Sidebar

Thứ Ba
19.03.2024

Thợ mộc trong tuần, linh mục cuối tuần: Hành trình độc đáo của linh mục Bartholomew

Thợ mộc trong tuần, linh mục cuối tuần: Hành trình độc đáo của linh mục Bartholomew

“Linh mục và đang học việc thợ mộc, năm Thánh Giuse là năm của tôi!

Linh mục Bartholomew Loustalan, 36 tuổi, không thiếu hài hước. Chịu chức cho Hội Thừa sai Hải ngoại Paris và được gởi đi Nhật năm 2017, kể từ tháng 9 năm 2020, cha học làm thợ mộc ở Landes, nước Pháp.

Trên thực tế, không có việc quay lại đường đi, nhưng hoán cải trong cuộc sống linh mục của cha. Kinh ngạc? không nhiều lắm… “Trong các buổi thường huấn, khi nói đến vấn đề nghiệp vụ, câu hỏi chúng tôi thường gặp nhất là: trước đây bạn làm gì?. Khi tôi nói, ‘tôi là linh mục và tôi vẫn là linh mục, nhưng có một lúc tôi ngừng’.

Đam mê chế biến gỗ từ thời thơ ấu, khi đến Nhật Bản, nhà truyền giáo đã khám phá truyền thống nghề mộc rất mạnh tại đây. Nhưng bước đầu sứ mệnh của cha ở đó rất phức tạp, ‘tôi không tìm ra cách làm sao để sống trong chức vụ một linh mục ở Nhật’. Sau ba năm ở Nhật, cha xin Hội Thừa sai Hải ngoại Paris có thì giờ để suy nghĩ về sứ mệnh của mình, để tìm một dự án mang đến cho nước Nhật, một cách cụ thể là để “làm chiếc cầu”.

“Thợ mộc đến trong đầu tôi một cách tự nhiên: trước hết vì tôi luôn mê nó, và cũng vì nghề này hoàn toàn phù hợp với mong muốn làm một cái gì đó thủ công hơn của tôi.” Được giáo phận Bordeaux đón nhận, vì thế đời sống hiện nay của cha là vừa học nghề gỗ vừa làm mục vụ trong giáo xứ.

Niềm vui của hai cuộc sống đầy ý nghĩa

“Học là một sứ mệnh hoàn toàn mới đối với tôi! Vùng Landes bị mất bản chất công giáo mạnh. Tôi được xem như một nhân tố của sự đa dạng…!”. Các cuộc gặp gỡ diễn ra một cách tự nhiên trong quá trình đào tạo, “vì tôi là người học việc, nên tất cả chúng tôi đều bình đẳng. Không có sự mất cân bằng giữa “linh mục-đức tin” như tôi cảm nhận khi ở Nhật. Tôi rất hạnh phúc khi ở đây, đơn giản là làm linh mục cho họ và nói nói với họ về Chúa!”.

Song song với việc học nghề trong tuần, linh mục làm mục vụ cuối tuần, linh mục Loustalant tìm thấy sự cân bằng của mình: “Tôi có một cuộc sống cắm rễ hơn một chút trong cuộc sống hàng ngày, điều này làm các bài giảng của tôi được phong phú thêm!”

Chiều sâu này, đó là điều mà nhà truyền giáo trẻ thiếu nhất ở Nhật. “Tôi cảm thấy có một khoảng cách rất xa giữa đời sống linh mục của tôi và đời sống của các giáo dân của tôi, tôi không thể đến gần họ được”.

Một dự án theo con đường của Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si’!

Cắm chặt trong đời sống hàng ngày, học một nghề tay chân, bám rễ vào một vùng đất để mang lại sức sống cho đời sống truyền giáo của mình: đó là ba trục trong chương trình của linh mục và cũng là “một cách để sống trọn vẹn Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si’” . Xa Nhật Bản, cha Bartholomew vẫn sống trọn vẹn sứ mệnh mà ngài đã nhận: “Thiên Chúa là Đấng tốt lành, Ngài đã ban cho chúng ta trở thành những người truyền giáo, muối của đất và ánh sáng của thế giới, không gì khác hơn là chính chúng ta! Với tôi, điều này được thực hiện qua việc học nghề này!”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

510    09-05-2021