Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Thánh Antôn Pađu: Xin cho chúng con tìm lại đức tin, đức ái và hy vọng

Thánh Antôn Pađu qua nét vẽ của danh họa Sanzio da Varallo

Gần như ai cũng có lần cầu nguyện xin Thánh Antôn tìm lại vật đã mất của mình. Và kỳ lạ thay, loay hoay tìm cả buổi không ra, sực nhớ đến Thánh Antôn, chưa kip xin thì đã thấy vật bị mất “lù lù” trước mặt! Nhưng với bài này, bây giờ chúng ta xin: “Kính Thánh Antôn, cha đã giúp chúng con tìm vật đã mất, xin cha giúp chúng con tìm lại đức tin, đức ái và hy vọng. Chúng con đã mất tất cả và chúng con không còn biết truyền lại cho con cái chúng con…”.

 

Thánh Antôn Pađu là một trong các thánh được biết đến nhiều nhất nhưng lại cũng bị hiểu sai nhiều nhất. Vì ngoài rất nhiều phép lạ được cho là do cầu bàu với Thánh Antôn, ngài còn là tiến sĩ Giáo hội, tu sĩ Dòng Phanxicô và là một hình ảnh lớn trong đời sống thiêng liêng của Giáo hội.

Thánh Antôn sinh vào khoảng năm 1190 và qua đời năm 1931. Thánh Antôn ở vào thời buổi mà một khi ai được cho là Thánh thì họ đi vào “huyền sử vàng”. Thêm nữa ngài lại có ơn làm phép lạ. Khi ngài qua đời và khi mở hồ sơ phong thánh, ngài có không ít 47 phép lạ được công nhận chính thức. Dù một phần lớn “tiểu sử” của ngài là kể các phép lạ. Nhưng cẩn thận! Chúng ta không cả tin cũng không ngây thơ. Chính đức tin của thời đó đã như vậy. Tâm hồn tín hữu kitô thấm đậm trong bầu khí siêu nhiên: họ chưa mất tuổi thơ thiêng liêng. Đức tin của họ là đức tin dời núi và xây thánh đường.

Công việc của nữ văn sĩ Françoise Bouchard là giúp chúng ta tìm hiểu nhân cách và tác phẩm của Thánh Antôn Pađu, không kể đến việc nói lên cái nhìn phi thường của ngài. Thánh Antôn còn có một ơn khác: ơn thông hiểu và ơn trí nhớ. Ngài áp dụng ơn này trong việc tìm hiểu Sách Thánh và đã rất hữu ích khi ngài trao đổi với Thánh Phanxicô, người cùng thời với Thánh Antôn, cùng thời nhưng họ không gặp nhau. Thánh Phanxicô thố lộ với Thánh Antôn sứ mệnh chiến đấu của mình. Lúc đó có phong trào lạc giáo cathar đang tác hại. Thánh Antôn đã thành công khi đối đầu với những người này ở Pháp, ở Ý, vì thế ngài được tước vị tiến sĩ Giáo hội.

Tác phẩm của nữ văn sĩ Françoise Bouchard giúp chúng ta học hỏi và yêu thương Thánh Antôn. Sự dịu dàng, tính khiêm nhường, óc hài hước và sự  thấm đậm tinh thần khó nghèo của Dòng Phanxicô đã làm cho ngài trở thành người đáng yêu lạ thường. Lòng quảng đại của ngài trong các việc làm nhân đức đã khơi gợi lên lòng kính mến Thánh Antôn nơi tín hữu.

Trong chương cuối, trong các lời cầu nguyện của mình, tác giả có lời cầu nguyện đặc biệt sau: “Kính Thánh Antôn, cha đã giúp chúng con tìm vật đã mất, xin cha giúp chúng con tìm lại đức tin, đức ái và hy vọng. Chúng con đã mất tất cả và chúng con không còn biết truyền lại cho con cái chúng con..”.

1612    14-06-2017