Sidebar

Thứ Sáu
19.04.2024

Từ chối việc từ chức của hồng y Barbarin là để tránh tiền lệ

 

 

Ngày 19 tháng 3-2019, Đức Phanxicô đã từ chối đơn từ chức của hồng y Philippe Barbarin, Tổng Giám mục giáo phận Lyon, ngài bị tòa sơ thẩm kết án 6 tháng tù treo vì không tố cáo các vụ lạm dụng tình dục trên trẻ em. Quyết định này đã gây ngạc nhiên, nhưng mục đích chính của nó là tránh tạo ra án lệ.

Đứng như điều mọi người có thể dự đoán, việc từ chối đơn từ chức này đã làm nhiều người ngạc nhiên và một số người thất vọng. Phát ngôn viên của hiệp hội ‘Lời Giải Phóng’, một hiệp hội quy tụ những người bị linh mục Preynat lạm dụng, họ cho đây là một quyết định “gây sốc”, thêm “một bước đi sai”, thêm “một sai lầm nữa”.

Suy đoán vô tội

Trên thực tế, năm 2016 Đức Phanxicô đã tuyên bố cương vị của ngài trong ‘vụ Barbarin’: “Chúng ta sẽ xem lại sau khi có kết quả của vụ án”. Là người không để giới truyền thông ảnh hưởng trên các quyết định của mình, ngài đã giữ quan điểm này.

Hồng y và công tố viên đã kháng cáo, như thế quyết định của tòa sơ thẩm bị giảm thành không có và hồng y được cho là vô tội. Đức Giáo hoàng sẽ chấp nhận đơn từ chức có thể vào cuối quá trình tố tụng tư pháp chứ không thể có quyết định trước kết quả này. 

Trường hợp của hồng y Wuerl và giám mục Wilson

Duy trì trách vụ của hồng y Barbarin, người mà Đức Phanxicô tôn trọng và là bạn, Đức Phanxicô tôn trọng sự nghiêm nhặt và cách hoạt động của công lý Pháp. Nhưng quyết định của ngài cũng có thể do ngài muốn tránh tiền lệ. Hồng y Barbarin dường như không tìm cách che giấu sự thật về vụ linh mục Preynat như có một số người nói.

Nếu không chính ngài tố cáo linh mục ra pháp luật thì ngài đã khuyến khích các nạn nhân tố cáo. Như thế trường hợp của ngài không phải là trường hợp của Tổng Giám mục Philip Wilson, giáo phận Adélaïde, Úc, Đức Phanxicô đã chấp nhận để giám mục Wilson từ chức sau khi giám mục bị lên án vì tội không tố cáo các lạm dụng tình dục của một vụ có từ năm 1976, khi đó ngài là một linh mục trẻ biết một đồng hữu của mình phạm tội lạm dụng này. Cũng cần lưu ý, trong phiên tòa thứ nhì ngày 6 tháng 12 năm 2018, giám mục Wilson đã được tha bổng. Thẩm phán cáo buộc ngài là do áp lực của truyền thông trên vụ này: “Sự hiện diện mạnh mẽ của giới truyền thông có thể được coi như một áp lực đối với tòa án để tòa đưa ra kết luận gần như phù hợp với định hướng dư luận quần chúng hơn là theo luật đòi hỏi tòa án phải có cho công lý cá nhân.”

Một tình trạng thừa hưởng từ những người tiền nhiệm của mình

Trường hợp hồng y Barbarin cũng không phải là trường hợp của hồng y Donald Wuerl, đã phải từ chức Tổng Giám mục giáo phận Washington, Mỹ sau khi bị thẩm vấn về việc xử lý các trường hợp lạm dụng.

Cả hồng y Wuerl và giám mục Wilson đều bị cáo buộc về cách quản lý của chính mình trong các vụ lạm dụng tình dục. Còn hồng y Barbarin thì thừa hưởng một tình trạng và các quyết định của những người tiền nhiệm của ngài. Ở tòa sơ thẩm, công lý Pháp đã cáo buộc ngài không tố cáo chứ không phải che giấu. Nếu điều này có vẻ yếu, nhưng không phải là không quan trọng.

Nếu Đức Phanxicô chấp nhận cho Tổng Giám mục giáo phận Lyon từ chức, một vị trí có uy tín trong Giáo hội Pháp, thì trong trường hợp này ngài tạo án lệ. Vì thế sẽ không biện minh được khi đòi hỏi mọi giám mục phải từ chức vì đã không tố cáo một linh mục bị kết án lạm dụng tình dục, dù họ đã phạm từ hàng chục năm trước. Điều này sẽ tạo ra rủi ro rất lớn cho nhiều giám mục được thừa kế với các quyết định của những người tiền nhiệm, như trường hợp của hồng y Barbarin. 

Sự độc lập của giáo hoàng

Tương tự như vậy, ở một số nước, các giám mục không muốn tố cáo các việc này, bởi vì họ cẩn thận với công lý của nước họ và phản ứng của đám đông. Tra tấn, quần chúng hành hung, tòa án giải quyết cho nhanh lẹ, đó là các thực tế của nhiều nước trên thế giới. Hoặc, các giám mục đã không tường trình các cáo buộc với công lý vì họ không thấy đáng tin thì sao? Vẫn có các trường hợp các giám mục không tố cáo vì tôn trọng các nạn nhân, họ không muốn thấy trường hợp của họ bị phơi bày trước công chúng. Gần đây các giám mục Thụy Sĩ cũng đã thay đổi cách làm việc,  bằng cách áp đặt đơn tố cáo dù đi ngược với ý muốn của nạn nhân.

Chấp nhận đơn từ chức của hồng y Barbarin như hệ quả ngay lập tức và trực tiếp của phán quyết tòa sơ thẩm sẽ dẫn đến một rủi ro quá lớn. Nếu giáo hoàng chấp nhận đơn từ chức của hồng y Barbarin, thì ngài sẽ gặp rủi ro phải chấp nhận đơn từ chức của mọi giám mục bị tòa án truyền thông buộc tội. Vì thế, dù Đức Phanxicô muốn đấu tranh chống các lạm dụng tình dục và những ai che giấu các vụ tai tiếng này thì ngài cũng chưa sẵn sàng hy sinh sự độc lập của người kế vị Thánh Phêrô trong việc bỗng nhiên các giám mục.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

335    22-03-2019