Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Tại Hội thảo Truyền giáo, “không phúc âm hóa nếu không có công việc của sự thật”


Uy tín nào cho người công giáo khi Giáo hội đang trải qua cơn khủng hoảng nặng nề này? Một hội nghị bàn tròn đã đề cập nghiêm túc, không quanh co về chủ đề này vào ngày thứ bảy 29 tháng 9, ngày thứ nhì của buổi Hội thảo Truyền giáo.

Làm thế nào để phúc âm hóa khi Giáo hội đã bị biến dạng? Người tham dự hội thảo đã không tìm được chữ nào đúng hơn để đề cập đến giai đoạn đang mang tính thời sự của Giáo hội công giáo, bị đánh dấu bởi hàng loạt vụ tiết lộ trong các tuần lễ vừa qua, với các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ trên thế giới.

Ông Jean-Pierre Denis, giám đốc báo Sự sống đã ca ngợi lòng can đảm của các người tham dự Hội thảo Truyền giáo, họ đã chọn chủ đề đau đớn này để bàn thảo trong ngày thứ bảy 30 tháng 9 ở Viện Công giáo Paris, để nghe một vài sự thật khó nghe của người công giáo.

Ngoài ông Jean-Pierre Denis, giám đốc tuần báo công giáo Sự sống còn có bà Céline Hoyeau, ký giả mục Tôn giáo của báo Thập giá, linh mục Nicolas Buttet, nhà sáng lập hội dòng Huynh đệ Eucharistein, Thụy Sĩ, tất cả được mời để phát biểu ý kiến. Còn hơn cả phân tích, đây là chứng ngôn vừa cá nhân, vừa sâu đậm mà cả ba đã phát biểu trong bầu khí nghiêm trọng. 

“Tôi xin Chúa đến tha thứ trong lòng tôi”

Trước khi ba nhân vật lên phát biểu là lời chứng đau lòng của bà Hélène, bà bị một nhân viên của cha mình hiếp lúc lên sáu, lời chứng của bà cho thấy, các vấn đề khủng khiếp này phải được đề cập dưới góc cạnh nhân bản, xa các bài diễn văn lạnh lùng, lặp đi lặp lại các nguyên tắc. Làm sao sau thử thách khủng khiếp như thế này mà còn giữ được đức tin và vẫn là thành viên của Giáo hội? Được sinh trưởng trong một gia đình công giáo, bà Hélène kể, trước hết bà đã mất lòng tin ở Chúa.

“Tan nát trong lòng”, nạn nhân của một “chấn động hung bạo chưa từng thấy”, bà nói lên các nổi loạn của mình: “Tại sao Chúa lại để cho họ làm như vậy? Chúa ở đâu trong giây phút tội ác này?” Lúc đầu bà không thể nào tha thứ được, một viễn cảnh tha thứ cho người tấn công mình chỉ chầm chậm đến sau này như tiềm năng của sức lực giải phóng. Bà Hélène giải thích: “Tôi xin Chúa đến tha thứ trong lòng tôi”, bà cho biết “tình yêu của Chúa đã biến đổi vết thương của bà.”

Giải hòa với sự gắn bó Giáo hội và ý chí muốn hành nghề của mình

Thảm kịch các nạn nhân các vụ ấu dâm – thảm kịch này còn nặng hơn khi do các người trong Giáo hội phạm – bà Céline Hoyeau đối diện khi mới hành nghề nhà báo từ năm 2002. Lúc đó bà đang làm một phóng sự ở miền Tây nước Mỹ, trước ø Ngày Thế giới Trẻ ở Toronto, khi đó bùng nổ ra các vụ lạm dụng ở giáo phận Boston. Mới 25 tuổi, bà phủ phàng khám phá “hậu trường dơ bẩn” của một Giáo hội mà các xác tín cá nhân của bà đã gắn bó. Sau đó bà được Radio Vatican tuyển qua Rôma làm việc, bà lại đối đầu với các khuôn mặt đen tối của thể chế, một vài khuôn mặt không tuân theo các nghĩa vụ liên hệ đến chức vụ của mình. Năm 2009, bà về làm việc cho mục Tôn giáo của báo Thập giá, cuộc điều tra đầu tiên dẫn bà đến Ai Len, qua các tiết lộ điếng người của bản báo cáo  Murphy về các vụ lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ.

Từ đó, bà làm việc trên nhiều hồ sơ ấu dâm và các hồ sơ liên hệ đến các lệch lạc của các giáo sĩ. Từ chết điếng đến trưởng thành, nhà báo kể làm cách nào bà vượt lên được cảnh nội tâm dằng xé giữa việc gắn bó với Giáo hội và ý chí muốn hành nghề của mình, đưa đến việc đòi hỏi phải có sự thật và phải chính xác. Bà Céline Hoyeau cho biết: “Điều cần thiết là phải làm việc với chính mình để hiểu tại sao mình xử lý với các trường hợp này.” 

“Chúng ta tất cả phải xét mình”

Không giấu các cảm nhận đôi khi xâm chiếm mình – đau lòng, giận dữ, phẫn nộ – và các áp lực mình phải chịu – các lời trách cứ lặp đi lặp lại của một vài người công giáo, “bà có làm quá không?” hay “bà làm tổn thương Giáo hội“, bà cho biết “xác tín của mình là công việc của sự thật” về các lệch lạc của Giáo hội là điều quan trọng. Bà khẳng định: “Công việc không đòi hỏi chúng tôi phải bảo vệ chuyện không thể bảo vệ được và đặt chúng tôi trong tư thế nạn nhân.”

Ông Jean- Pierre Denis mở đầu cuộc thảo luận cũng không nói khác hơn: “Chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn là phải can đảm đề cập đến vấn đề”, ông khẳng định trước khi đưa ra các điều kiện cải thiện để Giáo hội có thể tìm lại lời nói tin cậy, mời gọi mỗi người công giáo “ý thức về các mong manh của mình.” Ông nhấn mạnh: “Không có phúc âm hóa nếu không có công việc của sự thật, không khiêm tốn, không gần gũi. Chúng ta phải chấp nhận Giáo hội không ở trong tình trạng như chúng ta muốn, và Giáo hội phải đi ra khỏi tư thế nghiêng ngã này.”

Còn về phần linh mục Nicolas Buttet, cha xin người công giáo: “Đứng trước cơn khủng hoảng này, chúng ta phải xét mình. Chúng ta phải ngừng các bài diễn văn hoàn toàn không chứng thực, chúng ta phải tự hỏi mình về tương quan giữa chúng ta trong Giáo hội, chúng ta có tìm được một hình thức đơn giản không?!”

Marta An Nguyễn dịch

654    01-10-2018