Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Ta là ai trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu

CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM B

 

Mc 11, 1-10; Is 50, 4-7; Pl 2, 6-11; Mc 14,1 – 15,47

 TA LÀ AI TRONG CUỘC THƯƠNG KHÓ

 

Thời gian nó đi mãi, nó không chờ ai hết .  

 Ngày hôm nay, chúng ta bước vào Chúa Nhật Lễ Lá.  Để cái Lễ Lá này đưa chúng ta vào tuần thánh.

            Có thể nói: đây là tuần quan trọng nhất của suốt năm Phụng Vụ. Cũng như Chúa Nhật Phục Sinh chính là đỉnh của các Chúa Nhật.  

 Trong tuần thánh và đặc trong Lễ Lá này!  Chúng ta làm sống động lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Và chúng ta cùng với Chúa Giêsu đi vào cuộc thương khó, như chính là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại. Mỗi người chúng ta, cũng như người dân do Thái ngày xưa cũng đi vào  đền Giêrusalem, tay cầm lá để rước Chúa Giêsu.  Chúng ta sống lại sự kiện của Chúa Giêsu, chúng ta cùng đi vào Giêrusalem với Ngài.

            Và hôm nay cùng với Giáo Hội, chúng ta lắng nghe lại bài tường thuật Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Sự kiện này là một sự kiện lịch sử, sự kiện xảy ra trong 1 lịch sử của thế giới.  

            Để phản bác việc Chúa Giêsu lên Giêrusalem chịu khổ hình.  Thì có một phong trào, người ta dựa vào quyển tiểu thuyết Bí Mật Da Vinci. Để rồi, người ta cố gắng  người ta làm một cái phim để mà gây hoang mang, cũng như đánh mất đi ý nghĩa,  cũng như niềm tin, nền tảng vào sự xuất hiện của Chúa Giêsu, cũng như Kitô giáo. Và họ  coi Kitô giáo như là một chuyện tưởng tượng thôi!

            Và rồi sự kiện này chúng ta cử hành là một sự kiện lịch sử. Không chỉ dựa vào các sách Tin Mừng dựa vào các sử gia; ở ngoài Kitô giáo, chúng ta cũng thấy được cái sự kiện này. Sự kiện này đã diễn ra trong lịch sử của thế giới, và đặc biệt thế giới của Do Thái.  

            Khi đặt niềm tin vào lịch sử như thế! để chúng ta mới thấy niềm tin vào Đức Kitô của mỗi người chúng ta, niềm tin ấy không phải là một niềm tin vu vơ, không phải là một niềm tin vớ vẩn nhưng làm một niềm tin đích thực có thật chứ không phải là niềm tin tưởng tượng. Nếu chỉ dừng lại ở cái chuyện  đi theo Chúa Giêsu vào Giêrusalem,  như một viễn tượng của lịch sử thì không cần Kitô giáo.

            Và rồi chúng ta bước đi trong tuần thánh này, khi chúng ta nghe lại cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu là  chúng ta làm cho biến cố lịch sử đó trở nên không chỉ là bên ngoài  mà là chúng ta nội tâm hóa cái biến cố lịch sử đó, trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.  Nói cách khác là chúng ta nội tâm hóa biến cố Lịch sử đó! 

            Khi chúng ta nghe lại cuộc trình thuật về cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Chúng ta nhìn thấy hình ảnh khuôn mặt của Philatô ,  Phêrô,  Giuđa và đặc biệt  của dân chúng. Và qua hình ảnh Philatô,  Phêrô,  Giuđa và  của dân  chúng này . Chúng ta khám phá ra khuôn mặt của chúng ta trong đó, để chúng ta sống cái đời sống đức tin của chúng ta trong đó !

            Có nghĩa rằng khi khám phá ra như vậy, chúng ta thấy được khuôn mặt của tham lam, của gian ác,  của chối từ, của độc ác, của những người đó thấp thoáng đâu đó, cũng có khuôn mặt của mỗi người chúng ta trong đó! Chúng ta không ngừng lại biến cố đó như một biến cố Lịch sử, mà nội tâm hóa để trở thành thực tại sống động trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.

            Chúng ta đọc Cuộc Thương Khó, chúng ta xem các phim không phải với thái độ bàng quan của chúng ta. Suy nghĩ, chúng ta coi coi có dính dáng tới đời của chúng ta hay không? Có ảnh hưởng đời của chúng ta  hay không?

            Tiếp cận với sự phẫn nộ những người lên án Chúa Giêsu, sự phản bội của Giuđa. Chúng ta không dừng lại ở sự bực bội nhưng nó có liên quan tới thái độ sống đức tin của chúng ta. Khi tiếp cận sự thương khó, mà nếu như không có tác động, thì chúng ta cảm thấy nó rất là vô cảm.

            Và rồi khi xem phim với tất cả những cái kỹ thuật làm cho nhiều người chảy nước mắt nhưng mà liệu rằng cái dòng nước mắt đó có thay đổi gì tâm tư của người ta hay không?

            Và đặc biệt với cái phim Cuộc thương khó Chúa Giêsu, nó không phải như những phim khác, người ta xem xong rồi người ta ra về , nhưng xem xong cái cuộc thương khó của Chúa Giêsu nhiều người còn nán lại. Bởi lẽ họ còn đánh đọng những cái tâm tư , hình ảnh và tình cảm của những người nhân vật trong đó và xem phim này họ lặng lẽ ra về trong sâu lắng.

            Thế nhưng mà, cái tác động tình cảm nó không có dừng lại ở bên ngoài bằng những giọt nước mắt, bằng những lời nuối tiếc, nhưng nó phải đi sâu vào trong tâm hồn của người môn đệ, của người đi theo Chúa Giêsu .  

            Và rồi  mỗi người Kitô Hữu chúng ta được mời gọi:  gọi là hội nhập vào cái Cuộc Thương Khó đó! Và rồi,  làm sao để mà hội nhập được, nếu như chúng ta không suy nghĩ và chúng ta không nghiên cứu, chúng ta không nhìn ở bên dưới của những hành động của những con người đó!

            Chúng ta thấy trong Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu:

   Một Philatô vô cảm: Ông ta đã rửa tay với cái chết của Chúa Giêsu. Dẫu rằng, biết rằng Chúa Giêsu vô tội.  Vợ của ông ta cũng ra khuyên, ông ta đừng nhúng tay vào, vì đây là người công chính. Ông biết rằng, ông có thể tha đuợc Chúa Giêsu, thế nhưng ông đã không chịu được cái sức ép của dân chúng,  của áp lực, của cộng đồng...để rồi ông sợ mất ghế, sợ mất quyền lợi,  và ông đã rửa tay để cho Chúa Giêsu đi vào một cái chết.

            Và rồi Chúng ta thử coi, cái bóng dáng của Philatô đó, có trong cuộc đời của chúng ta hay không?  Khi chỉ vì tiền, quyền, lợi;  chúng ta không dám nói ra sự thật. Chúng ta không chiến đấu với sự thật, chúng ta không sống với sự thật, với những người xung quanh chúng ta.

            Với Giuda, chúng ta thấy:  dấu hiệu của tình yêu. Giuda đã biến đổi thành dấu hiệu của sự phản bội.

            Chúng ta xem coi chúng ta có phản bội vợ chồng của chúng ta chúng ta có phản bội cha mẹ của chúng ta chúng ta có thể phản bội anh chị em chúng ta hay không có thể chỉ vài 30 ngàn đồng bạc, 3 triệu đồng bạc 30 triệu thậm chí 3 tỷ bạc. Chúng ta có can đảm bán đứt cái tình nghĩa vợ chồng bạn bè họ hàng của chúng ta hay không?

            Có đó chứ ? Không nói ra thôi chứ!  Nhưng mà có ! Nhưng mà chúng ta có nhìn ra hình ảnh của chúng ta trong cái sự buôn bán đó hay không ? Dám bán đứng thầy mình hay không?

            Và với Phêrô chúng ta nhìn thấy đó là một con người rất là mạnh dạn:  Ai bỏ Thầy chứ tôi đây không bỏ Thầy! Nhưng mà chỉ cần vài tiếng đồng hồ sau đó,   đứng trước mặt của một đứa tớ gái thôi!  một đứa tớ gái chỉ cần hắn giọng thôi Phêrô đã chấp nhận từ bỏ cái lời tuyên xưng đức tin của mình, về thầy mình và chấp nhận khước từ thầy ,  chối thầy .

            Chúng ta cũng vậy, nhiều lần nhiều lúc khi ra khỏi nhà thờ.  Lời tuyên xưng đức tin của chúng ta chưa khô họng. Nhưng, cũng chỉ vì những giá trị của trần gian chúng ta đã can đảm chối từ tuyên xưng đức tin. Bởi vì nếu tuyên xưng Đức tin, chúng ta không dám buôn gian bán lận, nói hành, nói xấu, hạ nhục người khác. Chúng ta đã chối bỏ Thiên Chúa  một cách rất là dễ dàng! Chúng ta chối bỏ anh chị em chúng ta một cách rất là nhẹ nhàng !  

            Và ngày hôm nay,  chúng ta  cùng  tham dự vào Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, không phải là tham dự bằng một cái cách bàng quan nhưng tham dự bằng cái cung cách hội nhập.  Khóc lóc, ỉ ôi, sướt mướt đó cũng chỉ là cái thái độ bên ngoài thôi.

            Nhưng điều Chúa cần nơi chúng ta, và chúng ta cần đó là chúng ta khám phá ra chính mình nơi vụ án Chúa Giêsu. Chúng Ta khám phá ra khuôn  mặt của Giuda, của Phêrô, của Hêrôđê, của những người dân chúng hùng hổ đòi đóng đinh người vô tội, thì  chúng ta mới cảm thấy tội lỗi và chúng ta Sám Hối. Có như thế chúng ta mới thay đổi cuộc đời của mình.

            Và rồi trong cái cao điểm của tuần thánh: Ước gì chúng ta không cử hành tuần thánh như một nghi thức, như một hoài niệm biến cố Lịch sử, mà chúng ta sống lại cái Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu trong chính cuộc đời của mình: bằng Sám Hối, bằng sự trở về với Thiên Chúa là vua, là Chúa tình yêu của đời chúng ta.  Amen

 

 

 

1607    24-03-2018