Sidebar

Thứ Tư
24.04.2024

Thừa tác viên thánh thể ngoại lệ là ai ?

THỪA TÁC VIÊN THÁNH THỂ NGOẠI LỆ LÀ AI ?

1. Thừa tác viên thánh thể ngoại lệ là đặc ân của Giáo Hội ban để tín hữu phục vụ dân Chúa như chính Thiên Chúa đến thế gian để phục vụ chứ không phải để được phục vụ.

I. Lịch sử thừa tác vụ Thánh Thể và Giáo Luật.

1. Thừa tác viên thánh thể ngoại lệ là đặc ân của Giáo Hội ban để tín hữu phục vụ dân Chúa như chính Thiên Chúa đến thế gian để phục vụ chứ không phải để được phục vụ.

2. Trong những ngày đầu của Giáo Hội sơ khai, luật lệ và việc trao Mình Thánh Chúa có ít rang buộc, chẳng hạn: một người bệnh nhân có thể nhờ bạn mình mang Thánh Thể về nhà.

3. Vào thời trung cổ: Thế kỷ 8 – 20, Giáo Hội giới hạn mục vụ Thánh Thể chỉ dành cho Linh Mục và Giám Mục. Phó Tế là thừa tác viên thánh thể ngoại lệ.

Thỉnh thoảng trong trường hợp đặc biệt mới được cho rước Máu Thánh. Giáo dân không được rước Mình Thánh bằng tay.

4. Năm 1969, vì nhu cầu của Giáo Hội, công đồng Vatican II đã nới rộng và thay đổi việc mục vụ Thánh Thể. Vì phó tế có chức Thánh trong hàng giáo phẩm nên là thừa tác viên thánh thể thường lệ. Các giáo dân được ủy nhiệm gọi là thừa tác viên thánh thể ngoại lệ. Ngoại lệ có nghĩa là ở ngoài hàng giáo phẩm.

5. Năm 1972 / 1973 vì thiếu tu sĩ và vì nhu cầu của Giáo Hôị, luật mục vụ Thánh Thể cho phép thừa tác viên thánh thể ngoại lệ đưa Mình Thánh Chúa đến người bệnh ở nhà hoặc trong bệnh viện.

6. Tín hữu được tuyển chọn thi hành tác vụ Thánh Thể phải là những người có đức tin, đạo đức và phẩm cách xứng đáng trong đời sống kitô hữu, là những người có lòng yêu mến và sống tận hiến cho Thánh Thể, là những người sống gương mẫu trong Cộng Đoàn Dân Chúa, đã thể hiện lòng tôn thờ Thánh Thể, Bí Tích cao trọng nhất trong việc phục vụ.

7. Khi tham dự thánh lễ Giáo Hội mời gọi Tín Hữu thông phần với Linh Mục chủ tế cùng hiệp dâng lời cảm tạ và dâng tiến…Tham gia vào mọi thành phần phụng vụ trong thánh lễ: Cùng hát, đối đáp, đọc kinh tuyên xưng đức tin…

8. Thừa Tác Viên Thánh Thể ngoài việc tham dự trong Thánh Lễ, còn có nhiệm vụ giúp trao Mình Thánh Chúa cho dân Chúa trong Thánh Lễ, nếu có nhu cầu.Thừa tác viên thánh thể có nhiệm vụ đưa Mình Thánh Chúa đến tư gia cho những anh em không thể đến thánh đường cùng hiệp dâng lễ với Cộng Đoàn dân Chúa, nhưng họ vẫn được cùng hiệp thong trong Bí Tích Thánh Thể và trong tình huynh đệ.

9. Qua tác vụ này, thừa tác viên thánh thể không chỉ giúp đưa Mình Thánh Chúa đến người bệnh, mà có ý nghĩa cao trọng hơn, chính thừa tác viên thánh thể


là người nối kết, đem nguồn ân sủng của Chúa Kitô và sức sống thiêng liêng của Ngài cho nhân loại thế nào, thì thừa tác viên thánh thể cũng phải trở nên giống như vậy, để người lãnh nhận được tham dự vào nhiệm tích Thánh Thể được trọn vẹn.

II. Các phận vụ khác nhau khi cử hành phụng vụ.

1. Người tín hữu thi hành những nhiệm vụ nào trong cử hành phụng vụ. Người tín hữu tham dự vào cử hành phụng vụ do lãnh nhận chức tư tế phổ quát của Bí Tích Thanh Tẩy, họ đảm nhận những trách nhiệm khác nhau theo qui định của từng nghi thức trong sách phụng vụ, đồng thời họ cũng chu toàn các tác vụ do giám mục giáo phận chỉ định theo truyền thống phụng vụ và nhu cầu mục vụ của mỗi giáo hội địa phương1.

2. Trong cử hành phụng vụ có nhiều tác vụ khác nhau.

Phụng Vụ thuộc về toàn thể Giáo Hội, Thân Thể Chúa Kitô, gồm đầu và các chi thể; vì thế trong cử hành phụng vụ cần có vị chủ tọa (làm đầu cộng đoàn) và những thừa tác vụ khác, mỗi người theo phận vụ của mình và chỉ thi hành những gì thuộc lãnh vực của mình, tùy theo bản chất và các qui tắc của phụng vụ2.

3. Điểm giống nhau và khác nhau giữa chức tư tế phổ quát của các tín hữu và chức tư thừa tác của linh mục là cả hai đều phát xuất từ chức tư tế duy nhất và vĩnh cửu của Chúa Kitô. Chức tư tế thừa tác của linh mục nhằm phục vụ chức tư tế phổ quát của các tín hữu, nghĩa là linh mục do ấn tín của bí tích Truyền Chức sẽ chu toàn nhiệm vụ phục vụ dân Thiên Chúa, giúp họ chu toàn cách trung thành và hoàn hảo ân sủng của bí tích Thánh Tẩy dưới tác động của Chúa Thánh Thần3.

4. Ngoài linh mục là vị chủ tế, buổi cử hành phụng vụ còn cần có thừa tác viên nào khác không?

Linh mục chủ tọa buổi cử hành phụng vụ trong tư cách là thừa tác viên có chức thánh; ngoài ra phụng vụ còn dự liệu các thừa tác viên không có chức thánh, dưới quyền điều hành của linh mục nhằm giúp cộng đoàn tham dự phụng vụ cách tích cực và sốt sắng. Các thừa tác viên không có chức thánh chia làm hai loại: loại lo phần việc trong cung thánh và loại lo phần việc ngoài cung thánh.

- Loại lo phần việc trong cung thánh gồm những người giúp bàn thờ, giúp lễ, thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa, những người đọc Sách Thánh.

- Loại lo phần việc ngoài cung thánh: Người dẫn lễ, người điều khiển cộng đoàn, người đón tiếp giáo dân, người quyên tiền…4
5. Vai trò của người phụ nữ trong cử hành phụng vụ.

1 - Hiến Chế về Phụng Vụ số 29; Giáo Lý Công Giáo số 1143)

2 - Hiến Chế về Phụng Vụ số 28; Giáo Lý Công Giáo số 1144)

3- Huấn Thị của liên Bộ Tòa Thánh “về một số vấn nạn liên quan đến việc cộng tác của giáo dân vào thừa tác vụ linh mục” - 1997

4.Quy chế tổng quát Sách Lễ Rôma - năm 2000; 100; 105


Trong cử hành phụng vụ, theo nguyên tắc chung, tất cả những phần việc nào thi hành ở ngoài cung thánh đều có thể trao cho phụ nữ, chẳng hạn, dẫn lễ, hướng dẫn cộng đoàn, ca hát…tuy nhiên mỗi Hội Đồng Giám Mục có thể qui định chi tiết hơn các tác vụ của phụ nữ trong cử hành phụng vụ. Hội Đồng Giám Mục VN, ngoài những gì luật chung qui định, còn cho phép phụ nữ đọc Sách Thánh, tại chỗ đươc chỉ định như nam giới, điều này có nghĩa là không có sự phân biệt nam nữ khi đọc Sách Thánh trước cộng đoàn5.
6. Thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa.

Thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa là các tín hữu được ủy nhiệm để phụ giúp linh mục chủ tế trao Mình Thánh Chúa cho anh chi em giáo dân. Họ là những người gương mẫu trong đời sống đức tin và luân lý, được tuyển chọn và phục vụ cộng đoàn 6.Các thừa tác viên này chia là 2 loại: loại từng lần và loại thường xuyên.
* Loại từng lần.

Là những người được ủy nhiệm trao Mình Thánh Chúa do nhu cầu của từng lần, chẳng hạn khi có quá đông giáo dân rước lễ hơn bình thường mà một mình chủ tế trao Mình Thánh Chúa sợ thánh lễ quá kéo dài, hoặc khi chủ tế đau yếu hoặc khi cần đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân mà bình thường linh mục vẫn thực hiện công việc này, nhưng hôm đó linh mục mắc ngăn trở thì Ngài ủy nhiệm cho một thừa tác viên làm thay… Những thừa tác viên ngoại lệ từng lần sẽ hết quyền ngay sau khi thi hành xong nhiệm vụ được trao phó7.
- Loại thường xuyên.

Là những người được ủy nhiệm trao Mình Thánh Chúa cách thường xuyên trong các thánh lễ hoặc đưa Mình Thánh Chúa đều đặn cho bệnh nhân. Những người này ngoài việc cho rước lễ còn có nhịêm vụ coi sóc Mình Thánh Chúa, xướng các ý nguyện trong lời nguyện chung, chủ tọa các buổi cử hành phụng vụ Lời Chúa khi thiếu thừa tác viên có chức thánh8.

Thừa tác viên thường xuyên được hiểu là những người giúp linh mục chủ tế trao Mình Thánh Chúa cách đều đặn, thường xuyên không cần ủy nhiệm lại từng lần, vì thế những người cho rước lễ hằng ngày hoặc hàng tuần hoặc theo phiên hoặc theo các dịp lễ trong năm…đều được gọi là thừa tác viên thường xuyên. Linh Mục chủ tế phải xin phép Đấng Bản Quyền giáo phận và nhận sự đồng ý của Ngài về những thừa tác viên thường xuyên này. (RL 9)

7. Người giáo dân phụ nữ có thể được ủy nhiệm làm thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa không?

5 -TC/ 91: Thông cáo của Uỷ Ban Phụng Tự về một số vấn đề liên quan đến phụng vụ, tháng 04 / 1991

6 - Thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ - năm 1969, số 5.

7 - Thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ - năm 1969, số 1.

8 - Thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ - năm 1969, số 8.


Để là thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa cần phải là người xứng đáng, gương mẫu trong đời sống đạo; do đó trong trường hợp cần thiết khi không tìm được người xứng đáng thì linh mục chủ tế có thể chọn người phụ nữ có tiếng tốt trong cộng đoàn thể thi hành tác vụ này 9. Theo qui định trên đây thì rất thích hợp tại nhiều xứ đạo ở Việt Nam, các nữ tu được ủy nhiệm làm thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa.

8. Thừa tác viên ngoại lệ sẽ thi hành nhiệm vụ thế nào trong thánh lễ.

Qui định sách lễ Roma 2000, linh mục chỉ được phép ủy nhiệm cho các thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa khi số linh mục hay phó tế không đủ để trao Mình Thánh Chúa cho giáo dân 10, lúc này linh mục mới được phép ủy nhiệm cho các thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa. Trong số các thừa tác viên ngoại lệ này, thày đã lãnh tác vụ giúp lễ đứng hàng đầu

Trong cử hành thánh lễ, thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa chỉ có nhiệm vụ là trao Mình Thánh cho giáo dân; vì thế họ chỉ tiến tới bàn thờ sau khi linh mục đã rước lễ và luôn phải nhận bình đựng Mình Thánh Chúa từ tay linh mục. Việc phân phối Mình Thánh hay Máu Thánh vào các bình thuộc chức năng của linh mục và phó tế11. Sau khi trao Mình Thánh Chúa xong, phó tế là người sẽ rước phần Máu Chúa còn lại, khi không có Phó Tế, linh mục mới làm nhiệm vụ này, phó tế hoặc linh mục hoặc Thày đã nhận tác vụ giúp lễ có thể tráng chén sau

khi thánh lễ kết thúc. Các thừa tác viên ngoại lệ khác không được phép tráng chén12.

III. Nghi thức trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân. a. NGHI THỨC DÙNG TẠI TƯ GIA
1. Nghi thức mở đầu.

- Lời chào:

* Thừa tác viên: Nguyện xin ân sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần, ở cùng anh Chị em.

* Đáp: Và ở cùng….

Sau lời chào, thừa tác viên đặt Mình Thánh Chúa trên bàn, rồi biểu lộ cử chỉ tôn kính và thờ lạy Chúa.

- Nghi thức thống hối:

* Thừa tác viên: Anh chi em thân mến, tin tưởng vào lượng từ bi Chúa, chúng ta hãy thành khẩn xin Người thứ tha mọi lỗi lầm của ta.

* Tất cả mọi người đọc: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng…..

9 - Thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ - năm 1969, số 5.
10 - Qui chế tổng quát Sách Lễ Rôma năm 2000. Số 162
11 - Qui chế tổng quát Sách Lễ Rôma năm 2000. Số 162
12 - Qui chế tổng quát Sách Lễ Rôma năm 2000. Số 279


* Thừa tác viên: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội và dẫn đưa chúng ta về cõi trường sinh.

* Tất cả : Amen.
2. Phụng Vụ Lời Chúa.

* Thừa tác viên: Đọc bài Tin Mừng….
* Tất cả cùng đáp: Lạy Chúa Kitô ngợi khen Chúa.

- Dẫn giải: Khát vọng của Chúa là muốn ở bên ta luôn mãi, vì Người yêu thương ta. Vì thế, Người đã biến bánh rượu thành Mình và Máu Người để cho thế gian được sống. Sự sống của Chúa chính là ân huệ Người ban cho ta. Tình yêu, sự khích lệ, ơn nâng đỡ và niềm an ủi của Người, tất cả đều là những ân huệ Ngừơi hứa ban cho ta sự sống, không những trong hiện tại, mà còn kéo dài mãi đến muôn đời. Chúc tụng và ngợi khen Chúa đời đời. Amen.

(có thể dùng một trong những Bài Đọc của Thánh Lễ trong ngày hoặc của Chúa Nhật trong tuần)

- Lời nguyện chung:
3. Hiệp lễ:

- Kinh lạy Cha.

Vâng lệnh Chúa Cứu Thế và theo thể thức Người dạy, chúng ta dám nguyện rằng….
- Thừa tác viên: Đây Chiên Thiên Chúa……

- Lời nguyện:

* Thừa tác viên: Chúng ta hãy cầu nguyện, Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tin tưởng nài xin Chúa cho Mình Thánh Đức Kitô Con Chúa,Chúa chúng con, mà người anh chị em chúng con đây vừa lãnh nhận, nên linh được muôn đời cho cả xác hồn, Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

Amen.
4. Kết thúc:

- Thừa tác viên: Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta, bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ và dẫn đưa chúng ta về cõi trường sinh.

Amen.
b. NGHI THỨC DÙNG TẠI BỆNH VIỆN

1. Nghi thức mở đầu.

Nghi thức mở đầu có thể cử hành ở nhà nguyện củc bệnh viện, hay tại phòng họp chung, hoặc ở phòng bệnh nhân.

- Thừa tác viên: Chúa phán: “Ta là Bánh từ trời xuống. Ai ăn Bánh này sẽ được sống đời đời. Và Bánh ta sẽ ban chính là Thịt Ta để cho thế gian được sống.”

2. Hiệp Lễ.

a. Lời chào: khi vào mỗi phòng…


- Thừa tác viên: Nguyện xin ân sủng Đức Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh Chị em.

- Đáp : và ở cùng….

Sau đó Thừa tác viên có thể đặt Mình Thánh Chúa trên bàn rồi biểu lộ một cử chỉ tôn thờ. Nếu không có thể bắt đầu kinh Lạy Cha.
b. Kinh Laỵ Cha.

- Thừa tác viên: Vâng lệnh Chúa Cứu Thế và theo thể thức Người dạy , chúng ta dám nguyện rằng:

- Tất cả: Lạy Cha chúng con……
c. Cho rước lễ.

- Thừa tác viên: Cầm Mình Thánh Chúa đưa lên và đọc: Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.

- Mọi người: Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh.

- Thừa tác viên: Mình Thánh Chúa Kitô.

- Bệnh nhân: Amen.
3. Nghi thức kết thúc:

-Thừa tác viên: Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tin tưởng nài xin Chúa cho Mình Máu Đức Kitô Con Chúa, Chúa chúng con, mà người anh (Chị) em chúng con đây vừa rước lấy, nên linh dược muôn đời cho cả xác hồn. Người là Thiên Chúa, Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa làm một với Chúa Thánh Thần muôn đời. - Đáp : Amen. st
2041    09-08-2018