Sidebar

Thứ Năm
28.03.2024

Tính thiêng liêng của Tuần Thánh

Tính thiêng liêng của Tuần Thánh


 
Đức tin có thể là ‘sự mở đầu cho việc khám phá cuộc sống mới’

 

HolyWeek.jpg

 

Gần đây một người bạn tình cờ đưa ra lời bình luận khiến tôi suy nghĩ về cách người ta cảm nghiệm về lễ Phục sinh khác nhau. Tôi và bạn tôi thảo luận về một điều mà các Kitô hữu luôn được khuyến khích xem xét, đặc biệt là trong mùa Chay và nổi bật nhất trong lịch Kitô giáo vào Thứ Sáu Tuần Thánh đó sự khiêm nhường.

 

Tôi đi đến chỗ khám phá ra sự khiêm nhường thông qua bị làm nhục. Theo truyền thống linh đạo tôi học cách yêu thương – xuất phát từ Thánh Inhaxiô Lôiôla – khiêm nhường và nhục nhã là hai trải nghiệm liên quan với nhau.

 

Và tôi nhận ra phản ứng phổ biến nhất của bản thân và của người khác trước tình trạng bị làm nhục thực sự không phải tức giận, thịnh nộ và căm phẫn vốn thường xảy ra trước khi chống đối. Tôi nhận thấy cơ bản của tình trạng bị làm nhục thực sự là sự mất tinh thần và ngượng nghịu – về những tổn thương hay những đảo lộn và thất vọng do người khác gây ra. Và nếu tôi tự làm nhục, thì sẽ nhanh chóng nhận thấy xấu hổ về những gì mình đã nói hay đã làm.

 

Bạn tôi là một phụ nữ có nhiều kinh nghiệm trong nghề chữa bệnh bằng liệu pháp tâm lý, đã làm cho tôi hiểu được ngay. Chị ấy nói với tôi rằng cách tôi nói về khiêm nhường và nhục nhã là kiểu tường thuật lại trải nghiệm này hoàn toàn theo cách nam giới. Phụ nữ cảm nghiệm khiêm tốn và nhục nhã rất khác, chị nói. Và suy nghĩ một chút đàn ông chúng ta sẽ biết tại sao.

 

Phụ nữ rất thường là đối tượng bị làm nhục. Họ bị làm nhục bởi tín ngưỡng, tập tục và niềm tin vốn rất phổ biến nơi đàn ông ở tất cả các quốc gia và văn hóa. Họ được đánh giá vẻ bề ngoài – ngoại hình và những nét hấp dẫn làm đàn ông liên tưởng đến tình dục; giả định thường không được thừa nhận cho rằng phụ nữ không thể đạt được các tiêu chuẩn hiệu năng của đàn ông.

 

Sự sỉ nhục như thế hiếm khi trực tiếp xảy ra hay bằng lời nói. Nó xảy ra qua vẻ bề ngoài, cử chỉ và hành động hay đơn thuần qua cách nói chuyện. Phụ nữ chỉ tốt cho một vài điều và một trong số đó là thỏa mãn ham muốn nơi đàn ông.

 

Sự nhục nhã này hoàn toàn khác với cách đàn ông cảm nghiệm sự nhục nhã. Và cảm nghiệm này còn khác nhiều trong các xã hội châu Á, tại đây đẳng cấp, nguồn gốc dân tộc, bố mẹ đẻ, thành viên bộ lạc và ngay cả vị trí địa lý của quê nhà có vai trò trong đó.

 

Tại châu Á, dĩ nhiên những cơ sở đánh giá tiêu cực như thế áp dụng cho tất cả các giới, và thường dẫn đến cảm giác bất lực, cam chịu và trở nên tự mãn.

 

Nhiều nơi ở châu Á, những cảnh sỉ nhục không được công khai như thế thường được người bị làm nhục xem là “mất mặt”, cảm thấy ngượng nghịu, cố ý hay vô tình, khi địa vị, thành tựu hay phẩm giá bị xem nhẹ.

 

Phản ứng khi bị nhục khác nhau từ cam chịu đến chống đối. Trong vở Hamlet của William Shakespeare đưa ra sự lựa chọn rõ ràng – cam chịu “nọc độc và mũi tên của số phận nghiệt ngã, hay chấm dứt bằng cách phản đối”. Có thể chọn cách khuất phục, cam chịu, không kháng cự và nói: “tôi không thể làm gì được về việc đó”, hay nghiêm túc trả thù, nổi loạn và phản đối, tiêu diệt kẻ đã làm nhục.

 

Hay có một cách khác. Với niềm tin vững chắc, người ta có thể nhận ra có sự bất công lớn và không thể làm gì nhiều để xóa bỏ. Với niềm tin vững chắc, người ta có thể nói có điều gì đó ngớ ngẩn, sai lầm và bất hợp lý về mọi nỗ lực thay đổi tình hình. Nhưng những nỗ lực đó thất bại.

Thất bại có thể đông cứng trong cay đắng hay có thể là sự mở đầu cho việc khám phá cuộc sống mới. Để việc đó xảy ra, người bị nhục phải được giải thoát khỏi sự tổn thương, tủi hổ và thất vọng mà họ đã nếm trải.

 

Đó là điều thiêng liêng nơi Tuần Thánh. Nó đưa chúng ta đến tâm điểm của sự nhục nhã lừa dối, không đáng có và cách làm cho nó trở thành niềm hân hoan. Không có việc làm tốt nào có thể không bị trừng phạt như người xưa nói. Nhưng đó chưa phải là phần kết của câu chuyện.

 

Rất nhiều người Công giáo liên tưởng “thiêng liêng” với những nơi như nhà thờ và thánh địa, dù Chúa Giêsu đã nói rất rõ ràng, và đã bị giết chết vì lặp đi lặp lại điều này, thánh thiện đích thực được biểu lộ nơi phục vụ, và thờ phượng thật sự nằm nơi “thần khí và sự thật”, không phải nơi các sự kiện diễn ra tại các nơi “thiêng liêng”.

 

Rất nhiều người Công giáo liên tưởng “thiêng liêng” với địa vị Giáo hội hay tôn giáo khi mà chính việc Chúa Giêsu phản đối lạm dụng địa vị ra quyết định của các thượng tế và trưởng lão đã khiến Ngài bị xử tử. Đó là điều mà chúng ta kỷ niệm vào thứ Sáu này.

 

Tính thiêng liêng được khám phá không phải nằm nơi địa điểm an toàn cũng không phải nơi địa vị tốt nhưng là nơi sự tích cực cam kết với Chúa Hằng Sống, được tìm thấy nơi tâm hồn của chúng ta và trong thế giới của chúng, đặc biệt là nơi những người bị làm nhục và xem thường. Đó là điều làm cho tuần này trở thành Tuần Thánh.

 

Linh mục Michael Kelly SJ

640    23-03-2021