa của hy sinh quên mình, vì người bây giờ không có khả năng dấn thân một cái gì lâu dài trong đời, vì cách mạng tình dục, vì đức tin bị soi mòn trong văn hóa. Các nhà tự do thì đưa ra những lý do khác: Sự nổi bật lên của đời sống giáo dân là sứ điệp từ thần khí về vấn đề ơn gọi, đời sống tu trì của linh mục và các dòng tu buộc tu sĩ sống độc thân cần phải xem lại, và cả hai cần có những hình thức mới trước khi chúng ta có thể kêu gọi giáo dân ý thức lại về ơn gọi.

Có một vài sự thật trong tất cả các lý do này dù không có một lý do nào thật sự có lỗi. Đó là gì? Đó là chúng ta thiếu một lý tưởng lãng mạn cho ơn gọi. Ơn gọi bị buộc phải khuất phục để trừ quỷ, và bây giờ là lúc phải tiến đến đàng trước. Chúng ta cần tái tạo bản chất thiên thần, ánh sáng và nét đẹp cho ơn gọi. Chúng ta cần lãng mạn hóa lại đời sống tu trì và cho giáo dân một cái gì tuyệt đẹp để họ rơi vào lưới yêu thương.

J.B. Thái Hòa dịch

6120    17-09-2017