Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

29 cá nhân và tổ chức đoạt giải Nobel sẽ có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô

popefran
 Antoine Mekary | ALETEIA


Vào ngày 10 tháng 6, 29 cá nhân và tổ chức đoạt giải Nobel sẽ ký
vào một văn kiện về tình huynh đệ nhân loại tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ không thể tham gia vì lý do sức khoẻ
.

Tại Hội nghị Thế giới về Tình huynh đệ Nhân loại do Vatican tổ chức vào ngày 10 tháng 6 năm 2023, 29 cá nhân và tổ chức đoạt giải Nobel (xem danh sách bên dưới) sẽ ký vào một văn kiện về tình huynh đệ nhân loại, văn phòng báo chí Vatican thông báo ngày 05 tháng 6. Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ tham dự hội nghị này và ký vào tài liệu với họ, nhưng ngài sẽ không thể tham dự được vì còn đang phải ở trong bệnh viện để phục hồi sau ca phẫu thuật vùng bụng. Tất cả các buổi tiếp kiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bị hủy bỏ cho đến ngày 18 tháng 6.

Trong số những người tham gia cũng sẽ có các cựu tổng thống như Lech Walęsa (Ba Lan), Juan Manuel Santos (Colombia) và Oscar Arias Sánchez (Costa Rica).

Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích Quỹ Fratelli Tutti tiến tới việc tổ chức sự kiện sẽ quy tụ mọi người từ khắp nơi trên thế giới để thúc đẩy văn hóa của tình huynh đệ, đối thoại và hòa bình,” các nhà tổ chức cho biết trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 07 tháng Sáu, ngày mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô được phẫu thuật. “Đức Giáo Hoàng sẽ được hỗ trợ bởi tình cảm và lời cầu nguyện của những người tham gia hội nghị, những người sẽ tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô vào chiều ngày thứ Bảy.”

Không nên nhầm lẫn tài liệu về tình huynh đệ, sẽ được ký vào thứ Bảy, với tài liệu cùng tên đã được ký bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đại Imam của Al-Azhar, Sheikh Ahmed al-Tayeb, tại Abu Dhabi vào năm 2019.

Ngoài các cá nhân và tổ chức đoạt giải Nobel, các nghệ sĩ, nhân vật quan trọng trong các lĩnh vực khoa học và văn hóa, các nhà hoạt động môi trường, người vô gia cư, người di cư, học sinh và nhiều người trẻ - bao gồm cả người Nga và người Ukraine trẻ tuổi - sẽ tham gia các hội thảo suy tư về tình huynh đệ.

Vào buổi chiều, những người trẻ sẽ xếp thành một vòng tròn ở quảng trường, nắm tay nhau trong một hành động tượng trưng cho hòa bình.

Trong ngày này, Quảng trường Thánh Phêrô sẽ kết hợp với các quảng trường khác trên thế giới, nơi sẽ diễn ra các sự kiện tương tự: Jerusalem (Israel), Nagasaki (Nhật Bản), Bangui (Cộng hòa Trung Phi), Addis Ababa (Ethiopia), Buenos Aires ( Argentina), Brazzaville (Congo), Lima (Peru).

Được lên kế hoạch như một buổi lễ kỷ niệm, sự kiện này sẽ tiếp tục vào buổi tối với một số nghệ sĩ Ý, bao gồm cả giọng nam cao Andrea Bocelli.

Sự kiện này được tài trợ bởi các công ty Ý Fiat, Coldiretti, Intesa San Paolo, ITA AirwaysNovamont. Nó sẽ được hãng truyền thông Rai Vatican phát sóng từ 04 giờ chiều đến 06:45 chiều.

29 cá nhân và tổ chức đoạt giải Nobel

Giải Nobel Hòa bình (cá nhân)

Juan Manuel Santos, Tổng thống Cộng hòa Colombia (2010-2018) - Giải Nobel Hòa bình 2016

Oscar Arias Sánchez, Tổng thống Cộng hòa Costa Rica (1986-1990; 2006-2010) - Giải Nobel Hòa bình 1987

Lech Walęsa, Tổng thống Cộng hòa Ba Lan (1990-1995) - Giải Nobel Hòa bình 1983

José Ramos-Horta, Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Đông Timor (2007-2012; 2022- ) - Giải Nobel Hòa bình 1996

Jody Williams, người sáng lập Chiến dịch Quốc tế Cấm Bom mìn - Giải Nobel Hòa bình 1997

Sirin Ebadi, nhà hoạt động vì nhân quyền và dân chủ người Iran - Giải Nobel Hòa bình 2003

Muhammad Yunus, nhà kinh tế và người sáng lập Ngân hàng Grameen ở Bangladesh - Giải Nobel Hòa bình 2006

Leymah Roberta Gbowee, nhà hoạt động vì hòa bình người Liberia - Giải Nobel Hòa bình 2011

Tawakkol Karman, lãnh đạo Mùa xuân Ả Rập ở Yemen - Giải Nobel Hòa bình 2011

Denis Mukwege, bác sĩ phụ khoa từ DRC, cam kết chống bạo lực đối với phụ nữ - Giải Nobel Hòa bình 2018

Nadia Murad Basee Taha, nhà hoạt động chống bạo lực tình dục đối với phụ nữ ở Iraq - Giải Nobel Hòa bình 2018

Maria Angelita Ressa, nhà hoạt động vì quyền tự do ngôn luận người Philippines - Giải Nobel Hòa bình 2021

Người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2011, nhà hoạt động nữ quyền Ellen Johnson Sirleaf, đã gửi một đại diện.

Giải Nobel Hòa bình (tổ chức)

Cục Hòa bình Quốc tế - Giải Nobel Hòa bình 1910

Ủy ban Trợ giúp Những người bạn Hoa Kỳ (Quakers) - Giải Nobel Hòa bình 1947

Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) - Giải Nobel Hòa bình 1954 và 1981

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) - Giải Nobel Hòa bình 1965

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) - Giải Nobel Hòa bình 1969

Hội Thầy thuốc Quốc tế về Ngăn chặn Chiến tranh Hạt nhân - Giải Nobel Hòa bình 1985

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hiệp Quốc (UNPF) - Giải Nobel Hòa bình 1988

Phong trào Pugwash - Giải Nobel Hòa bình 1995

Chiến dịch Quốc tế Cấm Bom mìn – Giải Nobel Hòa bình 1997

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) – Giải Nobel Hòa bình 2005

Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) - Giải Nobel Hòa bình 2007

Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học - Giải Nobel Hòa bình 2013

Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân - Giải Nobel Hòa bình 2017

Trung tâm Tự do Dân sự - Giải Nobel Hòa bình 2022

Liên Hiệp Quốc (UN) - Giải Nobel Hòa bình 2001

Giải Nobel Vật lý

Nhà Vật lý Lý thuyết Giorgio Parisi- Giải Nobel Vật lý 2021)

 

Tác giả: Isabella H. de Carvalho - Nguồn: Aleteia (08/6/2023)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

2206    10-06-2023